BOT là 1 chính sách rất đúng đắn, huy động vốn trong doanh nghiệp, để làm đường, từ đó thúc đẩy KT địa phương, tạo kết nối giữa các vùng. Tuy nhiên, thực tế thực hiện thì DN ăn 2 lần. Lúc giải phóng mặt bằng, làm đường đã kê vống giá trị lên. Đáng hết 2k tỏi đã kê lên 4k-5k tỏi. Lúc vận hành thu phí lại giấu doanh thu. Thực tế ai cũng biết. Mục số 1 thì chịu rồi, đường đã làm, ko thể lật lại hồ sơ, định giá của 5-10 năm trước, còn mục số 2 đang siết lại rồi, ko biết rồi sẽ thế nào. Áp dụng bán vé ko dùng tiền mặt, dùng công nghệ đếm lượt phương tiện, đồng bộ dữ liệu thực (real time) về 1 bên độc lập với bộ GTVT. Cần thiết thì public thông tin về số lượt phương tiện trên cổng TTĐT, ai cũng có thể vào xem, giám sát việc thu phí, so sánh số liệu BC của ban quản lý BOT với số liệu tự động nhận dạng. Mỗi người dân là 1 giám sát viên, có thể treo thưởng cho cá nhân/tổ chức phát hiện ra sai phạm (VD thưởng 30% phần chênh lệch phát hiện ra, phạt DN BOT 200%) ... Những cái đấy ko khó để thực hiện, vấn đề có muốn làm hay ko, và thực tế làm có móc ngoặc với nhau ko, chứ kiểm soát đc.
Cũng giống BOT, là các dự án BT - đổi đất lấy hạ tầng cũng bị ăn gian 2 lần như vậy, hiện tại đang tạm dừng.