[Funland] Biên giới Tây Nam, hình ảnh và những mẩu chuyện

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Chao ôi, tôi chưa thấy ở đâu nhiều rệp như ở D32 này. Hôm nào nắng to, chúng tôi mang giát giường ra phơi. Từng đoàn quân họ nhà rệp lũ lượt kéo nhau từ những khe kẽ giát giường ra vì ánh mặt trời thiêu đốt. Chúng tôi không dám giết chúng bằng tay vì quá hôi. Một mảnh báo cuộn lại rồi đốt là xong. Rệp nổ lép bép như thóc rang.
Thương binh tại D32 này có phong trào thi đua rất sôi nổi - đó là " treo tay ". Khẩu hiệu " Chịu khó treo tay, có ngày ra Bắc " được thực hiện tương đối triệt để. Thằng cụt, thằng bị đạn nó phang trúng tay thì treo đã đành. Nhưng có những thằng bị mảnh M79 nó xiên, sẹo chỉ to bằng nốt ghẻ ruồi cũng rất " nhiệt tình, chịu khó " treo tay. Phải nói là một sự kiên trì ghê gớm, sự kiên trì khủng khiếp. Cánh tay bị dính ( dù chỉ rất nhẹ thôi ) được dùng một dải băng cứu thương treo cố định trước ngực. Cánh tay đó nằm cố định, không tham gia bất cứ hoạt động gì. Dần dần qua thời gian dài, nó teo lại. Chỉ còn da bọc xương, trông phát khiếp. Bác sỹ giám định y khoa nhìn thấy đã muốn ...đuổi ra Bắc rồi. Cánh tay như vậy còn " đánh đấm " gì nữa!!!? Vậy là thành công.. thành công... đại thành công rồi. Mời anh đóng vai chính bộ phim ... Đường về quê mẹ. Sướng!!!!
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Rồi thì cũng đến ngày giám định y khoa, thương binh sau khi giám định xong được phân loại. Ai yếu sức khoẻ thì ra bắc, ai còn đủ sức khoẻ thì lên đường trở lại đơn vị. Tôi khám đạt thương binh loại 1 ( cũ ), không đủ tiêu chuẩn đi A nên chuẩn bị sẵn sàng trở về đơn vị. Được thôi, đây đâu có ngán gì!!!
Một buổi sáng, cán bộ đại đội gọi tôi lên giao nhiệm vụ:
- Các anh bên phòng chính trị của sư đoàn có sang xin em về ban chính sách sư đoàn. Ý em thế nào?
- Dạ thưa, sang bên ấy làm công việc gì ạ? Tôi hỏi.
- Thì lo cất bốc hài cốt liệt sỹ chứ làm gì nữa.
- Vậy thì cho em về đơn vị chiến đấu. Tôi trả lời.
Tôi nghĩ đến cảnh phải đi đào mộ, bốc xương bốc cốt mà rùng mình. Tôi vốn sợ ma lắm, do vậy chẳng thà đi đánh nhau còn dễ chịu hơn. Anh cán bộ phòng 2 ( phòng chính trị ) không nói gì và ra về. Tôi đã xác định tư tưởng sẽ trở về trung đoàn tiếp tục tham gia chiến đấu. Mấy hôm sau, đại đội lại gọi tôi lên. Một sỹ quan đeo quân hàm thiếu uý tiếp tôi. Anh tự giới thiệu là Bùi Xuân Hùng - thiếu uý trợ lý phòng hậu cần sư đoàn. Anh hỏi tôi về trình độ văn hoá, quá trình công tác và có ý muốn xin tôi về phòng làm văn thư, thống kê. Văn thư, thống kê à? OK! Tôi đồng ý ngay lắp tự. Ngay sáng hôm ấy, tôi làm thủ tục và khoác ba lô theo anh Hùng về phòng Hậu cần sư đoàn.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Phòng Hậu cần sư đoàn nằm ngay cạnh đường băng sân bay Trảng Lớn. Tôi được sắp xếp nơi ăn, chốn nghỉ khá là tươm tất. Ăn uống thì tự nấu lấy theo từng ban. Ở hậu cứ này, chỉ còn tôi, anh Hùng và thằng Nghĩa. Tất cả phòng chủ yếu nằm trên tiền phương hết. Bình thường, bữa ăn cũng chẳng có gì nhưng thỉnh thoảng anh Hùng lại đi ra chợ mua đồ ăn tươi về thế là... nhậu. Bia 33 con cọp thì " tạm ứng " ngay kho hậu cần. Cuộc sống có vẻ ngon lành, êm đềm. Nhưng, cái số tôi không thể ngồi yên một chỗ được. Nó cứ luôn nhấp nhổm, bứt dứt khó chịu. Cả ngày chẳng làm cái gì, chỉ chăm chăm đun nước, nấu ăn chán chết đi được.
Công việc của thằng lính nhân viên thống kê, kế hoạch cũng giúp cho tôi hay được " bát ngát " đi đây đi đó. Khi thì Phú Giáo ( Bình Dương ), khi thì Sóng Thần ( QĐ4 ). Sư đoàn có một nông trường ở tại Phú Giáo. Tôi thỉnh thoảng đi xuống lấy số liệu vớ vẩn về tăng gia sản xuất, nhận các yêu cầu về cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu... Một lần tôi đi xuống bằng xe Reo, gần đến nông trường thì xe bị mất phanh ( mất thắng ). Chú Bảy lái xe ( lái xe của QL VNCH cũ ) liền bảo tôi đi mua cho chú xị rượu. Chết mẹ! Ông này không sửa nổi xe nên bảo tôi mua rượu về nhậu suông đây. Tôi vừa đi mua, vừa lầm bầm. Tôi mua rượu về, chú Bảy liền đổ xị rượu vào thay cho dầu phanh. Xe tiếp tục lên đường. Hoá ra, khi " bí " rượu có thể thay cho dầu phanh được.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Một lần, cả lũ nhân viên của phòng hậu cần chúng tôi được cử đi nhận dầu diesel tại căn cứ Sóng Thần. D29 có nhiều xe bồn loại 4000 lít, 6000 lít nhưng chỉ có 1 chiếc 11.000 lít là chiếc xe cũ của Mỹ. Chúng tôi lên từ chiều hôm trước. Sáng hôm sau làm thủ tục nhận 11.000 lít dầu. Máy bơm không có, mấy thằng thay nhau bơm tay từ sáng đến quá trưa mới đủ số lượng. Cánh tay thằng nào, thằng ấy mỏi rã rời. Khoảng 3, 4 chiều xe mới ra đến xa lộ Đại Hàn. Anh lái xe gạ:
- Làm trận " cầy tơ bảy món " chứ chúng mày?
Đang đói và mệt, nghe đến nhậu mắt thằng nào thằng ấy rạng rỡ như " những ánh sao đêm ". Nhưng tiền thì tất cả đều " trên răng dưới... cát tút " lấy đâu ra tiền mà nhậu với chả nhẹt. Anh lái xe vừa nói vừa cười:
- Mấy thằng ngố, cứ nhậu thả dàn đi. Tao đảm bảo ngày mai sẽ giao đủ, thậm chí còn giao dư 11000 lít dầu.
Thực hiện ngay, nói phải đi đôi với làm. Anh gọi chủ quán xách " can " tháo luôn 5,6 can đầy. Cả lũ nhậu nhẹt mệt nghỉ. Sau khi ăn uống đã đời. Anh cho xe chạy một đoạn chừng vài chục cây số. Đến khu rừng cao su ven đường thì dừng xe.
- Thôi, đêm nay chúng ta nghỉ tại đây.
Chúng tôi nằm ngủ ngổn ngang ngay trên đường quốc lộ. Nằm cạnh anh lái xe, anh giải thích để tôi yên tâm:
- Cả ngày phơi nắng, xe dầu này nó nở ra cả trăm lít. Mình có bán tí chút cũng chẳng " nhằm nhò " gì. Bây giờ đừng về sư đoàn vội. Về sớm, sáng mai giao hàng dầu nó hao. Ngày mai mình chạy về đến nhà vào tầm quá trưa, dầu nó lại nở ra. Giao có dư luôn.
Bài học đầu tiên của ngành " hậu cần " với tôi là như vậy. Quả nhiên, chiều hôm sau chúng tôi giao hàng đầy đủ. Dầu không thiếu một giọt. Tóm lại khi nhận xăng dầu thì phải nhận hàng từ sáng sớm, giao hàng thì phải giao buổi chiều. :))
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Rồi thì những tháng ngày vô vị nằm tại cứ Trảng Lớn cũng đã trôi qua.
Ngày chủ nhật 17/6/1979 tôi được lệnh đi tiền phương. Lâu lắm rồi bây giờ mới lại được cầm khẩu súng trên tay, dù chỉ là khẩu AK nhỏ bé. Một chút bồi hồi, một chút lạ lẫm. Xe D29 đón chúng tôi, trên xe toàn là cán bộ chiến sỹ của các phòng ban và lính D29 lên tiền phương. Các anh chắc đi đi về về nhiều lần nên không thấy lạ chứ còn tôi thì có đôi chút hồi hộp. Hôm qua tôi đã đi mua sắm cho mình đầy đủ mọi thứ cần thiết, tất cả cho hết vào chiếc thùng gỗ đựng đạn B40. Đúng là lính sư đoàn đi chiến trường cũng khác với lính trận. Lính trận càng gọn nhẹ bao nhiêu thì lính " kiểng " càng kềnh càng bấy nhiêu. Thử xem trong thùng gỗ B40 mang theo những gì?

- Quần áo dài, quần áo lót: 2, 3 bộ ( lính chốt chỉ có nhất bộ ).
- Xà bông thơm, xà bông giặt ( quá xa xỉ với lính chốt ).
- Giấy viết vài tập, bút bi vài chiếc…
- Nilon, tăng võng... đầy đủ, và nhiều thứ khác.
Trên xe các anh cũng toàn mang thùng gỗ, thùng tôn chứ rất ít người mang ba lô. Xe chạy qua nhưng địa danh mang bao kỷ niệm đối với tôi. Mộc Bài, Ba vét... kia rồi ngã ba Rừng Sở, Chi phu, cầu Tà Yên những địa danh thấm máu biết bao đồng đội. Nhìn hai chiếc T54 bị bắn cháy, màu đỏ gạch cua nằm gục nòng bên cạnh cầu Prasaut tôi chợt nhớ đến câu chuyện " đổi hai xe lấy một mã " vang khắp sư đoàn của Trung đoàn trưởng trung đoàn tôi vài tháng trước. Đường xóc kinh khủng mãi đến tối mịt, chúng tôi mới đến PhnomPenh. Xe nghỉ lại tại một căn nhà nhỏ hai tầng rất đẹp cạnh cầu " Sập ". PhnomPenh đã hồi sinh, điện nước đầy đủ. Ban đêm, thành phố hoàn toàn yên tĩnh. Tôi mắc mùng trên ban công lầu hai để ngủ. Đêm an toàn nhưng phải cái rất nhiều muỗi.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Xe chạy theo lộ 5 hướng thị xã Congpongchnang thẳng tiến. Dọc đường, thỉnh thoảng chúng tôi bắt gặp những chiếc xe quân sự cháy đen nằm chỏng chơ ven đường. Đoạn dốc gần ngã tư rừng dừa, có tới 5, 6 chiếc T54, T59 của ta cháy đen thui. Đến ngã tư rừng dừa, chúng tôi tạm dừng chân nghỉ uống nước. Đây là hậu cứ cũ của D29. Trong căn nhà ven đường, loáng thoáng vài ba anh bộ đội ngồi đung đưa trên cánh võng. Một anh dáng người đậm chắc đang nằm ngủ trên chiếc võng màu xanh " sĩ lâm " lạ mắt. Một anh cán bộ trong đoàn chúng tôi đến bên cạnh đập đập vào thành võng. Người đang nằm trên võng vung tay nhảy bật dậy đứng thế thủ. Nhận rõ anh cán bộ vừa đánh thức mình, người kia cười ha hả và nói một tràng tiếng Miên. Lúc ấy, qua giới thiệu, tôi mới được biết đó là thằng cha tiểu đoàn trưởng D10 Quân đội CM CPC. Khi đó, các sư đoàn của ta đều phải có nghĩa vụ xây dựng 01 tiểu đoàn cho bạn gọi là " tiểu đoàn dân vận ". Thằng cha này rất giỏi võ nghệ. Trông mặt thấy ghét. Mặt vuông, góc cạnh, tóc xoăn... phải nói là đàn ông Campuchia nhiều cha rất đẹp trai, công bằng mà nói là ăn đứt anh em mình chỉ tội da đen và tóc xoăn tít thôi. Gặp thằng cha này ở ngoài mặt trận, chắc nó lãnh đủ ... cả băng.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Xe chạy đến thị xã vào lúc quá trưa. Một thị xã nhỏ đẹp nằm nép mình ven bờ Tonlesap. Chạy miết luôn qua thị xã không dừng lại. Đi khoảng vài cây số, chiếc xe rẽ vào con đường lát bê tông chạy êm ru. Bộ tư lệnh tiền phương của sư đoàn nằm xung quanh khu vực sân bay Kampongchhnang. Đây là một sân bay quân sự lớn do Trung quốc giúp Pôn Pốt xây dựng đang trong thời kỳ hoàn thiện. Đường băng chạy dọc theo hướng bắc - nam. Toàn bộ khu vực phía nam của sân bay tựa vào dãy núi cao chừng 200 mét. Phía đông là khu vực trú quân của 3 phòng (Tham mưu - Chính trị - Hậu cần). Phòng tham mưu ăn ở khang trang nhất nằm ngay ngoài cùng ( chắc khu này là dành cho phi công và chỉ huy sân bay ), kế đến là phòng hậu cần, gần cạnh đường băng là phòng chính trị. D29 ở ngay đầu đường băng. Lính có câu : "Ăn hậu cần, nằm tham mưu, lên sao chính trị" chẳng sai tẹo nào. Phía tây đường băng là các đơn vị trực thuộc lần lượt D10 ( dân vận - sau một thời gian thì giải tán ), D26 ( thông tin ), D27 ( trinh sát ). Sát đường băng phía đông cạnh đài chỉ huy là trại tù binh.
Tôi về phòng hậu cần, do thiếu tá ( sau đó lên trung tá ) Nguyễn Do ( Mười Do ) làm trưởng phòng.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Công việc ở tại tiền phương này chẳng có gì cố định. Khi thì xuống các trung đoàn lấy số liệu tiện xe chở luôn mấy tử sĩ về sư, khi thì đi chốt của phòng ở các điểm chốt như ngoài thị xã, trên thị trấn Pôlây, Cô cháp, Tà lia, chùa Lông chó.... ( mà tôi cũng chẳng biết tại sao chúng tôi đặt tên là chùa Lông chó nữa ). Nhiệm vụ quan trọng nữa là tổ chức, kết hợp cùng với dân đánh cá trên sông Tônlêsap và Biển Hồ để cung cấp thực phẩm cho bộ đội. Do có những chốt như vậy, việc chúng tôi chạm và đấu súng với Pốt là chuyện đương nhiên. Hóa ra làm lính " kiểng " trên sư cũng chẳng an toàn lắm.
Sau khi nghỉ ngơi mấy ngày, tôi được lệnh cùng với một xe của D29 chở đạn và gạo lên tiếp tế cho chốt Pôlây. Cùng đi với tôi có Đức ( tức Đức cối ), Tâm, cả hai đều là dân Thanh Hoá. Chúng tôi chuẩn bị súng ống, đạn dược đầy đủ. Con đường lộ 5 từ sân bay lên Pô lây thật vắng vẻ, ít xe cộ qua lại. Tất cả cầu cống trên đường đều có chốt của F15. Xe chạy không nhanh lắm vì đường rất xấu. Anh lái xe bảo chúng tôi phải giao hàng nhanh để còn về sớm. Cứ quá 2 giờ chiều vẫn còn lang thang trên đường dễ bị “ phục ” lắm. Chúng tôi lên tới thị trấn, xe rẽ phải vào một con đường nhỏ hướng ra phía Biển Hồ. Đường hẹp và khó đi, xe len lỏi luồn lách qua những rặng cây loà xoà. Một ngôi chùa nhỏ nằm ngay ven đường, đứng trên thùng xe, tôi nhìn thấy trong gian chính ngôi chùa chứa đầy ắp sọ người. Tôi thoáng nghĩ đây chỉ mới là một thị trấn nhỏ mà số người chết dưới chế độ Pôn Pốt còn nhiều như thế này, nếu cả đất nước CPC thì số lượng người chết còn khủng khiếp tới đâu!!!?
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Xe đi tới khu vực Biển Hồ, chốt của đơn vị tôi nằm ngay trên sông. Tôi giương AK bắn ba phát súng báo hiệu là xe chúng tôi đã tới. Một lát sau, một chiếc xuồng ra đón chúng tôi. Anh em trong chốt đã cho cả người ra canh giữ xe ô tô cẩn thận. Chúng tôi chuyển súng đạn, gạo, nhu yếu phẩm xuống xuồng và cùng đi ra chốt.
Chốt trên sông - một trận địa chốt hoàn toàn mới và lạ đối với tôi. Đó là hai, ba chiếc nhà bè được ghép lại. Nhà làm bằng gỗ, mái lợp tôn. Nhà tương đối rộng rãi, thoáng mát. Cả chốt ước chừng một trung đội “ cứng ”. Ở đây, hoàn toàn bất ngờ tôi gặp lại Lợi “ bọ ” người cùng huấn luyện ở ngoài 308 với tôi, hiện nay phụ trách tại đây. Chốt trang bị hoả lực mạnh: một 12.8 ly, một cối 60, một RPD, một B40 và còn lại là AK, AR15... anh em toàn bộ là thương binh nhưng chưa được xếp hạng thương tật hoặc xếp hạng rồi nhưng chưa đủ điều kiện ra Bắc. Lợi, Vân, Sơn, Mạnh Đạt.... toàn những lính đã từng chinh chiến cả. Sau bữa cơm trưa rất thịnh soạn gồm các món toàn làm từ cá tươi ( bọn ở chốt này không bao giờ phải lo đến thực phẩm ), Mạnh Đạt ( Thái lọ ) nguyên lính thông tin hữu tuyến của E2 vui vẻ giới thiệu với tôi về chốt của chúng nó qua mấy câu thơ tự viết :
“ Chúng tôi ở trên sông
Nơi có những cánh rừng ngập trong lòng nước
Con chim có nhiều nhưng không làm tổ được
Lũ giặc rình mò, cái chết ở bên trong
Chúng tôi ở trên sông
Nơi có những chiều thuyền về đầy cá
Cô gái Khơ me ửng hồng đôi má
Gọi tên chúng tôi, anh coong tóp Việt Nam
Khi mây lặng trời êm
Chiếc ca nô nhẹ lướt
Có những lúc sông giận mình mấy lượt
Là khi mây đen giăng đầy trời
Toàn con trai nhưng rất yêu nhau
Đứa nào cũng đòi lên cạn
Nhưng chẳng bù cho mùa hạn
Đi mấy lần đã ngại đau chân...”.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Chẳng là chốt cách thị trấn Pô lây rất xa, nếu mùa nước nổi thì còn có xuồng đưa đến sát thị trấn. Mùa khô, nước rút ra xa, muốn đi chơi Pôlây phải “ cuốc bộ ” xái cẳng.
Sau khi chuyển, bàn giao xong hàng hoá, chúng tôi nhanh chóng lên đường trở về. Phải khẩn trương, kẻo về muộn sẽ không được an toàn trên đường. Xe qua một chiếc cầu ngoài thị trấn một đoạn, một anh lính của F15 xin đi nhờ xe. Qua câu chuyện góp vui, chúng tôi được biết anh được đi phép nên đang tìm cách quá giang về Việt Nam. Biết chúng tôi chỉ về đến thị xã nhưng anh vẫn xin đi. Được đoạn nào, hay đoạn đó.
Chiếc xe Gát chầm chậm chạy như rùa bò lên chiếc dốc Rừng xanh nằm khoảng giữa hai chiếc cầu từ Phum Tuol Roko đến Phum W. Thnna Keo, mấy thằng ngồi trên xe đang cười ngả cười nghiêng khi nghe tôi kể chuyện tiếu lâm... Vừa lên đỉnh dốc, bỗng toác.. toác... toác tiếng súng AK, AR15 nổ xung quanh như xé vải. Địch phục kích !!! Tôi xoay người lại nép mình vào góc thành xe, giương súng bắn trả. Cậu lính của F15 từ ghế băng cuối xe lao về phía tôi chúi đầu xuống như tránh đạn. Đức “ cối ”, Tâm cũng bò ra sàn xe vừa tránh đạn vừa ... bắn lên trời. Anh lái xe tăng tốc miết bàn đạp ga phóng như điên như dại. Bắn hết đạn, tôi quay sang thằng Đức hét:
- Đưa tao một băng!
- Băng bằng sắt, băng bằng sắt... Thằng Đức vừa trả lời lạc giọng, vừa lấy tay vỗ vỗ vào băng đạn.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Thì ra, tôi hét nó đưa cho tôi băng đạn, trong lúc cuống cuồng nó lại tưởng tôi bảo nó đưa cho tôi cuộn băng cứu thương nên mới có sự nhầm lẫn như vậy. Đến chiếc cầu sắt gần Phum W, Thnna Keo, chiếc xe dừng lại vì có chốt của F15 ở đó. Thôi chết rồi, tôi lại bị thương rồi. Máu phun ra ướt sũng chiếc áo lính tôi đang mặc. Nhưng sao tôi không có cảm giác đau gì nhỉ!!!? Tôi ngoái nhìn lại phía sau. Cậu lính của F15 đi nhờ đã dính một viên xiên qua thái dương, gục đầu lên vai tôi và chết tại chỗ. Thằng Tâm thì dính một viên vào ngực bên phải đang nằm thở khò khè. Tôi nhờ mấy anh em của F15 nhanh chóng băng bó cho Tâm và chúng tôi cho xe chạy nhanh về thẳng D33 nằm ngoài thị xã. Bàn giao thương binh tử sỹ xong, xe chúng tôi chạy về sân bay. Lúc ấy mới khoảng 5 giờ 30 chiều.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Những tháng ngày cuối năm 1979 sang đầu 1980, nhiệm vụ chủ yếu của tụi lính chúng tôi vẫn là đi áp tải đạn, gạo, quân nhu cho các đơn vị ở tuyến trước. Tiện chuyến xe thì lại nhận liệt sỹ chở về. Những tuyến đuờng từ sân bay đi xuống ga Bamnak - chỉ huy sở E2 - hay theo lộ 27 xuống ga Romeas - chỉ huy sở E1 - là những tuyến đường " chết chóc ". Thằng nào ở trong danh sách phải đi áp tải là coi như... đi vào cửa tử. Hai bên đường toàn rừng khộp xen lẫn cỏ tranh. Vắng lặng... vắng ngắt... đến nổi da gà. Cả một đoạn dài mấy chục cây số mà cấm thấy bóng dáng chiếc xe ô tô nào cùng đi cho... đỡ sợ. Bác tài xế thì cắm đầu chạy, không nói không rằng, mặt mũi căng thẳng. Cánh cửa cabin xe bên phía tay lái bao giờ cũng chỉ khép hờ hờ. Cứ nghe Oành... là bác phi cả người ra khỏi xe mà không cần biết tiếng nổ ấy là gì. Lính tráng chốt một chỗ còn yên tâm. Nếu nó đánh vào cũng nổ súng trước, cũng còn chỗ ẩn nấp. Đằng này xe là một mục tiêu rõ ràng và duy nhất. Trên xe chỉ có mỗi khẩu AK hay AR15 đánh đấm cái gì !!!? Nhiều khi thoáng thấy bóng người lại căng thẳng hơn vì không phân biệt nổi đây là dân hay là địch??? Địch hay là " du kích ". Tôi dám cá một ăn mười rằng nếu cho chọn giữa làm lính chiến dưới đơn vị chiến đấu với làm lính áp tải phòng Hậu cần như chúng tôi thì ai cũng sẽ chọn làm lính chiến . Tuần nào cũng mang bản thân mình ra làm mục tiêu di động vài lần thì cái cảm giác ấy rất là... khủng khiếp
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Tốp người đang ngồi trên xe bò lăn bánh lộc cộc trước mặt là ... địch đấy! Ồ, không có lẽ là dân đi làm rẫy.. Không, không phải dân đâu… địch đấy. Trong đầu cứ luôn căng ra để ra câu hỏi và tự trả lời. Trả lời sai là... tiêu. Và nhiều anh lính trong đơn vị đã trả lời sai!!! Tôi cũng có vài lần trả lời sai nên trên người lại thêm vài ba cái sẹo nữa. Ơn trời, số tôi đẻ ra đã tên là … Thọ.
Năm 1980, lính tráng bên K bắt đầu rơi vào tình cảnh thiếu lương thực, thực phẩm trầm trọng. Chúng tôi ở hậu cần sư đoàn mà cũng đã bắt đầu phải ăn độn... đậu xanh. Lúc đầu cũng dễ ăn. Mình cứ nghĩ là giống như ngày tết, mẹ có nấu đậu xanh để gói bánh chưng, bánh tét mà mình thó được một nắm. Đậm đậm, bùi bùi... ngon đáo để. Nhưng đến khi phải ăn trừ bữa bằng đậu xanh thì ... ớn luôn. Cũng may mà thời gian thiếu thốn ấy kéo dài không lâu.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Để tăng thêm thức ăn cho bộ đội, nhất là các đơn vị đóng gần sư đoàn, phòng Hậu cần đã hợp tác với dân Khơme sống ven sông Tonlesap tổ chức đánh bắt cá. Dòng sông Tonlesap và Biển Hồ quả là một vựa cá khổng lồ. Mùa mưa, Biển Hồ dâng nước tràn lên khắp các cánh rừng ven hồ. Lũ cá thi nhau sinh sôi trong các cánh rừng ngập nước đầy ắp thức ăn. Chúng lớn nhanh như thổi. Đến mùa khô, Biển Hồ thu nhỏ lại chỉ còn 1/10 diện tích. Cá từ các cánh rừng đổ về Biển Hồ và các lạch sông. Cá tra, cá lóc trắng, lóc đen, cá hô, cá chẻm, cá chày, cá trôi... trên là trời dưới là cá. Bộ đội lập các chốt đóng ở những vị trí ngã ba các rạch sông bảo vệ địa bàn đánh bắt cá cho dân. Ăn chia theo tỷ lệ 40/60, bộ đội lấy 40%. Trung bình mỗi tháng, chúng tôi được chia cả trăm tấn cá. Cá tươi cấp thẳng cho các đơn vị, cá mang về đổ ra sân bay phơi làm cá khô, làm nước mắm... Cả đường băng sân bay Kampongchhnang ngập toàn cá là cá.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Vậy, người dân Khme họ đánh bắt cá như thế nào? Câu cá, quăng lưới... Không, sai hết. Họ dùng búa gỗ đóng những cây gỗ lớn xuống lòng sông. Cứ cách 5 mét đóng một cọc, đóng ngập xuống đáy lòng sông, phần trên còn nhô lên mặt nước khoảng 4,5 mét. Dùng một loại dây rừng gọi là dây Trại ( càng ngấm nước càng dai ) đan kết hợp với tre tạo thành những tấm phên lớn chặn xuống lòng sông. Cả dòng sông được ngăn lại chỉ hở ra 1, 2 cửa gọi là cửa đáy. Ở đó họ quây lưới và... xúc cá. Cá nhiều đến nỗi cứ một hai tiếng, nếu xúc không kịp thì phải xả đáy lưới ra một lần để xả cá xuống hạ lưu, kẻo cá dồn về làm rách đáy. Xúc đầy những ca nô loại lớn lại chạy vào bờ đổ lên xe của D29 chạy về sân bay. Cả đêm, chúng tôi cứ rầm rập chở cá về lên kế hoạch cung cấp cho các đơn vị, không chia hết thì đổ ra sân bay làm nước mắm và phơi khô. Cá chỉ đổ về nhiều vào các đêm từ mùng 8 âm lịch đến hết ngày 15 âm lịch là bắt đầu ít dần và chỉ đổ về đêm chứ ban ngày thì không có.
Lũ chúng tôi khi đó bữa ăn chỉ toàn cá là cá. Cá nướng, cá kho, nấu canh chua, nấu cháo cá... Thằng nào trực nhật thì quả là khốn nạn vì ... cá. Một hôm, phiên tôi trực nhật, thằng Đạt " Thái lọ " nó đi áp tải cá mang về bắt tôi phải làm một con cá hô nặng chừng 30 kg. Vẩy cá hô to bằng ba ngón tay, cứng như đá. Tay tôi bị thương cầm dao không chắc nên không thể nào mổ được con cá. Cuối cùng, tôi phải bảo thằng Thanh - đồng hương Thanh Trì - nó làm giúp, trầy trật mãi hai đứa mới làm được con cá cho anh em ăn. Tôi " căm " thằng Đạt lắm. Tôi chờ đến phiên thằng Đạt trực nhật, tôi và thằng Thanh đi lấy về hai bao tải toàn cá rô đuôi hồng ( một loại cá rất ngon nhưng chỉ nhỏ bằng lòng bàn tay ) bắt thằng Đạt làm. Làm suốt từ sáng đến trưa vẫn chưa hết số cá tôi và thằng Thanh mang về. Thằng Đạt ngồi dưới bếp khóc hu hu... ( Anh em đã ra "sắc lệnh" thằng nào trực nhật phải làm hết những thứ mà anh em đi "cải thiện" được ) vừa khóc vừa chửi là hai thằng chó khố nạn... nó thù tao đây mà...
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cá nhiều quá, chúng tôi liền nghĩ đến việc đào hố, đổ cá xuống để ngâm làm nước tưới rau tăng gia. Rau muống, đậu đũa, bí xanh bí đỏ... cứ tốt ù ù nhờ được tưới thứ nước ngâm cá ấy.
Phòng Hậu cần tổ chức chăn nuôi heo, nuôi vịt. Chúng tôi cũng làm một chiếc chuồng nuôi mấy con heo. Chẳng biết giống má như thế nào mà trông đàn heo như đàn heo rừng. Con nào cũng vằn vện vàng vàng đen đen nhưng lớn nhanh như thổi. Heo ăn cám nấu với cá và rau mà. Thấy chúng tôi nuôi heo mau lớn, đại úy Ba Vinh - phó chủ nhiệm phòng Hậu cần cũng nuôi một chú. Heo của thủ trưởng cũng lớn rất mau. Muỗi thì nhiều, sợ nó đốt con heo yêu quý. Ông Ba Vinh lấy luôn màn tuyn để mắc trong chuồng cho heo ngủ. Chúng tôi nhìn thấy phát ghét. Lính tráng chẳng có mùng để ngủ, đây heo của thủ trưởng lại có màn tuyn xịn để dùng. Một đêm, trong lũ chúng tôi, có thằng ( bây giờ tôi vẫn không biết là thằng nào? ) bò vào chuồng heo của thủ trưởng Ba Vinh, nổi lửa đốt chiếc màn tuyn vẫn đang mắc cho heo ngủ. Lửa cháy bùng bùng... Thủ trưởng hô tụi lính ra dập lửa. Than ôi, dập xong lửa thì chú heo của thủ trưởng cũng bị bỏng rộp, da cháy loang lổ. Thủ trưởng nhìn thấy chú heo như vậy liền ra sức cứu chữa bằng cách lấy mật ong bôi lên các vết bỏng. Báo hại cho chú heo, thấy mật ngọt, lũ kiến rừng bâu vào đốt cho kêu eng éc suốt đêm. Sang ngày thứ ba, cảm thấy không thể kéo dài được, thủ trưởng nhờ đến bọn tôi cứu chữa chú heo tội nghiệp kia bằng ... dao, bằng thớt. Lâu lắm, chúng tôi mới được bữa thịt lợn tươi ngon đến vậy.
 

ocbong

Xe hơi
Biển số
OF-28253
Ngày cấp bằng
3/2/09
Số km
157
Động cơ
485,440 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Chiến tranh thật đáng sợ. Đọc đoạn người mẹ của bạn anh Thọ vào thăm con mà lại được tin con hy sinh, thấy cảm động quá. Vừa rồi xem phim về trận thành cổ Quảng Trị năm 72, toàn cảnh nồi da nấu thịt, xem mà chua chát quá, toàn lính trẻ 18-20 của hai bên ngã xuống.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Tháng 6/1980, sư đoàn tổ chức phát thẻ đảng viên đợt đầu tiên. Trong số được phát thẻ đợt này có chuẩn úy Lập - chúng tôi thường gọi là anh Năm Lập - người Thái Bình - đi lính từ năm 1966/67 nhưng chẳng hiểu sao đến lúc này vẫn mang quân hàm chuẩn úy. Anh Năm Lập ở cùng với hạ sỹ Vi Văn Tởm người dân tộc Thổ - Thanh Hóa. Cả hai người phụ trách trông coi kho lúa chiến lợi phẩm do sư đoàn thu được của địch hồi đánh vào Âm leng. Kho lúa nằm ngay chân núi cạnh phòng Tham mưu sư đoàn.
Ngày 09/6/1980 anh nhận được quyết định phục viên về quê với vợ con. Thôi mừng ơi là mừng. Vốn là một tay thiện xạ nổi tiếng trong khối các cơ quan trong BTL sư đoàn, anh Năm Lập thường hay đi săn đêm. Chúng tôi ở nhà, cứ nghe tiếng súng nổ là chuẩn bị sẵn đòn khênh, dây thừng để đi khiêng thú về. Hầu như ít khi anh phải về tay không. Nhưng anh chưa về với chị được ngay vì phải đến ngày 15/6 thì đảng ủy sư đoàn mới phát thẻ đảng viên. Anh quyết định ở lại chờ nhận thẻ ****. Mấy chục năm còn ở đuợc nữa là chỉ còn có vài ngày!!! Vả lại không nhận thẻ **** bây giờ, khi trở về địa phương lại lằng nhà lằng nhằng chẳng biết đến bao giờ mới nhận được thẻ ****. Ngày 15/6, sau khi dự lễ nhận thẻ **** đợt đầu tiên. Anh mừng vui và tuyên bố sẽ vào rừng kiếm con gì về nhậu một bữa để chia tay với anh em chúng tôi. Tối hôm đó vừa đi một lúc, chúng tôi đã nghe thấy tiếng súng bắn báo hiệu của anh. Chúng tôi đi và khiêng về một con mễn. Vậy là nhậu tơi bời. Thịt mễn mềm, ngọt ngon không thể nào tả đuợc. Con mễn này đang có thai. Anh Năm Lập bèn lấy ngay cả bọc bào thai của nó cho vào nồi cháo đang sôi sùng sục. Nồi cháo hầm xương mễn nay lại thêm bọc bào thai nên thơm ngon và sánh vô cùng. Ngọt, ngon và bổ hết biết.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Sau khi nhận thẻ **** xong, anh Năm Lập cũng chưa thể về Việt Nam ngay được vì chưa có xe về nước. Thời gian này, tình hình xăng dầu gặp nhiều khó khăn. Phòng Hậu cần chúng tôi được lệnh hạn chế cấp lệnh cho các chuyến xe về nước. Ngày trước, khi xăng dầu còn xông xênh chỉ cần sư đoàn có một thi hài liệt sỹ là chúng tôi cũng cấp lệnh một chuyến xe chở liệt sỹ về Việt Nam. Nay tình hình có khó khăn, sư đoàn lệnh phải chờ mỗi xe chở đủ 3, 4 liệt sỹ mới được cấp lệnh điều động xe. Mà những ngày này, liệt sỹ chưa... chết đủ nên chưa có xe về nước. ( Xin lỗi, tôi không biết dùng từ gì chính xác hơn từ chờ... chết cho đủ ).
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Ngày 16/6 anh Năm Lập lại đi săn. Lần này anh cũng nhanh chóng hạ được một con heo rừng. Chúng tôi lại nhậu và lần này con heo lại có... bầu. Trong dạ con của con heo là một bọc 5 chiếc bào thai heo bé tí xíu. Ai đã từng ăn bào thai heo rán mới thấy nó ngon tuyệt vời như thế nào, nhất là đối với những con... sâu rượu. Đến ngày 18/6, chúng tôi được nhận nhu yếu phẩm hàng tháng. Xà bông, đường, thuốc lá, bánh kẹo... Nhân dịp nhận nhu yếu phẩm, anh Năm lại bảo chúng tôi anh sẽ đi kiếm cái gì về nhậu chơi. Nếu săn được, anh sẽ bảo thằng Tởm xuống gọi chúng tôi lên để nhậu. Nhưng hôm đó chúng tôi chẳng thấy ai gọi lên kho lúa để nhậu cả. Chắc hôm nay anh Năm về không rồi. Chiều hôm sau, 19/6 thằng Tởm hớt hải chạy xuống báo cho chúng tôi biết: cả đêm qua, anh Năm đi săn không thấy về. Hóa ra đêm qua, khi thấy anh Năm không về, thằng Tởm một mình một súng đã vào rừng đi tìm anh Năm. Thỉnh thoảng nó lại bắn mấy viên đạn lửa vạch đường để báo cho anh Năm nhưng chẳng thấy gì. Sáng nay, nó lại một mình vào rừng tìm tiếp cũng chẳng thấy nên bây giờ mới xuống báo cho chúng tôi. Phòng Tham mưu liền điều vệ binh sư đoàn, D27 trinh sát kết hợp cùng chúng tôi vào rừng tìm anh Năm. Đến tận chiều ngày hôm sau 20/6, chúng tôi mới tìm thấy anh Năm Lập nằm vắt người trên con đường mòn dành cho xe bò đi trong rừng cách sư đoàn bộ chừng hơn ba cây số. Anh Năm đã dính phải lựu đạn gài, người nằm úp sấp. Súng và tư trang cá nhân không còn gì. Mới có hai ngày mà người anh Năm đã trương lên bốc mùi nồng nặc. Anh lại bị kỳ đà nó gặm nham nhở cả mặt mũi, chân tay trông rất sợ. Tôi, Tởm và Chung " Mập " khiêng anh Năm về mà lòng đau đớn vô cùng. Thật thương cho anh, anh ra đi mà không được hưởng quyền lợi gì cả. Anh đã bị cắt quân số từ ngày mùng 9/6 lại chết trong hoàn cảnh như vậy nên vợ con chẳng được hưởng tiêu chuẩn liệt sỹ. Tôi là người được cử ra để cùng với tổ khám nghiệm tử thi lập biên bản. Thật kỳ lạ, trong hòm đạn B40 đựng tư trang cá nhân. Chúng tôi thấy anh đang viết dở dang khoảng 10 lá thư. Thư cho vợ, thư cho con gái, con trai, thư cho bố mẹ nuôi, thư cho ban bè.... nhưng tất cả đều viết dở, không có lá nào viết trọn vẹn. Tất cả đều đề ngày 18/6/1980. Âu cũng là một điềm gở báo trước. Anh Năm Lập về nước ngay ngày hôm sau, trên xe đã có đủ 4 thi hài liệt sỹ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top