Em không thể trích hết được, nhưng em nghĩ cụ là 1 trong những cụ đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa của LQT và coi nó là sử mà bản chất nó vẫn là một tác phẩm văn học mà thôi, có rất nhiều hư cấu và nhiều chi tiết, góc nhìn theo tác giả và định hướng độc giả.
Thực chất anh LQT là một nhà văn có tài, nhưng vẫn đi theo vết xe đổ là
"tôn Lưu, biếm Tào" - chính vì vậy truyện mất đi nhiều góc nhìn đa dạng.
Em xin phép đưa ra 1 số ví dụ như sau về nhân vật Gia Cát Lượng mà bác và nhiều bác khác rất thích:
Ví dụ 1: Lục Xuất Kỳ Sơn là kỳ công hay đại tội của Gia Cát Lượng? Tại sao Lượng quyết tâm lấy bình ổn tiên quyết, đòi đi đường lớn, lấy kế vẹn toàn, đòi phải lấy bằng được Lũng?
Lượng tại sao không dám mạo hiểm, không tin Ngụy Diên, điều "kỳ binh" từ Tý Ngọ Cốc để dọa Hạ Hầu Mậu (đánh tới từ hướng Bắc để tới Trường An), còn Lượng điều quân theo đường Tà Cốc tời Hàm Dương (đánh tới Trường An theo hướng Tây)?
Nếu dùng "kỳ binh" như Diên nói, rất có thể kết cục của công cuộc Bắc phạt của Thục sẽ xong trong 1 lần xuất binh (thực tế Lượng đã xuất quân 6 lần, và nhìn chung đều không đạt được hiệu quả cuối cùng).
Có thể thấy, các lý do cơ bản của Lượng lúc đó như sau:
1. Lượng chê đường Tý Ngọ nhỏ hẹp, khó đi nhưng quên rằng Diên chính là người thủ Hán Trung 15 năm, thông thuộc dải Hán Trung hơn ai hết trong Tập đoàn quân sự Thục quốc.
2. Lượng sợ phục binh, chặc cửa Tý Ngọ thì vừa mất quân, vừa mất việc. Thực chất lúc đó Lưu Bị vừa chết, Ngụy cho rằng Thục sẽ bất ổn, sẽ khó chủ động xuất binh - việc đặt phục binh ở cửa Tý Ngọ hoang vu, ít người qua lại gần như không thể. Xuất binh lúc này đầy đủ tính bất ngờ, bí mật, khả năng thành công cao. Bên cạnh đó, chủ tướng của Ngụy tại đây là Hạ Hầu Mậu, một kẻ được coi là ăn bám, bất tài.... khả năng bỏ thành chạy là rất cao. Tuy nhiên, Lượng không dám mạo hiểm.
3. Lượng cho rằng lấy được Trường An, chưa chắc đã giữ được. Không thuyết phục.
Kỳ thực, mưu lược quan trọng ở chỗ kỳ chính tương hợp với nhau, Lượng dụng binh chỉ thấy chính mà không thấy kỳ. Lượng cho rằng “Nên từ đường lớn” “thẳng lấy Lũng Hữu” thực ra đó chỉ là việc thận trọng để đánh chiếm. Nhưng việc thận trọng này của Gia Cát Lượng cũng là tự mình đánh mất thời cơ chiến lược để thắng địch, hình thành thế Thục yếu đánh với Ngụy mạnh ở Lũng Hữu sóng đôi mà đánh trận.
Đây là lần thứ nhất, Lượng xuất binh Kỳ Sơn.
Nếu các cụ còn tiếp tục hứng thú, em sẽ thêm 1 vài ví dụ nữa