[Funland] Các loại ngư lôi, tên lửa chống hạm, đạn đạo và hành trình đe dọa TSB

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,966
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Dìm hàng quá đáng, chuyên gia khoai. Anh có oto sao phải đi xe máy ?, chúng nó thừa tiền nó làm cái gì kệ nó. Miễn nó đáp ứng đúng nhu cầu của nó, chứ không phải đốt tiền hàng loạt. Mà buôn ma túy thì chỉ có làm sao để công an không phát hiện được, chứ làm gì có " chuyên gia " mà tàng với chả hình.
Nhà cháu dự là đống xuồng đó được thả ra để bảo vệ tàu khu trục khi va phải chiến thuật xua 1000 tàu cá định đánh chìm tàu lớn.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Cụ lo xa, bọn Mỹ nó cũng có tàu tuần duyên với 1 số lớp frigate hạng nhẹ để giảm nguy cơ đó. Nhưng mà tàu khu trục đậu ở xa lắm, tầm 200km trở lên tránh radar biển đối phương. Liệu tàu cá có bơi ra nổi không, mà trong chiến tranh thì làm gì có tàu cá ở khu vực chứ.
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,966
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ lo xa, bọn Mỹ nó cũng có tàu tuần duyên với 1 số lớp frigate hạng nhẹ để giảm nguy cơ đó. Nhưng mà tàu khu trục đậu ở xa lắm, tầm 200km trở lên tránh radar biển đối phương. Liệu tàu cá có bơi ra nổi không, mà trong chiến tranh thì làm gì có tàu cá ở khu vực chứ.
Nhà cháu hơi đâu mà lo xa, dự thế nói thế thôi.
Theo nhà cháu thì nó cũng phải lại gần chứ ở xa 200km pháo hạm bắn sao tới đất liền, con mới ra của mẽo lắp tăng tầm cũng chỉ đến 150km thì phải.
Hay nó chế ra con xuồng siêu tốc này để oánh đống tàu của khựa hay ngố nhỉ?
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Em dự đoán là lô tàu này để cho các đơn vị đặc nhiệm, chứ chống Nga - Tàu thì nó dùng cái khác cụ ạ.
 

cineno

Xe máy
Biển số
OF-193580
Ngày cấp bằng
11/5/13
Số km
98
Động cơ
329,060 Mã lực
nhìn hoành tráng, càng ngày công nghệ càng kinh khủng, càng gây đau thương cho nhân loại
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Pháp phát triển “sát thủ diệt hạm” cho trực thăng

(Kienthuc.net.vn) - Quốc hội Pháp đã “bật đèn xanh” cho công nghiệp quốc phòng nước này phát triển tên lửa chống tàu mặt nước dành cho trực thăng hải quân.



Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean Yves Le Drian mới đây đã công bố một số chương trình quốc phòng mới trước quốc hội nước này. Một trong những chương trình được thông báo là dự án ANL (Anti Navire Léger / Tên lửa chống tàu hạng nhẹ) do Tập đoàn MBDA thực hiện, hợp tác với Anh. Chương trình này còn được gọi là FASGW (H) dự án phát triển hệ thống tên lửa chống hạm hạng nặng ở Anh.
Hiện tại dự án FASG (H)/ANL đã được Quốc hội Pháp “bật đèn xanh” và sẽ là chương trình mua sắm vũ khí chung cuối cùng sẽ được nước này triển khai trong năm nay. Nguyên nhân khiến dự án này chậm triển khai là do một số rắc rối phát sinh từ phía Hải quân Hoàng gia Anh, hiện nước này cũng đang phát triển một dòng tên lửa chống hạm mới nhằm thay thế tên lửa Sea Skua đã lỗi thời.
Mô hình kích cỡ thật tên lửa chống tàu hạng nhẹ FASGW (H) cho trực thăng Hải quân Anh.

Nước Anh đang có kế hoạch thay thế tên lửa Sea Skua được sử dụng cùng với trực thăng Lynx đang có trong biên chế Hải quân Hoàng gia Anh hiện nay. Với dự án FASGW (H), hải quân nước này hy vọng có thể triển khai các tên lửa mới trên các trực thăng Wildcat sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2015 hoặc chậm nhất theo báo cáo của văn phòng kiểm toán nước Anh là vào đầu năm 2018.
FASG (H)/ANL được phát triển để có thể tích hợp trên các trực thăng hải quân AW159 Lynx Wildcat của Hải quân Anh và trực thăng NH90, Panther của Hải quân Pháp.
Theo tập đoàn MBDA, các loại tên lửa mới sẽ là một bước tiến đáng kể so với các tên lửa chống tàu hạng nhẹ Sea Skua và AS15TT trước đây.
- Với phạm vi tấn công lớn giúp bảo vệ trực thăng khỏi các hệ thống phòng không.
- Khả năng định vị chính xác các mục tiêu cần tiêu diệt.
- Được trang bị nhiều tính năng mới giúp phi công có thể dễ dàng tìm thông tin về mục tiêu thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu hai chiều được kết nối trực tiếp với trung tâm điều hành tác chiến.
Ảnh đồ họa trực thăng AW 159 Hải quân Anh phóng tên lửa FASG (H).

Với hệ thống dữ liệu về mục tiêu này, sẽ cho phép trung tâm điều hành tác chiến có thể thay đổi hướng đi của tên lửa bất cứ lúc nào sau khi tên lửa đã được phóng đi.
- Có thể tiêu diệt chính xác các mục tiêu vào ban ngày và lẫn cả ban đêm, nhờ các hệ thống cảm biến được trang bị trên trực thăng lẫn trên tên lửa.
- Có trọng lượng nhẹ hơn các tên lửa chống tàu kiểu cũ, giúp tăng số lượng các tên lửa FASGW-ANL có thể mang theo.
Ảnh đồ họa trực thăng Panther Hải quân Pháp phóng ANL.

Thiết kế mới sẽ duy trì một số đặc điểm trước đó của tên lửa Sea Skua và AS15TT cho phép khách hàng có thể dễ dàng nâng cấp. Bằng cách giữ lại các khả năng tương thích của các hệ thống tên lửa cũ dẫn đến những lợi ích sau đây:
- Hạn chế thay đổi về trang thiết bị trên tàu cũng như trên máy bay.
- Đảm bảo các thế hệ trực thăng cũ vẫn có thể sử dụng được các thế hệ tên lửa mới.
- Hạn chế chi phí về hậu cần nhờ tác động hạn chế vào các hệ thống tên lửa cũ.
- Chi phí tích hợp các hệ thống tên lửa mới vào hệ thống điều khiển trên tàu thấp nhờ vẫn duy trì các hệ thống điều khiển dành cho các tên lửa cũ trước đây.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Chiến lược Diều hâu chống Rồng Trung Quốc
(Bình luận quân sự) - Từ những đánh giá khách quan, cụ thể về tương quan lực lượng giữa Trung Quốc và lực lượng quân sự Mỹ - Đồng minh trên chiến trường giả định Tây Thái Bình Dương. Tư tưởng chiến lược “Air – Sea Battle” xác định những điểm tồn tại của tư duy chiến lược, chiến dịch Không quân – Hải quân Mỹ đồng thời đưa ra những giải pháp giành thắng lợi trong một cuộc chiến tranh phong tỏa tầm xa phi tiếp xúc với lực lượng vũ trang Trung Quốc.

Tư tưởng chiến lược “Air – Sea Battle Operational Concept” chỉ ra những vấn đề của lực lượng vũ trang Mỹ còn tồn đọng trong cuộc chiến tranh lý thuyết với Trung Quốc:
- Những cơ sở cơ bản thụ động trong tư tưởng chiến lược cũ, khi quân đội Mỹ tác chiến từ quan điểm chiến đấu với các lực lượng vũ trang yếu kém dẫn đến sự đầu tư không thể bào chữa được vào các phương tiện tác chiến tầm gần, chứ không phải là các phương tiện tác chiến tấn công tầm xa.
- Phụ thuộc rất lớn vào hệ thống truyền thông, thông tin liên lạc vũ trụ của các vệ tinh, trên cơ sở đó hình thành cấu trúc hạ tầng của hệ thống thông tin liên lạc, điều hành tác chiến chỉ huy và kiểm soát, dẫn đường mục tiêu.
Những trang thiết bị kỹ thuật hạ tầng công nghệ cao đó rất cồng kềnh và nhạy cảm, dễ bị tiêu diệt, phá hủy hoặc vô hiệu hóa trước những phương tiện tấn công hiện đại của đối phương (tên lửa diệt vệ tinh).
- Hải quân Mỹ chưa quen chiến đấu với một lực lượng tương xứng, bị uy hiếp ngay từ trên vũ trụ, trên không, trên biển và dưới biển. Tổn thất vũ khí, phương tiện hạng nặng (tàu sân bay) có thể trở thành nguyên nhân tâm lý dẫn đến thất bại trong cuộc chiến.
Trong giai đoạn hiện nay, để có thể có được ưu thế trước đối phương, cần tập trung phát triển khả năng tấn công sâu vào lãnh thổ của đối phương, trong đó chú trọng phát triển các phương tiện hiện đại cho các cuộc không kích và tên lửa.
Tăng cường năng lực không quân cho một cuộc chiến tranh đường không lâu dài, đảm bảo đủ số lượng cần thiết các máy bay tiếp nhiên liệu, phát triển hạ tầng được bảo vệ vững chắc các căn cứ quân sự, phát triển và hoàn thiện hệ thống hậu cần kỹ thuật, phát triển và đồng bộ hóa, hiện đại hóa và tăng cường khả năng phòng thủ vũ trụ, phòng thủ tên lửa đa tầm, trong đó chú trọng tầm xa và tầm cận gần.

Các chiến hạm trang bị hệ thống Aegis
Từ những nhận định khách quan trên, tư tưởng chiến lược “Tác chiến không – biển” đưa ra những hoạch định cho các kế hoạch phát triển các tư duy chiến dịch – chiến thuật và khoa học công nghệ quân sự, đáp ứng những yêu cầu cấp thiết của sự phát triển lực lượng Không quân – Hải quân trong một cuộc chiến tranh cân xứng, sử dụng tối đa vũ khí, công nghệ hiện đại. Các định hướng chiến lược đó có thể được xác định như sau:
1. Từ những quan hệ đồng minh hiện có, cần củng cố và phát triển liên minh quân sự chặt chẽ với các nước như Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Singapore, Úc trong một tổng thể chiến lược phòng thủ chung, trong đó xác định rõ mối quan hệ chiến lược và những ưu tiên đặc thù cho các căn cứ quân sự, hậu cần kỹ thuật có mặt trên lãnh thổ của các đồng minh.
2. Tăng cường, củng cố và hiện đại hóa các căn cứ quân sự hiện có, bao gồm cả các căn cứ hậu cần kỹ thuật hiện đại, phát triển mạnh hạ tầng kỹ thuật, đi sâu vào khả năng phòng ngự trước những đòn tấn công hủy diệt quy mô lớn và khả năng phòng thủ tên lửa các tầm.
Trong đó nhu cầu đồng bộ hóa hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển Aegis với các hệ thống cảnh báo sớm, phòng thủ tên lửa của các đồng minh nhằm vô hiệu hóa đến mức tối đa các đòn tấn công của đối phương bằng tên lửa.
3. Phát triển các phương tiện tác chiến tầm xa vào sâu trong lãnh thổ của đối phương, bắt đầu từ hiện đại hóa các tên lửa hành trình, các máy bay không người lái tầm xa mang vũ khí và ứng dụng công nghệ tàng hình trên tàu sân bay như X-47 cả về số lượng và chất lượng, đến các máy bay tiêm kích đa nhiệm tàng hình, các máy bay chiến lược tàng hình và phi tàng hình mang tên lửa hành trình tầm xa và tầm trung.
Có khả năng tiến công vào sâu trong lãnh thổ của đối phương nhưng vẫn nằm ngoài vùng không gian phòng không của đối phương. Phát triển các loại vũ khí tấn công hypersonic có độ chính xác cao X-41, Falcon HTV, các loại pháo động năng điện từ có khả năng tấn công mục tiêu ngoài đường chân trời với độ chính xác cao và phá hủy mục tiêu bằng động năng.

Đòn tấn công thần tốc bằng các đầu đạn siêu thanh tầm xa

Máy bay không người lái X-47 tấn công tầm xa
4. Thay đổi quan điểm tác chiến. Từ quan điểm tác chiến tầm gần phi đối xứng với các quân đội hạng 3, không có các lực lượng tác chiến không – biển hiện đại và quân đội Mỹ được sự yểm trợ tối đa về hỏa lực và hậu cần kỹ thuật chuyển sang năng lực tác chiến tầm xa, độc lập tác chiến không – biển với khả năng đối kháng rất cao.
Thời gian tác chiến dài ngày, khả năng yểm trợ, chi viện hậu cần kỹ thuật hạn chế và tham gia nhiều hoạt động chiến đấu cùng một lúc: phòng thủ vũ trụ, phòng không và phòng thủ tên lửa, chống ngầm và tấn công các mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền.

Máy bay F- 35 thực hiện nhiệm vụ tiếp dầu trên không
5. Tổ chức lại hệ thống trinh sát, chỉ huy, điều hành tác chiến và liên kết phối hợp dựa trên nhiều hệ thống truyền thông tích hợp, giảm thiểu tối đa khả năng tổn thương của hạ tầng công nghệ điều hành tác chiến đồng thời nâng cao khả năng tác chiến phối hợp.
Trong đó hạ tầng công nghệ điều hành lực lượng của Nhật Bản được đánh giá là có ưu thế cao nhất trong khả năng đồng bộ hóa hạ tầng công nghệ.
6.Tư tưởng chiến lược tác chiến tầm xa phi tiếp xúc, lấy phong tỏa và tiêu diệt tiềm lực quân sự, kinh tế của đối phương làm mục tiêu tác chiến chủ yếu trên chiến trường hiện đại.
Sự ra đời của tư tưởng tác chiến không biển là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy, cán cân của sự ảnh hưởng trong khu vực Tây Thái Bình Dương, tính đến năm 2013 đang nằm trong thế giằng co giữa Liên minh Mỹ - Nhật và Trung Quốc.
Sự phát triển kinh tế ổn định của đại lục cùng với những chi tiêu ngân sách quốc phòng mạnh mẽ của Trung Quốc đang gây áp lực rõ rệt trong cuộc khủng hoảng kinh tế của Mỹ đã làm cho cán cân lực lượng càng ngày càng trở lên bất lợi cho người Mỹ.
Hơn thế nữa, đã hơn 10 năm nay, quân đội Mỹ chỉ tập trung cho các hoạt động tác chiến chống lại các lực lượng du kích Trung Cận Đông và các cuộc chiến tranh phi đối xứng, điều đó càng làm xấu thêm tình hình cơ cấu biên chế tổ chức và tiềm lực khoa học công nghệ quân sự của nước Mỹ.
Cùng với thời gian là những thách thức và nguy cơ mới. Một trong những nguy cơ đó là một cuộc chiến tranh thực sự, một cuộc chiến tranh tương xứng với một đối thủ rất mạnh, có được ưu thế trong một số lĩnh vực vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh cả về số lượng và chất lương (ví dụ như tên lửa đạn đạo tầm gần và tầm trung).
Hơn nữa địa hình khu vực tác chiến, có ý nghĩa quan trọng trên chiến trường lại được xây dựng trên chiều sâu chiến lược của không gian chiến trường như khu vực phía Tây Thái Bình Dương.
Tác chiến Không – hải (Air – Sea Battle Operational Concept) đánh giá một cách khách quan tương quan lực lượng giữa hai cường quốc quân sự Mỹ - Trung và đánh giá chính xác những đặc điểm quan trọng của một khu vực chiến trường rộng lớn và có tầm quan trọng sống còn đối với lợi ích nước Mỹ.
Chiến lược chính trị chuyển trọng tâm sang châu Á của Tổng thống Barack Obama cũng là một trong những giải pháp nỗ lực duy trì cán cân lực lượng và ưu thế áp đảo của nước Mỹ nói chung và lực lượng quân sự Mỹ nói riêng trong khu vực kinh tế năng động và có ý nghĩa vô cùng quan trọng này.

Trịnh Thái Bằng (Nguồn tư liệu: Global Security. FAS (Federation of American Scientists)
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Iran có tên lửa đạn đạo chính xác tuyệt đối?

(Kienthuc.net.vn) - Tư lệnh Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) tuyên bố tên lửa đạn đạo chiến lược nước này có bán kính lệch mục tiêu gần như bằng “0”.




Trong lễ tưởng niệm diễn ra tại Tehran vào ngày 11/11 dành cho những nạn nhân thiệt mạng trong vụ nổ tại căn cứ Vệ binh Cách Mạng Hồi giáo Iran xảy ra vào ngày 12/11/2011 gần thành phố này, chuẩn tướng Hossein Salami – Phó chỉ huy Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran cho biết, tên lửa đạn đạo chiến lược của Iran có bán kính lệch mục tiêu gần như bằng không.
“Vũ khí này có thể nhắm vào tàu chiến di chuyển trên biển cũng như trung tâm chỉ huy của kẻ thù”, tướng Hossein cho hay.
Vụ nổ xảy ra vào năm 2011 đã gây ra nhiều thương vong bao gồm tướng Hassan Tehrani Moqaddam – người đứng đầu chương trình Tự cung cấp Vũ khí - Trang thiết bị Quân sự của lực lượng Vệ binh Cách Mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cũng như nhiều nhà khoa học hàng đầu của trung tâm nghiên cứu tên lửa IRGC.
Ảnh minh họa.

Vấn đề tên lửa đạn đạo của Iran lần đầu tiên được đưa lên sau vụ nổ hồi năm 2011 kể trên. Các quan chức Israel nói rằng, Iran có liên quan đến các nỗ lực xây dựng một loại tên lửa có tầm bắn hơn 9.500 km, đủ xa để đặt nước Mỹ vào tầm ngắm.
Theo đánh giá gần đây nhất của tình báo Mỹ, thì Triều Tiên và Iran trong thời gian 2 năm tới có thể chế tạo thành công tên lửa mang đầu đạn hạt nhân vươn tới được lãnh thổ Mỹ.
Hiện nay, Quân đội Iran sở hữu kho tên lửa đạn đạo tự chế tạo tương đối lớn với đủ tầm bắn từ 100km tới 2.500km. Tuy nhiên, những thông tin về sức mạnh của những loại tên lửa này hầu như không có bất kỳ sự xác nhận nào từ bên độc lập, rất khó đoán định được rằng liệu tên lửa Iran có thật sự chính xác cao.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
New Zealand mua tên lửa chống hạm Penguin

8:35 PM, 03/12/2013, Views: 0 | By PM

VietnamDefence - Bộ Quốc phòng New Zealand đã ký với công ty Kongsberg Defence Systems (KDS) của Nauy hợp đồng mua tên lửa chống hạm Penguin Mk.2 Mod.7 và thiết bị đi kèm.


Penguin Mk.2 Mod.7 (defence-talk.com) Các tên lửa này sẽ được Hải quân New Zealand sử dụng trên các trực thăng SH-2G Super Seasprite.

Hai bên đàm phán mua bán tên lửa từ tháng 9/2013. Trong thương vụ này, nhà sản xuất tên lửa KDS đóng vai trò trung gian. Còn việc bán tên lửa Penguin do Bộ Quốc phòng Australia thực hiện. Hiện nay, các tên lửa đang nằm trong kho của Bộ Quốc phòng Australia; chúng sẽ được bàn giao cho New Zealand sau khi kiểm tra và bảo dưỡng kỹ thuật.

Australia mua Penguin vào năm 2001 với giá 188 triệu USD và nhận đủ vào năm 2003. Hải quân nước này từng dự định sử dụng Penguin trên các trực thăng SH-2G mà quân đội Australia đã từ bỏ vào năm 2008 do nhiều trục trặc kỹ thuật. Australia đã nhận được tổng cộng 10 trực thăng này, sau đó đã bán lại chúng cho New Zealand: 8 chiếc được biên chế cho Hải quân New Zealand, 2 chiếc dùng để lấy phụ tùng.

Tên lửa Penguin có chiều dài 2,95 m, trọng lượng 330 kg, có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly đến 20 km. Tên lửa có tốc độ bay đến 800 km/h, mang đầu đạn bán xuyên giáp nặng 120 kg.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Sao nó làm cái tên lửa tầm bắn gần thế các cụ nhể ... trực thăng mà lởn vởn gần tầu có 20km thì nó xịt SAM lên thịt từ đời nào ...
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
New Zealand sắm tên lửa chống hạm Penguin Mk.2 Mod.7

Thứ hai 09/12/2013 10:19
ANTĐ - Theo Defence News, New Zealand đã ký với công ty Kongsberg Defence Systems (KDS) của Na Uy hợp đồng mua tên lửa chống hạm Penguin Mk.2 Mod.7.

Công ty Kongsberg đã ký kết hiệp định khung với Cục Hậu cần quốc phòng Na Uy, phối hợp cùng tập đoàn Boeing-Mỹ, tiến hành tích hợp tên lửa tấn công liên hợp (Joint Strike Missile - JSM) lên máy bay chiến đấu F/A-18F Super Hornet.
Quân đội New Zealand đã mua một lô tên lửa chống hạm Penguin Mk.2 Mod.7, đồng thời đặt mua trực thăng chống ngầm SH-2G(I) Super Seasprite trang bị cho hải quân, trước mắt New Zealand sẽ mua tám trực thăng chống ngầm này của hãng Kaman.
Phó Chủ tịch điều hành Pal Bratlie của Kongsberg Defence Systems khẳng định tầm quan trọng của tên lửa chống hạm Penguin, mặc dù hợp đồng mua số lượng các tên lửa còn ít, nhưng Hải quân New Zealand vẫn coi đây là một sự nâng cấp lớn.

Trực thăng chống ngầm SH-2G(I) Super Seasprite


Tên lửa Penguin Mk.2 Mod.7 dài 2,95m và nặng 330kg với đầu nổ nặng 120kg. Vũ khí diệt hạm này có tầm bắn đạt 35km và tốc độ bay tối đa tới 800km/giờ. Thiết kế Penguin phù hợp để tiêu diệt và vô hiệu hóa chiến hạm có lượng choán nước tới 2.000 tấn của đối phương.
Đồng thời, công ty Kongsberg giao cho Cục Hậu cần quốc phòng-Na Uy 78 triệu USD để tiếp tục thực hiện giai đoạn cuối công tác phát triển tên lửa tấn công liên hợp, họ cũng hy vọng ​​sẽ được sự chấp thuận của Quốc hội Na Uy.
Các tên lửa tấn công liên hợp mới sẽ được trang bị cho máy bay chiến đấu F-35 thực hiện chống tàu ngầm và yểm trợ hoả lực cho hải quân.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Sao nó làm cái tên lửa tầm bắn gần thế các cụ nhể ... trực thăng mà lởn vởn gần tầu có 20km thì nó xịt SAM lên thịt từ đời nào ...
Chỉ tàu lớn mới có vũ khí phòng không tầm trung, tàu nhỏ không trang bị được, chắc tên lửa têm gần thiết kế để đánh tàu nhỏ cho đỡ lãng phí tiền ý mờ.
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,966
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Các cụ thử nghĩ xem sao Mẽo nó toàn phát triển tên lửa chống tàu hạ âm, Nga thì sau này toàn siêu âm? Khựa thì đạn đạo?
Chắc không phải vì lý do kỹ thuật của Mỹ không làm được. Máy bay nó còn chế được M 3.2+ thì chả nhẽ không chế được tên lửa.

Nhà cháu thấy chúng nó lạm bàn là:
- Tên lửa siêu âm to, nặng, tốn nhiên liệu, Mỹ thì toàn tác chiến xa căn cứ nếu mang đồ siêu âm đó đi thì chở được ít.
- Cùng một khối lượng thì tên lửa siêu âm tầm bắn ngắn, đầu đạn nhỏ hơn.
- Vì để đạt siêu âm thì phải đốt nhiên liệu nhiều nên bộ lộ cao, tuy ưu thế về tốc độ nhưng dễ phát hiện.
- Mỹ cậy hệ thống dẫn đường thông minh và khả năng tàng hình, luồn lách của tên lưa hạ âm nên thấy nó hiệu quả hơn

Thiên hạ bẩu thế, các cụ thử phân tích xem.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Theo em thì chi phí sản xuất 1 quả hạ âm giá thành sẽ thấp hơn quả siêu âm.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
nga chơi trò ăn chắc mặc bền trúng phát nào là chìm phát đấy
lấy tốc độ để làm con át chủ bài
Mỹ và đồng minh các loại thì lại chơi trò dao phay chém lén
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top