[Funland] Các cháu mới lớp 7 mà yêu cầu cao siêu thế?

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,366 Mã lực
Tuổi
48
Đề thi học sinh siêu nhân lớp 7 hay sao ấy chứ :D . Cháu đọc hoa cả mắt, mặc dù ngày xưa cũng đọc nhiều văn mẫu phết :P
Cháu đọc 1 bài viết về đề văn này, gửi các cụ đọc cùng :
“SAO LẠI RA ĐỀ NHƯ THẾ NÀY CHO HỌC SINH LỚP 7
1. Nếu cháu tôi dự thi, phải làm đề thi ấy, rồi chẳng may lại được công nhận là HGS có năng khiếu cấp huyện... thì tôi sẽ rất buồn. Bởi vì nếu thế thì cháu tôi chỉ có thể là đứa tâm thần hoặc chỉ học gạo, thuộc lòng những gì cô giáo dạy và chép lại mà thôi. Thật không thể hiểu nổi, tại sao lại có thể ra đề cho HS lớp 7 với nội dung và yêu cầu như thế. Tôi đã không ngủ được cả đêm, không hiểu được vì sao họ lại ra đề ngữ văn cho HS lớp 7 như thế, dù là để chọn HS giỏi.
2. Đề thi nêu trên về cấu trúc và mô hình, nội dung và yêu cầu đều giống như đề thi HSG quốc gia, môn Ngữ văn dành cho lớp 12 hàng chục năm qua. Tôi chưa bàn đến những câu chữ lặp lại, chỉ riêng yêu cầu của đề đã không đúng. Cụ thể, để làm sáng tỏ câu “Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim” thì lấy 1 tác phẩm thơ làm sao làm sáng tỏ được? Vì “những trái tim” là chỉ rất nhiều nhà thơ; và như thế phải lấy rất nhiều bài thơ của nhiều tác giả khác nhau thì mới chứng minh được. Cũng cần nói thêm: ngay cả nếu đề ấy ra cho lớp 12 thì cũng chỉ chọn được những học sinh có thể uyên bác về kiến thức, nhớ nhiều, thuộc nhiều, nặng về bình câu tán chữ... chứ không chọn được HSG có năng lực đọc hiểu, cảm thụ văn học, kể cả năng lực viết...
3. Cứ cho là HSG phải giỏi hơn HS bình thường, thì với HS lớp 7, học theo CT và SGK mới hay cũ cũng đều không thể làm được đề văn như thế. Cần khẳng định HSG dù khác với HS bình thường thì vẫn là HS phổ thông, các em vẫn phải có những kĩ năng cơ bản mà môn học trang bị. Với HS lớp 7, môn Ngữ văn, CT 2018 chỉ yêu cầu các em đọc hiểu, viết và nói nghe những mức độ rất vừa phải. Về đọc, HS đọc hiểu các văn bản: tục ngữ, truyện ngụ ngôn, truyện khoa học viễn tưởng, truyện nói chung, thơ trữ tình, tùy bút, tản văn. Về viết, yêu cầu gồm: “biết viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của mình sau khi đọc một bài thơ bốn, năm chữ; bước đầu biết viết bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống và bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học; bước đầu biết viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hay hoạt động; viết được văn bản tường trình rõ ràng, đầy đủ, đúng quy cách”. Như thế đề văn nêu trên vượt ra toàn bộ các yêu cầu của CT 2018. Dù có ra đề cho HSG thì vẫn phải căn cứ vào các yêu cầu nêu trên của CT để đề xuất cho phù hợp.
4. HS giỏi trước hết phải có năng lực như một HS bình thường; đương nhiên phải hơn HS bình thường. Nhưng thế nào là hơn, là khác HS bình thường? Hơn ở trình độ, năng lực đọc hiểu: đọc nhanh, hiểu nhanh và hiểu đúng, hiểu chính xác một văn bản ngữ liệu mới nhưng tương tự các VB đã học trong CT và SGK lớp 7 (đề tài, thể loại và kiểu văn bản...). Hơn ở kĩ năng viết: nội dung viết đúng yêu cầu của đề, ý đầy đủ, chính xác và có ý sáng tạo; viết rõ ràng, mạch lạc, câu văn có hình ảnh, lời văn sinh động; trình bày đẹp, không sai chính tả, ngữ pháp....
Như thế vẫn là đề thi chung, bình thường cho tất cả mọi HS, chúng ta vẫn có thể chọn ra những HSG của môn học Ngữ văn; không nhất thiết phải ra một dạng đề với yêu cầu khác hẳn với đề thi bình thường. Tất nhiên cũng có thể ra đề khác cho HSG, nhưng các yêu cầu cơ bản vẫn phải tuân thủ CT, nếu có khác chăng vẫn là những yêu cầu cơ bản nhưng có độ khó cao hơn.
HSG vẫn là một HS phổ thông, nhất là các lớp cấp thấp, các em cần được trang bị đầy đủ và toàn diện các kĩ năng cơ bản của môn học như mọi HS bình thường. Các yêu cầu cơ bản ấy như mức xà ngang để đánh giá năng lực của HS. Những em nào vượt lên trên mức xà ấy là HSG. Như thế đề thi phải kiểm tra được cả các mức cơ bản và mức nâng cao của môn học dành cho mỗi lớp. HSG không phải là những siêu nhân, có nhiều ý kiến kì lạ, khác người... trong khi những kĩ năng cơ bản của môn học thì vẫn mắc lỗi... Mong rằng các thầy cô, các cơ sở GD cần hiểu đúng yêu cầu kiểm tra, đánh giá HS, nhất là đề thi HSG các lớp, các cấp. Không phải cứ thi HSG thì ra đề thế nào cũng được, không phải đề càng khó càng tốt; càng lạ càng hay...”
Người viết bài này cũng là một nạn nhân của cách học cũ, cách dạy cũ. Tầm nhìn hạn hẹp và khi đưa ra ví dụ về cách làm đề "thơ là thư ký những trái tim..." thì ông ta viết rất ngây ngô, buồn cười chứng tỏ ông ta cũng không biết cách làm những đề văn kiểu này :))
 

theanh90

Xì hơi lốp
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,803
Động cơ
460,643 Mã lực
Học sinh giỏi là học sinh có khả năng vận dụng kiến thức đã học tốt hay biết nhiều kiến thức ngoài chương trình?
 

TieuFu

Xe container
Biển số
OF-148443
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
8,539
Động cơ
483,480 Mã lực
Nơi ở
rừng
Học sinh giỏi là học sinh có khả năng vận dụng kiến thức đã học tốt hay biết nhiều kiến thức ngoài chương trình?
Học sinh giỏi là học sinh có điểm thi cao ! Mỗi thế thôi !
 

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
7,565
Động cơ
245,704 Mã lực
Tuổi
50
Cụ sai rồi ạ. Những đề kiểu này không học thuộc được vì không có văn mẫu. Đề theo kiểu "Phân tích lòng yêu nước trong thơ Tố Hữu" như ngày xưa hay ra, mới có văn mẫu.

Còn luyện thì tất nhiên muốn giỏi phải luyện chứ ai tự nhiên giỏi. Nhưng để làm được đề kiểu này phải luyện về tư duy hệ thống, khả năng phân tích đề, xây dựng cấu trúc để chứng minh quan điểm, có vốn kiến thức phong phú để đưa ra các ví dụ, dẫn chứng...

Chẳng qua các cụ chưa từng được học theo kiểu đó nên thấy choáng thôi.
Đối với người lớn thì nói làm gì, đây là học sinh lớp 7. Dù có là thần đồng đi nữa thì kiểu gì cũng ít trải nghiệm, ít trải nghiệm thì khó mà viết bằng suy nghĩ của chính mình lắm !

Có thể em sai, nhưng em suy nghĩ như vậy vì em rất dị ứng với cái kiểu giáo dục luyện gà chọi !
 

mr.l0nely.184

Xe điện
Biển số
OF-36141
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
3,229
Động cơ
507,958 Mã lực
Nơi ở
Tối đâu là nhà,Ngã đâu là giường...
Ngày trc đi học E chả bao h tự viết được bài văn nào đến điểm 5, xào chẻ các sách tk, văn mẫu,… cố lắm cô cho đến 5,5đ. Tổng kết cuối kỳ, cuối năm môn Văn bao h cũng <5,0 :D . Nên với E đề nào cũng khó như nhau:P
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,277
Động cơ
110,969 Mã lực
Em làm thử Câu 2:

Thơ - người bạn trung thành
Là một anh thư ký,
Cần mẫn và chăm chỉ
Nói hộ lời trái tim

Nhưng thơ hay khó tìm
Thơ dở nhiều như đất
Nên chúng ta, nói tất
Đa số sống như… ấy =))
 
Biển số
OF-451479
Ngày cấp bằng
8/9/16
Số km
1,700
Động cơ
210,846 Mã lực
Cho con chatgpt làm thử đề:

Câu 1
Hỏi: "Ngạn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ có câu: "Người độ lượng bao giờ cũng thấy mình giàu có". Trình bày suy nghĩ của em về câu ngạn ngữ trên."

ChatGPT: "Để hiểu câu ngạn ngữ này, ta cần phải hiểu định nghĩa của từ “độ lượng”. Độ lượng có nghĩa là khả năng kiềm chế bản thân, đánh giá đúng và xử lý mọi tình huống một cách bình tĩnh, không cảm xúc và dựa trên lập trường đúng đắn.

Người độ lượng là người có khả năng kiềm chế cảm xúc, tư duy tích cực và có khả năng đối mặt với những thách thức trong cuộc sống một cách đúng đắn. Với những phẩm chất này, họ có thể sống hạnh phúc và thịnh vượng trong cuộc sống.

Câu ngạn ngữ cho thấy rằng, nếu bạn có độ lượng, bạn sẽ luôn thấy mình giàu có. Tuy nhiên, đây là một định nghĩa về giàu có khác với định nghĩa thông thường về tiền bạc, tài sản. Thực tế, giàu có của người độ lượng là sự giàu có trong tinh thần, niềm tin vào bản thân và khả năng tạo niềm vui cho bản thân và những người xung quanh.

Tóm lại, câu ngạn ngữ "Người độ lượng bao giờ cũng thấy mình giàu có" cho thấy rằng độ lượng là một phẩm chất quan trọng để sống hạnh phúc và thịnh vượng trong cuộc sống. Người độ lượng có thể đối mặt với những thử thách một cách đúng đắn, kiểm soát tình cảm và tinh thần, và do đó, luôn cảm thấy giàu có về mặt tinh thần."
Câu 2
Hỏi: "Bàn về thơ, Đuy-blây có viết: "Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim". Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng một tác phẩm thơ em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên"."

ChatGPT: "Ý kiến của Đuy-blây là thơ như một người thư kí, ghi lại những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ, trăn trở của con người, và trung thành với những trái tim đã dành tình cảm cho thơ.

Em cũng chia sẻ ý kiến của Đuy-blây. Thơ là nguồn cảm hứng, để cho con người có thể tìm lại tốt đẹp, tình yêu và tâm hồn trong những lúc mệt mỏi, đau buồn. Thơ ghi lại những câu chữ, những ca từ để bảo tồn những kỉ niệm, những hồi ức quý báu, và truyền tải chúng cho những người đọc sau này.

Để làm sáng tỏ ý kiến trên, em xin gửi đến một bài thơ nhỏ:

THƠ LÀM TÌNH TRỌN ĐỜI

Thơ là ký ức tuyệt vời
Ghi dấu lịch sử quê hương đất nước
Giữ trọn tình yêu, niềm tin
Vẽ nên nét đẹp đời mơn man.

Thơ là tình ca của đời
Truyền tải tiếng gọi con tim đong đầy
Vượt qua những khó khăn bao la
Đường đời viên mãn, hạnh phúc bên nhau.

Thơ là giọt nước mắt ngọt ngào
Chia sẻ đắm say những niềm vui, nỗi buồn
Điều con người cần nhất trên thế gian
Là tình thương, tiếng cười, và trái tim khát khao.

Thơ là tình yêu trọn đời
Ghi dấu tình trường trong lòng người
Là niềm tin, hy vọng và ước mơ
Truyền tải đến muôn người qua những câu chữ tràn đầy cảm xúc."
 

111NoName111

Xe tải
Biển số
OF-758346
Ngày cấp bằng
24/1/21
Số km
263
Động cơ
58,762 Mã lực
Tuổi
113
Đối với người lớn thì nói làm gì, đây là học sinh lớp 7. Dù có là thần đồng đi nữa thì kiểu gì cũng ít trải nghiệm, ít trải nghiệm thì khó mà viết bằng suy nghĩ của chính mình lắm !

Có thể em sai, nhưng em suy nghĩ như vậy vì em rất dị ứng với cái kiểu giáo dục luyện gà chọi !
Đứa trẻ con có trải nghiệm của đứa trẻ con, đem so với góc nhìn của người lớn thì đương nhiên nó k đủ trải nghiệm. Nhưng, có ai bắt nó phải viết theo góc nhìn của người lớn đâu !? Nó cứ viết theo góc nhìn của đứa trẻ học lớp 7 là được. Đừng nói trẻ con không biết gì, đứa trẻ học tiểu học đã có cách nhìn nhận riêng về cuộc sống rồi chứ đừng nói hs lớp 7. Nó khác với cách nhìn của người lớn, không có nghĩa là nó không có hay không đủ. Mấy đề này thực ra mới dễ, vì nó yêu cầu viết lên cách nhìn nhận của bản thân, chứ không phải tuân theo 1 khung sườn cố định nào cả. Chỉ có các bố học theo lối học văn cũ mới nghĩ nó khó, trẻ con chưa đủ trải nghiệm. Cách ra đề này chỉ là đề bình thường với giáo dục văn học của Pháp hay Trung mà thôi, không tin cứ tìm thử đề tốt nghiệp phổ thông, trung học của bọn Pháp hay Trung khắc rõ. VN kém nên mới phải đưa vào đề hsg.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Em thấy cái đề văn này mà cho người ra đề làm thì cũng chỉ nói lung tung, ba hoa bát nháo mà thôi.
Mới lớp 7 mà đòi cả nghị luận xã hội lẫn nghị luận văn học thì phải nói là quá ngáo!
34377771424103944924791045222393643181549137n-1683194324788.jpg

Đề Hsg rất hay, vừa có tính Nhân văn vừa khơi gợi Tâm hồn teenager
 

Mợ toét 2710

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-163316
Ngày cấp bằng
25/10/12
Số km
29,653
Động cơ
557,475 Mã lực
Nơi ở
Alo e 24/7 nhé các cụ 0946.538.556
Website
www.gach3ddep.net

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
7,565
Động cơ
245,704 Mã lực
Tuổi
50
Đứa trẻ con có trải nghiệm của đứa trẻ con, đem so với góc nhìn của người lớn thì đương nhiên nó k đủ trải nghiệm. Nhưng, có ai bắt nó phải viết theo góc nhìn của người lớn đâu !? Nó cứ viết theo góc nhìn của đứa trẻ học lớp 7 là được. Đừng nói trẻ con không biết gì, đứa trẻ học tiểu học đã có cách nhìn nhận riêng về cuộc sống rồi chứ đừng nói hs lớp 7. Nó khác với cách nhìn của người lớn, không có nghĩa là nó không có hay không đủ. Mấy đề này thực ra mới dễ, vì nó yêu cầu viết lên cách nhìn nhận của bản thân, chứ không phải tuân theo 1 khung sườn cố định nào cả. Chỉ có các bố học theo lối học văn cũ mới nghĩ nó khó, trẻ con chưa đủ trải nghiệm. Cách ra đề này chỉ là đề bình thường với giáo dục văn học của Pháp hay Trung mà thôi, không tin cứ tìm thử đề tốt nghiệp phổ thông, trung học của bọn Pháp hay Trung khắc rõ. VN kém nên mới phải đưa vào đề hsg.
Cụ nói có lý, nhưng em vẫn chưa tin. Nếu được nhìn vài bài làm của các cháu em mới tin ! Vì xưa giờ em gặp học sinh giỏi văn vài lần rồi, các bạn đó toàn viết theo những gì người lớn dạy cả !
 

111NoName111

Xe tải
Biển số
OF-758346
Ngày cấp bằng
24/1/21
Số km
263
Động cơ
58,762 Mã lực
Tuổi
113
Cụ nói có lý, nhưng em vẫn chưa tin. Nếu được nhìn vài bài làm của các cháu em mới tin ! Vì xưa giờ em gặp học sinh giỏi văn vài lần rồi, các bạn đó toàn viết theo những gì người lớn dạy cả !
Vâng, cái gì về VN cũng đều méo mó cả. Mấy năm nay dân mạng VN đọc đề thi văn tốt nghiệp của Trung thấy hay, quay ra so sánh với đề VN, nên mấy thầy cô VN mới dần chăm ra đề kiểu này.
 

vieteuro

Xe container
Biển số
OF-63079
Ngày cấp bằng
30/4/10
Số km
8,199
Động cơ
24,551 Mã lực
Lớp 7 đã là gì, lớp 6 bây giờ cũng học nghị luận rồi nhé.
Con nhóc nhà em ngây ngô đến lớp 9 còn chưa biết thế nào là cảm thụ văn học, may có con bạn thân giỏi văn nó dạy cho mới biết cách làm để vào được lớp 10, nói gì đến nghị luận. Thằng nhớn thì 23 tuổi rồi cũng đang phải dạy mãi mà chưa tán đc con nào
Bố nó còn đang phải caisua cơ mà :))
 

111NoName111

Xe tải
Biển số
OF-758346
Ngày cấp bằng
24/1/21
Số km
263
Động cơ
58,762 Mã lực
Tuổi
113
Ví dụ 1 bài thi văn tốt nghiệp phổ thông của TQ năm 2019 đây, cho tất cả các học sinh phổ thông, chứ k phải chỉ cho học sinh giỏi nhé:
Đề: Dựa theo tài liệu bên dưới, chọn góc độ, tự nghĩ đề bài, viết bài văn trên 800 chữ, không hạn chế thể văn (trừ thơ).

"Mỗi vật đều có 1 tính, nước thì nhạt, muối thì mặn. Nước thêm nước vẫn là nước, muối thêm muối vẫn là muối. Chua ngọt cay nhạt mặn, năm vị điều hoà, cùng tồn tại hoà trộn tạo ra trăm ngàn vị khác. Vật đã thế, sự việc cũng thế, con người càng thế."

Bài làm:

"Củ cải nấu lên vẫn là củ cải, củ cải nướng thịt thì đã khác

Tom là một cậu bé chăn cừu, cậu có một đàn cừu thuần màu trắng như một đám mây cực lớn. Chính vì thế Tom cực kì ghét con cừu đen duy nhất trong đàn, câu luôn hăm he làm thịt nó.

Vào một ngày mùa đông nọ, trời đổ tuyết lớn, đàn cừu màu trắng lẫn trong nền tuyết làm Tom không cách nào tìm được. Cuối cùng nhờ con cừu đen duy nhất đó mà Tom tìm về được đàn cừu của mình.

Từ đây Tom hiểu được một đạo lý, thuần tuý cố nhiên rất đẹp, thế nhưng cộng sinh hài hoà lại càng tốt hơn.

Trên thực tế, mỗi vật đều có tính chất khác nhau, có vẻ đẹp khác nhau. Hổ dễ nổi nóng, khỉ hấp tấp, cừu hiền lành, động vật đã vậy, thực vật lại càng thú vị hơn, trên đời này không bao giờ có hai chiếc lá giống hệt nhau, cả những thứ cùng loại cũng không phải nhất thành bất biến huống chi là những vật khác nhau hoàn toàn

Vật đã thế, con người càng thế...

Tả Truyền từng viết, tư tưởng con người không ai giống ai, mỗi người một vẻ. Mà tư tưởng thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào tính cách của người đó. Nếu muốn tôn trọng cái gọi là tư tưởng đó thì cần học cách khoan dung, đừng bao giờ vọng tưởng thống nhất tư tưởng, nó là điều phi lý.

Nhưng vấn đề là đã không cách nào thống nhất tư tưởng, vậy phải chung sống thế nào?


Có hai cách, một là tập hợp những người cùng chung chí hướng, những người cùng chung sở thích tập hợp với nhau, hình thành nên một quần thể có quan niệm chung.

Nhưng tiếc là chuyện này rất hiếm có, như củ cải nấu lên vẫn là củ cải, củ cải nướng thịt thì đã khác, làm sao có tư tưởng nào giống tư tưởng nào hoàn toàn.

Sự tham gia của nhiều tư tưởng giống mà khác nhau này còn phá vỡ sự cân bằng sản sinh ra biến hoá. Cát rơi vào miệng trai, thành trân châu quý giá, bụi trong hơi nước hoà thành mưa. Chính vì thế có một câu nói rất đúng rằng: "Người với người khác nhau, chưa chắc là chuyện xấu, chim diều không cần phải biến thành quạ mới có thể chung sống hoà bình."

Nói cách khác là mỗi người một vẻ, tức là hoà hợp.

Từ bản thể triết học mà nói, hoà hợp là quy luật vận hành của vạn vật. Lão Tử nói: "Vạn vật đều có âm có dương, cân bằng âm dương chính là hoà hợp."

Từ góc độ triết học mà nói, hoà hợp là cảnh giới cuối cùng mà con người theo đuổi. Lễ ký viết: "Những kẻ biết hoà hợp mới là kẻ làm chủ và đạt được cái đạo của thiên hạ". Hoà hợp tạo ra sự xây dựng, sản sinh, thuận tiện, thành công và thịnh vượng.

Từ góc độ phương pháp luận triết học thì hoà hợp là quy tắc làm người cơ bản. Luận ngữ viết: "Quân tử hoà hợp nhưng cũng khác nhau." Chỉ khi thuận theo quy tắc hoà hợp để diễn sinh phát triển thì mới có thể tồn tại lâu dài.

Từ góc độ sinh học thì cộng sinh là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trong hệ sinh thái. Hai loại sinh vật cùng giúp nhau tồn tại, thiếu một bên, bên còn lại cũng khó sống nổi. Như tảo và nấm cộng sinh, cá sấu cộng sinh với chim bắt sâu, bò tót cộng sinh với chim ăn ruồi bọ.

Hoà hợp mà khác biệt, cái quan trọng nhất là phải chấp nhận và dung nhập vạn vật, thứ hai là biết chọn lựa và sử dụng những thứ phù hợp với đặc tính tự thân để hoàn thiện chính mình. Cuối cùng là đặt mình trong nhiều hoàn cảnh, tập cho bản thân tính phóng khoáng lạc quan.

Dù là một chỉnh thể bền chắc như thép cũng phải có một thứ khác biệt để điều hoà. Không ít những công ty quốc tế luôn giữ vài người có ý kiến trái ngược nhau trong hội đồng quản trị, những người này sẽ luôn soi mói làm khó dễ các quyết định được hội đồng đưa ra, thế nhưng chỉ có vậy mới có thể thúc đẩy hội đồng đưa ra những quyết sách chính xác và đúng đắn nhất."

Từ Tiểu Bình từng nói: "Với những người gây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, trong nhóm có 3-4 người trung thành và 1 người luôn làm trái lại, chính là tổ hợp tuyệt vời nhất."

Đạo lý này rất đơn giản, kẻ làm trái lại ấy đóng vai người điều hoà, anh ta phản bác, đánh thức, thúc tiến người lãnh đạo, như chim gõ kiến trên cây, vừa là bác sĩ vừa là kẻ gây tai hoạ. Nhưng nó sẽ luôn luôn tồn tại song hành với bạn.

Vậy vấn đề mới lại sinh ra, dung hợp có làm mất đi bản chất của mình không? Hoà hợp, chỉ là điều hoà, không phải hoà tan rồi làm mất bản thân. Bạn có thể đứng ở Trung Quốc nhìn ra thế giới, cũng có thể đứng ngoài thế giới nhìn vào Trung Quốc, nhưng đầu tiên bạn phải là người Trung Quốc là dân tộc Trung Hoa, sau mới là thế giới.

Muối bỏ vào nước sinh thành nước muối. Nước muối bỏ thêm vịt cũng chỉ là nước muối vịt. Mặc cho bạn dung hoà vào quần thể thế nào, bạn cũng phải biết mình luôn là muối, mỗi thứ mỗi vẻ, trăm vẻ dung hoà!
 

TungThoc

Xe điện
Biển số
OF-594422
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
4,592
Động cơ
497,383 Mã lực
Thơ là Thư ký trung thành của những trái tim, ghi lại mỗi cảm xúc rung động cùng nhịp đập, Đuy-blây nói rất đúng nhưng quá khô khan, hãy xem cụ Xuân Diệu nói thế này mới tha thiết:

CẢM XÚC (tặng Thế Lữ)
Làm thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến

Đây là quán tha hồ muôn khách đến
Đây là bình thu hợp trí muôn hương
Đây là vườn chim nhả hạt mười phương
Hoa mật ngọt chen giao cùng trái độc...

Đôi giếng mắt đã chứa trời vạn hộc
Đôi bờ tai nào ngăn cản thanh âm
Của vu vơ nghe mãi tiếng kêu thầm...
Của xanh thẳm thấy luôn màu nói sẽ...

Tay ấp ngực dò xem triều máu lệ
Nghìn trái tim mang trong một trái tim
Để hiểu vào giọng suối với lời chim
Tiếng mưa khóc, lời reo tia nắng đọng

Không có cánh nhưng vẫn thèm bay bổng
Đi trong sân mà nhớ chuyện trên giời
Trút thời gian trong một phút chơi vơi
Ngắm phong cảnh giữa hai bè lá cỏ...

- Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ
Mà vạn vật là muôn đá nam châm
Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm
Sao lại trách người thơ tình lơi lả?
-XUÂN DIỆU-
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Đề thi học sinh siêu nhân lớp 7 hay sao ấy chứ :D . Cháu đọc hoa cả mắt, mặc dù ngày xưa cũng đọc nhiều văn mẫu phết :P
Cháu đọc 1 bài viết về đề văn này, gửi các cụ đọc cùng :
“SAO LẠI RA ĐỀ NHƯ THẾ NÀY CHO HỌC SINH LỚP 7
1. Nếu cháu tôi dự thi, phải làm đề thi ấy, rồi chẳng may lại được công nhận là HGS có năng khiếu cấp huyện... thì tôi sẽ rất buồn. Bởi vì nếu thế thì cháu tôi chỉ có thể là đứa tâm thần hoặc chỉ học gạo, thuộc lòng những gì cô giáo dạy và chép lại mà thôi. Thật không thể hiểu nổi, tại sao lại có thể ra đề cho HS lớp 7 với nội dung và yêu cầu như thế. Tôi đã không ngủ được cả đêm, không hiểu được vì sao họ lại ra đề ngữ văn cho HS lớp 7 như thế, dù là để chọn HS giỏi.
2. Đề thi nêu trên về cấu trúc và mô hình, nội dung và yêu cầu đều giống như đề thi HSG quốc gia, môn Ngữ văn dành cho lớp 12 hàng chục năm qua. Tôi chưa bàn đến những câu chữ lặp lại, chỉ riêng yêu cầu của đề đã không đúng. Cụ thể, để làm sáng tỏ câu “Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim” thì lấy 1 tác phẩm thơ làm sao làm sáng tỏ được? Vì “những trái tim” là chỉ rất nhiều nhà thơ; và như thế phải lấy rất nhiều bài thơ của nhiều tác giả khác nhau thì mới chứng minh được. Cũng cần nói thêm: ngay cả nếu đề ấy ra cho lớp 12 thì cũng chỉ chọn được những học sinh có thể uyên bác về kiến thức, nhớ nhiều, thuộc nhiều, nặng về bình câu tán chữ... chứ không chọn được HSG có năng lực đọc hiểu, cảm thụ văn học, kể cả năng lực viết...
3. Cứ cho là HSG phải giỏi hơn HS bình thường, thì với HS lớp 7, học theo CT và SGK mới hay cũ cũng đều không thể làm được đề văn như thế. Cần khẳng định HSG dù khác với HS bình thường thì vẫn là HS phổ thông, các em vẫn phải có những kĩ năng cơ bản mà môn học trang bị. Với HS lớp 7, môn Ngữ văn, CT 2018 chỉ yêu cầu các em đọc hiểu, viết và nói nghe những mức độ rất vừa phải. Về đọc, HS đọc hiểu các văn bản: tục ngữ, truyện ngụ ngôn, truyện khoa học viễn tưởng, truyện nói chung, thơ trữ tình, tùy bút, tản văn. Về viết, yêu cầu gồm: “biết viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của mình sau khi đọc một bài thơ bốn, năm chữ; bước đầu biết viết bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống và bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học; bước đầu biết viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hay hoạt động; viết được văn bản tường trình rõ ràng, đầy đủ, đúng quy cách”. Như thế đề văn nêu trên vượt ra toàn bộ các yêu cầu của CT 2018. Dù có ra đề cho HSG thì vẫn phải căn cứ vào các yêu cầu nêu trên của CT để đề xuất cho phù hợp.
4. HS giỏi trước hết phải có năng lực như một HS bình thường; đương nhiên phải hơn HS bình thường. Nhưng thế nào là hơn, là khác HS bình thường? Hơn ở trình độ, năng lực đọc hiểu: đọc nhanh, hiểu nhanh và hiểu đúng, hiểu chính xác một văn bản ngữ liệu mới nhưng tương tự các VB đã học trong CT và SGK lớp 7 (đề tài, thể loại và kiểu văn bản...). Hơn ở kĩ năng viết: nội dung viết đúng yêu cầu của đề, ý đầy đủ, chính xác và có ý sáng tạo; viết rõ ràng, mạch lạc, câu văn có hình ảnh, lời văn sinh động; trình bày đẹp, không sai chính tả, ngữ pháp....
Như thế vẫn là đề thi chung, bình thường cho tất cả mọi HS, chúng ta vẫn có thể chọn ra những HSG của môn học Ngữ văn; không nhất thiết phải ra một dạng đề với yêu cầu khác hẳn với đề thi bình thường. Tất nhiên cũng có thể ra đề khác cho HSG, nhưng các yêu cầu cơ bản vẫn phải tuân thủ CT, nếu có khác chăng vẫn là những yêu cầu cơ bản nhưng có độ khó cao hơn.
HSG vẫn là một HS phổ thông, nhất là các lớp cấp thấp, các em cần được trang bị đầy đủ và toàn diện các kĩ năng cơ bản của môn học như mọi HS bình thường. Các yêu cầu cơ bản ấy như mức xà ngang để đánh giá năng lực của HS. Những em nào vượt lên trên mức xà ấy là HSG. Như thế đề thi phải kiểm tra được cả các mức cơ bản và mức nâng cao của môn học dành cho mỗi lớp. HSG không phải là những siêu nhân, có nhiều ý kiến kì lạ, khác người... trong khi những kĩ năng cơ bản của môn học thì vẫn mắc lỗi... Mong rằng các thầy cô, các cơ sở GD cần hiểu đúng yêu cầu kiểm tra, đánh giá HS, nhất là đề thi HSG các lớp, các cấp. Không phải cứ thi HSG thì ra đề thế nào cũng được, không phải đề càng khó càng tốt; càng lạ càng hay...”
Bài bình này hơi quá rồi. Câu 2 chỉ nói lấy 1 bài thơ làm ví dụ để chứng minh cho câu nói đó thôi mà. Và chuyện thơ là tâm hồn là trái tim thì ngay đứa trẻ cấp 1 giỏi đã biết rồi, còn 1 bài thơ thì bạn nào giỏi chẳng thích 1 bài nào đó lấy ra chứng minh thôi.

Câu 1 thì từ sự độ lượng (hoặc hào phóng thì đúng hơn?) đã không quá tham lam nhìn rich kid mà ghen tị và luôn thấy mình quá nghèo. Trẻ con bây giờ từ lớp 6 đã có ý thức về tiền bạc, thần tượng sự hào nhoáng giàu có rồi nên sự độ lượng, hào phóng là hạnh phúc cho cuộc đời sau này của trẻ.

Trẻ con bây giờ khôn rất sớm, và hình thành tính cách rất sớm. Ai viết hay thì ko chỉ là "giỏi" mà còn tốt nữa. Chứ 1 người giỏi mà ko tốt thì nguy hiểm
 

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
7,565
Động cơ
245,704 Mã lực
Tuổi
50
Vâng, cái gì về VN cũng đều méo mó cả. Mấy năm nay dân mạng VN đọc đề thi văn tốt nghiệp của Trung thấy hay, quay ra so sánh với đề VN, nên mấy thầy cô VN mới dần chăm ra đề kiểu này.
Em nghĩ cái gì về giáo dục VN cũng đều méo mó cả, em thừa nhận như thế. Nhưng VN thì ko nhé, em thích ở VN chứ ko thích ở nước khác.

Quan điểm của em về chủ đề thớt này rất rõ: VN ko phải ko có hs có tài văn chương, nhưng khả năng cao là bị gọt giũa theo khuôn mẫu hoặc bị thui chột tài năng từ rất sớm ! Hs giỏi văn VN ta có ko ít, nhưng suy nghĩ đều là được nhào nặn theo khuôn khổ, quan điểm của em về giáo dục VN là như thế !
 

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
7,565
Động cơ
245,704 Mã lực
Tuổi
50
Bài bình này hơi quá rồi. Câu 2 chỉ nói lấy 1 bài thơ làm ví dụ để chứng minh cho câu nói đó thôi mà. Và chuyện thơ là tâm hồn là trái tim thì ngay đứa trẻ cấp 1 giỏi đã biết rồi, còn 1 bài thơ thì bạn nào giỏi chẳng thích 1 bài nào đó lấy ra chứng minh thôi.

Câu 1 thì từ sự độ lượng (hoặc hào phóng thì đúng hơn?) đã không quá tham lam nhìn rich kid mà ghen tị và luôn thấy mình quá nghèo. Trẻ con bây giờ từ lớp 6 đã có ý thức về tiền bạc, thần tượng sự hào nhoáng giàu có rồi nên sự độ lượng, hào phóng là hạnh phúc cho cuộc đời sau này của trẻ.

Trẻ con bây giờ khôn rất sớm, và hình thành tính cách rất sớm. Ai viết hay thì ko chỉ là "giỏi" mà còn tốt nữa. Chứ 1 người giỏi mà ko tốt thì nguy hiểm
Viết như cụ thì ko được đi thi học sinh giỏi đâu nhé, nói chi đến việc được điểm cao :))

Em fun tí thôi. Quan điểm của em là mấy cháu viết lách tốt đều có nhào nặn đóng khuôn cả, để tự viết thì ko viết nổi hoặc sẽ bị loại ngay !
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Viết như cụ thì ko được đi thi học sinh giỏi đâu nhé, nói chi đến việc được điểm cao :))

Em fun tí thôi. Quan điểm của em là mấy cháu viết lách tốt đều có nhào nặn đóng khuôn cả, để tự viết thì ko viết nổi hoặc sẽ bị loại ngay !
Tự viết được đó cụ, thế mới gọi là giỏi, còn nếu ko giỏi lắm chí ít cũng viết được hết 4 mặt giấy.

Ngày xưa làm gì có văn mẫu, internet, ChatGPT mà nhiều bạn tự viết rất hay vì giỏi và được đọc sách nhiều từ khi bé tí. Rất nhiều người 5-6 tuổi là đọc sách vanh vách rồi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top