Em cũng nghĩ như Cụ là Arabica nhà mình trồng không thuần khiết về giống nên có thể bị lai với Robusta nên kinh nghiệm của em thường thấy là pha Arabica nội 100% cho ra lớp crema mượt mà, dầy và vàng óng hơn hẳn cà Arabica ngoại với cùng 1 điều kiện Rang Xay Pha như nhau!
Các cụ cho em quay trở lại chủ đề cà phê và dạ dày ạ.
Theo trải nghiệm của em, mỗi lần uống cà nội (arabica mua của The married beans) là em lại bị đau nhẹ dạ dày, chỉ thoáng qua, ợ hơi nhiều (tùy theo số lượng shot của ngày hôm đó). Nếu 1 ngày uống 2 shot cà nội là bị. Nhưng 1 ngày nếu uống 3 shot cà ngoại (Brazil, Ethiopia) thì lại ngon lành cành đào.
Em có cảm nhận cà ngoại ít cafein hơn ah, tỉnh táo hơn, ko bị kích thích đường tiêu hóa như cà nội.
ĐÚNG LÀ ĐÁNG ĐỒNG TIỀN AH.
Các cụ cần hiểu đúng:
- Arabica là họ, không phải là tên riêng phân loại cà phê. Arabica là từ dùng chỉ 1 GIỐNG cà phê, như giống Robusta, giống Arabica.
- Arabica ở Vn phần nhiều là trồng Catimor, đây là loại lai của Robusta Hybrido de Timo + Arabica Caturra, nên đương nhiên không phải loại thuần chủng 100% gen Arabica.
- Cà phê Brazil thì cũng trồng cực nhiều giống Catimor, Calisto, đều là giống lai với Robusta.
Việc đau dạ dầy có nhiều nguyên nhân, nhưng phần nhiều là do hàm lượng Axit cao, hoặc các chất kích thích nhu động ruột, chứ caffeine hầu như không có tác dụng phụ làm đau dạ dầy.
Và Caffeine có tác dụng kích thích hệ thần kinh, tạo hưng phấn khi hoạt động, làm việc, do đó ---> có tác dụng làm đầu óc TỈNH TÁO HƠN.
Nên kết luận của 2 cụ về : cà lai robusta làm đau dạ dầy hơn do nhiều caffeine là nhầm lần, lý do đau dạ dầy là do cà lai robusta thì sẽ có nhiều axit hơn khi pha. Thứ hai là kết luận cà ít caffeine hơn thì tỉnh táo hơn là sai.