Đánh giá của em thì Bộ này có vấn đề lớn cụ ạ!
Ai cũng biết giáo dục là quan trọng cho sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Để thực hiện cái tầm quan trọng đấy, thay vì có những quyết sách đúng đắn để nâng cao việc dạy và học thì Bộ này lại làm ngược lại. Cụ thể:
1. Thay vì xây dựng một chương trình chuẩn (để có 1 bộ sách GK chuẩn, áp dụng nhiều năm) với lượng kiến thức cần truyền tải vừa đủ, phù hợp (để giảm việc học thêm, dạy thêm) thì Bộ này cho vào chương trình một mớ hỗ lốn, vu vơ, tùy biến linh tinh để mỗi nơi dạy mỗi kiểu và mỗi vùng, miền một bộ sách (ăn chia phần rõ rệt) mà đặc biệt là sách chỉ dùng được 1 năm. Điều này gây lãng phí lớn cho xã hội, gây ra tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan, ... làm dư luận bức xúc, dẫn đến xã hội xem thường nhà giáo nói riêng và toàn ngành giáo dục nói chung.
2. Thay vì có chế tài phù hợp như cấm dạy vĩnh viễn (chỉ cho làm công tác hỗ trợ như văn thư, giáo vụ, thư viện, ..) hay buộc thôi việc để răn đe các giáo viên vi phạm nguyên tắc của ngành cũng như đạo đức nhà giáo song song với việc đề xuất tăng lương cho nhà giáo thì bộ này làm ngược lại: chỉ chăm chăm bảo vệ quyền lợi của giáo viên mà quên đi nghĩa vụ của họ phải đáp ứng cho xã hội khi lương của họ nhận là tiền thuế của người dân đóng góp. Từ đó, làm cho một bộ phân không nhỏ giáo viên "ngáo" quyền lực, nghĩ rằng nghề mình là "nghề cao quý" nên mình muốn làm gì thì làm, không ai được động đến. Thậm chí Bộ này còn đề xuất cấm đăng tải thông tin sai phạm của giáo viên khi chưa có kết luận của cơ quan điều tra (xếp giáo viên vào dạng đặc biệt cao cấp khác hẳn với các thành phần còn lại trong xã hội, trong khi luật pháp Việt Nam quy định mọi công dân VN đều bình đẳng trong XH) và chính điều này gây ra sự thị phi của xã hội với đội ngũ nhà giáo, làm mai một niềm tin của xã hội vào giáo viên nói riêng và ngành giáo dục nói chung.
3. Thay vì tách việc dạy thêm, học thêm (tự nguyện) ra khỏi hệ thống trường học và xây dựng quy định cụ thể cho việc này để đảm bảo việc dạy thêm, học thêm đi vào thực chất và xã hội có thể giám sát. Bên cạnh đó, cần có chế tài mạnh cho trường hợp vi phạm như: buộc thôi việc với giáo viên vi phạm; cách chức Hiệu trưởng với trường hợp để giáo viên o ép, lôi kéo học sinh của mình phải đi học thêm (do buông lỏng quản lý); kiến nghị thu hồi giấy phép và xử phạt nặng đối với các cơ sở dạy thêm vi phạm, ... thì Bộ này chỉ biết than thở, rồi quanh co là khó quá không quản được, ... để làm cho giáo viên khinh nhờn quy định, phụ huynh thì bức xúc, xã hội thì phẫn nộ dẫn đến uy tín giáo viên, ngành giáo dục sụt giảm nghiêm trọng.
4. Thay vì thay đổi cách đánh giá năng lực của học sinh để tránh bị trù dập, bị chèn ép, ... thì vẫn cứ để cho giáo viên tùy thích trong vấn đề này. Giáo viên muốn gọi em nào thì gọi, gọi bao nhiêu lần trong buổi cũng được, câu khó câu dễ không quan tâm, ... dẫn đến việc các em học sinh rất dễ bị chén ép, dễ bị tổn thương khi bị giáo viên nào đó "chiếu tướng". Điều này gây ra ác cảm lớn của học sinh đối với giáo viên. Học sinh không còn xem giáo viên là người Thầy của mình nữa.
5. Thay vì có biện pháp giám sát chặt chẽ việc giảng dạy của giáo viên trên lớp về nội dung dạy, phương pháp dạy, thái độ dạy, thời lượng dạy, ... (qua dự giờ (định kỳ, đột xuất) hoặc sử dụng camera giám sát (ưu tiên cái này)) để quản lý chất lượng dạy và học thì Bộ chưa chú trọng đúng mức đến việc này. Vì vấn đề bị buông lõng nên việc giáo viên dạy không nhiệt tình, không truyền hết nội dung yêu cầu (để còn ép học sinh học thêm), không quan tâm chỉ dạy đối với các học sinh mà mình ghét, ... (tức là mà như không dạy) dẫn đến tình trạng giáo viên tùy hứng, muốn dạy kiểu gì đó thì dạy, ... (mà xét cho cùng dạy kiểu này là không hoàn thành nhiệm vụ nếu theo Luật công chức, viên chức). Điều này làm cho phụ huynh ngán ngẫm và buộc lòng phải xuôi theo ý của các giáo viên giảng dạy trực tiếp con em mình. Nó cũng làm cho giáo viên "ngáo" quyền lực, dẫn đến suy nghĩ có thể bắt học sinh làm con tin, từ đó có thể yêu sách bất kỳ thứ gì mà họ muốn đối với phụ huynh có con mà mình trực tiếp giảng dạy.
Rất nhiều vấn đề của giáo dục làm xã hội bức xúc thì không thấy Bộ này có phương án xử lý, chỉ thấy Bộ này đề xuất nhiều cái trời ơi đất hỡi mà tựu trung lại là vì lý do: Nghề giáo là nghề cao quý (còn các nghề khác chắc không cao quý); Giáo viên cần phải được tôn trọng (mà bất kể đạo đức họ như thế nào); Lương giáo viên không đủ sống (trong khi lương giáo viên là cao nhất trong các ngạch, bậc viên chức), ... cho nên tình trạng nát bét của giáo dục chắc chắn sẽ còn kéo dài nếu không có sự thay đổi đột phá trong thời gian tới.