Cái này tôi nói chung cho tất cả các ngành, không riêng gì ngành giáo dục.
Như cố TBT NPT đã nói là làm sao để cán bộ không dám làm sai, không muốn làm sai và không cần làm sai. Cái "không cần" ở đây thì rõ ràng là phải đảm bảo cuộc sống của bản thân họ và gia đình họ, sao cho họ chỉ cần làm đúng và làm hết trách nhiệm là sống khỏe mà không cần phải làm sai hay lách luật, làm thêm.
Tôi đã từng được trải nghiệm dịch vụ hành chính công ở nước ngoài mới thấy nhân viên công vụ họ nhiệt tình và trách nhiệm như thế nào.
Đầu tiên khi được cấp học bổng, ĐSQ gọi lên bảo mang theo hộ chiếu, sau khi chào hòi bắt tay bắt chân chúc mừng thì họ bảo đưa họ hộ chiếu, tự họ đi photocopy. Ở nước họ cũng thế, bất cứ khi nào cần giấy tờ gì của mình thì họ cũng bảo đưa bản chính đến, tự họ đi photocopy chứ không bao giờ bắt phải đi sao chụp rồi công chứng.
Tiếp theo là những lần xin visa, gia hạn visa, sẽ có người chỉ cho đến đâu, gặp ai và chỉ có ký chứ không phải điền gì vì ở trường người ta đã điền hết cho. Thậm chí đi lại họ cũng đặt vé cho. Có người có bà bị mất ở nhà, họ kiểm tra trong bảo hiểm thấy ok nên cũng đặt vé cho về dự đám tang bà rồi sang. Cần mời gia đình sang du lịch họ cũng làm giúp. Thậm chí trong quá trình đi chơi bị trục trặc visa (kiểu visa du lịch single entry nhưng trót xuất cảnh Shengen rồi nhập cảnh lại) họ cũng can thiệp xử lý ổn thỏa.
Khi điền form bị sai họ chỉ dẫn cho là bạn làm sai rồi, điền đúng phải như thế này, nhưng cũng không bắt điền lại.
Đó là nền hành chính công của việc "chọn đúng người, đúng việc và trả đúng thù lao".
Cụ tư duy thế là khá logic, nhưng đó mới chỉ là lý thuyết. Thực tế thì, để tạo ra sự thay đổi mang tính đột phá thì việc tăng lương cho GV mới chỉ là điều kiện cần (tối thiểu).
Điều kiện đủ là quan điểm và hành động của lãnh đạo nghành GD (Bộ => Sở => Phòng GD => Hiệu trưởng).
Mà các đối tượng lãnh đạo thì bị chi phối bởi cơ chế lo lót cấp trên, chạy chức chạy quyền. Người ta mất tiền lên chức thì phải nghĩ cách để thu lại ==> phải "vận dụng sáng tạo" mọi cách để có tiền (có tiền nộp tô hàng tháng/năm, thu hồi vốn, có lãi). Nếu cho các cụ lên, thì các cụ vẫn phải làm theo cái vòng luẩn quẩn này thôi.
Khi đã vào cái vòng quay đó, lãnh đạo muốn yên ổn để vòng quay nó trơn tru. Nên khi dư luận XH ầm ĩ việc gì đó thì lãnh đạo phải vuốt ve dư luận ngay cho yên ắng đi đã.
Để yên ổn thì phải giã GV ko đc nặng lời với học sinh, ko đc dùng biện pháp cứng rắn, phải mềm mỏng với phụ huynh. Thầy ko còn ra thầy, thế thì dạy dỗ cái gì???
Cái uy của thầy cô là vũ khí để HS biết sợ mà phải học, phải tu dưỡng. Bây giờ vũ khi bị tước hết rồi thì dạy dỗ cái gì???
Lợi ích từ dự án, từ lạm thu GV có đc miếng nào không? Xin thưa là KHÔNG.
Phụ huynh thì có tiếp cận đc lãnh đạo đâu mà chửi. Quay ra chửi "bọn giáo viên" thôi.
GV họ rất có tâm huyết. Nhưng gông xiềng đầy trên đầu nên họ đành cắn răng khen cho xong, cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ thôi, vì họ cũng cần yên ổn. GV thử tâm huyết xem có ai cho tâm huyết ko?
Tăng lương GV chỉ là điều kiện cần. Còn điều kiện đủ thì cứ tháo gỡ hết cái mớ bòng bong trên thì hẵng nói chuyện tiếp.