[Funland] Các loại ngư lôi, tên lửa chống hạm, đạn đạo và hành trình đe dọa TSB

Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50

Liêu Ninh gặp con này của VN cũng "xoắn" đấy nhỉ :D
Liêu xiêu phải tầm bờ ra mốt bay mắc 3 may ra mới vượt qua được lưới PK của đám tầu đi kèm để xiên vào thân nó được .. chú này thế hệ 6x .. to xác, bay chậm, rờ xê ét kém .. chỉ tổ làm bia cho các loại đạn, tên lửa pk thoai ..
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Tàu sân bay Mỹ vô dụng trong hải chiến hiện đại?

Thứ ba 17/12/2013 10:34
Theo đánh giá của cựu cố vấn quân sự Mỹ, với sự ra đời của mẫu tiêm kích ném bom Tupolev Tu-22 Backfire và tên lửa hành trình Raduga KH-22 do Nga sản xuất, các siêu tàu sân bay Mỹ sẽ hoàn toàn mất tác dụng nếu xảy ra một cuộc hải chiến trong tương lai.

Tiêm kích Tupolev Tu-22 Backfire mang theo tên lửa hành trình Raduga KH-22 của Nga.
Phát biểu trên mạng tin DodBuzz (Mỹ), chuyên gia Mark Jacobson – cựu cố vấn của Đại tướng Stanley McChrystal (Chỉ huy Lực lượng Hỗ trợ an ninh Quốc tế (ISAF) và Chỉ huy Lực lượng Hoa Kỳ tại Afghanistan) đồng thời cũng là cố vấn của cựu Giám đốc CIA, tướng David Petraeus – cho biết, các đối thủ tiềm năng của hải quân Mỹ đang không ngừng tìm cách đánh bại quân đội nước này bằng những ý tưởng và các loại vũ khí mới vô cùng lợi hại nhưng dường như Lầu Năm Góc vẫn quá tự tin vào năng lực của mình trong quá khứ nên đang tỏ ra rất chủ quan.
“Các lực lượng (quân đội) của chúng ta không hề thay đổi. Không không dám chắc các chỉ huy của quân đội có nhận ra nguy cơ này hay không… Chúng ta đang tập trung vào phát triển các mẫu tàu khu trục mới? Nhưng liệu có ai đặt ra câu hỏi này với đội tàu sân bay của nước Mỹ hay không? Nếu bạn nhìn vào quá khứ và tưởng tượng những trận hải chiến đó lặp lại bạn sẽ thấy chúng ta không có đủ các loại vũ khí hiệu quả cho nó. Lấy ví dụ như ở eo biển Đài Loan, đã 15 năm nay chúng ta không có gì mới bất chấp hàng loạt quốc gia khác đã hoàn thiện hệ thống tên lửa siêu thanh của mình”, chuyên gia Mark Jacobson nói.
“Trên thực tế ngày nay, các hàng không mẫu hạm của chúng ta đã trở nên vô dụng mặc dù trong một số cuộc chiến gần đây, nó vẫn là nền tảng chủ chốt của các đợt tấn công. Không có chúng, quân đội Mỹ chắc chắn sẽ không thể triển khai các phi đội tiêm kích tại hàng loạt địa điểm khác nhau. Sở dĩ, quân đội Mỹ có thể làm điều nó là vì các tàu sân bay này chưa phải đối mặt với tên lửa hành trình KH-22 của Nga hay các loại vũ khí tương tự”, Mark Jacobson nói tiếp.
Lý do từ đâu mà một chuyên gia cao cấp của quân đội Mỹ lại tỏ ra sợ hãi tên lửa KH-22 đến vậy? Phải chăng đây là một sự thổi phồng nguy cơ để “khích” chính phủ Mỹ rót tiền cho hải quân mạnh hơn nữa?
Câu trả lời là không. Sự lợi hại của KH-22 là hoàn toàn có thật.
Mẫu tiêm kích ném bom Tupolev Tu-22 Backfire
KH-22 là mẫu tên lửa hành trình siêu thanh được các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng có thể đánh chìm một chiếc siêu hàng không mẫu hạm từ khoảng cách rất xa, với tốc độ bay lên tới Mach 5 (gấp 5 lần tốc độ âm thanh). Đây là sản phẩm được quân đội Nga nghiên cứu và phát triển sau khi phân tích các trận hải chiến trong thời kỳ đại chiến thế giới thứ 2. Câu hỏi mà các nhà khoa học quốc phòng Nga đặt ra là: Nếu chúng ta có thể tấn công những chiếc hàng không mẫu hạm từ khoảng cách rất xa, liệu chúng ta có còn phải lo lắng đến năng lực không quân của họ nữa không?
Câu trả lời là rất rõ ràng. Nếu như một chiếc chiến hạm trở nên vô dụng bởi những chiếc tàu sân bay thì đối phương hoàn toàn có thể khiến lực lượng trở nên cân bằng hơn bằng một mẫu tên lửa có tốc độ cực nhanh và không thể bị đánh chặn, được phóng đi từ khoảng cách rất xa. Và thế là KH-22 được ra đời.
Với phiên bản mới nhất, một chiếc tiêm kích có thể phóng tên lửa KH-22 từ khoảng cách lên tới 372 dặm (600 km), phát nổ và tạo ra một lỗ thủng có đường kính lên tới 5m và sâu vào bên trong thân tàu hàng chục mét, bất kể đó là loại tàu nào.
Hàng không mẫu hạm USS George Washington của Mỹ. Trong hiện tại và tương lai, rất khó có khả năng Nga và Mỹ sẽ giao chiến với nhau vì họ đều hiểu đó là một cuộc đối đầu khiến cả hai cùng “lụn bại” nhưng điều mà Mỹ cần phải lo lắng là Nga đã sản xuất KH-22 để xuất khẩu. Và mặc dù phiên bản xuất khẩu chỉ mang đầu đạn thông thường nhưng nó vẫn đủ sức giáng cho các tàu sân bay Mỹ một đòn chí tử.
Phát hiện được lợi thế này, Trung Quốc đã lập tức “nhái” KH-22 trong khi các nước khác sẵn sàng móc hầu bao mua sắm.
Liệu đã đến lúc nước Mỹ cần phải lo lắng cho số phận của các hạm đội tàu sân bay của mình chưa? – chuyên gia Jacob đặt câu hỏi.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Tu-22M3 siêu thanh lại mang được 3 Kh-22, hoặc 6 Kh-15 300km, H-6K TQ tuy bay chậm hơn nhưng cũng có thể mang CJ-10 hoặc YJ-62 350km. TSB Mỹ muốn sống thì phải cất cánh ngay F/A-18 đánh chặn còn ko thì chỉ có chết :D
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,428
Động cơ
-8,704 Mã lực
Thấy bẩu nếu đánh tàu sân bay của mẽo thì Nga sẽ chết nhiều lắm mờ, 20 chiếc Tu-22 phóng cùng lúc 40 quả Kh-22 thì tàu mẽo sẽ sao nhể? không biết hệ thống tác chiến điện tử của mẽo có hóa giải được Radar của Nga?.
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
3,045
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thấy bẩu nếu đánh tàu sân bay của mẽo thì Nga sẽ chết nhiều lắm mờ, 20 chiếc Tu-22 phóng cùng lúc 40 quả Kh-22 thì tàu mẽo sẽ sao nhể? không biết hệ thống tác chiến điện tử của mẽo có hóa giải được Radar của Nga?.
Vấn đề là chiến tranh thật TU2 có cơ hội xuất kích bất ngờ không, nếu bất ngờ thì cơ hội rất cao, thậm chí 100%.
Nói chung chả nói trước được điều gì cả, dựa vào GG anh em chém gió với nhau cho đỡ buồn mà :D

Vì giờ cái đống rada ngoài chân trời + vệ tinh nó soi thì xuất kích Tu22 bất ngờ cũng không dễ lắm, thêm nữa để dẫn bắn cho KH22 ở tầm vài trăm km cũng có thể bị áp chế nữa...
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,428
Động cơ
-8,704 Mã lực
Vấn đề là chiến tranh thật TU2 có cơ hội xuất kích bất ngờ không, nếu bất ngờ thì cơ hội rất cao, thậm chí 100%.
Nói chung chả nói trước được điều gì cả, dựa vào GG anh em chém gió với nhau cho đỡ buồn mà :D

Vì giờ cái đống rada ngoài chân trời + vệ tinh nó soi thì xuất kích Tu22 bất ngờ cũng không dễ lắm, thêm nữa để dẫn bắn cho KH22 ở tầm vài trăm km cũng có thể bị áp chế nữa...
Em nghĩ nếu đập lộn thiệt thời Tu 22 sẽ có Su 35, 33, mig 29, MB cảnh báo sớm đi kèm nữa, lúc đó bên mẽo F35, MB cảnh báo sớm cũng sẽ vào cuộc, dưới biển mấy em cá quả và tàu mặt nước của Gấu cũng lên đường xung trận luôn. Vậy thì sẽ chưa biết mèo nào cắn mủi mèo nào.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
10,537
Động cơ
536,693 Mã lực
Em nghĩ nếu đập lộn thiệt thời Tu 22 sẽ có Su 35, 33, mig 29, MB cảnh báo sớm đi kèm nữa, lúc đó bên mẽo F35, MB cảnh báo sớm cũng sẽ vào cuộc, dưới biển mấy em cá quả và tàu mặt nước của Gấu cũng lên đường xung trận luôn. Vậy thì sẽ chưa biết mèo nào cắn mủi mèo nào.
Nga tèo, khả năng Nga chỉ đủ sức đú với 2 hạm đội của Mẽo :|
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
10,537
Động cơ
536,693 Mã lực
Tướng mẽo đang nói là tàu sân bay của mẽo vô dụng trước tên lửa của Gấu cụ ơi;)
Tên lửa cũng chỉ có tầm nhất định nên Mỹ cần thiết lập khoảng cách an toàn tránh bị phủ đầu. Với vũ khí tiến công đường ko tầm xa trang bị trên B1 thì người ra đòn đầu tiên là Mỹ, Nga sẽ luôn ở thế phòng thủ. Nga ko thể liều lĩnh điều hạm đội Hải - Ko quân ra vùng biển rộng được. Khả năng lưỡng đầu thọ địch cũng khó nếu Mỹ chỉ cần điều 02 Carrier battle Group (1 phần của hạm đội 7) tiến hành uy hiếp trên chiến trường rộng 2000km.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
10,537
Động cơ
536,693 Mã lực
E chả nói xấu Nga nhưng HQ Nga bây giờ so với TQ vẫn còn phải rón rén. Tên lửa đối hạm trên những chiến hạm còn nổi có thể đi xa được của Nga cũng ko đủ để bắn được 1/2 số tàu khu trục của hạm đội 7 :(
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Đọc bài này đi, xém tí nữa là TSB Mỹ đi đời rồi

[Hồ sơ]Cuộc chiến cân não trên Địa Trung Hải giữa Liên Xô và Mỹ năm 1973


Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô và Mỹ luôn ở thế đối đầu. Nhắc đến sự kình địch Xô - Mỹ, dường như ai cũng nhớ đến cuộc khủng hoảng tên lửa hạt nhân ở Cuba tháng 10/1962 hay cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hàng chục năm giữa hai siêu cường quốc trên thế giới này. Tuy nhiên, ít người biết rằng năm 1973, biển Địa Trung Hải thơ mộng từng một lần dậy sóng. Hơn 150 chiếc tầu chiến, trong đó Liên Xô có 96 chiếc, Mỹ có 60 chiếc đã hùng hổ kéo về đây dàn trận. Nguyên nhân bắt nguồn từ cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ 4, còn gọi là Chiến tranh tháng Mười hay Chiến tranh Ngày Chuộc tội.

Kỳ I: Nếu bị tấn công lập tức đáp trả

Địa Trung Hải trước năm 1967. Êm đềm và lắng dịu.
Dẫu biết rằng người Mỹ đã triển khai cả một hạm đội hoàn chỉnh (Hạm đội 6), nhưng phía Liên Xô vẫn chỉ duy trì ở đây một lượng binh lực mang tính tượng trưng. Nhưng sau cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ 3 (từ mùng 5-10/6/1967), Mátxcơva bắt đầu chú ý đến tầm quan trọng của sự hiện diện về quân sự tại Địa Trung Hải. Trung đội chiến đấu số 5 ra đời và lấy Địa Trung Hải làm địa bàn đứng chân.


USS Mount Whitney (LCC 20)​

Sở dĩ Liên Xô gọi đơn vị này là Trung đội, chủ yếu nhằm tránh làm cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cảm thấy bị khiêu khích. Thực chất đây là tiểu hạm đội Địa Trung Hải và người Liên Xô thành lập nó để đối kháng với Mỹ ở khu vực biển có lợi ích đặc biệt quan trọng này. Cụ thể tiểu hạm đội Địa Trung Hải làm nhiệm vụ giám sát hoạt động của Hạm đội 6, không ngừng gây áp lực đối với cụm tầu sân bay của Mỹ, trinh sát sự bố trí của tầu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN), đánh giá sự uy hiếp của SSBN đối với lãnh thổ Liên Xô và làm suy yếu quyền kiểm soát biển của hải quân Mỹ.
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 851x557.

Tàu khu trục lớp Kashin LX​
Khu vực Trung Đông những ngày đầu tháng 10/1973. Nóng bỏng và sục sôi.
Do không thể giành lại những vùng đất bị mất bằng con đường ngoại giao, ngày 6/10, các nước Arập, trong đó có Ai Cập, Xyri phát động chiến tranh giành lại phần lãnh thổ bị chiếm đóng. Lúc này ở Địa Trung Hải, hải quân Mỹ bố trí 48 chiếc tầu chiến, gồm tầu chỉ huy USS Mount Whitney (LCC 20), 4 tầu ngầm tuần tra và toàn bộ số tầu chiến thuộc lực lượng tác chiến đặc nhiệm số 60 và 61. Phía Liên Xô có 11 chiếc tầu ngầm cùng một số tầu mặt nước. Mức độ căng thẳng giữa tiểu hạm đội Địa Trung Hải và Hạm đội 6 ở tầm thấp. Liên Xô về cơ bản vẫn tiến hành các hoạt động thông thường thời bình. Chỉ huy Hạm đội 6 một mặt xiết chặt kỷ luật, không cho binh lính lên bờ, một mặt công khai tuyên bố không ra lệnh cho bất cứ tầu chiến nào lên đường tới khu vực xung đột.

Ngày 8/10, quân Ai Cập chiếm lĩnh bờ đông kênh đào Suez, xây dựng trận địa tiền duyên có chiều sâu 8-10 km. Sau khi tiến vào Cao nguyên Golan được 7-10 km, quân Xyri dừng bước tấn công. Ixraen lập tức mở chiến dịch phản kích trên hai tuyến nhằm vào cả quân Ai Cập lẫn quân Xyri. Cũng đúng lúc này, cụm tàu sân bay Independence của Mỹ hội quân với tầu chỉ huy USS Mount Whitney (LCC 20) bố trí ở phía nam đảo Crete (Hy Lạp). Lực lượng tác chiến đặc nhiệm số 61 trong biên chế Hạm đội 6 nhận lệnh di chuyển đến vịnh Suda ở phía bắc đảo Crete.

Vì phải điều động từ xa, mất nhiều thời gian di chuyển nên tới tận ngày 10/10, hải quân Liên Xô mới chỉ có 21 tàu mặt nước ở Địa Trung Hải. Mặc dù vậy, do những chiến hạm này được bố trí ở khu vực biển phía đông Địa Trung Hải, gần Hạm đội 6, nên hải quân Liên Xô hoàn toàn có thể tạo thế đánh chặn hữu hiệu đối với hải quân Mỹ.

Từ ngày 9/10, Liên Xô bắt đầu cung cấp vũ khí và trang thiết bị hậu cần cho Ai Cập cùng Xyri. Mátxcơva ra lệnh cho tầu chỉ huy Volga, tầu tuần dương Grozny và 3 tầu khu trục lớp Kashin theo dõi hoạt động của cụm tầu chiến đấu sân bay của Mỹ ở phía nam đảo Crete. Như một đòn trả đũa, Mỹ quyết định tăng cường cho cụm tàu sân bay Independence thêm 3 tầu hộ tống. Không chịu kém cạnh, Liên Xô đưa tầu trinh sát tình báo AGI tới giám sát hoạt động của lực lượng tác chiến hỗn hợp đặc biệt của hải quân Mỹ ở vịnh Suda (phía tây bắc đảo Crete, Hy Lạp). Ngày 10/10, tiểu hạm đội Địa Trung Hải tiếp tục nhận được sự tăng viện từ Hạm đội Biển Đen.

Dưới mặt nước, lực lượng tầu ngầm của Liên Xô được bố trí theo phương thức: 1 tàu ngầm trang bị tên lửa lớp Echo (loại 657) và một chiếc tàu ngầm trang bị tên lửa lớp Julius lần lượt cơ động ở hướng tây và hướng nam cụm tầu chiến đấu hỗn hợp đặc biệt của Hạm đội 6 nằm gần đảo Crete; một chiếc tầu ngầm lớp November được bố trí ở phía đông Hạm đội 6. Ngoài ra, rất nhiều tầu ngầm của Liên Xô đang hoạt động ở Đại Tây Dương, vùng biển phía tây Địa Trung Hải cũng nhận được lệnh tới khu vực biển gần đảo Crete.

Rõ ràng, Liên Xô muốn phát đi lời cảnh báo: nếu Mỹ can dự vào hành động vận chuyển vũ khí, trang bị hậu cần của Liên Xô, nước này sẵn sàng ra đòn phản kích bằng vũ lực. Quả thực vào những thời khắc đó, tất cả các tầu chiến của Liên Xô ở Địa Trung Hải đều đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, binh lính trên tầu vũ trang tới tận chân răng và sẵn sàng phản đòn ngay lập tức nếu bị tiến công.

Mức độ căng thẳng tăng lên vào ngày 11/10. Trong lúc tấn công cảng Tatus của Xyri, quân Ixraen đã bắn chìm tầu buôn Ilya Metchnikoff mang quốc kỳ Liên Xô. Mặc dù Ten Avíp năm lần bẩy lượt giải thích rằng chiếc tàu buôn này không nằm trong danh sách các mục tiêu tấn công mà mục tiêu tấn công thực sự là hai chiếc tàu chiến của Xyri (cũng bị bắn chìm trong cùng đợt tấn công), nhưng Mátxcơva không chấp nhận lời xin lỗi đó. Ngay trong ngày 11/10, Liên Xô ra lệnh đặt 3 sư đoàn đổ bộ đường không tinh nhuệ của mình trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Hai ngày sau, tàu khu trục của Liên Xô tiếp tục lên đường làm nhiệm vụ hộ tống đoàn tầu vận tải hậu cần di chuyển men theo bờ biển Xyri. Khi đó, Ixraen đã dừng việc phản công vào trận địa tiền duyên của Xyri. Ngày 14/10, hải quân Liên Xô cho phép thuyền trưởng các tầu chiến đấu của mình ở Địa Trung Hải có thể ra lệnh bắn vào tất cả những máy bay, tầu thuyền nào của Ixraen cũng như của nước khác tạo ra sự uy hiếp đối với máy bay và đội tầu vận tải của Liên Xô.
http://baotintuc.vn/133N201209211726...uc-dap-tra.htm

Kỳ II: Khi tình hình trở nên mất kiểm soát
Giai đoạn hai của cuộc chiến tranh giữa các nước Arập và Ixraen bắt đầu từ ngày 13/10. Hôm đó, Bộ tư lệnh vận tải đường không quân đội Mỹ khởi động kế hoạch ưu tiên cung cấp đạn dược cho Ixraen. Gần như đồng thời, Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ cũng ra lệnh tầu sân bay trực thăng USS Iwo Jima (LPH 2) mang theo 2.000 binh sĩ tiến thẳng về hướng Địa Trung Hải nhằm ngăn chặn khả năng Hồng quân Liên Xô đổ bộ lên khu vực này.

Tàu sân bay trực thăng USS Iwo Jima (LPH 2) của Mỹ​
Bởi theo những tin tức tình báo người Mỹ có được thì Trung đội chiến đấu số 5 của Liên Xô liên tiếp được bổ sung thêm binh lực (từ hơn chục chiếc ban đầu, tới ngày 14/10, tổng số tầu của trung đội này đã lên tới 69 chiếc) và ngày càng có khả năng chi viện cho hành động tác chiến đổ bộ của lực lượng Hồng quân. Trong khi đó, một loạt tầu ngầm của Liên Xô bố trí ở Đại Tây Dương nhận được lệnh tới eo biển Gibraltar (nối Đại Tây Dương với Địa Trung Hải), đứng chân ở đó tiềm phục lực lượng tăng viện của Mỹ.

Ngày 15/10, Ixraen phát động tổng phản kích trên bán đảo Sinai. Với tư cách nước bạn bè của thế giới Arập, Liên Xô quyết định dấn thêm bước nữa trên con đường can dự vào cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ 4. Mátxcơva điều động chiếc tầu khu trục thứ 2 tới bố trí ở khu vực biển gần Xyri. Lực lượng tầu ngầm của Liên Xô cũng bắt đầu thực thi nhiệm vụ giám sát hoạt động quân sự gần các cảng biển của Ixraen.

Những tài liệu ghi chép lại diễn biến cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ 4 cho thấy khi đó giữa các tầu chiến đấu mặt nước của Liên Xô và quân Ixraen đã từng xảy ra nhiều cuộc đối kháng hữu hạn. Tuy nhiên, đây mới chỉ là hành động tác chiến mức độ thấp. Tiêu biểu là sự kiện xảy ra ngày 16/10. Trong lúc bảo vệ các tầu biển dân dụng của mình bốc dỡ hàng hoá tại cảng Lattakia ở Xyri, tầu quét lôi lớp Nadja và tầu đổ bộ cỡ trung bình SDK-137 thuộc Hạm đội Biển Đen của Liên Xô đã khai hỏa mãnh liệt vào những chiếc máy bay của Ixraen đang bay phía trên làm nhiệm vụ trinh sát.

Tàu hộ tống lớp Riga của LX​
Cho dù chủ yếu nhằm mục đích tự vệ, nhưng hành động này rất nguy hiểm. Bởi trước đó các nhà lãnh đạo Liên Xô luôn tuyên bố sẽ nghiêm chỉnh tuân thủ nguyên tắc tránh tham gia trực tiếp vào xung đột khu vực. Việc tầu chiến Liên Xô bắn máy bay Ixraen khiến các nước liên quan hiểu rằng Liên Xô đã tạm gác nguyên tắc trên và đã sẵn sàng cho hành động can dự trực tiếp vào chiến tranh giữa Arập và Ixraen.
Ngày 16/10, Liên Xô phái 1 tầu tuần dương Murmansk trang bị pháo hạm và tầu khu trục lớp Kotlin mới đến thay tàu tuần dương trang bị tên lửa Grozny và tầu khu trục lớp Kotlin tiếp tục thực thi nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ mọi động thái của cụm tầu chiến đấu sân bay Independence (CV 62) ở phía nam đảo Krete (Hy Lạp).
Ngày 17/10, lực lượng thiết giáp quân đội Ixraen vượt qua Kênh đào Suez. Hồng quân Liên Xô liền vạch ngay kế hoạch đổ bộ lên bờ tây của Kênh đào Suez và đưa ra phương án sơ bộ biểu thị sức mạnh có giới hạn. Liệu Liên Xô sẽ ra tay hành động và Mỹ, nước bảo trợ an ninh cho Ixraen sẽ chịu ngồi im? Thế giới thấp thỏm lo lắng. Bởi tháng 1/1968, Liên Xô đã từng lên kế hoạch cho một hành động tác chiến kiểu này và mục đích cũng không ngoài việc ngăn chặn ý đồ chiếm Kênh đào Suez từ Ixraen. Khi đó, Liên Xô đã huy động một lực lượng binh lực không nhỏ, chỉ tính riêng thủy quân lục chiến đã gần 10.000 người và lúc nào cũng sẵn sàng lên tầu từ các căn cứ quân sự bên bờ Biển Đen để tham gia tác chiến đổ bộ.
Dường như chiến tranh giữa hai siêu cường là điều không thể tránh khỏi. Giai đoạn nguy hiểm nhất trong cuộc chiến cân não giữa Liên Xô và Mỹ trên Địa Trung Hải chuẩn bị bắt đầu.
http://baotintuc.vn/133N201209211737...-kiem-soat.htm

Kỳ III: Tầu sân bay của Mỹ trở thành mục tiêu ngắm bắn

Ngày 22/10, Ixraen phá vỡ hiệp định đình chiến ký với Ai Cập và Xyri. Tập đoàn quân số 3 của Ai Cập chiếm giữ bờ đông Kênh đào Suez bị quân Ixraen hợp vây, đứng trước nguy cơ xoá sổ. Cairô không ngừng phát đi tín hiệu cầu cứu.


Tầu sân bay Independence (CV 62)​
Ngày 24/10, Liên hợp quốc lần thứ 2 đưa ra hiệp nghị ngừng bắn nhưng cũng không ngăn được chiến sự leo thang. Nụ cười chiến thắng bắt đầu nở trên môi người Ixraen.

Là nước bạn bè của thế giới Arập, Liên Xô không thể đứng nhìn. Tổng Bí thư **** Cộng sản Liên Xô Brezhnev lập tức trực tiếp gọi điện thoại cho Tổng thống Mỹ Nixon, nhấn mạnh Ixraen đã đi ngược lại Nghị quyết số 338 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đồng thời đưa ra kiến nghị: Liên Xô và Mỹ phối hợp bố trí lực lượng gìn giữ hòa bình ở giới tuyến ngừng bắn (do Ai Cập yêu cầu thiết lập).

Thậm chí nhà lãnh đạo tối cao của Liên Xô còn tuyên bố, nếu Oasinhtơn cự tuyệt đề nghị này, Mátxcơva sẽ đơn phương hành động, không ngại can dự vào cuộc chiến tranh Trung Đông để cưỡng chế ngừng bắn.

Đối với phía Mỹ, điều làm Nhà Trắng và Lầu Năm góc cảm thấy bất an nhất chính là việc Liên Xô tăng cường binh lực tại Địa Trung Hải. Theo những tin tức tình báo mà Oasinhtơn có được, khi đó Liên Xô đã bố trí ở Địa Trung Hải 88 chiếc tầu chiến, ngay trong đòn tấn công đầu tiên có thể phóng tới 40 quả tên lửa chống hạm nhằm vào 40 mục tiêu khác nhau.

Không dừng lại, Liên Xô tiếp tục điều động thêm tầu chiến ở nơi khác đến tăng viện cho tiểu hạm đội Địa Trung Hải và đặt 7 sư đoàn đổ bộ đường không (15 vạn quân) đang đóng tại Ucraina trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Tư lệnh hải quân Liên Xô Gorshkov thậm chí còn công khai tuyên bố đã ra lệnh cho lực lượng thủy quân lục chiến nước này sẵn sàng đổ bộ lên bờ biển Ixraen nhằm giải cứu tập đoàn quân số 3 của Ai Cập đang nằm trong vòng vây của Ten Avíp.

Đảo Crete (Hy Lạp) Nơi tâp trung binh lực của Mỹ và LX trong chiến tranh Trung Đông lần 4​
Tình hình Địa Trung Hải căng như dây đàn khi Mátxcơva quyết định điều động một biên đội tàu mặt nước lên đường đến cảng Said (Ai Cập) và phái hàng loạt máy bay trinh sát khu vực xảy ra chiến sự. Dường như người Liên Xô muốn giành lại cảng Said từ tay Ixraen.

Liên Xô dự tính: nhằm ngăn chặn hành động can dự của Mátxcơva, Hạm đội 6 của Mỹ có thể sẽ ra đòn phủ đầu nhằm vào các tầu chiến của nước này ở Địa Trung Hải, nên đã ra lệnh tăng cường tầu chi viện trang bị tên lửa chống hạm cho cụm tầu chiến đấu hải quân của Liên Xô đóng ở phía nam đảo Crete.

Dưới sự hộ tống của 1 tầu khu trục trang bị tên lửa lớp Kashin và 1 tầu khu trục trang bị pháo hạm lớp Kotlin, tầu tuần dương Grozny gia nhập lực lượng theo dõi cụm tầu chiến đấu sân bay Independence (CV 62) của Mỹ (lực lượng này trước đây chỉ có tầu trang bị pháo hạm).

Ở khu vực biển gần đảo Crete vào thời điểm đó, Liên Xô đã tập kết được 2 tầu tuần dương trang bị pháo hạm, 8 tầu khu trục lớp Kashin trang bị tên lửa và 2 tầu khu trục lớp Kotlin trang bị pháo hạm.

Ở phía bắc cảng Said, Liên Xô bố trí 4 tầu đổ bộ loại lớn lớp Crocodylia và 5 tầu đổ bộ cỡ trung bình (tất cả đều chở đầy lực lượng đổ bộ đường biển), 1 tầu khu trục trang bị tên lửa, một số tầu khu trục trang bị pháo hạm và tầu quét lôi. Nhiệm vụ hộ tống được giao cho tầu hộ vệ lớp Riga.

Chưa yên tâm, Mátxcơva tiếp tục điều động thêm hai chiếc tầu đổ bộ từ Biển Đen mang theo 1.000 lính thủy quân lục chiến cùng trang bị vũ khí khởi hành tới Địa Trung Hải. Ngoài ra, 5 chiếc tầu ngầm khác cũng được lệnh tới Địa Trung Hải, đưa tổng số tầu ngầm của Liên Xô khi đó ở Địa Trung Hải lên tới 28 chiếc.

Ngày 25/10, sau một cuộc họp khẩn cấp kéo dài suốt đêm, Nhà Trắng đã đưa ra câu trả lời đanh thép cho đề nghị của Brezhnev: đặt tất cả các lực lượng vũ trang trong tình trạng chuẩn bị chiến tranh cấp độ 3 (thời đó Mỹ có 5 cấp độ chuẩn bị chiến tranh).

Cả thế giới sửng sốt rồi lo lắng.
Thực hiện mệnh lệnh của Nhà Trắng, Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ ra lệnh cho hai cụm tầu sân bay đang ở phía tây Eo biển Gibraltar là Kennedy và Roosevelt tiến đến Địa Trung Hải hội quân với cụm tầu sân bay Independence. Bộ Quốc phòng Mỹ cũng yêu cầu lực lượng không quân của hải quân nước này ngừng thực thi nhiệm vụ chi viện cho các hoạt động vận tải đường không của Ixraen, đồng thời ra lệnh cho tất cả các tầu chiến ngoài 2 biên đội bảo vệ tuyến đường trên biển ra, lập tức gia nhập cụm tầu sân bay Independence (CV 62) và Franklin D. Roosevelt (CV 42).

Rõ ràng, những cuộc trao đổi điện thoại giữa Brezhnev và Nixon đã không đem lại kết quả tích cực. Không chùn bước, nhà lãnh đạo tối cao của Liên Xô liền gửi công hàm chính thức phản đối kịch liệt hành động của Mỹ. Cảm nhận được lập trường cứng rắn của Mátxcơva, ông chủ Nhà Trắng bắt đầu lo ngại và cảm thấy Liên Xô hoàn toàn có thể sử dụng tên lửa hạt nhân để dằn mặt Ten Avíp.

Sau khi được Mỹ cho biết ý đồ của Liên Xô và kiên quyết yêu cầu chấm dứt hành động quân sự, cuối cùng, Ixraen đã phải đồng ý ngừng bắn. Kế hoạch đổ bộ lên Kênh đào Suez của Hồng quân Liên Xô vì thế cũng bị hủy bỏ vào phút cuối. Chiều 25/10, Liên Xô đồng ý bố trí ở giới tuyến ngừng bắn một lực lượng gìn giữ hòa bình không có sự tham gia của quân đội hai siêu cường.

Cho dù như vậy, Mátxcơva vẫn ra lệnh cho các tầu chiến của mình có mặt ở Địa Trung Hải tiến hành diễn tập tấn công tầu sân bay với quy mô lớn. Mật độ và phương thức thao diễn của cuộc diễn tập này khiến người Mỹ vô cùng lo lắng bởi trong tập trận tất cả các hoạt động tác chiến trên biển của Liên Xô đều trực tiếp lấy tầu sân bay Mỹ làm mục tiêu ngắm bắn. Đứng trước kế hoạch tác chiến tận diệt của Hồng quân Liên Xô, Lầu Năm góc quả thực không tìm ra được biện pháp nào đối phó hữu hiệu. Cục trưởng Cục tác chiến hải quân Mỹ lúc bấy giờ là Thượng tướng Elmore đã thốt lên một cách bi quan: “Nếu chiến tranh bùng phát, chúng ta có thể sẽ mất toàn bộ số tầu chiến ở phía đông Địa Trung Hải”.
http://baotintuc.vn/133N201209211742...973-ky-iii.htm

Kỳ IV: Ai là người tháo ngòi nổ

Chiến tranh Trung Đông lần thứ 4 kết thúc, nhưng không vì thế mà cuộc đối đầu trên Địa Trung Hải giữa Liên Xô và Mỹ lắng dịu. Do hải quân Mỹ không chịu rút những tầu chiến tăng viện cho Hạm đội 6, nên hải quân Liên Xô vẫn tiếp tục tăng cường binh lực cho tiểu hạm đội Địa Trung Hải.

Ngày 26/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là James R.Schlesinger tuyên bố dỡ bỏ tình trạng chuẩn bị chiến tranh cấp độ 3. Tuy nhiên, quyết định này không đặt Hạm đội 6 trong phạm vi điều chỉnh. Binh lính và vũ khí trang bị thuộc Hạm đội 6 vẫn nằm trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất.
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 744x555.

Tầu sân bay John F. Kennedy (CV 67) của Mỹ​
Cũng trong ngày 26/10, tư lệnh tiểu hạm đội Địa Trung Hải ra lệnh bắt đầu cuộc diễn tập chống tầu sân bay cường độ cao mà mục đích của nó không ngoài việc tập luyện kỹ năng tấn công tầu sân bay. Tất cả các tầu chiến của Mỹ đang có mặt ở Địa Trung Hải trở thành mục tiêu mô phỏng trong cuộc diễn tập này của tiểu hạm đội Địa Trung Hải.

Ngày 29/10, biên đội chống tầu sân bay số 4 của Liên Xô do tầu tuần dương trang bị tên lửa Grozny chỉ huy tiến vào Địa Trung Hải, từ ngày 31/10 bắt đầu thực hiện nhiệm vụ theo dõi tầu sân bay John F. Kennedy (CV 67) của Mỹ. Trong khi đó, nhiệm vụ theo dõi tầu sân bay trực thăng USS Iwo Jima (LPH 2) được giao cho biên đội chống tầu sân bay số 5.
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 823x569.

Tầu hộ vệ lớp Nanuchka (loại 1234) của LX​
Ngoài ra, Mátxcơva còn ra lệnh cho tầu khu trục hộ tống hai chiến hạm trang bị tên lửa hiện đại nhất của hải quân Liên Xô lúc bấy giờ là tầu hộ vệ lớp Nanuchka (loại 1234) tới Địa Trung Hải. Ngay trong lần ra mắt này, tầu hộ vệ lớp Nanuchka đã phải gánh vác nhiệm vụ nặng nề: gia nhập biên đội chống tầu sân bay. Như vậy, tính đến ngày 31/10, tổng số tầu chiến của tiểu hạm đội Địa Trung Hải đã lên tới 96 chiếc, trong đó có 34 tầu mặt nước và 23 tầu ngầm, tạo nên mối đe dọa nghiêm trọng đối với các lực lượng Mỹ có mặt ở Địa Trung Hải.

Về phía Mỹ, lúc này ở Địa Trung Hải, Lầu Năm góc bố trí 60 chiếc tầu chiến, chủ yếu là loại tấn công, trong đó đáng chú ý là 3 tầu sân bay, 2 tầu sân bay trực thăng (đã nêu ở trên) và 9 tầu ngầm. Rõ ràng, nếu xem xét trên góc độ tương quan so sánh lực lượng, người Mỹ đang ở thế bất lợi và ngày càng trở nên suy yếu trước sự gia tăng binh lực của Liên Xô. Do đó, Lầu Năm góc quyết định lựa chọn phương án tối ưu: đánh đòn phủ đầu trong trường hợp xung đột không thể tránh khỏi.

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Mỹ khi đó, với thực lực của mình, ngay trong đợt tấn công đầu tiên, tiểu hạm đội Địa Trung Hải có thể phóng tới 88 quả tên lửa, chủ yếu nhằm vào 3 tầu sân bay của Mỹ là Independence (CV 62), Franklin D.Roosevelt (CV 42), John F. Kennedy (CV 67) và 2 tầu sân bay trực thăng là USS Iwo Jima (LPH 2), USS Guadalcanal (LPH 7).

Tất cả các tầu chiến của tiểu hạm đội Địa Trung Hải đều đã sẵn sàng và chỉ đợi hiệu lệnh tấn công là hành động. Ở khoảng cách không xa so với tầm với của pháo hạm và tên lửa là toàn bộ lực lượng của Hạm đội 6 cũng đang căng lên như dây đàn. Áp lực lên tới đỉnh điểm. Bóng ma của một cuộc huyết chiến trên Địa Trung Hải giữa Liên Xô và Mỹ dường như đã ló dạng.

May mắn thay điều đó đã không xảy ra. Vào phút cuối, Oasinhtơn phát đi tín hiệu hòa hoãn bằng quyết định ra lệnh cho các cụm tầu sân bay của Hạm đội 6 rời khỏi phía nam đảo Crete đi về hướng tây. Mức độ căng thẳng nhanh chóng giảm xuống. Đáp lại thiện ý của phía Mỹ, từ ngày 3/11, Liên Xô cho khởi động tiến trình rút tầu chiến ra khỏi khu vực biển này. Địa Trung Hải trở về với sự êm đềm vốn có của nó.

http://baotintuc.vn/ho-so/cuoc-chien-can-nao-tren-dia-trung-hai-giua-lien-xo-va-my-nam-1973-ky-iv-ai-la-nguoi-thao-ngoi-no-20120921174649788.htm
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,428
Động cơ
-8,704 Mã lực
Tên lửa cũng chỉ có tầm nhất định nên Mỹ cần thiết lập khoảng cách an toàn tránh bị phủ đầu. Với vũ khí tiến công đường ko tầm xa trang bị trên B1 thì người ra đòn đầu tiên là Mỹ, Nga sẽ luôn ở thế phòng thủ. Nga ko thể liều lĩnh điều hạm đội Hải - Ko quân ra vùng biển rộng được. Khả năng lưỡng đầu thọ địch cũng khó nếu Mỹ chỉ cần điều 02 Carrier battle Group (1 phần của hạm đội 7) tiến hành uy hiếp trên chiến trường rộng 2000km.
Con B1 thì đâu có khả năng tàng hình nhể, nếu mò vào tầm bắn của S500 thì nghẽo à, mờ ngoài máy bay ra thì mẽo còn tomahaw, nhưng loại này Nga sử nó bình thường. Tàu chiến mẽo còn phải đối mặt với hệ thống tên lửa phòng thủ bờ của Nga nữa. Em nghĩ là mẽo khó ăn được Nga đấy.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Vấn đề là chiến tranh thật TU2 có cơ hội xuất kích bất ngờ không, nếu bất ngờ thì cơ hội rất cao, thậm chí 100%.
Nói chung chả nói trước được điều gì cả, dựa vào GG anh em chém gió với nhau cho đỡ buồn mà :D

Vì giờ cái đống rada ngoài chân trời + vệ tinh nó soi thì xuất kích Tu22 bất ngờ cũng không dễ lắm, thêm nữa để dẫn bắn cho KH22 ở tầm vài trăm km cũng có thể bị áp chế nữa...
Áp chế cách nào trong Tu-22m3 Nga có hàng trăm chiếc, mỗi chiếc lại mang được đa hệ tên lửa Kh15/22/55...khi nó là đa hệ dẫn lẫn bắn-quên thì áp chế kiểu gì, kể cả có vào tầm SM2/6, CIWS cũng ko kịp reload ? radar OTH thì phải có đk thời tiết bức xạ đặc biệt như giông bão mới có được. Đường bay Kh15/22/55 rất phức tạp nhé. Còn giờ E2, FA18E thì đã có MiG-31BM, kha khá Su-33 còn lại rồi. Nếu đánh ngoài đại dương mênh mông thì Nga thua, nhưng đánh gần Kuril thì hạm đội 7 thành tàu ngầm hết. Ngoài ra Nga còn có thể kết hợp với Su-35S mini awacs vừa suporrt cho Tu22m3 vừa tham gia scan, detect target là TSB, Su-35S phát hiện mục tiêu cỡ TSB lên tới 400km

Kh-22M/MA range 600km mach 5, ko có hệ thống PK nào của Mỹ đỡ được + combat radius Tu-22m3 là 2410 km = 3010 km. CVBG cần phải ở ngoài phạm vi đó mới sống sót. FA18E thì chỉ có CR 537 km ko đủ để đánh chặn Tu22m3, main radar Aegis AN/SPY1 trên các con DDG51 chỉ có max 185km lại giới hạn đường chân trời, ko đủ lock Tu-22m3 để bắn sm2. Hiện nay tất cả Kh-xx của Nga đều tích hợp hệ dẫn Glonass nữa rồi nhé

Mỹ chỉ có 2 cái SBX-1. Nếu Nga sử dụng vũ khí đặc biệt Kh55 tạo sóng thần ở gần CVBG quyét sạch CVBG (nhóm tsb) Mỹ thì sbx cũng chả làm gì được. Cái này Nga nó tính lâu rồi, ko phải mới mẻ gì. VÌ khi đó không quân hạm LX thua Mỹ. Su-34 cũng mang được kh55 bản Kh-55SM 3000km. Đối với TQ tuy ít lựa chọn hơn, nhưng H6K cũng có kiếm CJ-10 2500km. Bây giờ cái TQ, Nga thua Mỹ là không quân hạm đội thôi.

Mỹ muốn chống lại hiệu quả thì chỉ có thể diệt hết Tu-22m3, H6k khi chúng đang đậu trên mặt đất, hoặc tung ra hơn 4 hạm đội lẫn điều động KQ của Mỹ ở Hàn, Nhật lẫn các quốc gia ĐM đánh bại các nhóm anti carrier của Nga, TQ gồm (có thể) H6K + JH-7A + J11B/15/16, Su30MKK/K2 + KJ200/500/2000, Tu22m3 + Tu95 + Tu160 + Su27SM/33/34/35S/30M2/30SM + MiG-31BM. Hiện tại Glonass, Bắc Đẩu dần dần đã hoàn thiện nữa rồi, nhóm TSB Mỹ càng ngày càng phải ra xa.
 
Chỉnh sửa cuối:

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Tên lửa cũng chỉ có tầm nhất định nên Mỹ cần thiết lập khoảng cách an toàn tránh bị phủ đầu. Với vũ khí tiến công đường ko tầm xa trang bị trên B1 thì người ra đòn đầu tiên là Mỹ, Nga sẽ luôn ở thế phòng thủ. Nga ko thể liều lĩnh điều hạm đội Hải - Ko quân ra vùng biển rộng được. Khả năng lưỡng đầu thọ địch cũng khó nếu Mỹ chỉ cần điều 02 Carrier battle Group (1 phần của hạm đội 7) tiến hành uy hiếp trên chiến trường rộng 2000km.
Khoảng cách an toàn thì Mỹ cũng chẳng làm gì được Nga, TQ. TQ còn có loại DF21D nữa, TSB Mỹ nếu ko muốn mất toàn bộ số FA18, E2 thì đừng có động tới trên 3000km của Nga, mình đã nói rõ ở trên. Ngoài ra nếu sử dụng Kh55 thì Nga có 2 lựa chọn có thể tạo sóng thần đánh lật TSB

E chả nói xấu Nga nhưng HQ Nga bây giờ so với TQ vẫn còn phải rón rén. Tên lửa đối hạm trên những chiến hạm còn nổi có thể đi xa được của Nga cũng ko đủ để bắn được 1/2 số tàu khu trục của hạm đội 7 :(
Cái đấy là do bản thân chú em thấy vậy chứ chả ai thấy vậy cả. Người rành KTQS họ hiểu. Hạm đội Nga đâu có mạnh = hạm đội Mỹ đâu so làm gì ? đơn giản vì Nga ko có TSB thực thụ nên + với số FA18E kia thì hạm đội Mỹ hơn hẳn, nhưng bù lại phi đội chống TSB thì chỉ có Nga và mạnh nhất là Nga. TQ biết điều này nên họ dựa vào chủ yếu là DF21D, còn Mỹ vì kém cỏi trong Anti ship nên chỉ có thể sử dụng TSB với ~ nước nhỏ yếu
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,428
Động cơ
-8,704 Mã lực
Hóa ra năm đó mẽo cũng suýt tè ra quần à.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Con B1 thì đâu có khả năng tàng hình nhể, nếu mò vào tầm bắn của S500 thì nghẽo à, mờ ngoài máy bay ra thì mẽo còn tomahaw, nhưng loại này Nga sử nó bình thường. Tàu chiến mẽo còn phải đối mặt với hệ thống tên lửa phòng thủ bờ của Nga nữa. Em nghĩ là mẽo khó ăn được Nga đấy.
B1 thì phải so với Tu-160, mà B1 thì chỉ là vịt cho MiG-31BM thôi, lãnh thổ Nga khổng lồ B1 nó bắn chỗ nào cho đủ ? các căn cứ gần vùng Kuril thì đều có MiG-31BM, Su-35S/27SM/30M2/SM, chưa kể B1 để ở trong hangar radar Voronezh 6000km của Nga nó cũng thấy rõ như ban ngày, chưa cần tới lúc xuất kích. TLAM ko dùng để anti ship nên ko lo, Harpoon thì quá tệ hại rồi ko so được với bọn ashm của Nga đâu. Về hạm đội như mình đã nói Nga thua Mỹ vì Mỹ có cả Fighter, AWACS nhiều hơn. Nhưng về phi đội anti carrier thì Nga hơn hẳn :)) đâu lại vào đó. Nga vẫn an toàn cả trên 3000km. Bấy lâu nay Nga hù dọa Nhật lùn mà có thấy TSB Mỹ nào bén mảng tới như năm 1996 ra hù TQ đâu.

Đọc bài này để thấy vì sao LX ko mặn mà với nhóm TSB và CVBG Mỹ suy sụp vì nó như thế nào. Nói chung hiện nay Nga lãnh thổ rộng lớn họ ko cần bành trướng, dù cũng có 1 số cá nhân có tham vọng. Nhưng hiện tại tình hình kinh phí chưa cho phép. Có điều nếu bảo Nga sợ CVBG thì càng ko phải, vì hiện nay Mỹ sợ Blackfire và squadron anti carrier của Nga thì đúng hơn

The Backfire was the bane of the US Navy's carrier fleet during the Cold War
http://www.flightglobal.com/blogs/the-dewline/2013/01/russia-not-selling-tu-22m3-bac/
 
Chỉnh sửa cuối:

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
10,537
Động cơ
536,693 Mã lực
Khoảng cách an toàn thì Mỹ cũng chẳng làm gì được Nga, TQ. TQ còn có loại DF21D nữa, TSB Mỹ nếu ko muốn mất toàn bộ số FA18, E2 thì đừng có động tới trên 3000km của Nga, mình đã nói rõ ở trên. Ngoài ra nếu sử dụng Kh55 thì Nga có 2 lựa chọn có thể tạo sóng thần đánh lật TSB



Cái đấy là do bản thân chú em thấy vậy chứ chả ai thấy vậy cả. Người rành KTQS họ hiểu. Hạm đội Nga đâu có mạnh = hạm đội Mỹ đâu so làm gì ? đơn giản vì Nga ko có TSB thực thụ nên + với số FA18E kia thì hạm đội Mỹ hơn hẳn, nhưng bù lại phi đội chống TSB thì chỉ có Nga và mạnh nhất là Nga. TQ biết điều này nên họ dựa vào chủ yếu là DF21D, còn Mỹ vì kém cỏi trong Anti ship nên chỉ có thể sử dụng TSB với ~ nước nhỏ yếu
Nên lịch sự chút để tôi tôn trọng bạn, đừng vác văn hóa trẻ trâu vào
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
10,537
Động cơ
536,693 Mã lực
‘Nếu Mỹ tấn công, các chiến hạm Nga sẽ bị tiêu diệt trong 20 phút’
TPO- Tàu tuần dương hạm cùng 2 chiến hạm yểm trợ hộ tống được Nga phái tới gần bờ biển Syria. Nếu Mỹ quyết định tiến công chúng, những chiến hạm này sẽ bị tiêu diệt trong vòng 20 phút.

Đó chính là thừa nhận có phần chua xót của một chuyên gia quân sự Nga. Kho vũ khí hạt nhân của Nga cho phép quốc gia này khẳng định vị trí siêu cường của mình, nhưng trong lĩnh vực vũ khí thông thường Nga không được liệt vào tầm cỡ đó. Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey đã tuyên bố như vậy. Các chuyên gia nghiên cứu xác nhận, hiện nay chưa có sự đồng đẳng trong lĩnh vực vũ khí thông thường và Nga phải điều chỉnh bằng việc dựa vào vũ khí hạt nhân. Nhưng tình hình sẽ khác đi trong một vài năm tới.

Tuần trước, Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ đã ủng hộ nghị quyết cho phép tiến hành chiến dịch quân sự tại Syria. Tham gia điều trần ông Martin Dempsey đã thông báo, đánh giá về hành động trả đũa có thể xảy ra của phía Nga sẽ được báo cáo các nghị sỹ trong những phiên họp bí mật. Tướng Dempsey nói: “Nước Nga vẫn có những yếu tố cho phép khẳng định mình là một siêu cường. Chẳng hạn như kho vũ khí hạt nhân nước này đang tàng trữ. Nhưng trong lĩnh vực vũ khí thông thường, tôi không cho rằng, nước Nga thuộc phạm trù đó”.

Tàu chiến hạng nặng Moskva được Nga điều tới biển Địa Trung Hải khi tình hình chiến sự tại Syria nóng lên.

Trước thềm Hội nghị cấp cao G20 vừa diễn ra tại Saint Peterbourg, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có một cuộc trả lời phỏng vấn dành cho kênh truyền hình Channel-1 và hãng thông tấn Mỹ Assiated Press. Trả lời câu hỏi Nga sẽ đáp trả như thế nào việc sử dụng các hành động vũ lực, nước Nga sẽ đứng về phía Syria hay cắt đứt các mối quan hệ với nước này, ông Putin nêu rõ: “Nước Nga có những kế hoạch của mình, nói ra lúc này còn quá sớm. Đó là những kế hoạch trong trường hợp tình hình phát triển chỉ theo một kịch bản, theo kịch bản thứ 2 hoặc thứ 3. Chúng tôi có sự hình dung mình sẽ làm gì và làm như thế nào”.

Phó giám đốc thứ nhất Học viện các vấn đề địa chính trị Konsstantin Sivkov không cho tuyên bố của tướng Dempsey về tiềm lực quân sự của nước Nga trong lĩnh vực vũ khí thông thường là xa rời thực tế. “Có thể nói nước Nga chưa được liệt vào hàng những quốc gia trung bình, nếu xét về tương quan giữa tiềm lực quân sự Nga chỉ ở mức độ ngang với Bỉ”- ông đã nói như vậy với phóng viên báo Vzgliad.

Theo ông Sivkov, với biên chế lực lượng vũ trang hiện tại Nga chỉ có khả năng giải quyết những nhiệm vụ tối đa trong 2 cuộc xung đột vũ trang quy mô tương tự như ở Chesnia. Đối với một cuộc chiến tranh khu vực phải có lực lượng ít nhất với quân số nửa triệu người. Ông nói: “Cuộc chiến tranh khu vực dạng như “Bão táp sa mạc” chỉ là những chiến dịch bình thường mà Mỹ đã tiến hành nhiều lần. Trong chiến tranh Việt Nam, lực lượng quân sự của Mỹ có tới 1,5 triệu quân. Hiện nay nước Nga nếu tổng động viên cũng chỉ có thể thành lập cụm quân không quá 250.000 người”.

So sánh lực lượng hải quân giữa Nga và Mỹ, ông Sivkov nhận định hạm đội Phương Bắc chỉ có thể giải quyết hiệu quả nhiệm vụ đối đầu với một cụm không quân xung kích Mỹ. Vị chuyên gia này phân tích: “Người Mỹ sẽ có ít nhất 4 cụm như thế trong trường hợp xung đột xảy ra. Hạm đội Thái Bình Dương của Nga cùng lắm chỉ có khả năng giải quyết các nhiệm vụ đối phó với 1-2 cụm tàu sân bay, trong khi Mỹ có tới 11 cụm như thế”.

Tàu sân bay USS Nimitz cũng đang có mặt tại biển Địa Trung Hải chuẩn bị cho cuộc tấn công quân sự Syria. Mỹ có tới 11 cụm tàu sân bay xung kích như vậy với rất nhiều kinh nghiệm chiến tranh.

Theo nhận định của Sivkov, hạm đội Biển Đen có biên chế tương đương một cụm chiến hạm xung kích, mà chỉ riêng hạm đội 6 Mỹ có tới 10 cụm như thế. “Chỉ trong lực lượng hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đã có gần 30 tàu ngầm, còn hạm đội Biển Đen của Nga chỉ có một chiếc” - chuyên gia phân tích nhận xét và nhấn mạnh nước Nga hiện nay “chỉ giữ được kèo trên về vũ khí hạt nhân”.

Sivkov nhìn nhận tàu tuần dương hạm cùng 2 chiến hạm yểm trợ hộ tống được Nga phái tới gần bờ biển Syria, nếu Mỹ quyết định tiến công chúng “những chiến hạm này sẽ bị tiêu diệt trong vòng 20 phút”. “Hải đoàn 5 của Liên Xô cũ trong điều kiện thông thường đã từng có khoảng 30 chiến hạm, và lực lượng như vậy đã từng có khả năng đương đầu với một cuộc xâm lược”- ông Sivcov bình luận vẻ tiếc nuối.

Nhưng Tổng biên tập tạp chí “Phòng thủ đất nước” Igor Kortchenko lại cho rằng nước Nga không xây dựng quân đội kiểu Mỹ, và “chúng ta có những nhiệm vụ khác”. Kortchenko nói: “Thời gian tới tất cả 4 quân khu của nước Nga sẽ được kiện toàn đồng bộ trong lĩnh vực trang bị kỹ thuật, để mỗi một quân khu có thể đẩy lùi các mối đe dọa phát sinh trong khu vực nhiệm vụ của mình”.

Ông lưu ý trong những năm gần đây nước Nga quan tâm đáng kể tới việc phát huy những khả năng của mình trong lĩnh vực vũ khí phi hạt nhân. Các khoản chi phí ngân sách đầu tư vào “Chương trình vũ trang quốc gia” cho phép tới năm 2020 kiện toàn cho quân đội các vũ khí, trang bị kỹ thuật mới ở mức độ 70%. “Đây sẽ là một chỉ số không tồi. Hiện chúng ta đang sử dụng phần lớn vũ khí trang bị cũ từ thời Xô viết nhưng tiến bộ đang diễn ra nhanh chóng”- ông Kortchenko nói và chỉ rõ Bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu đặc biệt quan tâm tới việc đưa vũ khí trang bị mới vào các đơn vị quân đội.

Theo lời chuyên gia nghiên cứu này, gần đây quân đội Nga đã tiếp nhận đồng bộ một lữ đoàn tổ hợp tên lửa tác chiến-chiến thuật Iskander-M. Sự quan tâm lớn lao cũng được dành cho việc đưa các máy bay không người lái vào trang bị, các hệ thống tên lửa phòng không S-400 đã bắt đầu được đặt mua hàng loạt. “Trong lĩnh vực vũ khí thông thường cần phải ghi nhận việc cung cấp các loại xe bọc thép mới và kỹ thuật ô tô. Dự kiến năm 2015 chiếc xe tăng thế hệ thứ 5 Armata đầu tiên sẽ ra đời. 2.200 xe tăng loại này sẽ được đặt mua. Về không quân, đang đặt mua hàng loạt máy bay cường kích tiền phương Su-34 và máy bay tiêm kích Su-35. Dự kiến sẽ cung cấp cho quân đội hơn 1.200 trực thăng các loại. Tất cả những điều này chứng tỏ, vấn đề nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và trang bị vũ khí mới cho quân đội được quan tâm đặc biệt”- vị chuyên gia kết luận.

Kortchenko cũng nhấn mạnh trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân, nước Nga vẫn là một siêu cường, có thể bù lại sự yếu thế tạm thời về vũ khí thông thường bằng cách dựa vào vũ khí hạt nhân. Ông Igor Korotchenko tuyên bố: “Bất kỳ kẻ thù tiềm tàng nào cũng phải hiểu rằng, nếu gây ra những hành động quân sự chống lại nước Nga, chúng ta có thể sẽ đáp trả bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật và chiến lược. Điều này trong bất cứ trường hợp nào cũng sẽ cân bằng mọi cơ hội và làm bình ổn tình hình quân sự- chính trị thế giới xung quanh đường biên giới nước Nga”.

Đỗ Ngọc Inh (Theo Bình luận quân sự, Nga)


Lịch sử đã sang trang​
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top