[Funland] Các loại ngư lôi, tên lửa chống hạm, đạn đạo và hành trình đe dọa TSB

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Đánh tàu sân bay Mỹ: Khả năng của Trung Quốc và chiến lược của Liên Xô 10:05 PM, 11/12/2013, Views: 939 | By Nhân Vũ VietnamDefence - Xây dựng tiềm lực tác chiến chống các cụm tàu sân bay chiến đấu Mỹ ngày càng quan trọng đối với Trung Quốc trong bối cảnh đối đầu với Mỹ trong khu vực. Liên Xô đã xây dựng chiến lược gì để chống tàu sân bay Mỹ? Tàu sân bay Mỹ - nỗi ám ảnh đối với Liên Xô và Trung Quốc hiện nay (EPA) Hạm đội Liên Xô đã đưa khả năng tác chiến chống tàu sân bay của mình lên đến mức độ hoàn thiện nhất định và đã hoàn toàn có thể hy vọng tiêu diệt được ít nhất là vài cụm tàu sân bay xung kích của Mỹ. Thành phần then chốt của lực lượng chống tàu sân bay Mỹ là các sư đoàn máy bay ném bom Tu-22М2 và Tu-22М3 trang bị tên lửa hành trình Kh-22. Các máy bay này là đỉnh cao phát triển của máy bay hải quân mang tên lửa của Liên Xô. Tuy nhiên, xét từ góc độ sự hoạch định của Liên Xô, chiến dịch tiêu diệt một cụm tàu sân bay xung kích đã đòi hỏi đồng thời sử dụng ít nhất một sư đoàn máy bay hải quân trang bị tên lửa. Một sư đoàn như vậy có gần 90 máy bay. Số lượng này là lớn hơn nhiều tổng số máy bay ném bom H-6 trong toàn bộ lực lượng không quân hải quân Trung Quốc và tương đương tổng số H-6 trong cả quân đội Trung Quốc. Tu-22М3 (RIA Novosti) Liên Xô đã tính đến sự cần thiết tác chiến đồng thời với 6 cụm tàu sân bay xung kích. Tuy nhiên, Liên Xô đã chỉ thành lập được 4 sư đoàn máy bay ném bom hải quân trang bị tên lửa được biên chế các máy bay Tu-22 và Tu-16. Lực lượng còn thiếu sẽ do Không quân Tầm xa của Không quân Liên Xô cung cấp. Tu-22М3 (RIA Novosti) Liên Xô đã dự kiến tổn thất là rất lớn kể cả khi sử dụng thành công một sư đoàn máy bay ném bom hải quân. Họ đã trù tính sẽ mất gần một nửa lực lượng của sư đoàn; chẳng hạn, một số máy bay làm nhiệm vụ trinh sát cuối cùng mục tiêu và bảo đảm chỉ thị mục tiêu chính xác cho các tên lửa chắc chắn bị tiêu diệt cùng các phi hành đoàn của mình ở giai đoạn lên kế hoạch tiến công. Tu-16 (RIA Novosti) Thành công của cuộc tấn công phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết là vào việc nhận được các dữ liệu tin cậy về vị trí mục tiêu. Các nhiệm vụ này đã được giải quyết nhờ các máy bay trinh sát Tu-95RTs và hệ thống vệ tinh chỉ thị mục tiêu Legenda. Tuy nhiên, các máy bay trinh sát rất dễ bị tổn thương, còn hệ thống vệ tinh thì làm việc không đủ tin cậy. Bởi vậy, trong thời bình, đi sau mỗi cụm tàu sân bay xung kích Mỹ là một tàu chiến mặt nước của Liên Xô (chẳng hạn là tàu khu trục) theo dõi bằng mắt cụm tàu sân bay và liên tục truyền về các tọa độ của đối phương. Một khi chiến sự nổ ra, tàu này trước khi chắc chắn bị tiêu diệt sẽ kupj gây ra cho tàu sân bay tổn thất tối đa. Tuy vậy, cũng không ai thực sự trông đợi vào sự thành công. Sau khi truyền được về các tọa độ chính xác của tàu sân bay, sứ mệnh chủ yếu của con tàu này được xem là đã hoàn thành. Tu-95RTs (airwar.ru) Liên Xô đã trù tính điều phối các hoạt động của không quân hải quân trên tàu sân bay với các cuộc tấn công vào tàu sân bay bằng các tàu tuần dương tên lửa và tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa hành trình hạng nặng. Tổng hợp lại, điều đó đã tạo ra sự tin tưởng khá cao về khả năng vượt qua hệ thống phòng ngự của tàu sân bay và tiêu diệt được nó. Trong khi đó, cả các tàu tuần dương tên lửa và đặc biệt là các tàu ngầm hạt nhân cũng thuộc vào những loại vũ khí cực kỳ đắt tiền. Tóm lại, các biện pháp phi đối xứng của Liên Xô chống tàu sân bay Mỹ có lẽ không rẻ hơn nhiều bản thân các tàu sân bay. Đồng thời, điều quan trọng là việc đóng các tàu sân bay Liên Xô và đưa chúng đạt được khả năng chiến đấu như của Mỹ sẽ đòi hỏi nhiều chục năm tích lũy kinh nghiệm. Chiến lược của Liên Xô đã cho phép dựa tối đa vào các công nghệ và đội ngũ cán bộ đã có sẵn trong hạm đội và Không quân Liên Xô. Tàu sân bay Tblisi (RIA Novosti) Các lực lượng của Trung Quốc dùng để kiểm chế khả năng can thiệp tiềm tàng của Mỹ vào các cuộc xung đột có thể ở châu Á, mặc dù có chút tương đồng về chiến lược, nhưng không mấy giống các lực lượng của Liên Xô. Trung Quốc không có cả các tàu tuần dương tên lửa, lẫn các tàu ngầm hạt nhân mang các tên lửa hành trình hạng nặng. Số lượng các máy bay ném bom tầm xa mang tên lửa hiện có trong hạm đội Trung Quốc là không đáng kể. Lực lượng xung kích của không quân hải quân Trung Quốc phần nhiều gồm các máy bay tiêm kích chiến thuật và máy bay ném bom trang bị các tên lửa chống hạm khá nhẹ. Nhiệm vụ của các lực lượng này có lẽ hạn chế ở trong chuỗi đảo thứ nhất và vùng biển quanh Đài Loan, điều đó không đòi hỏi phải xây dựng một lực lượng lớn máy bay ném bom chiến lược hạng nặng. Trung Quốc đã có một loại vũ khí mới là tên lửa đường đạn chống hạm, nhưng khả năng thực tế của nó vẫn còn là điều bí ẩn. Hạm đội Trung Quốc cũng được tích cực tăng cường các tàu ngầm điện-diesel. Mỹ đang huy động những nguồn lực lớn để đối phó với chiến lược của Trung Quốc. Một trong những kết quả sẽ là sự gia tăng khả năng của các hệ thống phòng không của các binh đoàn tàu chiến Mỹ. Mỹ cũng đang xem xét việc phong tỏa các tuyến đường biển chiến lược như một chiến lược hiệu quả đối phó với Trung Quốc. Việc đưa các lực lượng chống tàu sân bay của Trung Quốc lên đến quy mô như của Liên Xô là cực kỳ tốn kém và có lẽ sẽ không cho phép Trung Quốc phát triển hạm đội tàu sân bay của họ. Còn việc trông cậy vào hệ thống duy nhất là các tên lửa đường đạn chống hạm như là giải pháp cho tất cả các vấn đề là quá nguy hiểm. Có lẽ, ở giai đoạn nhất định, hải quân Trung Quốc sẽ phải có sự lựa chọn chiến lược con đường phát triển để không rơi vào cái bẫy mà Hải quân Liên Xô đã rơi vào. Nguồn: RUVR, 10.12.2013.
 

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
7,964
Động cơ
423,611 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Theo thống kê thì P-800 mà ko biết có chính xác không :D

Nếu ko xét tới sử dụng Nuke để chống hạm đội TSB thì TLDH ASBM DF-21D của 3 ship là tối tân nhất, theo như quảng cáo
DF-21 bắn kiểu bổ nhào đấy, em tin xác suất bắn trượt cao hơn bắn trúng.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Tàu sân bay Mỹ “khó sống” trước DF-21D Trung Quốc

(Kienthuc.net.vn) - Đội tàu chiến Mỹ với hệ thống Aegis và tên lửa đánh chặn SM-3 khó có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D của Trung Quốc.




Theo Trung tâm Phân tích Quân sự có trụ sở tại Moscow, tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D của Hải quân Trung Quốc sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các nhóm tàu sân bay chiến đấu của Hải quân Mỹ nếu xung đột giữa 2 nước xảy ra tại khu vực Tây Thái Bình Dương.
DF-21D là biến thể của tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21.

Báo cáo của trung tâm này cho biết, DF-21D là tên lửa siêu âm có khả năng đạt tốc độ Mach 10 và tầm bắn 1.450km. Và sẽ rất khó để đánh chặn DF-21D bằng tên lửa SM-3 được triển khai trên các tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tàu tuần dương mang tên lửa lớp Ticonderoga của Hải quân Mỹ. Kể cả khi các dấu hiệu hồng ngoại của DF-21D có thể bị các hệ thống radar của F-35 Lightning II phát hiện thì nhóm tàu sân bay chiến đấu cũng chỉ có thêm 8 phút để đối phó.
Hệ thống phòng không có thể được dùng để đánh chặn các vật thể bay tốc độ cao của Mỹ được dùng trên USS Lake Erie – một tàu lớp Ticonderoga có thể đánh chặn thành công vệ tinh do thám USA-193 với tên lửa SM-3 ở khoảng cách 247km vào năm 2008. Tuy nhiên, trước đó Lake Erie đã có rất nhiều thông tin về loại vệ tinh kể trên.
Dù có đội tàu Aegis hùng hậu hộ tống nhưng tàu sân bay Mỹ khó có cơ hội sống sót trước DF-21D.

Thiếu những thông tin về điểm phóng của tên lửa, cách duy nhất để đánh chặn DF-21D là thông qua các phương thức điện tử cho phép Hải quân Mỹ đánh chặn bằng cách thay đổi quỹ đạo của tên lửa. Ngoài ra sẽ không còn cách nào khác để tàu sân bay Mỹ phòng chống lại cuộc tấn công từ DF-21D.
DF-21D định vị mục tiêu qua hệ thống định vị bằng vệ tinh như GPS hoặc Bắc Đẩu. Vì lý do này, sự chính xác của các tên lửa đạn đạo Trung Quốc đã được cải tiến dần dần. Một tên lửa DF-21D có khả năng đánh chìm một tàu chiến hiện đại.
Một điểm yếu của DF-21D là khả năng bắn hạ các mục tiêu chỉ cách 50-100km của loại tên lửa này vẫn chưa được chứng minh. Tuy nhiên, các nhóm tàu sân bay chiến đấu Mỹ có thể bị bắn trúng nếu bị phát hiện ở khoảng cách 1.000km hoặc 1.500km.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Nga bị tình nghi bố trí tên lửa "Iskander" trên biên giới với EU
Quote:

Collage: " The Voice of Russia"

Nga bố trí tại tỉnh Kaliningrad các tổ hợp tên lửa chiến thuật "Iskander-M", báo Đức Bild viết ngày 14 tháng 12, trích dẫn nguồn tin dấu tên từ các cơ quan thực thi pháp luật. Chưa có chính thức xác nhận thông tin này, cũng như ý kiến của các nhà chức trách Nga.
Theo tờ báo, hình ảnh vệ tinh đã ghi nhận "số lượng có hai chữ số" tên lửa đóng tại Kaliningrad, cũng như dọc theo biên giới với Estonia, Latvia và Lithuania.
Tên lửa Iskander có thể được trang bị cả đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân, có khả năng đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách lên đến năm 500 cây số, tức là bao trùm toàn bộ lãnh thổ Ba Lan và có thể đạt tới Berlin, ở tầm xa 527 km, tờ báo viết.

http://vietnamese.ruvr.ru/2013_12_15/125945043/
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Đánh đắm tàu sân bay Mỹ, Nga trả giá quá nhiều

Nga phải cần đến một sư đoàn máy bay ném bom hạng nặng mang tên lửa KH-22, khu trục hạm, tàu ngầm để tấn công tàu sân bay Mỹ.



Hạm đội Liên Xô trước kia và Nga hiện nay đã đưa khả năng tác chiến chống tàu sân bay của mình lên đến mức độ hoàn thiện nhất định và đã hoàn toàn có thể hy vọng tiêu diệt được ít nhất là vài cụm tàu sân bay xung kích của Mỹ. Thành phần then chốt của lực lượng chống tàu sân bay Mỹ là các sư đoàn máy bay ném bom Tu-22М2 và Tu-22М3 trang bị tên lửa hành trình Kh-22. Tờ Công nghiệp quốc phòng Nga cho biết hôm 14/12.

Các máy bay này là đỉnh cao phát triển của máy bay hải quân mang tên lửa của Liên Xô trước đây. Tuy nhiên, xét từ góc độ sự hoạch định của Nga hiện nay, chiến dịch tiêu diệt một cụm tàu sân bay xung kích đã đòi hỏi đồng thời sử dụng ít nhất một sư đoàn máy bay hải quân trang bị tên lửa. Một sư đoàn như vậy có gần 90 máy bay. Số lượng này là lớn hơn nhiều tổng số máy bay ném bom H-6 trong toàn bộ lực lượng không quân hải quân Trung Quốc và tương đương tổng số H-6 trong cả quân đội Trung Quốc.

Liên Xô trước đấy đã tính đến sự cần thiết tác chiến đồng thời với 6 cụm tàu sân bay xung kích. Tuy nhiên, Liên Xô đã chỉ thành lập được 4 sư đoàn máy bay ném bom hải quân trang bị tên lửa được biên chế các máy bay Tu-22 và Tu-16. Lực lượng còn thiếu sẽ do Không quân Tầm xa của Không quân Liên Xô cung cấp.

Liên Xô trước kia và Không quân Nga hiện nay đã dự kiến tổn thất là rất lớn kể cả khi sử dụng thành công một sư đoàn máy bay ném bom hải quân. Họ đã trù tính sẽ mất gần một nửa lực lượng của sư đoàn; chẳng hạn, một số máy bay làm nhiệm vụ trinh sát cuối cùng mục tiêu và bảo đảm chỉ thị mục tiêu chính xác cho các tên lửa chắc chắn bị tiêu diệt cùng các phi hành đoàn của mình ở giai đoạn lên kế hoạch tiến công.

Thành công của cuộc tấn công phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết là vào việc nhận được các dữ liệu tin cậy về vị trí mục tiêu. Các nhiệm vụ này đã được giải quyết nhờ các máy bay trinh sát Tu-95RTs và hệ thống vệ tinh chỉ thị mục tiêu Legenda. Tuy nhiên, các máy bay trinh sát rất dễ bị tổn thương, còn hệ thống vệ tinh thì làm việc không đủ tin cậy.

Bởi vậy, trong thời bình, đi sau mỗi cụm tàu sân bay xung kích Mỹ là một tàu chiến mặt nước của Nga chẳng hạn là tàu khu trục theo dõi bằng mắt cụm tàu sân bay và liên tục truyền về các tọa độ của đối phương

Một khi chiến sự nổ ra, tàu này trước khi chắc chắn bị tiêu diệt và trước khi bị đánh chìm thì ít nhiều nó cũng gây ra cho tàu sân bay tổn thất tối đa. Tuy vậy, cũng không ai thực sự trông đợi vào sự thành công. Sau khi truyền được về các tọa độ chính xác của tàu sân bay, sứ mệnh chủ yếu của con tàu này được xem là đã hoàn thành.

Dù đã trù tính điều phối các hoạt động của không quân hải quân trên tàu sân bay với các cuộc tấn công vào tàu sân bay bằng các tàu tuần dương tên lửa và tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa hành trình hạng nặng. Tổng hợp lại, điều đó đã tạo ra sự tin tưởng khá cao về khả năng vượt qua hệ thống phòng ngự của tàu sân bay và tiêu diệt được nó

Trong khi đó, cả các tàu tuần dương tên lửa và đặc biệt là các tàu ngầm hạt nhân cũng thuộc vào những loại vũ khí cực kỳ đắt tiền. Tóm lại, các biện pháp phi đối xứng của Liên Xô chống tàu sân bay Mỹ có lẽ không rẻ hơn nhiều bản thân các tàu sân bay.

Đồng thời, điều quan trọng là việc đóng các tàu sân bay mới và đưa chúng đạt được khả năng chiến đấu như của Mỹ sẽ đòi hỏi nhiều chục năm tích lũy kinh nghiệm. Chiến lược của Liên Xô trước đây và Nga hiện nay đã cho phép dựa tối đa vào các công nghệ và đội ngũ cán bộ đã có sẵn trong hạm đội và Không quân Nga.
http://soha.vn/quan-su/danh-dam-tau-san-bay-my-nga-tra-gia-qua-nhieu-20131216072808463.htm
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Lều báo nào mà chém vớ vẫn vậy cụ @rafale
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Cụ nào tìm được link gốc bài nguyên bản không ta?
Nếu thật thế lấy gì mà đánh nó.
Cái ni của báo SOHA mới ra lò sáng nay bác ạ, mờ cũng không biết ổng lấy nguồn ở đâu hay lại giống vụ " TT putin ra lệnh tấn công Ai cập" nữa
 
Chỉnh sửa cuối:

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,966
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cái ni của báo SOHA mới ra là sáng nay bác ạ. mờ cũng không biết ổng lấy nguồn ở đâu hay lại giống vụ " TT putin ra lệnh tấn công Ai cập" nữa
Cái này thấy lâu rồi mà, bản thân cháu cũng copy/paste ở thớt nào đó trên này rồi, quên không biết gốc là thằng nào.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Cái này thấy lâu rồi mà, bản thân cháu cũng copy/paste ở thớt nào đó trên này rồi, quên không biết gốc là thằng nào.
Em thấy nó lấy của anh Đất việt, sang anh Đất Việt thì bảo lấy của tờ " Công nghiệp quốc phòng nga" còn không biết anh Công nghiệp quốc phòng nga thì tự chém hay là lấy ở đâu nữa, thế các máy bay hiện đại và tên lửa hiện đại của nga mang xếp xó hết mất à?
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,966
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em thấy nó lấy của anh Đất việt, sang anh Đất Việt thì bảo lấy của tờ " Công nghiệp quốc phòng nga" còn không biết anh Công nghiệp quốc phòng nga thì tự chém hay là lấy ở đâu nữa, thế các máy bay hiện đại và tên lửa hiện đại của nga mang xếp xó hết mất à?
Ngày trước thấy cũng có một bài thấy bẩu dẫn của Nga là nếu Khựa oánh 1-2 tuần dương hạn Tico của Mẽo cũng đi đứt gần hết không quân của hải quân khựa mới chìm được một hai cái, không hiểu nổi.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Thách thằng Nga dám bắn Iskander, toàn đem ra dọa mấy chú yếu vía. Dọa thằng nào có hạt nhân thì thằng Nga cũng chết.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Hải quân Mỹ sẽ thực nghiệm pháo ray điện từ năm 2016

QĐND - Thứ Hai, 16/12/2013, 14:41 (GMT+7)
QĐND Online - Hải quân Mỹ đang lên kế hoạch sẽ đưa vào trang bị thử và thực nghiệm chiến đấu pháo ray điện từ vào năm 2016, đó là tuyên bố của lãnh đạo Bộ Chỉ huy chiến dịch Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Grinert. Trong quá trình thử nghiệm dự kiến, pháo ray điện sẽ được lắp đặt trên tàu cao tốc thuộc dự án JHSV.
Nguyên mẫu pháo ray điện từ của BAE Systems​
Chịu trách nhiệm kiểm tra và tiến hành thử nghiệm pháo ray điện sẽ là BAE Systems, hãng chế tạo hồi tháng 9-2013 đã ký hợp đồng phát triển giai đoạn 2 của chương trình phát triển hải pháo thế hệ mới. Theo đó, BAE Systems phải phát triển nguyên mẫu pháo ray điện mới nhỏ gọn hơn, nhưng phải có công suất lớn. Ngoài ra, pháo ray điện cũng phải có khả năng tản nhiệt nhanh hơn để tối ưu tốc độ bắn. Dự kiến, nguyên mẫu đầu tiên của thế hệ pháo ray điện mới sẽ được BAE Systems giới thiệu ngay trong năm 2014.
Mẫu thử pháo ray điện hiện tại mới chỉ dừng lại ở nguyên mẫu thực nghiệm và không được thiết kế hoạt động được trong môi trường biển. Nguyên mẫu này có thể cung cấp động năng giúp viên đạn đạt tốc độ bay tới Mach 7,8 (7.200-9.000km/giờ) và tầm bắn đạt 200km. Nguyên mẫu này đã bắn thử ít nhất 1.000 lần.
Đô đốc J. Grinert tính toán, chi phí mỗi lần bắn của pháo ray điện vào khoảng 25.000 USD, rẻ hơn nhiều so với sử dụng đạn tên lửa như hiện tại (chi phí khoảng 1 triệu USD mỗi đạn). Trong khi đó, tầm bắn của pháo ray điện lại lớn gần gấp đôi so với tên lửa.
Vấn đề chính trong phát triển pháo ray điện là nó cần quá nhiều năng lượng khi hoạt động, nòng pháo nóng nhanh do nhiệt lượng tạo gia tốc cho viên đạn, cùng nhiều vấn đề khác.
Thực tế, pháo ray điện sử dụng nguyên lý đảo chiều từ trường để tạo lực đẩy điện tử cực lớn giúp tạo sơ tốc cực lớn cho đầu đạn (xuyên phá động năng) nằm giữa hai ray điện. Nguyên mẫu pháo ray điện hiện đã có công suất 33 Megajun và sẽ còn tăng thêm trong các phiên bản pháo tiếp theo.
TUẤN SƠN (theo Lenta)
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Vậy chúng nó mới thi nhau xây dựng hệ thống phòng thủ để giảm rủi ro nếu xảy ra 1 cuộc chiến tranh hạt nhân. Em nghĩ chúng nó nắn gân nhau vậy, chứ có không dám bắn đâu.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Ngày trước thấy cũng có một bài thấy bẩu dẫn của Nga là nếu Khựa oánh 1-2 tuần dương hạn Tico của Mẽo cũng đi đứt gần hết không quân của hải quân khựa mới chìm được một hai cái, không hiểu nổi.
Thực ra có lẽ các ông ấy cũng nổ tý cho oai, chiến tranh còn phụ thuộc nhiều yếu tố, nghệ thuật, tác chiến điện tử, trung cẩu chơi kiểu bầy đàn máy bay tàu chiến thì tuần dương hạm của mẽo có chạy lên quận cũng không kịp
 

Quang_Quyen

Xe hơi
Biển số
OF-172766
Ngày cấp bằng
20/12/12
Số km
100
Động cơ
343,463 Mã lực

Liêu Ninh gặp con này của VN cũng "xoắn" đấy nhỉ :D
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top