[Funland] big 4 kiểm toán trả lời có vô trách nhiệm vụ SCB?

Biển số
OF-845261
Ngày cấp bằng
18/12/23
Số km
82
Động cơ
1,003 Mã lực
Cụ nói đúng ạ, ko phải tất cả các partner đều là partner góp vốn (gọi là equity partner), vẫn có những người làm công ăn lương (gọi là salary partner), nhưng cty sẽ vận hành theo ý chí của các partner thôi (vì làm gì còn ai cao hơn nữa = )) ).

Cái vấn đề ko phải là cụ góp nhiều hay ít, mà là cụ có được góp hay ko
À đúng là em trả lời hơi lạc đề câu hỏi của cụ.
Không phải Big4 nào chủ thực sự cũng là người VN, có Big4 chủ là người nước ngoài đó ạ.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,369
Động cơ
351,381 Mã lực
So sánh nào cũng khập khiễng tuy nhiên ở đây sai phạm của SCB rất lớn và rất dài cho nên bảo là không phát hiện ra bất thường là nguỵ biện. Khám bệnh cũng chỉ khám 1 thời điểm chứ nếu khám nhiều lần tro g thời gian dài và bệnh có tiến triển thì không thể nói là không khám ra.
Cụ nên biết là bản thân quy trình kiểm soát nội bộ của ngân hàng lẫn quy trình giám sát của ngân hàng nhà nước đã rất chặt chẽ hơn nhiều khả năng kiểm toán có thể làm được rồi. Mọi khoản vay của ngân hàng đều phải đảm bảo đúng quy trình giấy tờ hồ sơ đầy đủ, làm gì có chỗ cho kiểm toán thông thường soi ra được vấn đề.

Thế nên với ngân hàng thì chức năng giám sát của NHNN quan trọng hơn chứ kiểm toán ngân hàng vào cho đủ thủ tục thôi. So với khám bệnh thì giống kiểu khám tổng quát hầu như chả phát hiện được ung thư, có phát hiện thì thường đã muộn rồi.
 

Quê bầm

Xe container
Biển số
OF-740060
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
5,370
Động cơ
101,605 Mã lực
Cụ nên biết là bản thân quy trình kiểm soát nội bộ của ngân hàng lẫn quy trình giám sát của ngân hàng nhà nước đã rất chặt chẽ hơn nhiều khả năng kiểm toán có thể làm được rồi. Mọi khoản vay của ngân hàng đều phải đảm bảo đúng quy trình giấy tờ hồ sơ đầy đủ, làm gì có chỗ cho kiểm toán thông thường soi ra được vấn đề.

Thế nên với ngân hàng thì chức năng giám sát của NHNN quan trọng hơn chứ kiểm toán ngân hàng vào cho đủ thủ tục thôi. So với khám bệnh thì giống kiểu khám tổng quát hầu như chả phát hiện được ung thư, có phát hiện thì thường đã muộn rồi.
Em đi vay có mấy tỏi mà băng bắt làm cả đống xác minh, thẩm định, ký tá giấy tờ, chả hiểu trục ngàn tỏi cho vay mà nhẹ nhàng như mấy ngàn mua kẹo thế. Nếu làm đủ các bước như cho em vay có mà con kiến cũng chả trui lọt
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,477
Động cơ
623,300 Mã lực
Cụ nên biết là bản thân quy trình kiểm soát nội bộ của ngân hàng lẫn quy trình giám sát của ngân hàng nhà nước đã rất chặt chẽ hơn nhiều khả năng kiểm toán có thể làm được rồi. Mọi khoản vay của ngân hàng đều phải đảm bảo đúng quy trình giấy tờ hồ sơ đầy đủ, làm gì có chỗ cho kiểm toán thông thường soi ra được vấn đề.

Thế nên với ngân hàng thì chức năng giám sát của NHNN quan trọng hơn chứ kiểm toán ngân hàng vào cho đủ thủ tục thôi. So với khám bệnh thì giống kiểu khám tổng quát hầu như chả phát hiện được ung thư, có phát hiện thì thường đã muộn rồi.
Vậy vô dụng thế thì bỏ quách nó đi chứ nuôi nó làm cái gì nữa?
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,369
Động cơ
351,381 Mã lực
Vậy vô dụng thế thì bỏ quách nó đi chứ nuôi nó làm cái gì nữa?
Nó vẫn có tác dụng với các công ty khác ngoài ngân hàng, ít ra nó đảm bảo báo cáo tài chính đúng theo một chuẩn mực nhất định nào đó, dựa vào uy tín của công ty kiểm toán.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,477
Động cơ
623,300 Mã lực
Nó vẫn có tác dụng với các công ty khác ngoài ngân hàng, ít ra nó đảm bảo báo cáo tài chính đúng theo một chuẩn mực nhất định nào đó, dựa vào uy tín của công ty kiểm toán.
Logic là nếu như nó không thể tìm thấy sai sót ở NH thì cũng không tìm thấy sai sót ở nơi khác.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,369
Động cơ
351,381 Mã lực
Logic là nếu như nó không thể tìm thấy sai sót ở NH thì cũng không tìm thấy sai sót ở nơi khác.
Về tuyệt đối thì là như thế, công ty kiểm toán không bao giờ có thể đảm bảo báo cáo tài chính là đúng được, họ chỉ có thể nói là chúng tôi đã kiểm tra theo đúng quy trình chuẩn và không phát hiện vấn đề (trọng yếu) gì thôi.
 

Quê bầm

Xe container
Biển số
OF-740060
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
5,370
Động cơ
101,605 Mã lực
Về tuyệt đối thì là như thế, công ty kiểm toán không bao giờ có thể đảm bảo báo cáo tài chính là đúng được, họ chỉ có thể nói là chúng tôi đã kiểm tra theo đúng quy trình chuẩn và không phát hiện vấn đề gì thôi.
Nếu làm theo quy trình chuẩn thì gần như sẽ phát hiện hêt những thứ nổi cộm, trừ phi ktv quá yếu kém hoặc có gì khuất tất ạ
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,369
Động cơ
351,381 Mã lực
Nếu làm theo quy trình chuẩn thì gần như sẽ phát hiện hêt những thứ nổi cộm, trừ phi ktv quá yếu kém hoặc có gì khuất tất ạ
Có quá nhiều vấn đề vượt quá khả năng của kiểm toán viên, nên cơ bản ktv chỉ có thể xác nhận báo cáo đúng chuẩn mực thôi, còn có phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp không thì khó lắm.
 

6997

Xe container
Biển số
OF-97440
Ngày cấp bằng
28/5/11
Số km
5,465
Động cơ
458,631 Mã lực
Thật ra anh partner Big4 kia giải thích ko sai đâu ạ. Có lẽ ở VN vai trò của kiểm toán vẫn còn bị hiểu sai nhiều (dù sao thì kiểm toán độc lập ở VN cũng mới phát triển có 30 năm), em xin phép hầu các cụ vài ý thế này.

Kiểm toán (audit) là 1 loại dịch vụ của 1 cái gọi là dịch vụ đảm bảo (assurance services), theo đó thì ban giám đốc công ty, từ nhu cầu muốn tăng độ tin cậy của thông tin tài chính do mình lập ra, thuê 1 đơn vị độc lập có uy tín đưa ra 1 cái ý kiến trên thông tin tài chính của mình. Cần phải hiểu "Đảm bảo" - assurance không bao giờ là lời cam kết chắc chắn 100% ko có sai sót (guarantee), do sẽ ko có 1 thủ tục kiểm toán nào mà có thể chắc chắn 100% được. Các cụ tưởng tượng trong 1 cái ngân hàng có hàng trăm hàng nghìn giao dịch, do 1 đội ngũ hàng nghìn người làm trong 1 năm, giờ 1 đội kiểm toán chỉ có chục người, làm việc torng vài tuần, làm sao mà dò tìm hết lỗi lầm gian trá được :D

Chính vì cái chênh lệch về thời gian, nguồn lực giữa bên "lập" và bên "đi dò xét" như trên, nên audit chỉ gói gọn lại trong việc tìm kiếm "sai sót" (misstatement), chứ ko bao gồm việc tìm kiếm "gian lận" (fraud). Đây chính là cái ý mà anh lãnh đạo Big4 kia đã giải thích, tức là kiểm toán viên chỉ làm việc dựa trên data được cung cấp, còn việc data cung cấp cho kiểm toán có chính xác, phản ánh đúng bản chất không (có fraud hay ko), thì là trách nhiệm của ban giám đốc doanh nghiệp. Trước khi báo cáo kiểm toán được phát hành, bao giờ kiểm toán viên cũng yêu cầu ban giám đốc ký Thư xác nhận, theo đó quy trách nhiệm về tính đúng đắn của data kiểm toán viên nhận được cho ban giám đốc. Cái thư này, về cơ bản là miễn trừ hầu như toàn bộ trách nhiệm cho kiểm toán viên rồi.

Vậy nếu trong trường hợp bctc đã kiểm toán mà vẫn có sai sót (như vụ SCB này), thì kiểm toán viên chịu trách nhiệm ntn? Về cơ bản thì kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục được quy định trong chuẩn mực kiểm toán, cơ quan quản lý (ở đây là UBCK và BTC) sẽ kiểm tra xem kiểm toán có thực hiện đúng chuẩn mực ko, nếu đúng thì ktv ko bị xử lý, nếu sai thì cũng sẽ có chế tài, ví dụ treo bằng ktv (như Deloitte), hoặc nặng hơn là cho ra khỏi danh sách tổ chức kiểm toán được chấp thuận.

Còn để xử lý hình sự KTV thì phải chứng minh được họ tham gia vào hành vi phạm tội, ví dụ như KTV nhận tiền của ban giám đốc để đưa ra ý kiến sai lệch trên BCTC, rồi BGD dùng BCTC đó để lừa đảo (như vụ Tân Hoàng Minh) chẳng hạn. Trên lý thuyết thì người sử dụng BCTC đã kiểm toán (ví dụ như ngân hàng, nhà đầu tư, cổ đông .v.v) có thể kiện cty kiểm toán, nhưng việc này thì cũng cực khó vì rất khó để chứng minh thiệt hại. Trên thực tế thì hơn 30 năm ở VN cũng chưa có cty Big4 nào có KTV bị xử lý hình sự, hay Big4 phải bồi thường cho người sử dụng BCTC.

Cuối cùng, nên hiểu như thế nào về "BCTC đã kiểm toán"? Như em trình bày ở trên, ý kiển kiểm toán không bao giờ là 1 sự đảm bảo 100% ko có sai sót đối với thông tin tài chính, thế nên các stakeholders khi sử dụng BCTC đã kiểm toán ko bao giờ nên chỉ dựa vào thông tin dc cung cấp trong đó. Ví dụ ngân hàng trước khi cho vay, thì phải thẩm định lại, hoặc là nhà đầu tư trước rót vốn vào doanh nghiệp, thì phải làm thẩm định tài chính (gọi là financial due diligence, có 1 việc cũng gây tranh cãi trong ngành, đó là thật ra thì Big4 cung cấp dịch vụ kiểm toán, dịch vụ tư vấn, và cả dịch vụ due diligence này, nên cũng có nhiều lo ngại về tính độc lập của các cty B4)
Thấy cụ viết hăng, viết dài, viết lan man quá => em bổ sung thêm cho cụ 2 cái gạch đầu dòng:


- Nguyên tắc trọng yếu.
- Tuân thủ quy trình và thủ tục kiểm toán tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu của Big 4.

Em lượn!
 

haduongle

Xe tải
Biển số
OF-577279
Ngày cấp bằng
3/7/18
Số km
205
Động cơ
144,466 Mã lực
Thấy cụ viết hăng, viết dài, viết lan man quá => em bổ sung thêm cho cụ 2 cái gạch đầu dòng:


- Nguyên tắc trọng yếu.
- Tuân thủ quy trình và thủ tục kiểm toán tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu của Big 4.

Em lượn!
Biết thì thưa thốt... :))
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,588
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nếu làm theo quy trình chuẩn thì gần như sẽ phát hiện hêt những thứ nổi cộm, trừ phi ktv quá yếu kém hoặc có gì khuất tất ạ
Quy trình thì doanh nghiệp như Ngân hàng thì khó sai, giấy tờ pháp lý đầy đủ nhưng có mỗi số liệu thì sai thôi cụ (bắt tay với bọn định giá khai vống giá trị tài sản đảm bảo). Mà số liệu sai thì thì thằng cấp số liệu chịu trách nhiệm (ngân hàng), kiểm toán không chịu trách nhiệm nên dù biết (chắc chắn biết) cũng nhắm mắt làm ngơ để nhận tiền, ngu gì tự hất đổ nồi cơm nhà mình :)) .
Khi XXX điều tra ra thì ông định giá và Ngân hàng bắt tay nhau đi tù, ông kiểm toán cùng lắm là bị treo bằng vài tháng do nghiệp vụ yếu (như vụ SCB) ;)).
Một thực tế nữa là kiểm toán nhà nước còn thấy chuyển nhiều vụ việc sang cơ quan điều tra sau khi kiểm toán, chứ em chưa thấy doanh nghiệp kiểm toán nào chuyển hồ sơ sang xxx sau khi kiểm toán, kể cả BIG4 hay BIG20... BIG200 =)).
Doanh nghiệp trả tiền cho thằng kiểm toán để kiểm tra chính mình thì kết quả nó chỉ được thế thôi. Hai thằng lợi ích liên quan mật thiết đến nhau như thế thì còn gì vô tư với độc lập nữa. Chắc cái trò kiểm toán "độc lập" kiểu này cũng học từ mấy thằng tây lông =)) .
Theo em hiểu thì là như vậy.
 
Chỉnh sửa cuối:

cr7m10

Xe tải
Biển số
OF-594789
Ngày cấp bằng
16/10/18
Số km
465
Động cơ
133,248 Mã lực
Có quá nhiều vấn đề vượt quá khả năng của kiểm toán viên, nên cơ bản ktv chỉ có thể xác nhận báo cáo đúng chuẩn mực thôi, còn có phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp không thì khó lắm.
Trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, vay ra 40 tỷ đô mà không trọng yếu thì e thật cụ, em éo hiểu mấy tay kiểm toán làm gì nữa.
Chưa kể, thủ tục quan trọng của bank audit là loan review :D
Túm lại vì doanh số công ty, em thấy có vẻ là cũng có tí bán rẻ
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,667
Động cơ
757,758 Mã lực
Kiểm toán là do ngân hàng nó thuê, nó trả tiền nên nó không sợ. Kiểm toán mà kết luận bất lợi cho ngân hàng thì nó đi thuê thằng khác.
Kiểm toán là do Đại hội đồng cổ đông phê duyệt (hoặc ủy quyền phê duyệt trên cơ sở trình của Ban Kiểm soát- Ban KS về lý là còn đứng cao hơn cả HĐQT về chức năng giám sát) cho nên TGĐ hay HĐQT không quyết việc thuê ai làm kiểm toán độc lập.
.
và đương nhiên, đấy là lý thuyết. Vì hđqt hay bks cũng do ông chủ cầm phiếu tại đại hội đồng cổ đông chỉ định thôi.
 

Quê bầm

Xe container
Biển số
OF-740060
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
5,370
Động cơ
101,605 Mã lực
Có quá nhiều vấn đề vượt quá khả năng của kiểm toán viên, nên cơ bản ktv chỉ có thể xác nhận báo cáo đúng chuẩn mực thôi, còn có phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp không thì khó lắm.
Em thì ko nghĩ vậy, chỗ em hơn 20 năm này kiếm toán luôn thuê BIg4, các bạn dù mới hay cũ đều tìm hiểu đào sâu các vấn đề quan trọng, khá chi tiết và cẩn trọng chứ ko ào ào. Ví dụ dự án vay, họ sẽ xuống xem điểm vài dự án xem tiến độ thế nào, thực tế có phù hợp số tiền dải ngân hay ko, thậm trí trưng cầu giám định những vấn đề mà họ ko có chuyên môn
 

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,819
Động cơ
77,790 Mã lực
Không phải đâu cụ.

Thanh tra NHNN giỏi đấy, Big4 cửa gì so với thanh tra NHNN.

Ngoài ra thì đúng là big4 được thuê để làm, nên làm ngơ hết với các sai sót của ngân hàng. Bản thân các ngân hàng cũng đều có đội pháp chế, hệ thống rồi nên big4 không có cửa để góp ý về hệ thống.

Do các ngân hàng buộc phải kiểm toán và lấy hình ảnh thì thuê đội kiểm toán lớn thôi.

Đây là em lấy thực tế ở Việt Nam, không bình luận ở nước ngoài.
vâng, các thể loại thanh tra giỏi thật nên mới nhận mấy va ly tiền như mợ gì vừa bị tóm vụ scb. SCB biết là giỏi ko qua mặt được nên dùng tiền để bịt. Có tài mà ko có đức
 
Biển số
OF-549713
Ngày cấp bằng
9/1/18
Số km
172
Động cơ
159,324 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
2 cụ biết thông tin gì thêm thì khai sáng cho em và các cụ khác với ;;), chứ theo như em được biết thì Big4 nào cũng localized hết, công ty phần lớn được sở hữu bởi các partner (trên báo gọi là Phó tổng GĐ đấy ạ), mà partner thì 80 90% là người Việt rồi.

Tất nhiên là nên hiểu cái sự "sở hữu" ở đây trong 1 cái context đặc biệt. Mô hình hoạt động của các cty Big4 (và cả các hãng dịch vụ chuyên nghiệp khác, như cty luật chẳng hạn), hơi khập khiễng những mà có thể nói nó hơi hơi giống như cửa hàng gà rán KFC: Cty ở VN sẽ là 1 cty độc lập, trả 1 khoản phí và chấp nhận tuân thủ các tiêu chuẩn đề ra bởi 1 thực thể ở nước ngoài, để treo logo của hãng và bắt đầu bán dịch vụ dưới cái brand name đó kiếm xèn :D. Các cty này ko cần tài sản hữu hình gì nhiều, nên vốn điều lệ cũng chẳng đáng là bao so với quy mô doanh thu, thế nên cái việc góp vốn, hay "sở hữu" cty nó ko phải là vấn đề anh có tiền hay ko, mà là anh có được tổ chức "thừa nhận" cho vào hội thuê logo ko.

Con đường phổ biến nhất để trở thành chủ sở hữu của 1 cty Big4, là làm nhân viên cho nó, cống hiến, đến 1 thời điểm được những chủ sở hữu khác thừa nhận (cả về mặt chuyên môn lẫn khả năng kinh doanh, ở đây là bán dịch vụ dưới brand name của cty), thì ng ta sẽ cho anh "góp vốn" vào, anh sẽ được gọi là partner, anh sẽ chuyển từ làm công ăn lương, sang việc hưởng thu nhập dựa vào số tiền anh mang về. Đến ngày anh ngưng làm việc cho cty (nghỉ hưu, hoặc là anh dính phốt anh bị bế đi chả hạn :))), thì anh bắt buộc phải bán lại phần "vốn góp" kia lại cho cty, anh ko thể thừa kế cho con anh, giữ lại nó chờ chia phần, hoặc là bán cho 1 bên nào khác được.

Có 1 partner Big4 đã giải thích cho cái sự "góp vốn" này như thế này: Nó giống giống như tổ chức Đ*** vậy :D, anh gia nhập tổ chức, anh cống hiến, anh chờ đến lúc tổ chức thừa nhận, thì ng ta sẽ kết nạp anh. Đến ngày anh nghỉ thì anh ra đi tay không, đúng như lúc anh vào.
Bác có làm partner ông nào ko mà chuẩn thế
 

Xechaybangcom

Xe điện
Biển số
OF-157149
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
2,973
Động cơ
336,180 Mã lực
vâng, các thể loại thanh tra giỏi thật nên mới nhận mấy va ly tiền như mợ gì vừa bị tóm vụ scb. SCB biết là giỏi ko qua mặt được nên dùng tiền để bịt. Có tài mà ko có đức
Vâng, các mợ ấy biết hết đấy chứ.
Quan trọng là bao nhiêu tiền thôi.
Kiểm toán độc lập thì tiền ít để làm ngơ.
Thanh tra thì tiền nhiều để bỏ qua hoặc hướng dẫn cách sửa.
 

Xechaybangcom

Xe điện
Biển số
OF-157149
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
2,973
Động cơ
336,180 Mã lực
Trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, vay ra 40 tỷ đô mà không trọng yếu thì e thật cụ, em éo hiểu mấy tay kiểm toán làm gì nữa.
Chưa kể, thủ tục quan trọng của bank audit là loan review :D
Túm lại vì doanh số công ty, em thấy có vẻ là cũng có tí bán rẻ
Xem báo cáo kiểm toán SCB thấy mùi ngay.
Cho khách hàng độc lập vay: số bé tí.
Cho vay khác: số gần hết khoản cho vay. Nhưng tuyệt nhiên không có 1 dòng giải thích cho vay khác là vay như thế nào.
Có ông cứ bênh kiểm toán, kêu nó không biết hoặc không có khả năng biết. Toàn phét lác hết.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top