[Funland] Các Cụ OFer thông thái cho em hỏi một chút kiến thức về điện

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
7,189
Động cơ
237,118 Mã lực
Tuổi
37
ví dụ nối tiếp nhiều nguồn điện bằng cách nối cực dương của nguồn này với cực âm của nguồn kia thì chỉ tạo một bộ nguồn bằng tổng các nguồn đơn lẻ chứ có tạo ra dòng đâu cụ. Muốn có dòng vẫn phải tạo mạch vòng kín giữa hai cực ngoài
Cái này em đồ rằng chỉ đúng với pin 1 chiều điện hóa. Xoay chiều thì bùm. Cụ thử xem. Thử nối 2 cực của 2 ổ cắm xem.
 

Cụ Kéo

Xe ngựa
Biển số
OF-145302
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
26,329
Động cơ
587,498 Mã lực
Nơi ở
Nhà :))
Website
shopee.vn
Nếu cụ ấy cách điện với đất, ví dụ đi ủng cách điện hoặc đứng trên tấm gỗ dày và khô, thì cụ ấy có thể dùng tay trần nối 2 đầu dây lửa như bình thường mà không cần ngắt nguồn, chỉ cần không chạm vào dây mát là được.
Mà tốt nhất là không nên làm như thế.
Cái này phải dân chuyên mới dám làm và làm được . Còn chỉ đọc như này mà làm theo thì tạch .
Dùng tay trần nối dây điện thì chú ý phải chập 2 đầu dây điện với nhau xong rồi mới được chạm tay vào , còn mà 2 tay cầm vào 2 đầu dây điện thì nên cẩn thận :))
 

Cụ Kéo

Xe ngựa
Biển số
OF-145302
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
26,329
Động cơ
587,498 Mã lực
Nơi ở
Nhà :))
Website
shopee.vn

tranvanhuy

Xe buýt
Biển số
OF-306168
Ngày cấp bằng
25/1/14
Số km
550
Động cơ
504,809 Mã lực
Nơi ở
Chân cầu
Cụ đọc kỹ lại về dòng điện, điện thế ( điện áp), điện trở, điện cảm, điện dung....cố gắng hiểu bản chất nó là gì thì sẽ vỡ ra nhiều vấn đề khác nữa :D
Như câu hỏi của cụ nói nôm na thế này: dây trung tính người ta chôn xuống đất tại trạm biến áp. Nếu trường hợp dòng điện = 0 thì coi như đất trạm biến áp và đất nhà cụ là đẳng áp, tức không có sự chênh áp.
Tuy nhiên đất dẫn điện kém ( có điện trở) , nên nếu có sự xuất hiện dòng điện từ nhà cụ về trạm biến áp sẽ xuất hiện sự chênh áp. Mức chênh này tùy thuộc dòng điện ( U= IR).
Với điện gia đình dòng điện từ vài A đến vài chục A sẽ xảy ra chênh áp rất lớn - đến mức không thể sử dụng thiết bị được.
Để tránh sự chênh áp này thì người ta phải chạy dây trung tính từ trạm biến áp về đến nhà cụ, vì điện trở dây dẫn bé hơn nhiều điện trở đất.
Thực tế sử dụng, nếu cụ nào lấy đồng hồ đo thử điện áp giữa dây trung tính và đất sẽ có sự chênh lệch vài V đến vài chục V và rất không ổn định. Do điện trở đất biến thiên theo nhiệt độ, độ ẩm..... :D
Em hỏi cụ chút: Nguồn vào nhà do thợ điện lắp đúng qui định và dùng ổn định. Đột nhiên, nhà cung cấp điện đổi pha nóng/trung tính ở nguồn cấp, thì có những thiết bị điện dân dụng nào trong nhà bị ảnh hưởng không ạ, và có thiết bị nào ảnh hưởng đến mức chập cháy không?
 

Tadiman893

Xe buýt
Biển số
OF-124763
Ngày cấp bằng
19/12/11
Số km
737
Động cơ
384,953 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em chào các cụ. Em có một thắc mắc nghĩ mãi mà không giải thích được. Theo Em hiểu khi đi học, khi có một nguồn điện, để có thể tạo ra dòng điện thì giữa hai cực phải có một mạch vòng khép kín. Vậy trong thực tế việc dùng dây điện nối đất, mục đích để dòng điện đi xuống đất thì vẫn có dòng điện từ cực dương của nguồn điện xuống đất mà không đến cực âm tức là vẫn có dòng điện khi mạch không khép kín.
Cũng tương tự ví dụ khi ta lỡ chạm tay vào dây điện, trong khi chân chạm đất thì ta sẽ bị điện giật. Theo cách hiểu thông thường thì trong trường hợp này dòng điện sẽ đi từ cực dương của nguồn, qua người xuống đất. Tuy nhiên nếu giải thích theo cách hiểu dòng điện phải đi từ cực dương đến cực âm để tạo thành mạch vòng khép kín thì e không giải thích được.
Em cũng có tìm hiểu cách giải thích là do trung tính của nguồn điện nối đất. Vì vậy khi ta chạm đất thì co như sẽ khép kín mạch. Tuy nhiên theo cách giải thích này dòng điện sẽ đi từ cực dương nguồn qua cơ thể người xuống đất rồi về âm nguồn, coi như đất là vật dẫn khép kín mạch. Tuy nhiên không hiểu là với tính chất và không gian của vật dẫn "đất" rộng lớn và phức tạp như vậy (từ điểm mà ta chạm tay vào đến điểm trung tính nguồn nối đất) thì điện trở của vật dẫn "đất" sẽ như thế nào, dòng điện sẽ đi thế nào...
Và nếu cách giải thích trên là đúng thì trong trường hợp trung tính nguồn không nối đất thì khi ta chạm một tay vào dây nóng, trong khi chân chạm đất thì có bị giật không...
Kính mong các cụ thông thái giải thích giúp
Em nhớ em học thì Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện (không nhất thiết phải kín). Nếu phải kín thì chắc cũng khó mà có sấm sét được.
 

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,278
Động cơ
520,466 Mã lực
Em nhớ em học thì Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện (không nhất thiết phải kín). Nếu phải kín thì chắc cũng khó mà có sấm sét được.
à nếu hiệu điện thế đủ lớn thì không khí sẽ ko còn cách điện nữa, dòng electron nó phi đc trong không khí khi hiệu điện thể đủ lớn sẽ xảy ra tia lửa điện
 

hienhp

Xe tải
Biển số
OF-309460
Ngày cấp bằng
26/2/14
Số km
422
Động cơ
302,341 Mã lực
Em hỏi cụ chút: Nguồn vào nhà do thợ điện lắp đúng qui định và dùng ổn định. Đột nhiên, nhà cung cấp điện đổi pha nóng/trung tính ở nguồn cấp, thì có những thiết bị điện dân dụng nào trong nhà bị ảnh hưởng không ạ, và có thiết bị nào ảnh hưởng đến mức chập cháy không?
Đảo như thế không sao cụ nhé, chỉ bị ảnh hưởng khi họ đấu:
1. Hai dây vào nhà cụ thành 2 dây pha, khi đó điện áp đặt lên thiết bị nhà cụ là 380V chứ không phải là 220V.
2. Lưới cung cấp bị mất trung tính, khi đó thiết bị nhà cụ với thiết bị nhà khác sẽ nối tiếp với nhau và điện áp đặt lên mạch nối tiếp này 380V, khi đó một số thiết bị sẽ bị cháy, nhất là phần điều khiển. Để khắc phục tình trạng này thì theo quy định bao nhiêu m gì đó ngoài cột phải có tiếp địa lặp lại do dây trung tính.
 

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,972
Động cơ
473,882 Mã lực
Em hỏi cụ chút: Nguồn vào nhà do thợ điện lắp đúng qui định và dùng ổn định. Đột nhiên, nhà cung cấp điện đổi pha nóng/trung tính ở nguồn cấp, thì có những thiết bị điện dân dụng nào trong nhà bị ảnh hưởng không ạ, và có thiết bị nào ảnh hưởng đến mức chập cháy không?
Ko ảnh hưởng thiết bị cụ ợ. Chỉ lưu ý với các thiết bị đóng cắt bằng 1 dây: công tắc đèn, atomat 1 cực..... Sẽ mất tác dụng an toàn khi cần cắt điện để đấu nối. Các thiết bị đóng cắt lúc này là cắt dây Trung tính, trên thiết bị vẫn duy trì dây pha ( dây lửa, dây nóng).
Trong trường hợp bị đổi đầu như thế, nhanh nhất là đảo đầu dây tại at tổng là được \m/
 

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,972
Động cơ
473,882 Mã lực
Đảo như thế không sao cụ nhé, chỉ bị ảnh hưởng khi họ đấu:
1. Hai dây vào nhà cụ thành 2 dây pha, khi đó điện áp đặt lên thiết bị nhà cụ là 380V chứ không phải là 220V.
2. Lưới cung cấp bị mất trung tính, khi đó thiết bị nhà cụ với thiết bị nhà khác sẽ nối tiếp với nhau và điện áp đặt lên mạch nối tiếp này 380V, khi đó một số thiết bị sẽ bị cháy, nhất là phần điều khiển. Để khắc phục tình trạng này thì theo quy định bao nhiêu m gì đó ngoài cột phải có tiếp địa lặp lại do dây trung tính.
Đảo pha lửa với trung tính mà cụ, có phải đảo 2 pha lửa đâu mà ra 380 được :D
 

doccocuukiem

Xe điện
Biển số
OF-485979
Ngày cấp bằng
1/2/17
Số km
3,239
Động cơ
141,336 Mã lực
Em chào các cụ. Em có một thắc mắc nghĩ mãi mà không giải thích được. Theo Em hiểu khi đi học, khi có một nguồn điện, để có thể tạo ra dòng điện thì giữa hai cực phải có một mạch vòng khép kín. Vậy trong thực tế việc dùng dây điện nối đất, mục đích để dòng điện đi xuống đất thì vẫn có dòng điện từ cực dương của nguồn điện xuống đất mà không đến cực âm tức là vẫn có dòng điện khi mạch không khép kín.
Cũng tương tự ví dụ khi ta lỡ chạm tay vào dây điện, trong khi chân chạm đất thì ta sẽ bị điện giật. Theo cách hiểu thông thường thì trong trường hợp này dòng điện sẽ đi từ cực dương của nguồn, qua người xuống đất. Tuy nhiên nếu giải thích theo cách hiểu dòng điện phải đi từ cực dương đến cực âm để tạo thành mạch vòng khép kín thì e không giải thích được.
Em cũng có tìm hiểu cách giải thích là do trung tính của nguồn điện nối đất. Vì vậy khi ta chạm đất thì co như sẽ khép kín mạch. Tuy nhiên theo cách giải thích này dòng điện sẽ đi từ cực dương nguồn qua cơ thể người xuống đất rồi về âm nguồn, coi như đất là vật dẫn khép kín mạch. Tuy nhiên không hiểu là với tính chất và không gian của vật dẫn "đất" rộng lớn và phức tạp như vậy (từ điểm mà ta chạm tay vào đến điểm trung tính nguồn nối đất) thì điện trở của vật dẫn "đất" sẽ như thế nào, dòng điện sẽ đi thế nào...
Và nếu cách giải thích trên là đúng thì trong trường hợp trung tính nguồn không nối đất thì khi ta chạm một tay vào dây nóng, trong khi chân chạm đất thì có bị giật không...
Kính mong các cụ thông thái giải thích giúp
Khái niệm dòng electron đi từ dương đến âm khép kín mạch điện là giải thích cho các bậc học thấp, ví dụ như giải thích cho trẻ em là em bé từ nách sinh ra. Cái này nhiều sinh viên chuyên nghành về kỹ thuật điện cũng còn hiểu nhầm chứ không nói các ngành khác. Rất nhiều người nhầm bởi kiến thức học từ phổ thông là dòng điện chính là dòng electron chuyển động với tốc độ ánh sáng chạy khép kín mạch. Thực ra các electron chuyển động trong mạch với tốc độ khá thấp, có lẽ chỉ bằng con người đi bộ, tốc độ ánh sáng của dòng điện chính là tốc độ sóng điện từ. Thậm chí khi electron không hề di chuyển đi đâu, chỉ dao động đứng yên tại chỗ thì vẫn có dòng điện chạy tốc độ 300000km/s trong mạch. Bạn bị điện giật không phải vì bị electron chạy với tốc độ ánh sáng qua người.
Hy vọng qua đoạn giải thích trên bạn hiểu hơn về việc dòng điện đi đâu và về đâu
 

Sim Mobi

Xe buýt
Biển số
OF-564749
Ngày cấp bằng
17/4/18
Số km
733
Động cơ
155,328 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em chào các cụ. Em có một thắc mắc nghĩ mãi mà không giải thích được. Theo Em hiểu khi đi học, khi có một nguồn điện, để có thể tạo ra dòng điện thì giữa hai cực phải có một mạch vòng khép kín. Vậy trong thực tế việc dùng dây điện nối đất, mục đích để dòng điện đi xuống đất thì vẫn có dòng điện từ cực dương của nguồn điện xuống đất mà không đến cực âm tức là vẫn có dòng điện khi mạch không khép kín.
Cũng tương tự ví dụ khi ta lỡ chạm tay vào dây điện, trong khi chân chạm đất thì ta sẽ bị điện giật. Theo cách hiểu thông thường thì trong trường hợp này dòng điện sẽ đi từ cực dương của nguồn, qua người xuống đất. Tuy nhiên nếu giải thích theo cách hiểu dòng điện phải đi từ cực dương đến cực âm để tạo thành mạch vòng khép kín thì e không giải thích được.
Em cũng có tìm hiểu cách giải thích là do trung tính của nguồn điện nối đất. Vì vậy khi ta chạm đất thì co như sẽ khép kín mạch. Tuy nhiên theo cách giải thích này dòng điện sẽ đi từ cực dương nguồn qua cơ thể người xuống đất rồi về âm nguồn, coi như đất là vật dẫn khép kín mạch. Tuy nhiên không hiểu là với tính chất và không gian của vật dẫn "đất" rộng lớn và phức tạp như vậy (từ điểm mà ta chạm tay vào đến điểm trung tính nguồn nối đất) thì điện trở của vật dẫn "đất" sẽ như thế nào, dòng điện sẽ đi thế nào...
Và nếu cách giải thích trên là đúng thì trong trường hợp trung tính nguồn không nối đất thì khi ta chạm một tay vào dây nóng, trong khi chân chạm đất thì có bị giật không...
Kính mong các cụ thông thái giải thích giúp
Đất đặc biệt là đất ẩm + nước ở trong đất có nhiều khoáng chất nên dẫn điện ác lắm đấy cụ. cụ cứ coi nó là đường thẳng từ chỗ điểm chạm tay đến chỗ nối đất của hệ thống điện đi (chắc nhiều chỗ lắm đấy)
Trường hợp không nối đất thì ko bị giật cụ nhé, cụ có thể test bằng cách dùng 1 cái tụ điện nạp điện 220v vào, sờ lần lượt từng chân tụ sẽ ko bị giật (đừng sờ cả 2 cùng lúc ko cháy thịt đấy), thử bút điện ko sáng. Nếu nối 1 chân tụ xuống đất thì thử bút điện sẽ thấy chân tụ còn lại sáng.
 

quancan

Xe tăng
Biển số
OF-22054
Ngày cấp bằng
6/10/08
Số km
1,908
Động cơ
511,477 Mã lực
Nơi ở
18 H-Q-Viet. Email :quancancan@gmail.com
Điện ko đùa đc ,chỉ khuyên các bác nghiệp dư : ko chạm đồ điện 220v < đang sửa , nghi hỏng ... > bằng cả 2 tay 1 lúc và nên đi dép nhựa , cao su , dầy gia ..... < ttóm lại dép cách điện tốt >.KHi sửa chữa và tiếp xúc chỗ nghi nghờ có điện trên 100v . Bị điện áp cao giật đi nhanh lắm có khi chỉ chớp mắt là chết toi luôn đó
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,972
Động cơ
473,882 Mã lực
Không có âm dương sao thử bút điện chỉ 1 dây đèn đỏ, còn dây kia thì không?
Điện dân dụng là điện xoay chiều - tần số 50Hz, không có âm dương gì hết cụ nhé.
Bút thử điện có tác dụng phát hiện sự chênh lệch điện áp, nó không quan tâm đến âm dương.
 

huyhung123

Xe điện
Biển số
OF-42755
Ngày cấp bằng
9/8/09
Số km
2,816
Động cơ
481,839 Mã lực
Còn tuỳ. Giả sử tấm kim loại của cụ rất to, chứa được/cung cấp được rất nhiều electron, cụ vẫn sẽ bị giật :D
Kim loại mà thừa hoặc thiếu nhiều E thế thì thành 1 cực nguồn rồi!
 

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,972
Động cơ
473,882 Mã lực
Dòng điện ko nhất thiết là đi từ cực âm sang cực dương mà chỉ cần có sự chênh lệch điện áp là sẽ có dòng điện. Ví dụ 2 điểm đều mang điện tích dương thì dòng điện sẽ là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích dương.
Cụ học lại kiến thức cơ bản về dòng điện nhé. Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.
Điện tích ở đây là rất nhiều loại: electron, ion+, ion-......
Muốn các điện tích di chuyển thì phải có điện trường, tức là chênh lệch điện áp.
Còn âm hay dương là do quy ước. Người ta lấy electron có điện tích âm làm chuẩn, E chạy từ cực âm sang cực dương.
Ngược lại ion+ chạy từ cực dương sang cực âm.
Chắc học phổ thông toàn chép bài thằng bên cạnh :))
 

hienhp

Xe tải
Biển số
OF-309460
Ngày cấp bằng
26/2/14
Số km
422
Động cơ
302,341 Mã lực
Em chào các cụ. Em có một thắc mắc nghĩ mãi mà không giải thích được. Theo Em hiểu khi đi học, khi có một nguồn điện, để có thể tạo ra dòng điện thì giữa hai cực phải có một mạch vòng khép kín. Vậy trong thực tế việc dùng dây điện nối đất, mục đích để dòng điện đi xuống đất thì vẫn có dòng điện từ cực dương của nguồn điện xuống đất mà không đến cực âm tức là vẫn có dòng điện khi mạch không khép kín.
Cũng tương tự ví dụ khi ta lỡ chạm tay vào dây điện, trong khi chân chạm đất thì ta sẽ bị điện giật. Theo cách hiểu thông thường thì trong trường hợp này dòng điện sẽ đi từ cực dương của nguồn, qua người xuống đất. Tuy nhiên nếu giải thích theo cách hiểu dòng điện phải đi từ cực dương đến cực âm để tạo thành mạch vòng khép kín thì e không giải thích được.
Em cũng có tìm hiểu cách giải thích là do trung tính của nguồn điện nối đất. Vì vậy khi ta chạm đất thì co như sẽ khép kín mạch. Tuy nhiên theo cách giải thích này dòng điện sẽ đi từ cực dương nguồn qua cơ thể người xuống đất rồi về âm nguồn, coi như đất là vật dẫn khép kín mạch. Tuy nhiên không hiểu là với tính chất và không gian của vật dẫn "đất" rộng lớn và phức tạp như vậy (từ điểm mà ta chạm tay vào đến điểm trung tính nguồn nối đất) thì điện trở của vật dẫn "đất" sẽ như thế nào, dòng điện sẽ đi thế nào...
Và nếu cách giải thích trên là đúng thì trong trường hợp trung tính nguồn không nối đất thì khi ta chạm một tay vào dây nóng, trong khi chân chạm đất thì có bị giật không...
Kính mong các cụ thông thái giải thích giúp
Mạch điện cung cấp của ta là mạch 3 pha nối hình sao trung tính nối đất trực tiếp, vì vậy khi cụ chạm vào dây pha mà chân chạm đất là tạo thành mạch kín rồi, tùy thuộc vào điện trở chạm đất của cụ thì mức độ chênh lệch điện áp sẽ lớn hay nhỏ và sẽ có dòng điện chạy qua người. Với cơ thể của con người thì dòng điện tầm trên 30mA là gây nguy hiểm rồi.
Còn về ý cụ hỏi đất mênh mông thế sao lại về nguồn được thì nó như thế này: trạm biến áp cấp điện cho nhà cụ thì bán kính cấp điện của nó tầm 2km (em không biết chính xác bao nhiêu vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố), cực trung tính của máy biến áp này được nối trực tiếp với hệ thống tiếp địa tại trạm và chạy đến nhà cụ là dây trung tính, cứ vài trăm m dây trung tính này lại được nối với điểm tiếp địa lặp lại, điểm này có khi lại ngay đầu ngõ nhà cụ cho nên khi chân cụ chạm đất thì điện trở từ chân cụ đến dây trung tính của nguồn đủ nhỏ để có chênh lệch điện áp, và đã có chênh áp thì sẽ có dòng điện chạy qua người để về nguồn ---> dân gian gọi là bị giật điện, còn kỹ thuật gọi là bị shock điện, nhẹ thì tê tê, nặng thì lăn đùng ngã ngửa.
 

hienhp

Xe tải
Biển số
OF-309460
Ngày cấp bằng
26/2/14
Số km
422
Động cơ
302,341 Mã lực
Đảo pha lửa với trung tính mà cụ, có phải đảo 2 pha lửa đâu mà ra 380 được :D
Cụ lại không đọc kỹ trả lời của em rồi, em bảo là nó không ảnh hưởng rồi còn gì và em nói thêm các trường hợp có thể gây ảnh hưởng:)
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,412
Động cơ
262,247 Mã lực
Khái niệm dòng electron đi từ dương đến âm khép kín mạch điện là giải thích cho các bậc học thấp, ví dụ như giải thích cho trẻ em là em bé từ nách sinh ra. Cái này nhiều sinh viên chuyên nghành về kỹ thuật điện cũng còn hiểu nhầm chứ không nói các ngành khác. Rất nhiều người nhầm bởi kiến thức học từ phổ thông là dòng điện chính là dòng electron chuyển động với tốc độ ánh sáng chạy khép kín mạch. Thực ra các electron chuyển động trong mạch với tốc độ khá thấp, có lẽ chỉ bằng con người đi bộ, tốc độ ánh sáng của dòng điện chính là tốc độ sóng điện từ. Thậm chí khi electron không hề di chuyển đi đâu, chỉ dao động đứng yên tại chỗ thì vẫn có dòng điện chạy tốc độ 300000km/s trong mạch. Bạn bị điện giật không phải vì bị electron chạy với tốc độ ánh sáng qua người.
Hy vọng qua đoạn giải thích trên bạn hiểu hơn về việc dòng điện đi đâu và về đâu
Em vặn cụ tý :D
Tốc độ dòng điện không phải là tốc độ ánh sáng, mà là tốc độ của sóng điện từ trong vật dẫn. Ánh sáng chỉ là một phần của phổ sóng điện từ thôi.
Với dòng điện trong dây dẫn, tốc độ này là từ 50%-90% tốc độ ánh sáng trong chân không.
 

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,972
Động cơ
473,882 Mã lực
Khái niệm dòng electron đi từ dương đến âm khép kín mạch điện là giải thích cho các bậc học thấp, ví dụ như giải thích cho trẻ em là em bé từ nách sinh ra. Cái này nhiều sinh viên chuyên nghành về kỹ thuật điện cũng còn hiểu nhầm chứ không nói các ngành khác. Rất nhiều người nhầm bởi kiến thức học từ phổ thông là dòng điện chính là dòng electron chuyển động với tốc độ ánh sáng chạy khép kín mạch. Thực ra các electron chuyển động trong mạch với tốc độ khá thấp, có lẽ chỉ bằng con người đi bộ, tốc độ ánh sáng của dòng điện chính là tốc độ sóng điện từ. Thậm chí khi electron không hề di chuyển đi đâu, chỉ dao động đứng yên tại chỗ thì vẫn có dòng điện chạy tốc độ 300000km/s trong mạch. Bạn bị điện giật không phải vì bị electron chạy với tốc độ ánh sáng qua người.
Hy vọng qua đoạn giải thích trên bạn hiểu hơn về việc dòng điện đi đâu và về đâu
Cụ nói ngược chiều chuyển động của electron roài. Nó có điện thích âm nên đi từ âm đến dương nhá :D
Em vặn cụ tý :D
Tốc độ dòng điện không phải là tốc độ ánh sáng, mà là tốc độ của sóng điện từ trong vật dẫn. Ánh sáng chỉ là một phần của phổ sóng điện từ thôi.
Với dòng điện trong dây dẫn, tốc độ này là từ 50%-90% tốc độ ánh sáng trong chân không.
Các cụ nói đúng về tốc độ electron, nó chạy chậm như rùa bò. Tốc độ lan truyền dòng điện là tốc độ lan truyền của điện trường, chứ ko phải tốc độ chạy của electron trong vật dẫn.
Hình dung electron trong vật dẫn như các toa xe đoàn tàu hỏa. Bỏ qua sai số cơ khí giữa các khớp nối toa thì khi đầu kéo chạy, lực kéo truyền ngay đến toa cuối cùng để kéo cả lũ cùng chạy, chứ không phải cái toa cuối nó nhảy lên đầu, hay nó đứng yên đấy chờ đầu kéo xuống kéo nó đi :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top