2 cụ biết thông tin gì thêm thì khai sáng cho em và các cụ khác với
, chứ theo như em được biết thì Big4 nào cũng localized hết, công ty phần lớn được sở hữu bởi các partner (trên báo gọi là Phó tổng GĐ đấy ạ), mà partner thì 80 90% là người Việt rồi.
Tất nhiên là nên hiểu cái sự "sở hữu" ở đây trong 1 cái context đặc biệt. Mô hình hoạt động của các cty Big4 (và cả các hãng dịch vụ chuyên nghiệp khác, như cty luật chẳng hạn), hơi khập khiễng những mà có thể nói nó hơi hơi giống như cửa hàng gà rán KFC: Cty ở VN sẽ là 1 cty độc lập, trả 1 khoản phí và chấp nhận tuân thủ các tiêu chuẩn đề ra bởi 1 thực thể ở nước ngoài, để treo logo của hãng và bắt đầu bán dịch vụ dưới cái brand name đó kiếm xèn
. Các cty này ko cần tài sản hữu hình gì nhiều, nên vốn điều lệ cũng chẳng đáng là bao so với quy mô doanh thu, thế nên cái việc góp vốn, hay "sở hữu" cty nó ko phải là vấn đề anh có tiền hay ko, mà là anh có được tổ chức "thừa nhận" cho vào hội thuê logo ko.
Con đường phổ biến nhất để trở thành chủ sở hữu của 1 cty Big4, là làm nhân viên cho nó, cống hiến, đến 1 thời điểm được những chủ sở hữu khác thừa nhận (cả về mặt chuyên môn lẫn khả năng kinh doanh, ở đây là bán dịch vụ dưới brand name của cty), thì ng ta sẽ cho anh "góp vốn" vào, anh sẽ được gọi là partner, anh sẽ chuyển từ làm công ăn lương, sang việc hưởng thu nhập dựa vào số tiền anh mang về. Đến ngày anh ngưng làm việc cho cty (nghỉ hưu, hoặc là anh dính phốt anh bị bế đi chả hạn
), thì anh bắt buộc phải bán lại phần "vốn góp" kia lại cho cty, anh ko thể thừa kế cho con anh, giữ lại nó chờ chia phần, hoặc là bán cho 1 bên nào khác được.
Có 1 partner Big4 đã giải thích cho cái sự "góp vốn" này như thế này: Nó giống giống như tổ chức Đ*** vậy
, anh gia nhập tổ chức, anh cống hiến, anh chờ đến lúc tổ chức thừa nhận, thì ng ta sẽ kết nạp anh. Đến ngày anh nghỉ thì anh ra đi tay không, đúng như lúc anh vào.