Có 1 hôm đường VD3 tắc cả 2 làn. Thấy tắc (đằng trước xe đứng im) em thả đi chậm cách xe trước 3- 50m, thằng sau cứ thấy thế là bóp còi . Em dừng cmnl thế là đằng sau nó cứ bóp còi đến 3-50 giây ấy. Sau nó cố vượt lên nhô cái đầu ra chém 1 mình nó nghe.
Mỗi thân xe tính 5m vậy khoảng cách đó là 6-10 thân xe là hơi bị nhiểu đó cụ, khi tắc nên bám đoàn ở khoảng cách an toàn từ tối thiểu 1 đến 2 thân xe là cùng thôi. Xa như cụ lại chả gây ức chế cho tài ở tp. Cụ không vội thảnh thơi nhưng cũng đừng áp suy nghĩ t ko vội thì mày cũng không được vội.
Còn để lái xe cầm vô lăng thì chỉ có 1 việc điều khiển xe không làm việc gì thêm khác: khi lên xe phải quan sát xung quanh xe có vướng vật thể ra vào gì ko, lốp láp có non xịt hay bị kê đinh gì ko, xăng cỏ đủ dùng kể cho cả tắc đường ko. Xem đoạn đường đi đông tắc gì không, chọn lộ trình phù hợp nắm qua các ngã rẽ hay như cháu kể cả thuộc đường nhưng cứ set con điện thoại bật sẵn ggmaps đi cho chủ động đường cấm tức thời hay nắm trước lối rẽ cho chắc cú.
Còn ở nội tp:
- Cháu không bao giờ lấn chiếm làn phải - luôn dành 1 lối đi biên phải cho 2 bánh. Qua cầu có làn hỗn hợp không bao giờ đi, ví dụ như cầu Chương Dương cứ đường hoàng đi lỗi giữa cho 4 bánh chứ ko đi lối hỗn hợp 2 - 4 bánh.
- Tuân thủ 3 xanh thì bỏ 3 đỏ thì đi; Gần đây thì cảnh giác hơn cứ 3 xanh thì bỏ - đỏ chuyển hẳn qua xanh mới đạp ga đi vì có 1 số "bẫy" đèn 10s xanh về rụp cái đỏ và hết 0 đỏ mãi đèn không chuyển qua xanh khá chi là khốn nạn.
- Có điện thoại số lạ thì tắt chuông chưa nghe, số quen thì cứ đường hoàng táp lề xi nhan rồi đối thoại nếu thấy cần thiết hoặc mở loa ngoài mà oang oang cả xe nghe chắc cũng ổn.
- Và không tiếc tiếng còi với đội 2 bánh. Cứ dùng nhưng vừa đủ để cảnh báo đội này về việc có 4 bánh tiến đến bên cạnh.
- Nói thêm về nguyên tắc đèn qua giao lộ: Nếu quan sát giao lộ thấy 2 hay 3 hệ đèn trên giá long môn có số giây khác biệt nhau thì sẽ làn nào áp đèn rẽ làn ấy - khi đó rẽ trái/phải/thẳng thì dần dần xi nhan chiếm làn cần rẽ, còn nếu số giây 2-3 hệ đèn y như nhau thì lẽ thường làn đi thẳng sẽ được rẽ trái/phải luôn.
Còn ghét nhất đi xã tỉnh hay tp thuộc tỉnh: các xe cứ tà tà 2-30km cho tuyến được đi 5-60km lại còn bán nguyên giữa 2 làn của cùng chiều.
Các thể loại không ưa khác:
- Đội đi chậm bám làn trái này, đội này bảo thủ thôi rồi t không cần đi nhanh cũng ko muốn cho xe khác đi nhanh hơn. Phải hiêu làn trái này dành cho xe đi nhanh hơn xe muốn vượt thì cho vượt, "làn này là làn thi đấu tốc độ - chúng nó muốn rơi tiền thì kệ cho chúng nó đi nhanh". Xe vượt là họ đá đèn pha từ xa là phải hiểu họ xin vượt, nhiều vị tài còn ko hiểu thể loại tín hiệu đá pha này là gì - chắc nghĩ nó ngứa tay.
- Đội chuyên để đèn pha: cũng phải hiểu là phía trước 100-200m có phương tiện tham gia giao thông kể cả cùng chiều hay ngược chiều thì ko được dùng đèn pha - gây nguy hiểm cho quan sát của người khác cũng là gây huy hiểm cho mình.
- Đội vừa đi vừa buôn điện thoại, cầm ghé sát tai lái 1 tay hay chọt chọt nhắn tin thì thôi miễn bàn đội vô ý thức nhất này.
- Đội dịch vụ thì ẩu, động tý lại bài ca nghề nó bạc xin xỏ này nọ. Cứ thẳng tưng mà bắt đền cho họ nhớ.
Nói thêm về nếu có va chạm cứ bảo hiểm mà liên hệ xử lý nhá cc. Phải hiểu bảo hiểm thân vỏ là mặc định sửa xe hỏng cho xe của bản thân (nếu tài xế không vi phạm như có cồn hay gì khác) rồi thế quyền chủ bảo hiểm đòi đền đâu thì kệ họ. Về bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc (là cái bh xe nào cũng phải mua ko x phạt đó) phải hiểu rõ rằng bên 1/2 là cá nhân mình và bảo hiểm đó - bên thứ 3 là xe đối thủ mình va chạm phải hay cục bê tông, cây đèn ... mình thơm phải là cái bảo hiểm đó phải bồi thường chi trả. Trách nhiệm đều thuộc về các loại bảo hiểm, cá nhân người điều khiển xe chỉ phải liên hệ (ghi âm cho chắc cú) báo tới đội bảo hiểm đó là xong.
Cá nhân cháu trên xe luôn phải có bảo bối là lọ sing-gum nhá cho thêm bình tĩnh xử lý.
Tạm thế đã ạ.