Cụ nói cứ như đúng rồi ấy, luật sư bảo là Ngân hàng được quyền thu giữ tài sản nhé :
http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/luat-su-ngan-hang-co-quyen-thu-giu-tai-san-bao-dam-de-thu-hoi-no-20150319222149932.chn
Con nợ này thì là siêu chây ỳ rồi, được miễn cho cả 500 củ tiền lãi từ năm 2013 mà vẫn chây ỳ:
http://infonet.vn/ngan-hang-vpbank-noi-gi-vu-thu-hoi-no-buc-hiep-chu-nha-post160372.info , quả để osin trong nhà chắc là bài của con nợ rồi
Em rất ghét cái loại đi ăn xong tìm cách quỵt
Em chả bênh bọn quyẹt nợ, em chỉ nói đến cách xử lý tôn trọng pháp luật. Tại sao phải có phán quyết của tòa kinh tế và đội thì hành án thì đây, cụ đọc trong chính Nghị định số 163/2006/NĐ-CP mà ông luật sư của cụ có nói:
Điều 63. Thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý
1. Bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản theo thông báo của người này; nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thì người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều này để xử lý hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, người xử lý tài sản có trách nhiệm:
a) Thông báo trước cho người giữ tài sản về việc áp dụng biện pháp thu giữ tài sản bảo đảm trong một thời hạn hợp lý. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do, thời gian thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các bên.
b) Không được áp dụng các biện pháp vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm.
3. Trong trường hợp người giữ tài sản bảo đảm là người thứ ba thì bên bảo đảm có trách nhiệm phối hợp với người xử lý tài sản thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm.
4. Bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm phải chịu các chi phí hợp lý, cần thiết cho việc thu giữ tài sản bảo đảm; trong trường hợp không giao tài sản để xử lý hoặc có hành vi cản trở việc thu giữ hợp pháp tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại cho bên nhận bảo đảm thì phải bồi thường.
5. Trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nếu bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì người xử lý tài sản bảo đảm có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm.
Việc của Ngân hàng không phải là kéo người đến dùng vũ lực để xiết nợ thưa cụ. Điều ông luật sư Truong Thanh Đúc của cụ nói :"Trong số các phương thức được pháp luật cho phép, Ngân hàng hoàn toàn có quyền tự mình thu giữ tài sản bảo đảm và tiến hành định giá, bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ mà không cần thông qua thủ tục khởi kiện ra Tòa. Tuy nhiên, trước thời điểm thu giữ tài sản bảo đảm, Ngân hàng phải gửi văn bản thông báo cho Bên bảo đảm và Ủy ban nhân dân cấp phường, xã nơi tiến hành thu giữ tài sản" là mập mơ. Mập mờ cái gì? Một trong số những phương thức được pháp luạt cho phép, thì phương thức ngan hàng được tự mình thu tài sản đảm bảo đó là trường hợp hai bên không tranh chấp, là trường hợp êm đẹp. Còn nếu không, mời cụ áp dụng điều 63 ở trên.