[Funland] Các cụ bình luận sao về vụ này ạ - bị nhân viên PVBank siết nợ cướp nhà :D

mihkun

Xe điện
Biển số
OF-173291
Ngày cấp bằng
23/12/12
Số km
2,457
Động cơ
367,826 Mã lực
Sinh ra toa án để làm j
Thế đấy cụ ạ, lẽ ra khi có tranh chấp thì phải ra tòa, và đội thi hành án sẽ thực hiên phan quyết để hai bên không phải vác dao chém nhau mà thu hòi nợ. Các cụ Of nhà minh không để ý luật dã đành, đến Ngân hàng và công an cũng hành xử kiểu luật rừng bảo sao xã hội không loạn. Từ những việc như thế, rồi đến lúc có ai nào đó gặp chuyện bị xử ép thì lại gào lên là sao xã hội loạn lạc chả thấy luật pháp đâu.
 

hanm2

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-348788
Ngày cấp bằng
30/12/14
Số km
208
Động cơ
269,590 Mã lực
VPBank có vượt thẩm quyền thu nợ ?
Vụ lùm xùm thu giữ nhà và “nhốt” người giúp việc (!?) của cán bộ Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã gây xôn xao dư luận. Câu chuyện xử lý nợ, tài sản bảo đảm của ngân hàng được luật sư Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng Văn phòng luật sư Nguyên Minh “mổ xẻ” dưới góc độ pháp lý.

Được biết, ông Nguyễn Sỹ Minh đã vay của VPbank 5 tỷ đồng, hiện đã trả 1 tỷ đồng tiền lãi và 700 triệu đồng nợ gốc. Tuy nhiên, ngày 17/3, cán bộ ngân hàng bất ngờ dán thông báo, niêm phong, lắp khóa cửa căn hộ 1401 tòa 17T2 Trung Hòa-Nhân Chính là tài sản bảo đảm (TSBĐ). Hơn thế, còn ngăn cản gia đình anh Minh vào nhà, khóa cửa “nhốt” người giúp việc ở bên trong, khiến nhiều người kinh ngạc về cách thu nợ của VPBank.

Thưa ông, việc một ngân hàng bất ngờ tiến hành thu giữ TSBĐ cho khoản nợ vay, như bất động sản, xe ôtô, hàng hóa… có là điều bất thường trong quan hệ tín dụng?

Các quy định tại Bộ luật dân sự và Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm cho phép ngân hàng được quyền yêu cầu bên thế chấp tài sản hoặc bên đang quản lý tài sản giao tài sản thế chấp để xử lý khoản vay đến hạn, hoặc bên vay thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. Nếu không giao tài sản theo yêu cầu này thì ngân hàng có quyền thực hiện biện pháp thu giữ tài sản để xử lý.

Trong quan hệ tín dụng bình thường thì ngân hàng không được thu giữ tài sản để xử lý, mà chỉ được thực hiện biện pháp này khi khoản vay bị quá hạn, bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Khi đó, ngân hàng phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.




Cán bộ VPBank AMC bất ngờ thu giữ tài sản bảo đảm của khách hàng


Được biết, phía VPBank đã có các thông báo về Quyết định thu giữ TSBĐ số 4367/2014/QĐ-CTHĐQT ngày 15/9/2014 của Chủ tịch HĐQT ngân hàng và Thông báo số 723/2015/TB-VPbank AMC của Cty TNHH Quản lý tài sản VPBank AMC về xử lý TSBĐ từ 9h30 ngày 17/3/2015. Những văn bản này nên được hiểu như thế nào ?

Tôi không có đủ hồ sơ vụ việc để đưa ra đánh giá chính xác, toàn diện. Tuy nhiên, tôi có một số ý kiến sau:

Thứ nhất, theo quy định của Điều 58 Nghị định 163/2006/NĐ-CP, người xử lý TSBĐ là bên nhận bảo đảm hoặc người được bên nhận bảo đảm ủy quyền. Như vậy VPBank mới là người xử lý tài sản hoặc có thể ủy quyền cho Công ty quản lý tài sản (VPBank AMC) xử lý. Nếu không có ủy quyền, hoặc có nhưng chưa thông báo cho khách hàng và các bên liên quan về việc ủy quyền này mà VPBank AMC đã thực hiện thu giữ, xử lý TSTC là VPBank và VPBank AMC chưa thực hiện đúng quy định.

Thứ hai, nội dung văn bản Thông báo số 723 của VPBank AMC dán trên cửa căn hộ là về việc “xử lý tài sản bảo đảm”. Thông báo này lại trích dẫn đến một thông báo khác là Thông báo số 589 ngày 26/02/2015 của Tổng Giám đốc VPBank AMC cũng về việc xử lý TSBĐ. Tôi không biết nội dung của Thông báo số 598 thế nào, có ấn định thời hạn xử lý và thời hạn chủ nhà giao tài sản cho ngân hàng không? Giả sử, thông báo này có ấn định thời hạn bàn giao TSBĐ cho ngân hàng và đã hết thời hạn mà chủ nhà không bàn giao thì ngân hàng lúc này có quyền thu giữ tài sản để xử lý nợ.

Về thủ tục thực hiện thu giữ tài sản (Điểm a, khoản 2, Điều 63 Nghị định 163), ngân hàng phải thông báo trước cho người giữ tài sản về việc áp dụng biện pháp thu giữ TSBĐ trong một thời hạn hợp lý, lý do, thời hạn thực hiện, quyền và nghĩa vụ của các bên… Cả Quyết định số 4367 và Thông báo số 723 được dán trên cửa căn hộ không phải là thông báo về việc áp dụng biện pháp thu giữ TSBĐ, mà đã tiến hành thu tài sản là chưa làm đúng quy định.


Cán bộ ngân hàng đã niêm phong cả căn hộ cùng những tài sản khác trong nhà thì có thực hiện đúng quy định không, thưa ông?

Ngân hàng chỉ được thu giữ tài sản thế chấp, nhưng ở đây, lại niêm phong, khóa cửa căn hộ đang có người ở trong nhà là vượt quá quyền của ngân hàng theo quy định pháp luật. Hành động này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro có thể dẫn đến những rắc rối pháp lý khác cho ngân hàng.

Vậy trong tình huống người vay bị bất ngờ thu giữ tài sản, phong tỏa nhà như cách cán bộ VPbank đã hành xử, thì họ nên làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Theo quy định của điều 63, Nghị định 163, Bên giữ TSBĐ phải giao tài sản để xử lý theo thông báo của ngân hàng. Nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà họ không giao tài sản thì ngân hàng có quyền thu giữ TSBĐ để xử lý hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết. Như vậy, ngân hàng có 2 lựa chọn là thu giữ tài sản để xử lý hoặc khởi kiện ra tòa án để giải quyết.

Trong trường hợp, khách hàng nhận được thông báo của ngân hàng về việc thu giữ TSBĐ hoặc bị ngân hàng đến phong tỏa căn nhà như trường hợp trên thì họ nên tìm đến một tổ chức hành nghề luật sư để được tư vấn. Nếu thấy cán bộ ngân hàng làm sai quy định pháp luật thì luật sư sẽ tư vấn cho khách hàng các biện pháp bảo vệ quyền lợi chính đáng, có thể là tố cáo, khiếu nại, khởi kiện ngân hàng... để ngăn chặn những việc làm sai.

Xin cảm ơn ông !

http://thoibaokinhdoanh.vn/Tai-chinh-2/VPBank-co-vuot-tham-quyen-thu-no--12868.html
 
Chỉnh sửa cuối:

hanm2

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-348788
Ngày cấp bằng
30/12/14
Số km
208
Động cơ
269,590 Mã lực
Luật sư: Ngân hàng có quyền thu giữ tài sản bảo đảm để thu hồi nợ

Chúng tôi đã phỏng vấn Luật sư Trương Thanh Đức (Chủ tịch Công ty luật Basico, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc Tế Việt Nam - VIAC) về vấn đề này.

Xin Luật sư cho biết những quy định pháp luật hiện hành để Ngân hàng có thể tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm của khách hàng nhằm xử lý nợ xấu?

Theo Điều 63 "Thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý" của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về Giao dịch bảo đảm thì: “Bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản bảo đảm cho người xử lý tài sản theo thông báo của người này; nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thì người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết”

Việc này cũng đã được hướng dẫn rất cụ thể, rõ ràng tại thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/06/2014 hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Liệu Ngân hàng có quyền được tự mình tiến hành việc thu giữ tài sản mà không thông qua việc khởi kiện tại Tòa án hay không thưa Luật sư?

Bộ luật dân sự năm 2005 và Nghị định số 163/2006/NĐ-CP đã cho phép Ngân hàng với tư cách là Bên nhận bảo đảm được lựa chọn các phương thức xử lý tài sản bảo đảm phù hợp để xử lý thu hồi nợ.

Trong số các phương thức được pháp luật cho phép, Ngân hàng hoàn toàn có quyền tự mình thu giữ tài sản bảo đảm và tiến hành định giá, bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ mà không cần thông qua thủ tục khởi kiện ra Tòa. Tuy nhiên, trước thời điểm thu giữ tài sản bảo đảm, Ngân hàng phải gửi văn bản thông báo cho Bên bảo đảm và Ủy ban nhân dân cấp phường, xã nơi tiến hành thu giữ tài sản.

Một số ý kiến cho rằng, Ngân hàng tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý thu hồi nợ xấu có thể xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân được quy định tại Hiến Pháp. Ý kiến của Luật sư về vấn đề này như thế nào?

Khi đã tự nguyện dùng tài sản thế chấp để bảo đảm cho một nghĩa vụ nhất định, thì chủ sở hữu đã chấp nhận hạn chế quyền sở hữu của mình đối với tài sản đó.

Nếu đã làm đúng trình tự, thủ tục thu giữ tài sản theo quy định của pháp luật thì Ngân hàng không vi phạm quy định đối với việc xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.


Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Công ty Luật Ngân hàng - Chứng khoán - Đầu tư (BASICO); Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc Tế Việt Nam (VIAC)
Các Ngân hàng đang kêu ca là “con nợ được pháp luật hiện hành nuông chiều”? Ý kiến của luật sư về nhận định này?

Các quy định pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm hiện còn nhiều vướng mắc, chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu và bảo vệ quyền lợi chính đáng của phía chủ nợ nói chung, của các Ngân hàng nói riêng. Đặc biệt, trình tự, thủ tục khởi kiện, xét xử và thi hành án dân sự quá phức tạp và kéo dài.

Điều đó đã dấn đến những hậu quả rất tai hại cho xã hội, cho các giao dịch tài sản. Vô hình trung pháp luật đã khuyến khích hành vi bội ước, chây ỳ, không tôn trọng pháp luật và cam kết, không thực hiện nghĩa vụ đã tự nguyện thỏa thuận. Thậm chí trong nhiều trường hợp, càng cố thủ, kéo dài thời hạn trả nợ càng tốt…

Luật sư đánh giá thế nào về vai trò hỗ trợ của chính quyền địa phương, cơ quan Công an trong việc hỗ trợ Ngân hàng xử lý nợ xấu trong giai đoạn hiện nay?

Khoản 5, điều 63 của Nghị đinh số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về Giao dịch bảo đảm đã quy định rõ: “Trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nếu bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì người xử lý tài sản bảo đảm có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm”.

Việc xử lý nợ xấu là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách để khơi thông dòng vốn, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Từ đầu năm đến nay, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành và cơ quan liên quan phối hợp xử lý nợ xấu để ổn định và phát triển kinh tế vĩ mô, hỗ trợ và giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Tôi tin rằng, nếu chính quyền địa phương và Cơ quan Công an thật sự vào cuộc thì kết quả xử lý nợ xấu sẽ chuyển biến rõ rệt

Theo Luật sư, để các Ngân hàng có thể mạnh tay xử lý nợ xấu, đánh tan “cục máu đông” của nền kinh tế, cần phải hoàn thiện và thực thi pháp luật như thế nào?

Theo tôi, cần phải sớm hoàn thiện các quy định pháp luật theo hướng rõ ràng, đơn giản và nhanh chóng xử lý tài sản bảo đảm. Và quan trọng nhất là luật phải đặt ra các chế tài trách nhiệm và kinh tế để định hướng hành vi ứng xử của con nợ, càng xử lý tài sản nhanh càng có lợi thay vì ngược lại.

Việc xử lý nợ xấu hiệu quả đòi hỏi sự hỗ trợ của cả hệ thống chính trị, các Bộ, ngành có liên quan và cộng đồng doanh nghiệp.

Tuy việc xử lý tài sản bảo đảm là hoạt động phục vụ kinh doanh của Ngân hàng, nhưng nó trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của nền kinh tế nên cần phải hết sức được quan tâm. Không chỉ Ngân hàng chịu hậu quả của nợ xấu mà cả nền kinh tế cũng đang phải trả giá.

Lâu nay, việc xử lý nợ nói riêng, xử lý tài sản bảo đảm nói chung còn phụ thuộc quá nhiều vào sự thiện chí của người có tài sản bảo đảm và con nợ. Thậm chí pháp luật hiện hành còn gọi người mắc nợ là “khách nợ”?!? Bao giờ pháp luật còn thiên lệch nhiều về phía bảo vệ người vi phạm cam kết, không thiện chí trả nợ, còn coi “con nợ” là “khách nợ” thù chủ nợ còn tiếp tục “bó tay”, Ngân hàng còn “đứng cho vay, quỳ thu nợ”

Xin trân trọng cảm ơn Luật sư!
http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/luat-su-ngan-hang-co-quyen-thu-giu-tai-san-bao-dam-de-thu-hoi-no-20150319222149932.chn
 
Chỉnh sửa cuối:

hanm2

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-348788
Ngày cấp bằng
30/12/14
Số km
208
Động cơ
269,590 Mã lực
Chốt lai:
1.Luật cho Ngân hàng có quyền thu giữ tài sản thế chấp để xử lý thu nợ.
2. Cách thức thực hiện thu giữ tài sản của VPBank có vẻ chưa đúng.
 

My Hao

Xe container
Biển số
OF-163525
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
6,083
Động cơ
2,014,157 Mã lực
Hồi sinh viên cách đây hai chục năm, phải lúc đói quá em đem cái xe đạp đi cầm đồ. Quá thời hạn thanh toán 1 tuần, lão chủ cầm đồ không thèm hỏi ý kiến em mà tự tiện đem con xe của em đi bán. Giờ em có nên viết đơn kêu cứu gửi báo chí không nhỉ?
 

cameraonline.vn

Xe container
Biển số
OF-113238
Ngày cấp bằng
18/9/11
Số km
9,050
Động cơ
472,098 Mã lực
Nơi ở
cameraonline.vn
Website
www.cameraonline.vn
Lều báo chắc là người quen của con nợ, hay chính con nợ là lều báo. Bank mà phải làm mạnh tay như thế này thì chắc là hết nước hết cái rồi, họ chả hâm đánh đổi cái thương hiệu to tướng lấy căn CC cỏn con này đâu. Đã lên báo thế này thì chắc chắn Bank sẽ công bố chứng từ chứng minh, chờ xem các cụ nhé.
 

dodung1285

Xe hơi
Biển số
OF-339388
Ngày cấp bằng
20/10/14
Số km
161
Động cơ
277,184 Mã lực
Hóng tiếp.nhưng nợ không có khả năng trả là ẩu rồi
 

Cụ Lừa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-354587
Ngày cấp bằng
13/2/15
Số km
590
Động cơ
267,760 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Cổ Nhuế
Hồi sinh viên cách đây hai chục năm, phải lúc đói quá em đem cái xe đạp đi cầm đồ. Quá thời hạn thanh toán 1 tuần, lão chủ cầm đồ không thèm hỏi ý kiến em mà tự tiện đem con xe của em đi bán. Giờ em có nên viết đơn kêu cứu gửi báo chí không nhỉ?
Có! Bác nên gửi thư cho báo Sức khỏe và đời sống để được tư vấn.
 

emtaplai oto

Xe tăng
Biển số
OF-168882
Ngày cấp bằng
28/11/12
Số km
1,652
Động cơ
358,348 Mã lực
Em nghĩ bank nó cũng nghiên cứu chán chê rồi.
Như trường hợp thằng ku em nhà em mấy năm trước cũng cắm sổ vay.
Cũng bị quá hạn. các hình thức gọi điện, công văn rồi gặp trực tiếp có cả
Các kiểu nó đưa ra: gia hạn nợ, giảm lãi vay chán chê
Thậm chí nó còn đưa ra phương án trong trường hợp ko có khả năng trả nợ thì nó cho tự tìm người mua.
Tự thỏa thuận giá cả, chỉ cần lúc giao dịch nó thu về đủ tiền + lãi là nó nhè sổ trả.
Em nghĩ trường hợp này ông đi vay quá củ chuối chây ì nó mới phải đến tận nhà tịch thu như vậy.
Dạng gái đĩ già mồm.
 

redflame

Xe điện
Biển số
OF-195719
Ngày cấp bằng
26/5/13
Số km
2,392
Động cơ
343,211 Mã lực
Em là em éo tin bọn báo chí. Toàn viết theo định hướng của chúng nó, chả mấy khi được công tâm. Em là người trong cuộc vài lần rồi. Vay nợ quá hạn như đã thỏa thuận trên văn bản thì NH nó có quyền niêm phong chứ sao.
 

intelhe

Xe hơi
Biển số
OF-354298
Ngày cấp bằng
10/2/15
Số km
126
Động cơ
265,080 Mã lực
Em nghĩ bank nó cũng nghiên cứu chán chê rồi.
Như trường hợp thằng ku em nhà em mấy năm trước cũng cắm sổ vay.
Cũng bị quá hạn. các hình thức gọi điện, công văn rồi gặp trực tiếp có cả
Các kiểu nó đưa ra: gia hạn nợ, giảm lãi vay chán chê
Thậm chí nó còn đưa ra phương án trong trường hợp ko có khả năng trả nợ thì nó cho tự tìm người mua.
Tự thỏa thuận giá cả, chỉ cần lúc giao dịch nó thu về đủ tiền + lãi là nó nhè sổ trả.
Em nghĩ trường hợp này ông đi vay quá củ chuối chây ì nó mới phải đến tận nhà tịch thu như vậy.
Dạng gái đĩ già mồm.
Khi vay không lường được khả năng tài chính, hẹn lên hẹn xuóng củ chuối chây lỳ, gọi điẹn ko nghe máy còn nói dối ở xa ( mà chốc nghe tin báo có mặt ở nhà rồi ). Tịch thu là đúng.
 

haimb2011

Xe tải
Biển số
OF-104316
Ngày cấp bằng
27/6/11
Số km
344
Động cơ
399,527 Mã lực
em ko thấy thớt kia đâu nên lập thớt này thôi mà. Vụ này 2 bên cùng sai, 1 bên vay ko có khả năng trả, 1 bên ko hẹn mà đến niêm phong nhà như ăn cướp
xxx phường thì đúng là họ ko can thiệp được :D
Cụ đúng là không biết gì về vấn đề này mà cứ phát biểu linh tinh. Luật nó cho cả đấy ạ
 

hanm2

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-348788
Ngày cấp bằng
30/12/14
Số km
208
Động cơ
269,590 Mã lực
Thằng chủ nhà mất một đống tiền thuê báo ăn vạ nhưng rồi vẫn mất nhà thôi. NH sẽ làm quyết liệt và đến cùng không thương lượng giảm nợ cho nữa.
 

nvcuongpro

Xe tải
Biển số
OF-180743
Ngày cấp bằng
17/2/13
Số km
217
Động cơ
337,810 Mã lực
cụ nên bỏ từ cướp nhà khi chưa rõ nguyên nhân
 

Patriots

Xe cút kít
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
16,890
Động cơ
493,356 Mã lực
Thằng éo nào vay tiền mà dám thế chấp nhà, rồi ỳ ra thì ngân hàng ăn đủ à? Thế thì thế chấp nhà làm cái LOL gì?
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực

thanhdo62

Xe tăng
Biển số
OF-353440
Ngày cấp bằng
3/2/15
Số km
1,550
Động cơ
275,080 Mã lực
Thế đấy cụ ạ, lẽ ra khi có tranh chấp thì phải ra tòa, và đội thi hành án sẽ thực hiên phan quyết để hai bên không phải vác dao chém nhau mà thu hòi nợ. Các cụ Of nhà minh không để ý luật dã đành, đến Ngân hàng và công an cũng hành xử kiểu luật rừng bảo sao xã hội không loạn. Từ những việc như thế, rồi đến lúc có ai nào đó gặp chuyện bị xử ép thì lại gào lên là sao xã hội loạn lạc chả thấy luật pháp đâu.
Toàn hiểu lỗ mỗ rồi cãi lấy được cụ ạ -khổ thế đấy .
 

Patriots

Xe cút kít
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
16,890
Động cơ
493,356 Mã lực
Toàn hiểu lỗ mỗ rồi cãi lấy được cụ ạ -khổ thế đấy .
Đó là xảy ra tranh chấp thôi, chứ cụ đã thò mặt vào cái hợp đồng thế chấp ra sao chưa? Nếu hợp đồng thế chấp fix rõ ràng đến dead line mà không trả thì hậu quả ra sao thì việc gì phải tranh chấp nữa, vay thế là quá rẻ, vay xã hội sẽ biết "lịch sự" thế nào? Ở đó mà so ngân hàng với cướp, ở đó mà để osin trong nhà. Mà NH không truy thu được thì nhiều anh khổ lắm, từ các anh tín dụng lên đến anh tươi. Đáng nhẽ phải vay được thật nhiều lúc đó NH mới sợ mình.
 

sthd

Xe cút kít
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
16,166
Động cơ
1,010,550 Mã lực
Toàn hiểu lỗ mỗ rồi cãi lấy được cụ ạ -khổ thế đấy .
Vâng, luật phức tạp lắm, còn lâu mới thu được. Vậy nên cứ vay, tiêu thoải mái rồi chây ì, bùng, cụ nhỉ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top