[Funland] Các cháu mới lớp 7 mà yêu cầu cao siêu thế?

Lavande

Xe điện
Biển số
OF-96873
Ngày cấp bằng
24/5/11
Số km
2,718
Động cơ
534,466 Mã lực
Văn mà cô cho bài mẫu bắt các cháu học thuộc, đến chịu, hix
 

hm.tuan

Xe điện
Biển số
OF-65092
Ngày cấp bằng
27/5/10
Số km
3,185
Động cơ
1,057,452 Mã lực
Nơi ở
Xó bếp
Screenshot 2023-05-06 100739.jpg

Bài này là của lớp 10, ngoài ra, đề bài còn đánh đố, giấu hẳn phần gợi ý dùng thơ gì để biện luận cho chủ đề đó.
Đứa nào học trước thì làm đc, đứa nào chưa học qua còn khuya mới làm đc. Đề bài này là điển hình của văn mẫu, văn thuộc lòng.
Đề này còn dễ hơn, vì đã khoanh vùng những tác phẩm.
Mà hóa ra kẻ ra đề cũng đi... ăn cắp.
 
Chỉnh sửa cuối:

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Em thấy cái đề văn này mà cho người ra đề làm thì cũng chỉ nói lung tung, ba hoa bát nháo mà thôi.
Mới lớp 7 mà đòi cả nghị luận xã hội lẫn nghị luận văn học thì phải nói là quá ngáo!
34377771424103944924791045222393643181549137n-1683194324788.jpg

Trời ơi, các ông các bà ra đề văn mà không hiểu gì về Hồi giáo cả, thế này là ngang với "giết" học sinh rồi. Một trong những tôn chỉ của người Hồi giáo là sự "hào phóng" (tiếng Ả rập là كريم - karim, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là cömert).

Người Thổ Nhĩ Kỳ thường nói: Cömert insanlar kendilerini her zaman zengin olarak görürler (tạm dịch: những người hào phóng luôn thấy mình giàu có), Cömert olana kadar elindeki her şey az hükmündedir (tạm dịch: mọi thứ bạn có đều tầm thường cho đến khi bạn hào phóng).

Với người Hồi giáo, cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi biết cách hào phóng cho đi những gì mình đang có. Nhưng các ông các bà dạy văn Việt Nam lại chế cháo "hào phóng" thành "độ lượng" để rồi diễn giải theo kiểu:

"Người độ lượng: Người luôn sẵn sàng tha thứ bỏ qua những lỗi lầm, sai sót người
khác phạm phải trong quan hệ ứng xử với mình và những vấn đề liên quan đến mình. Ý nghĩa: Câu ngạn ngữ đề cao sự độ lượng, lòng vị tha là đức tính tốt trong mỗi con
người. Người độ lượng thấy mình giàu có là giàu có về tâm hồn, về đời sống tinh thần,
được sống thanh thản, yêu thương, chan hòa, cởi mở với mọi người." https://thuvienhoclieu.com/wp-content/uploads/2020/12/thuvienhoclieu.com-De-Thi-HSG-Van-10-Vinh-Phuc-2016.pdf

Những người Hồi giáo rất hào phóng với sự trong sạch, nhưng cực kỳ nghiêm khắc với những lỗi lầm (ví dụ ngày xưa: ăn cắp là chặt tay), đợi đấy mà được tha thứ.
 

Húp sụp sụp

Xe điện
Biển số
OF-792017
Ngày cấp bằng
1/10/21
Số km
3,142
Động cơ
97,477 Mã lực
Học sinh giỏi nó phải thế
Các cụ ọp không làm dc thì đứng sang một bên, cứ bắt các cháu phải dốt là thế nào ;)
 

tuangiga31mes2c

Xe container
Biển số
OF-133264
Ngày cấp bằng
4/3/12
Số km
7,059
Động cơ
425,987 Mã lực
Cá nhân em đánh giá bình thường, các cháu thế hệ mới bây h đầy đứa giỏi. Mà đây là đề thi HSG kia mà.
 

hm.tuan

Xe điện
Biển số
OF-65092
Ngày cấp bằng
27/5/10
Số km
3,185
Động cơ
1,057,452 Mã lực
Nơi ở
Xó bếp
Trời ơi, các ông các bà ra đề văn mà không hiểu gì về Hồi giáo cả, thế này là ngang với "giết" học sinh rồi. Một trong những tôn chỉ của người Hồi giáo là sự "hào phóng" (tiếng Ả rập là كريم - karim, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là cömert).

Người Thổ Nhĩ Kỳ thường nói: Cömert insanlar kendilerini her zaman zengin olarak görürler (tạm dịch: những người hào phóng luôn thấy mình giàu có), Cömert olana kadar elindeki her şey az hükmündedir (tạm dịch: mọi thứ bạn có đều tầm thường cho đến khi bạn hào phóng).

Với người Hồi giáo, cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi biết cách hào phóng cho đi những gì mình đang có. Nhưng các ông các bà dạy văn Việt Nam lại chế cháo "hào phóng" thành "độ lượng" để rồi diễn giải theo kiểu:

"Người độ lượng: Người luôn sẵn sàng tha thứ bỏ qua những lỗi lầm, sai sót người
khác phạm phải trong quan hệ ứng xử với mình và những vấn đề liên quan đến mình. Ý nghĩa: Câu ngạn ngữ đề cao sự độ lượng, lòng vị tha là đức tính tốt trong mỗi con
người. Người độ lượng thấy mình giàu có là giàu có về tâm hồn, về đời sống tinh thần,
được sống thanh thản, yêu thương, chan hòa, cởi mở với mọi người." https://thuvienhoclieu.com/wp-content/uploads/2020/12/thuvienhoclieu.com-De-Thi-HSG-Van-10-Vinh-Phuc-2016.pdf

Những người Hồi giáo rất hào phóng với sự trong sạch, nhưng cực kỳ nghiêm khắc với những lỗi lầm (ví dụ ngày xưa: ăn cắp là chặt tay), đợi đấy mà được tha thứ.
Họ pha một bình cafe với nhục đậu khấu, lúc sắp xong họ gõ kẻng cho hàng xóm đến cùng thưởng thức. Mọ mổ con dê rồi mời cả làng ăn.
Họ sắp chết đói, nhưng thấy cái xe máy ven đường họ cũng ko bao giờ ăn trộm.
Đấy là mấy việc em đã chứng kiến.
 

nhatlongcamera2

Xe tăng
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-84732
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
1,450
Động cơ
446,597 Mã lực
Nơi ở
hanoi
hồi hs em cũng dốt văn cực, sau này va vấp xã hội nhiều chém gió thành thần, tán gái nhanh như điện xẹt, tư vấn bán hàng khách đã mang tiền đến thì khó mà thoát
 

thungkhe

Xe điện
Biển số
OF-158949
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
3,782
Động cơ
376,708 Mã lực
Bậy bạ, văn chính ra sau này đi làm rất cần vì nó liên quan đến trình bày ngôn ngữ, giao tiếp rất nhiều, nó cũng luyện tư duy phân tích, đánh giá của cá nhân, theo tôi thấy nó còn quan trọng hơn hẳn mấy môn toán vì tư duy văn là tư duy xã hội, đi làm áp dụng rất nhiều
Em gặp nhiều rồi, toàn cử nhân, kỹ sư bảo soạn cái công văn là chịu chết. Sau chữ V/v viết gì thì lại buồn cười luôn.
 

phuongmit

Xe cút kít
Biển số
OF-134398
Ngày cấp bằng
14/3/12
Số km
19,978
Động cơ
2,442,568 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mình k làm dc thì chưa chắc trẻ con cũng thế. K thể soi chiếu tiêu chuẩn của quá khứ làm kim chỉ nan cho tương lai dc :)) nói như 1 số cụ ộp thì chả cần đi học cứ ném ra đường thôi vì môn khỉ mẹ nào cc cũng chê ;))
 
Biển số
OF-75015
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
13,447
Động cơ
639,764 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội Phố
Câu chuyện cụ Nguyễn Khải phân tích tác phẩm Mùa Lạc có đúng hay là chuyện phiếm các cụ nhỉ? Nếu chuyện có thật thì buồn cười quá!
 

vuvanphong

Xe điện
Biển số
OF-122036
Ngày cấp bằng
26/11/11
Số km
3,379
Động cơ
155,235 Mã lực
Hehe đề bài đúng thế mạnh của em hồi đấy. Tiếc là đến lớp 11 12 toàn bắt phân tích tác phẩm nên bị out tuyển văn của trường.
Ngày xưa em đọc truyện Kim Dung nhiều, từ lớp 4, lớp năm đã cày hết kho truyện của thằng bạn và 2, 3 cửa hàng cho thuê truyện ở gần nhà, nên chém gió khá.
Làm văn thì áp dụng mấy thủ pháp nhân hóa, liên tưởng. Thầy cô đọc khen là là tư chất, là sáng tạo.
Thằng bạn ngồi chép trộm, các thầy cô phê là: Làm bài tối nghĩa, so sánh ngô nghê.

Sau em theo Toán Lý Hóa nên lấy hết bao nước mắt của các cô dạy môn văn. Ahihi
 

vuvanphong

Xe điện
Biển số
OF-122036
Ngày cấp bằng
26/11/11
Số km
3,379
Động cơ
155,235 Mã lực
Toán cấp nào bao năm nay thi hsg cũng kiểu khó vỡ mặt, thì văn cũng được chứ.
Bọn em tham gia bồi dưỡng toàn - có những bài thầy cho thời đó Ngô Bảo Châu cũng đang tìm tòi làm mà. Khó là đúng rồi!
Tất nhiên là Ngô Bảo Châu làm thì ra, còn mình thì làm không ra.

Hoàng loạt bài thách thước thời đó, thầy cũng "thử" xem có đứa nào thông minh đột xuất không?
Còn lớp 7, 8 làm bài toán trong bộ đề thi đại học là bình thường, em không biết là lớp 5, 6 đã làm chưa thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

haunt86

Xe tăng
Biển số
OF-682542
Ngày cấp bằng
4/7/19
Số km
1,137
Động cơ
119,378 Mã lực
Tuổi
38
Đề thi học sinh siêu nhân lớp 7 hay sao ấy chứ :D . Cháu đọc hoa cả mắt, mặc dù ngày xưa cũng đọc nhiều văn mẫu phết :P
Cháu đọc 1 bài viết về đề văn này, gửi các cụ đọc cùng :
“SAO LẠI RA ĐỀ NHƯ THẾ NÀY CHO HỌC SINH LỚP 7
1. Nếu cháu tôi dự thi, phải làm đề thi ấy, rồi chẳng may lại được công nhận là HGS có năng khiếu cấp huyện... thì tôi sẽ rất buồn. Bởi vì nếu thế thì cháu tôi chỉ có thể là đứa tâm thần hoặc chỉ học gạo, thuộc lòng những gì cô giáo dạy và chép lại mà thôi. Thật không thể hiểu nổi, tại sao lại có thể ra đề cho HS lớp 7 với nội dung và yêu cầu như thế. Tôi đã không ngủ được cả đêm, không hiểu được vì sao họ lại ra đề ngữ văn cho HS lớp 7 như thế, dù là để chọn HS giỏi.
2. Đề thi nêu trên về cấu trúc và mô hình, nội dung và yêu cầu đều giống như đề thi HSG quốc gia, môn Ngữ văn dành cho lớp 12 hàng chục năm qua. Tôi chưa bàn đến những câu chữ lặp lại, chỉ riêng yêu cầu của đề đã không đúng. Cụ thể, để làm sáng tỏ câu “Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim” thì lấy 1 tác phẩm thơ làm sao làm sáng tỏ được? Vì “những trái tim” là chỉ rất nhiều nhà thơ; và như thế phải lấy rất nhiều bài thơ của nhiều tác giả khác nhau thì mới chứng minh được. Cũng cần nói thêm: ngay cả nếu đề ấy ra cho lớp 12 thì cũng chỉ chọn được những học sinh có thể uyên bác về kiến thức, nhớ nhiều, thuộc nhiều, nặng về bình câu tán chữ... chứ không chọn được HSG có năng lực đọc hiểu, cảm thụ văn học, kể cả năng lực viết...
3. Cứ cho là HSG phải giỏi hơn HS bình thường, thì với HS lớp 7, học theo CT và SGK mới hay cũ cũng đều không thể làm được đề văn như thế. Cần khẳng định HSG dù khác với HS bình thường thì vẫn là HS phổ thông, các em vẫn phải có những kĩ năng cơ bản mà môn học trang bị. Với HS lớp 7, môn Ngữ văn, CT 2018 chỉ yêu cầu các em đọc hiểu, viết và nói nghe những mức độ rất vừa phải. Về đọc, HS đọc hiểu các văn bản: tục ngữ, truyện ngụ ngôn, truyện khoa học viễn tưởng, truyện nói chung, thơ trữ tình, tùy bút, tản văn. Về viết, yêu cầu gồm: “biết viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của mình sau khi đọc một bài thơ bốn, năm chữ; bước đầu biết viết bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống và bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học; bước đầu biết viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hay hoạt động; viết được văn bản tường trình rõ ràng, đầy đủ, đúng quy cách”. Như thế đề văn nêu trên vượt ra toàn bộ các yêu cầu của CT 2018. Dù có ra đề cho HSG thì vẫn phải căn cứ vào các yêu cầu nêu trên của CT để đề xuất cho phù hợp.
4. HS giỏi trước hết phải có năng lực như một HS bình thường; đương nhiên phải hơn HS bình thường. Nhưng thế nào là hơn, là khác HS bình thường? Hơn ở trình độ, năng lực đọc hiểu: đọc nhanh, hiểu nhanh và hiểu đúng, hiểu chính xác một văn bản ngữ liệu mới nhưng tương tự các VB đã học trong CT và SGK lớp 7 (đề tài, thể loại và kiểu văn bản...). Hơn ở kĩ năng viết: nội dung viết đúng yêu cầu của đề, ý đầy đủ, chính xác và có ý sáng tạo; viết rõ ràng, mạch lạc, câu văn có hình ảnh, lời văn sinh động; trình bày đẹp, không sai chính tả, ngữ pháp....
Như thế vẫn là đề thi chung, bình thường cho tất cả mọi HS, chúng ta vẫn có thể chọn ra những HSG của môn học Ngữ văn; không nhất thiết phải ra một dạng đề với yêu cầu khác hẳn với đề thi bình thường. Tất nhiên cũng có thể ra đề khác cho HSG, nhưng các yêu cầu cơ bản vẫn phải tuân thủ CT, nếu có khác chăng vẫn là những yêu cầu cơ bản nhưng có độ khó cao hơn.
HSG vẫn là một HS phổ thông, nhất là các lớp cấp thấp, các em cần được trang bị đầy đủ và toàn diện các kĩ năng cơ bản của môn học như mọi HS bình thường. Các yêu cầu cơ bản ấy như mức xà ngang để đánh giá năng lực của HS. Những em nào vượt lên trên mức xà ấy là HSG. Như thế đề thi phải kiểm tra được cả các mức cơ bản và mức nâng cao của môn học dành cho mỗi lớp. HSG không phải là những siêu nhân, có nhiều ý kiến kì lạ, khác người... trong khi những kĩ năng cơ bản của môn học thì vẫn mắc lỗi... Mong rằng các thầy cô, các cơ sở GD cần hiểu đúng yêu cầu kiểm tra, đánh giá HS, nhất là đề thi HSG các lớp, các cấp. Không phải cứ thi HSG thì ra đề thế nào cũng được, không phải đề càng khó càng tốt; càng lạ càng hay...”
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,101 Mã lực
Đề thi học sinh siêu nhân lớp 7 hay sao ấy chứ :D . Cháu đọc hoa cả mắt, mặc dù ngày xưa cũng đọc nhiều văn mẫu phết :P
Cháu đọc 1 bài viết về đề văn này, gửi các cụ đọc cùng :
“SAO LẠI RA ĐỀ NHƯ THẾ NÀY CHO HỌC SINH LỚP 7
1. Nếu cháu tôi dự thi, phải làm đề thi ấy, rồi chẳng may lại được công nhận là HGS có năng khiếu cấp huyện... thì tôi sẽ rất buồn. Bởi vì nếu thế thì cháu tôi chỉ có thể là đứa tâm thần hoặc chỉ học gạo, thuộc lòng những gì cô giáo dạy và chép lại mà thôi. Thật không thể hiểu nổi, tại sao lại có thể ra đề cho HS lớp 7 với nội dung và yêu cầu như thế. Tôi đã không ngủ được cả đêm, không hiểu được vì sao họ lại ra đề ngữ văn cho HS lớp 7 như thế, dù là để chọn HS giỏi.
2. Đề thi nêu trên về cấu trúc và mô hình, nội dung và yêu cầu đều giống như đề thi HSG quốc gia, môn Ngữ văn dành cho lớp 12 hàng chục năm qua. Tôi chưa bàn đến những câu chữ lặp lại, chỉ riêng yêu cầu của đề đã không đúng. Cụ thể, để làm sáng tỏ câu “Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim” thì lấy 1 tác phẩm thơ làm sao làm sáng tỏ được? Vì “những trái tim” là chỉ rất nhiều nhà thơ; và như thế phải lấy rất nhiều bài thơ của nhiều tác giả khác nhau thì mới chứng minh được. Cũng cần nói thêm: ngay cả nếu đề ấy ra cho lớp 12 thì cũng chỉ chọn được những học sinh có thể uyên bác về kiến thức, nhớ nhiều, thuộc nhiều, nặng về bình câu tán chữ... chứ không chọn được HSG có năng lực đọc hiểu, cảm thụ văn học, kể cả năng lực viết...
3. Cứ cho là HSG phải giỏi hơn HS bình thường, thì với HS lớp 7, học theo CT và SGK mới hay cũ cũng đều không thể làm được đề văn như thế. Cần khẳng định HSG dù khác với HS bình thường thì vẫn là HS phổ thông, các em vẫn phải có những kĩ năng cơ bản mà môn học trang bị. Với HS lớp 7, môn Ngữ văn, CT 2018 chỉ yêu cầu các em đọc hiểu, viết và nói nghe những mức độ rất vừa phải. Về đọc, HS đọc hiểu các văn bản: tục ngữ, truyện ngụ ngôn, truyện khoa học viễn tưởng, truyện nói chung, thơ trữ tình, tùy bút, tản văn. Về viết, yêu cầu gồm: “biết viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của mình sau khi đọc một bài thơ bốn, năm chữ; bước đầu biết viết bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống và bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học; bước đầu biết viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hay hoạt động; viết được văn bản tường trình rõ ràng, đầy đủ, đúng quy cách”. Như thế đề văn nêu trên vượt ra toàn bộ các yêu cầu của CT 2018. Dù có ra đề cho HSG thì vẫn phải căn cứ vào các yêu cầu nêu trên của CT để đề xuất cho phù hợp.
4. HS giỏi trước hết phải có năng lực như một HS bình thường; đương nhiên phải hơn HS bình thường. Nhưng thế nào là hơn, là khác HS bình thường? Hơn ở trình độ, năng lực đọc hiểu: đọc nhanh, hiểu nhanh và hiểu đúng, hiểu chính xác một văn bản ngữ liệu mới nhưng tương tự các VB đã học trong CT và SGK lớp 7 (đề tài, thể loại và kiểu văn bản...). Hơn ở kĩ năng viết: nội dung viết đúng yêu cầu của đề, ý đầy đủ, chính xác và có ý sáng tạo; viết rõ ràng, mạch lạc, câu văn có hình ảnh, lời văn sinh động; trình bày đẹp, không sai chính tả, ngữ pháp....
Như thế vẫn là đề thi chung, bình thường cho tất cả mọi HS, chúng ta vẫn có thể chọn ra những HSG của môn học Ngữ văn; không nhất thiết phải ra một dạng đề với yêu cầu khác hẳn với đề thi bình thường. Tất nhiên cũng có thể ra đề khác cho HSG, nhưng các yêu cầu cơ bản vẫn phải tuân thủ CT, nếu có khác chăng vẫn là những yêu cầu cơ bản nhưng có độ khó cao hơn.
HSG vẫn là một HS phổ thông, nhất là các lớp cấp thấp, các em cần được trang bị đầy đủ và toàn diện các kĩ năng cơ bản của môn học như mọi HS bình thường. Các yêu cầu cơ bản ấy như mức xà ngang để đánh giá năng lực của HS. Những em nào vượt lên trên mức xà ấy là HSG. Như thế đề thi phải kiểm tra được cả các mức cơ bản và mức nâng cao của môn học dành cho mỗi lớp. HSG không phải là những siêu nhân, có nhiều ý kiến kì lạ, khác người... trong khi những kĩ năng cơ bản của môn học thì vẫn mắc lỗi... Mong rằng các thầy cô, các cơ sở GD cần hiểu đúng yêu cầu kiểm tra, đánh giá HS, nhất là đề thi HSG các lớp, các cấp. Không phải cứ thi HSG thì ra đề thế nào cũng được, không phải đề càng khó càng tốt; càng lạ càng hay...”
Em thấy vớ vẩn. Em mà là cụ thì em tương cái còm lại cho ổng đó

1. Đây không phải là kỳ thi bắt buộc mà tất cả các hs phải tham gia

2. HS thi đạt thì có thưởng, có thể là danh hiệu hoặc hinej vật, nhưng danh hiệu đó ko có bất cứ giá trị ưu tiên nào trong hệ thống giáo dục sau này

Thì việc gì phải áp đặt tư tưởng cá nhân kiểu phải thế này phải thế kia của người ngoài cuộc.

Ổng ko thích cách họ ra đề, thì đừng cho con cháu tham gia, thế thôi. Việc gì phải ngồi đâm bị thóc chọc bị gạo, chỉ tay nhúng mũi vào cái việc ko phải chuyện của ổng.

9 người 10 ý, thì việc gì phải nghe ổng ton hót.
 

MinhBoo

Xe hơi
Biển số
OF-833405
Ngày cấp bằng
7/5/23
Số km
117
Động cơ
1,507 Mã lực
Tuổi
44
Em thấy cái đề văn này mà cho người ra đề làm thì cũng chỉ nói lung tung, ba hoa bát nháo mà thôi.
Mới lớp 7 mà đòi cả nghị luận xã hội lẫn nghị luận văn học thì phải nói là quá ngáo!
34377771424103944924791045222393643181549137n-1683194324788.jpg

Thi HSG là đúng rồi. Đề đại trà thì thi học kỳ thôi
 

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
7,598
Động cơ
245,730 Mã lực
Tuổi
51
Em chưa bao giờ được điểm khá môn văn nên ko dám nói nhiều. Chỉ xin hỏi các cụ là giả sử có một cháu lớp 7 mà làm tốt được cái đề thi này thì chúng ta nên tưởng tượng là tư duy cháu nó sẽ như thế nào nhỉ ? Làm sao cháu nó có thể tư duy như vậy ?

Với con mắt một kẻ chỉ mong được 5 điểm môn văn hồi phổ thông, thì em thấy có 2 khả năng một cháu lớp 7 làm tốt cái đề này. Một là cháu nó được luyện gà chọi, hai là thuộc lòng sẵn.

Tất nhiên là có khả năng thứ ba, một kỳ tài. Nhưng ở XH nhà ta hiện nay, em tin là tài năng phi thường đó sẽ bị giết từ trong trứng nước bởi smart phone hoặc chế độ học suốt ngày dài lại đêm thâu. Kỳ tài tới đâu cũng cần thời gian đọc sách, trải nghiệm cuộc sống, học hỏi từ người này người nọ. Em ko tin có đủ thời gian cho một cháu bé lớp 7 đâu !
 

MinhBoo

Xe hơi
Biển số
OF-833405
Ngày cấp bằng
7/5/23
Số km
117
Động cơ
1,507 Mã lực
Tuổi
44
Em chưa bao giờ được điểm khá môn văn nên ko dám nói nhiều. Chỉ xin hỏi các cụ là giả sử có một cháu lớp 7 mà làm tốt được cái đề thi này thì chúng ta nên tưởng tượng là tư duy cháu nó sẽ như thế nào nhỉ ? Làm sao cháu nó có thể tư duy như vậy ?

Với con mắt một kẻ chỉ mong được 5 điểm môn văn hồi phổ thông, thì em thấy có 2 khả năng một cháu lớp 7 làm tốt cái đề này. Một là cháu nó được luyện gà chọi, hai là thuộc lòng sẵn.

Tất nhiên là có khả năng thứ ba, một kỳ tài. Nhưng ở XH nhà ta hiện nay, em tin là tài năng phi thường đó sẽ bị giết từ trong trứng nước bởi smart phone hoặc chế độ học suốt ngày dài lại đêm thâu. Kỳ tài tới đâu cũng cần thời gian đọc sách, trải nghiệm cuộc sống, học hỏi từ người này người nọ. Em ko tin có đủ thời gian cho một cháu bé lớp 7 đâu !
Ngày xưa các cụ nhà mình thi trạng nguyên còn ít tuổi hơn thế cơ cụ ạ.
 

hacvuphong

Xì hơi lốp
Biển số
OF-377304
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
1,315
Động cơ
248,235 Mã lực
Nơi ở
Chốn thiên đường
Trời ơi, các ông các bà ra đề văn mà không hiểu gì về Hồi giáo cả, thế này là ngang với "giết" học sinh rồi. Một trong những tôn chỉ của người Hồi giáo là sự "hào phóng" (tiếng Ả rập là كريم - karim, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là cömert).

Người Thổ Nhĩ Kỳ thường nói: Cömert insanlar kendilerini her zaman zengin olarak görürler (tạm dịch: những người hào phóng luôn thấy mình giàu có), Cömert olana kadar elindeki her şey az hükmündedir (tạm dịch: mọi thứ bạn có đều tầm thường cho đến khi bạn hào phóng).

Với người Hồi giáo, cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi biết cách hào phóng cho đi những gì mình đang có. Nhưng các ông các bà dạy văn Việt Nam lại chế cháo "hào phóng" thành "độ lượng" để rồi diễn giải theo kiểu:

"Người độ lượng: Người luôn sẵn sàng tha thứ bỏ qua những lỗi lầm, sai sót người
khác phạm phải trong quan hệ ứng xử với mình và những vấn đề liên quan đến mình. Ý nghĩa: Câu ngạn ngữ đề cao sự độ lượng, lòng vị tha là đức tính tốt trong mỗi con
người. Người độ lượng thấy mình giàu có là giàu có về tâm hồn, về đời sống tinh thần,
được sống thanh thản, yêu thương, chan hòa, cởi mở với mọi người." https://thuvienhoclieu.com/wp-content/uploads/2020/12/thuvienhoclieu.com-De-Thi-HSG-Van-10-Vinh-Phuc-2016.pdf

Những người Hồi giáo rất hào phóng với sự trong sạch, nhưng cực kỳ nghiêm khắc với những lỗi lầm (ví dụ ngày xưa: ăn cắp là chặt tay), đợi đấy mà được tha thứ.
Mợ cháu chắc học Luật nên đòi hỏi chính xác, kèm viện dẫn. Đây là "Văn" và dành cho người giỏi. Để đánh giá một lứa học sinh về suy nghĩ mới đưa đề có trích ngạn ngữ nước ngoài. Chiến thắng 30.4 và Quốc hận 30.4, đều là người Việt 48 năm rồi vẫn còn có cái nhìn khác nhau.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,447 Mã lực
Tuổi
48
Em chưa bao giờ được điểm khá môn văn nên ko dám nói nhiều. Chỉ xin hỏi các cụ là giả sử có một cháu lớp 7 mà làm tốt được cái đề thi này thì chúng ta nên tưởng tượng là tư duy cháu nó sẽ như thế nào nhỉ ? Làm sao cháu nó có thể tư duy như vậy ?

Với con mắt một kẻ chỉ mong được 5 điểm môn văn hồi phổ thông, thì em thấy có 2 khả năng một cháu lớp 7 làm tốt cái đề này. Một là cháu nó được luyện gà chọi, hai là thuộc lòng sẵn.

Tất nhiên là có khả năng thứ ba, một kỳ tài. Nhưng ở XH nhà ta hiện nay, em tin là tài năng phi thường đó sẽ bị giết từ trong trứng nước bởi smart phone hoặc chế độ học suốt ngày dài lại đêm thâu. Kỳ tài tới đâu cũng cần thời gian đọc sách, trải nghiệm cuộc sống, học hỏi từ người này người nọ. Em ko tin có đủ thời gian cho một cháu bé lớp 7 đâu !
Cụ sai rồi ạ. Những đề kiểu này không học thuộc được vì không có văn mẫu. Đề theo kiểu "Phân tích lòng yêu nước trong thơ Tố Hữu" như ngày xưa hay ra, mới có văn mẫu.

Còn luyện thì tất nhiên muốn giỏi phải luyện chứ ai tự nhiên giỏi. Nhưng để làm được đề kiểu này phải luyện về tư duy hệ thống, khả năng phân tích đề, xây dựng cấu trúc để chứng minh quan điểm, có vốn kiến thức phong phú để đưa ra các ví dụ, dẫn chứng...

Chẳng qua các cụ chưa từng được học theo kiểu đó nên thấy choáng thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top