[Funland] Biên giới Tây Nam, hình ảnh và những mẩu chuyện

haidt13

Xe điện
Biển số
OF-147479
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
2,304
Động cơ
383,354 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.otofun.net
Rất tiếc là ngồi gõ tranh luận trên forum em kg rảnh .... Cuộc chiến nào cũng là hệ quả của nhiều hành động trước đó !

Em muốn phắn khỏi đất nước này lâu rồi ... nhưng số phận cụ ợ ! Tôi yêu nước nhưng tôi kg yêu xxx , xin đừng đánh đồng >:)
cuộc chiến thời bình là chống diễn biến hoà bình, đâu cũng có lực lượng bất mãn, *********.
Sống ở chế độ, được xây dựng bằng xương máu của thế hệ cha anh đi trước rồi ngồi phán xét vớ vẩn thì tranh luận làm j cho mệt.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Lại 1 thằng Ngụy con nào vào nói tầm bậy đấy cụ ơi , kệ cha nó . Cái lũ bán nước giết hại đồng bào , không bằng cầm thú thì cút sang Mỹ mà gào , đây là ViệtNam .
 

ocbong

Xe hơi
Biển số
OF-28253
Ngày cấp bằng
3/2/09
Số km
157
Động cơ
485,440 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ đau lại tiếp đi, em hóng từ qua tới giờ
 

Picnic

Xe tải
Biển số
OF-116537
Ngày cấp bằng
12/10/11
Số km
376
Động cơ
389,350 Mã lực
Bỗng nhiên có rất nhiều, rất nhiều những chiếc phong bì bay lấp loá trong ánh đèn đường vàng vọt khi mờ khi tỏ. Thư, thư nhiều quá ! Thì ra lũ lính tráng trên xe tung thư xuống mặt đường. Mấy hôm vừa rồi cấm trại, chúng nó tranh thủ viết thư về cho người thân, bây giờ chúng đem ra tung xuống đường phố. Cả đoàn xe lính hét lên ầm ĩ:
- Bà con ơi, cô bác anh chị ơi. Chúng tôi là bộ đội trên đường đi chiến đấu. Mong bà con nhặt và bỏ vào thùng thư giúp chúng tôi với.
Thế là người dân đi đưòng ùa nhau nhặt. Người đang đi xe đạp trên đường dừng xe nhặt, người dân trong nhà cũng lao ra nhặt, người già nhặt, trẻ em cũng tranh nhau nhặt. Cảnh tượng ấy thật vô cùng ý nghiã và xúc động. Những bàn tay cầm đầy phong bì thư của chúng tôi còn đưa lên vẫy vẫy mãi không thôi. Dân Hà Nội của tôi đó, những người thân yêu của tôi đó. Xin chào nhé Hà Nội ơi. Chúng tôi nguyện sẽ không làm hổ danh Thủ đô yêu dấu.
Khoảng 7 giờ tối, đoàn xe từ từ rẽ vào đường Trần Hưng Đạo và dừng hẳn trước quảng trường Nhà hát nhân dân (Cung Văn hoá Hữu nghị bây giờ).
- Tất cả các đồng chí ở nguyên trên xe, không có lệnh, không đồng chí nào được xuống.Tiếng ông cán bộ dẫn quân đi oang oang ra lệnh.Trên xe, chúng tôi ồn ào bàn tán.
Bỗng có thằng la lớn:
- Bà con cô bác ơi, chúng tôi là lính Hà Nội đang trên đường hành quân đi chiến đấu. Nhờ bà con cô bác báo giúp cho gia đình chúng tôi với.
Thế là có bao nhiêu người dân gần đó, những người bán hàng lặt vặt trước cổng nhà hát, những đôi tình nhân đang đèo nhau đi "bát phố", tất cả, tất cả đều xúm lại vây quanh đoàn xe quân sự của chúng tôi. Tiếng nhắn nhủ, tiếng gọi nhau ầm ĩ cả một đoạn phố. Tôi nhìn thấy một đôi anh chị đèo nhau trên chiếc xe Phượng hoàng ghé lại gần. Tôi hét tướng lên:
- Anh chị ơi, cho em nhờ tí chút.
Họ dừng lại và nghe tôi nói:
- Em nhờ anh chị giúp em tới báo cho gia đình em ở ngay Phố Lê Thái Tổ, gần hiệu kem Bốn mùa. Nhanh lên anh chị nhé. Bọn em dừng chân ở đây không lâu đâu.
Hai người nhanh chóng phóng xe vút đi. Tôi yên tâm chờ đợi. Thằng Minh, thằng Long không biết có nhờ được ai không nhỉ? Trong lúc cuống quýt, ồn ào tôi cũng chẳng có tâm trạng nào mà để ý đến chúng nó. Một lúc sau, tôi nhìn thấy bố tôi đi cùng thằng em út đi xe đạp tới. Tôi mừng rỡ vẫy gọi rối rít.
Em đọc đoạn này 2 lần (lần đầu là năm ngoái), lần nào cũng rơi nước mắt ...
 

AF-1

Xe buýt
Biển số
OF-164
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
523
Động cơ
586,200 Mã lực
Cụ Pên cho em đọc tiếp đi chứ, cụ bỏ rơi bọn em rồi !
 

f22raptor

Xe hơi
Biển số
OF-119725
Ngày cấp bằng
7/11/11
Số km
184
Động cơ
385,040 Mã lực
Voka cụ
cuộc chiến thời bình là chống diễn biến hoà bình, đâu cũng có lực lượng bất mãn, *********.
Sống ở chế độ, được xây dựng bằng xương máu của thế hệ cha anh đi trước rồi ngồi phán xét vớ vẩn thì tranh luận làm j cho mệt.
 

Cup 70 cánh én

Xe tải
Biển số
OF-188697
Ngày cấp bằng
7/4/13
Số km
219
Động cơ
333,722 Mã lực
Thời của bác Thọ lên đường rầm rộ và đàng hoàng hơn tụi tui sau này!
Bữa lên xe để qua K., mấy thằng lính tụi tui chả biết quái gì cả; gần sáng thì tự dưng báo động di chuyển! Lính lác mắt mũi kèm nhèm xách ba lô chạy ra tập hợp thì thấy vệ binh gác đầy, xe ô tô lù lù tiến vào....Mẹ cha ơi, vậy là chúng con đi rồi! Lính lẳng lạng lên từng xe, xe nổ máy chạy đi....Dân xung quanh chẳng mấy người biết!
Nhiều thằng ôm mặt khóc tutu!
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Thời của bác Thọ lên đường rầm rộ và đàng hoàng hơn tụi tui sau này!
Bữa lên xe để qua K., mấy thằng lính tụi tui chả biết quái gì cả; gần sáng thì tự dưng báo động di chuyển! Lính lác mắt mũi kèm nhèm xách ba lô chạy ra tập hợp thì thấy vệ binh gác đầy, xe ô tô lù lù tiến vào....Mẹ cha ơi, vậy là chúng con đi rồi! Lính lẳng lạng lên từng xe, xe nổ máy chạy đi....Dân xung quanh chẳng mấy người biết!
Nhiều thằng ôm mặt khóc tutu!
Gớm ! khổ quá ! bác chim già ( em gọi tắt vì nick bác dài quá ) dạo này bán cà phê hay sao mà thỉnh thoảng ...nhỏ giọt thế !

À mà chuyện bác lên đường sang K thì ở nhà ông bạn đến bàn giao vắng mặt...người iu bác kể ra nốt đi ạ !
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,421
Động cơ
128,052 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Nào, quay lại chiến trường:


Vết thương của tôi cũng liền miệng nhanh chóng, tôi được chuyển về Quân y viện 4 của quân đoàn tại căn cứ Sóng Thần – Bình Dương. Cuối tháng 7-1978, tôi ra viện về đơn vị tiếp tục chiến đấu. Lại vòng vèo Sóng Thần, Đồng Dù, Trảng Lớn. Lần này tôi đi một mình với phương tiện tự túc. Cuối cùng, bước chân của tôi đã dừng tại cứ ba lô của đại đội tại Mộc Bài. Trong cứ cũng toàn thương binh.
Tôi dừng tại cứ một ngày, đến ngày 27/7/1978 thì tôi quyết định đi bộ lên chốt, lúc ấy trung đoàn tôi vẫn ở Nam Prasaut đóng tại Prey tayung còn tiểu đoàn 3 chốt tại Phum Prey Chamna. Chẳng mấy chốc tôi đã đến Ba vét, chỉ huy sở sư đoàn 9 đang trú tại đây. Mệt! Tôi ghé vào nghỉ chân tại dãy nhà đầu tiên. Đây là dãy nhà của phòng Hậu cần sư đoàn. Thấy tôi, một thương binh còn đang băng cuốn kín tay, mấy anh trong Ban quân nhu sư đoàn mời tôi vào ngồi nghỉ, uống nước. Hôm đó đúng ngày 27/7, ngày TBLS nên trên bàn còn có bánh kẹo, bia “con cọp”... Tôi đang ngồi nói chuyện, một chiếc xe “Đốt” hồng thập tự dừng lại đỗ ngay ven đường. Anh lái xe bước vào xin ngụm nước. Chắc đã quen nhau, mấy lính quân nhu hỏi:
- Xe chở gì vậy anh?
- À, chở một tử sỹ của C11, D3, E1. Anh lái xe trả lời.
Nghe đến vậy, tôi giật thót người. Đúng đại đội tôi rồi. Tôi thoáng nghĩ đến thằng Minh. Lúc này, chắc nó đã ra viện. Mình nặng như thế mà còn đi viện chưa đến một tháng mà vết thương của nó thì ... Nghĩ đến đó, tôi hỏi anh lái xe:
- Anh ơi, cho em hỏi một chút. Liệt sỹ tên là gì vậy anh?
- Long! Nguyễn Phú Long – Hà Nội. Bị lĩnh trọn một quả AT tăng vào rạng sáng nay.
Trời ơi, ( anh lái xe chắc nhầm đơn vị, C14 thành C11 ). Long ơi, mày đã bị rồi sao? Tôi chạy vội ra xe, chiếc xe “ Đốt " cũng thấp. Tôi nhìn vào xe. Thằng Long nằm đó trên mảnh bạt lót sàn xe đã cũ, mắt nhắm nghiền, một mảng ngực và cánh tay trái bay đi đâu mất. Máu, máu đông lại đen đặc. Long ơi, thế là Tổ Tam tam của chúng mình đã mất đi một thành viên, thế là cái lời nhắn nhủ trên bãi cỏ trước cổng E36 đã một phần biến thành hiện thực, thế là hết những mộng mơ về cổng trường đại học của mày… thế là... thế là... hết Long ơi. Chiếc xe chở Long đi rồi, tôi vẫn còn thần thờ nhìn theo... Những đám bụi cuốn theo bánh xe chạy... mờ dần... mờ dần rồi khuất hẳn sau hàng cây cơm nguội, nước mắt tôi giàn giụa.

 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,421
Động cơ
128,052 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Không còn bụng dạ nào để tiếp tục ngồi uống nước, tôi lập tức tiếp tục lên đường, bước chân bây giờ trở nên nặng nề. Những hình ảnh của thằng Long cứ bám riết lấy tôi lên đến tận nơi tiểu đoàn đứng chân. Người đầu tiên tôi gặp là thằng H ở phố HT. Nó cùng C14 với thằng Long, nhưng thằng H làm liên lạc cho đại đội. Tôi hỏi han tình hình về cái chết của thằng Long, nó cứ u a ú ớ. Có lẽ làm cái chân liên lạc cho đại đôi nên nó cũng chẳng nắm được những gì đang xảy ra với anh em dưới các chốt.
Tôi nhanh chóng hỏi đường về C11, đại đội thân yêu của tôi, nơi mà thằng Minh đang làm tôi lo lắng đến cháy ruột gan. C11 của tôi kia rồi! Đại đội nằm bên một khoảng đất tương đối rộng. Hầm quan sát sở đại đội nằm ngay cạnh ven đường. Băng qua khoảng đất rộng là hầm tiên tiêu của thằng Minh. Nhìn thấy tôi, thằng Minh chạy lại ôm chầm lấy tôi toe toét cười:
- Mày về rồi đấy à? Thế vết thương có nặng lắm không? Mày “ bị ” mà tao chẳng biết mày nằm ở đâu để đến chơi... Nó hỏi tôi một thôi, một hồi làm tôi chẳng kịp trả lời.
- Thôi, mày về hầm tao nhé. Thằng Minh phán.
Nó chẳng cần biết tôi có được đại đội phân về với nó nữa hay không. Nó cứ làm như nó là...đại đội trưởng không bằng. Nó rủ tôi ra chỗ bốn cây thốt nốt mọc thẳng thành một hàng, rải ni lon ra rồi hai thằng nằm nói chuyện. Chuyện nó đi viện ra sao? Nó bỏ đi chơi Sài Gòn như thế nào? Chuyện “ oánh đấm ” vừa qua ai còn, ai mất? Chuyện nó mới nhận được thư Trăng sáng. Nó khoe:
- Nàng đã “ chấp nhận ” lời tỏ tình của tao rồi. Thằng Minh nói giọng đầy phấn chấn.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,421
Động cơ
128,052 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Trong thời gian tôi đi viện, đại đội có nhiều đổi thay. Thằng Màu cũng bị thương rồi, trong đơn vị xuất hiện toàn chiến sỹ mới. Cán bộ chỉ huy cũng mới. Nó bây giờ chuyển sang bắn B41... Tôi thông báo cho nó vụ thằng Long bị “ dính ”, nó lặng người trầm ngâm. Đến bây giờ nó mới được biết. Thằng Minh có vẻ rắn rỏi và trưởng thành lên rất nhiều, nằm nói chuyện với tôi, nghe 12.8 ly của địch nổ toang toác mà tôi thấy nó hầu như chẳng để ý gì đến. Còn tôi cứ giật mình thon thót. Gần một tháng được nằm điều trị trong viện, nơi hoà bình, phố phường đô hội, cơm có người bưng, nước có người rót, tắm có người kỳ lưng… con người ta chóng “ hư ” quá. Những phản xạ có được nhờ trải qua trận mạc bỗng biến đâu mất cả. Giờ đây, nghe tiếng đạn nổ đầu nòng tôi cũng đã giật mình. Trong sâu thẳm, le lói trong tôi một nỗi sợ mơ hồ. Chán thật!!!
Đến cuối giờ chiều, đại đội gọi tôi lên. Đại đội trưởng ( mới ) thông báo cho tôi biết: Theo thông báo của tiểu đoàn, do vết thương của tôi chưa ổn định nên tiểu đoàn quyết định tôi sẽ về tập trung tại trung đoàn để đi an dưỡng một thời gian. Khi nào vết thương bình phục hoàn toàn sẽ trở về đơn vị. Tôi vừa mừng vừa buồn lẫn lộn. Tôi lại sắp xa thằng Minh rồi, đến bao giờ mới gặp lại nó đây.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,421
Động cơ
128,052 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Chiều tà, tôi lên đường trở lại chỉ huy sở trung đoàn. Thằng Minh tiễn tôi đến tận quan sát sở tiểu đoàn. Tôi và nó dặn dò nhau đủ thứ. Với vẻ tần ngần, nó lấy ví, chiếc ví nhựa màu xanh có in hình một cô gái nghiêng đầu cười nhay nháy mắt quen thuộc. Nó rút ra đưa cho tôi một tấm ảnh chân dung. Tấm chân dung chụp nó nhìn nghiêng, mặc quân phục sao, tiết đang hoàng hồi ở Xuân Mai.
- Tao tặng mày tấm ảnh này, mày cầm lấy làm kỷ niệm Thọ nhé.
Giọng thằng Minh nghe chừng xúc động. Tôi chưa từng thấy nó như thế bao giờ.
- Mày thật vớ vẩn. Tao chỉ đi an dưỡng một thời gian rồi tao lại trở về với mày thôi mà. Tôi gạt đi.
Tôi đã từng chứng kiến những “ linh cảm ”, những “ kiêng cữ ” vô cùng chính xác nhưng rất khó giải thích của những người lính chiến chúng tôi. Tôi lo sợ rằng, hành động của Minh như thế này có lẽ báo trước một điều gì đó chăng?
- Mày cứ cầm lấy cho tao vui. Nếu khi mày trở lại đơn vị, mình còn gặp lại nhau thì tao sẽ xin lại. Thằng Minh nói dứt khoát.
Thế là đúng rồi. Thằng Minh chắc đã có những linh cảm rất rõ ràng nên nó mới hành động như thế. Tôi nhận tấm ảnh từ tay Minh mà trong lòng buồn rười rượi. Tôi linh cảm rõ ràng lần gặp nhau này của chúng tôi là lần cuối cùng.
- Mày ở lại nhớ cẩn thận nhé, Minh nhé. Tôi xúc động dặn dò.
- Cứ yên tâm đi. Nó toét miệng cười rạng rỡ. Nó muốn làm tôi vui đây.
Chúng tôi ôm chầm lấy nhau, nước mắt tôi trào ra.
- Thôi, mày đi đi. Nó đẩy tôi ra rồi quay đầu rảo bước. Tôi đứng nhìn theo cái dáng cao gầy của nó mãi cho đến khi bóng nó khuất sau rặng le ven đường. Tôi trở về trung đoàn trong những bước đi nặng nề. Quãng đường không xa mà sao cảm thấy như là vô tận.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,421
Động cơ
128,052 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Sáng hôm sau, nhập vào đoàn thương binh của trung đoàn, chúng tôi lại cuốc bộ về Bến Cầu, nơi đại đội an dưỡng Trung đoàn đứng chân. Về đến cứ ba lô Mộc Bài, tôi nghỉ lại ở đó mấy ngày.
Vừa về đến Mộc Bài buổi sáng thì buổi chiều, bố tôi lặn lội vào thăm tôi. Ôi, cha con gặp nhau mừng rỡ. Thì ra, cậu bạn cùng nằm với tôi ở viện 115 đã báo tin tôi bị thương. Cả gia đình vô cùng lo lắng. Bố tôi bố trí sắp xếp công việc xong, liền đi ngay vào thăm tôi. Ông cứ lang thang khắp mọi nơi tôi đã từng đi qua. Viện 115, viện QĐ4. Đồng Dù, Trảng Lớn... Đến đâu người ta cũng bảo tôi vừa ở đây nhưng đã đi rồi. Cứ thế, bước chân tìm con của bố tôi cuối cùng dừng lại tại cứ ba lô của đại đội - cứ Mộc Bài. Tôi và các anh trong cứ bố trí cho bố tôi một chỗ nằm trong ngôi chùa đổ nát. Ăn uống thì chẳng có gì chỉ có cơm, rau, tép và .... thịt chuột. Bố tôi sợ hãi ra mặt.
- Chà lính tráng ăn ở tạm bợ quá con ạ. Hồi ở Điện Biên, khó khăn gian khổ thế nhưng cũng không đến nỗi như các con bây giờ. Bố tôi than phiền.
Đã thế, mấy ông thương binh đại đội lại còn kể với bố tôi chuyện rằng tháng trước mấy thằng trinh sát Miên bò vào giết chết cả chục thương binh ở trạm phẫu ngay bên kia đường, nào là chuyện ở đây, cách biên giới có chưa đầy trăm mét, Miên vẫn ì oàng tập kích suốt... Sợ quá, hai hôm sau ông đòi tôi đưa về thành phố Hồ Chí Minh ngay. Tôi đưa ngay ông về thành phố, vả lại tôi cũng không thích ông ở đây lâu làm gì. Ở nhà mẹ tôi đang ốm yếu, rất cần có ông ở bên cạnh.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,421
Động cơ
128,052 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Tôi trở về cứ đại đội, lấy ba lô của thằng Long bên cứ C14 gần đó mang ra bưu điện Gò Dầu Hạ để gửi về cho gia đình nó những di vật cuối cùng. Tôi phải hoàn thành cái lời hứa của Tổ Tam tam trước lúc lên đường. Xong xuôi, tôi “ nhập tịch ” vào đại đội an dưỡng K24 đóng tại xóm Tà Beng, xã Tam thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
Ngày 15/8/1978, đang chuẩn bị ăn cơm chiều. Tôi có khách. Thằng Thọ, cũng tên là Thọ - Thọ “con” người Hà Tĩnh, lính mới của C11 cùng B với tôi và Minh đến gặp tôi:
- Anh Minh hy sinh rồi anh Thọ ạ. Ngay câu đầu tiên, Thọ “ con ” thông báo.
Tôi bàng hoàng cả người. Minh ơi, lẽ nào mày cũng đã ra đi. Tôi không thể cầm nổi nước mắt. Cái thằng Minh, thằng bạn thân nhất của tôi lẽ nào nó đã hy sinh. Có lẽ nào cái Tổ Tam Tam thân yêu của chúng tôi chỉ còn lại bơ vơ một mình tôi sao? Tôi lặng người ngồi nghe Thọ “ con ” thuật lại diễn biến cuộc chiến đấu cuối cùng của Minh.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,421
Động cơ
128,052 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Ngày 11/8/1978, vừa sáng ra bọn địch đã tổ chức tấn công vào chốt của tiểu đoàn 3. Có sự yểm trợ của M113, bọn địch hung hãn lao vào tấn công các chốt của đại đội. Thằng Minh dũng cảm cùng với anh em đẩy lùi được nhiều đợt tấn công của địch. Khoảng 11 giờ trưa, chúng tổ chức tấn công lần nữa. Tiếng súng địch nổ toang toác khắp nơi. DK82, DK75 của chúng bắn như vãi đạn. Thằng Minh thấy xe M113 nó vượt qua cánh đồng trống trước mặt lao vào, nó vọt ra khỏi hầm vác B41 nện liên tiếp mấy trái. Khói súng toả ra mù mịt. Một sơ xuất chết người đã xảy ra. Sau khi bắn xong mấy trái B41, thằng Minh đã không di chuyển ngang. Chỗ đứng bắn bị lộ, bọn địch tập trung DK quất tới tấp vào chỗ Minh đang đứng. Một mảnh đạn cắm thẳng vào trán nó. Minh gục xuống. Anh em trong B lao ra kéo nó vào hầm. Một lúc sau, Minh tỉnh lại, mở mắt và bảo:
- Em lấy giúp anh cái ví.
Trong lúc nhào ra khỏi hầm để bắn, nó đánh rơi mất chiếc ví ở cạnh hầm. Thằng Thọ “ con ” nhặt chiếc ví đưa lại cho Minh. Nó từ từ mở ví ra. Đây ảnh gia đình nó lúc còn đông đủ, đây là ảnh Minh Nguyệt – Trăng sáng thân yêu của nó, đây những lá thư của Minh Nguyệt mà nó vừa nhận được. Minh từ từ xem lại tất cả rồi cất vào ví. Nó khó nhọc nói:
- Em cầm lấy chiếc ví này rồi đưa về cho anh Thọ.
Minh nói xong, nó nôn ra vài lần rồi nhắm mắt.

Cuộc chiến đấu càng về trưa càng trở lên khốc liệt. Các đại đội 13, 12 rồi đến đại đội 11 của tiểu đoàn 3 lần lượt bị đánh bật khỏi chốt. Do áp lực rất mạnh của địch. Thi hài của Minh cùng với ba chiến sỹ nữa của C11 vẫn nằm lại trên trận địa.
Minh ơi, thế là cái “ linh cảm ” khủng khiếp của mày đã trở thành sự thật. Thế là không bao giờ tao còn được nhìn thấy mày nữa. Minh, Long hai thành viên của cái Tổ Tam Tam thân thuộc đã vĩnh viễn nằm xuống. Chúng mày đã chiến đấu một cách anh dũng. Chúng mày đã ngã xuống đầy vinh quang. Chúng mày không hổ danh là những chàng trai Hà thành sống, chết đầy kiêu hãnh. Minh ơi, Long ơi hãy yên nghỉ nhé. Vĩnh biệt chúng mày, hai người đồng đội thân yêu.
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,421
Động cơ
128,052 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Tôi quay lại cứ ba lô của đại đội tìm chiếc ba lô di vật của thằng Minh. Được biết bà mẹ của Minh đang ở cứ của sư đoàn tại Trảng lớn – Tây Ninh, tôi mang ba lô của Minh về để trao lại tận tay cho bà. Bà mẹ của Minh, khi nghe tin Minh bị thương lần đầu đang điều trị ở viện quân y liền tranh thủ vào thăm Minh. Nhưng khi bà xin được phép vào thăm con thì Minh đã rời quân y viện trở về đơn vị tiếp tục chiến đấu. Ngày bà vào đến căn cứ Trảng Lớn ( ngày 11/08/1978 ) thì cũng chính là ngày Minh hy sinh trên chốt. Ở tại hậu cứ người ta điện lên yêu cầu đơn vị cho phép Minh về cứ chơi với Mẹ thì chính lúc lúc ấy Minh vừa ngã xuống. Không dám nói thật, ông thiếu tá Hai Đỏ - chỉ huy trưởng căn cứ sư đoàn 9 - liền nói dối rằng Minh đi công tác. Bà Mẹ Minh liền quay về Sài gòn để chờ đợi. Mấy hôm sau, bà lại lên Trảng Lớn tìm gặp Minh. Thấy không thể giấu mãi được, lúc này người ta mới nói thật với bà rằng Minh đã hy sinh. Đau đớn đến tột cùng, bà khóc ngất đi. Càng đớn đau hơn khi biết rằng thi hài Minh vẫn chưa đưa được về. Tôi lên Trảng Lớn tìm gặp bà thì bà đã trở lại thành phố Hồ Chi Minh. Tôi liền quay gót tìm về thành phố gặp bà để trao lại cho bà những di vật cuối cùng của Minh. Hai cô cháu gặp nhau trong một đêm mưa to gió lớn tại ngôi nhà nhỏ dưới chân cầu Công Lý. May sao, tấm ảnh mà Minh tặng tôi trước lúc chia tay trên chốt lại là di ảnh cuối cùng Minh để lại. Tôi liền trao lại cho bà để gia đình làm ảnh lập bàn thờ Minh.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,421
Động cơ
128,052 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Tôi nằm mấy tháng an dưỡng tại đại đội an dưỡng của Trung đoàn tại Bến Cầu, Tây Ninh. Thực tế chỉ có an mà không có dưỡng. Tức là chỉ có nghỉ ngơi còn ăn uống thì cực vô cùng ( kém xa hồi còn đang tác chiến ). Thương binh lúc nào cũng đói, đói đến quằn ruột. B tôi ( cũng chia thành các B như bình thường ) nằm tại một túp lều - nó chỉ là nơi nhốt cặp bò của chủ nhà đã đi sơ tán của chú Tư cạnh rìa làng, cách nhà đại đội chừng 200m. Ăn uống chỉ có 2 bữa ăn chính là trưa và tối. Hàng ngày thương binh chia nhau đi cắm câu, tát cá để cải thiện. Tối tối lại thêm nghề đi soi ếch. Nhưng mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng đói vẫn hoàn toàn đói. Một đêm mưa to gió lớn , cả B quá đói mà chẳng biết làm gì để có cái cho vào bụng. Tôi nảy ra ý định đi bắt trộm gà. Lập tức toàn bộ " cán bộ chiến sỹ " đều hưởng ứng nhiệt liệt. Nhà chú Tư ( chủ nhà cho chúng tôi ở nhờ ) đều đã đi sơ tán hết vì ở đó rất gần đường biên ( cách khoảng 400 mét ), chú có để lại 1 cặp bò ngủ cùng chúng tôi. Giường chúng tôi kê gọn một đầu, phía cuối giường là chỗ ngủ của 2 con bò, ngoài ra còn có mấy con gà thả rông. Tôi và anh Tâm ( cùng C11 với tôi - người Thanh Hoá ) được phân công đi bắt gà, còn anh Cảnh cụt ( người Đông Anh – HN ) được phân công sang anh nuôi đại đội xin gạo. Tôi đi ra ngoài vườn. Lũ gà nhà chú Tư toàn ngủ đậu trên các cành cây. Tôi khe khẽ luồn tay vào bụng con gà mái to nhất đang ngủ ngà ngủ gật. Con gà chỉ kêu nho nhỏ, vả lại trời đang mưa to nên có kêu tôi cũng không sợ gì. Qu..o..á ..c, con gà đã bị tôi vặn ngéo cổ. Anh Cảnh cụt nhờ tài ăn nói nên cũng xin được một mũ cối gạo. Lông, lòng ruột tất cả được cho vào túi nilon dấn chìm xuống ruộng lúa cạnh nhà. Cơm nóng, thịt gà rang... ôi sao mà ngon đến vậy. Chỉ có 4 anh em mà chơi hết cả nồi cơm to tướng. Một mũ cối gạo chứ đâu có ít.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,421
Động cơ
128,052 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Chỉ khổ chú Tư, sáng hôm sau chú phát hiện ra mất con gà cứ đi tìm khắp xóm. Mấy anh em chúng tôi cũng hè nhau toả đi tìm giúp chú. He he... Tìm mãi chẳng thấy!!!? Cả lũ liền an ủi chú Tư: Có lẽ hôm qua, trời mưa sấm chớp ầm ầm nó sợ nên chạy đi đâu đó mất tiêu rồi chú ạ.
Có lẽ trong đời lính của tôi, không có thời gian nào trôi đi vô vị như những ngày nằm tại đại đội an dưỡng này. Suốt ngày chỉ nghĩ đến ăn mà cũng không xong. Cái đói lúc nào cũng thường trực trong dạ dày. Đói đến mức không thể đi đâu chơi được, ngày chỉ nằm chờ hai bữa cơm như cơm phát chẩn. Cả tháng chỉ có ngày lĩnh nhu yếu phẩm và phụ cấp là mặt mũi lũ thương binh chúng tôi mới tươi lên đôi chút. Có tiền, tôi và thằng Dụ ( Thanh Hoá ) lập tức phải san sẻ cho những bà bán hủ tiếu ngoài thị trấn Gò Dầu ngay. Để lâu cũng không được, mất ngay! Vì đói quá nên trong đại đội an dưỡng xuất hiện nhiều vụ lấy cắp quân tư trang của nhau. Tối nằm ngủ, tôi phải gối đầu mình lên chiếc ba lô, nhưng không thể lại được với các " bố " nhà ta. Toàn cỡ ... trinh sát đặc công cấp... Bộ cả. Chúng nó chỉ rình lúc mình trở mình là... xong. Thế là lại trở về với nhất bộ quần áo mặc... cả ngày.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,421
Động cơ
128,052 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Trên đơn vị, cả sư đoàn vừa tháo chạy sau một đợt tấn công của Pôn Pốt tại cầu Prasaut. Cả sư đoàn về đóng hết xung quanh Chi phu - phía đông cầu Tà yên. Đơn vị nghỉ ngơi, bổ sung trang bị, quân số.
Tháng 11/1978, nghe tin trên cứ Trảng Lớn có đợt lính mới bổ sung về toàn lính Hà Nội. Tôi liền nhảy xe đò về Trảng Lớn tìm bạn và đồng hương Hà Nội để hóng chuyện về quê hương. Chẳng có ai quen mặt nhưng cũng thoả được phần nào nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương. Rất nhiều lính Hà Nội, lại Hoàn Kiếm đàng hoàng nhé. Sau 2 ngày, tôi trở về Tà beng - Bến Cầu. Cả đại đội vắng tanh như chùa Bà Đanh. Hỏi những người còn lại, họ cho tôi biết cả đại đội lên D32 an dưỡng tại Trảng Lớn để khám sức khoẻ và đi A. Ôi, đi A - Chữ A đơn giản mà sao có sức hấp dẫn lũ thương binh chúng tôi lúc ấy đến thế. Đi A - là về quê hương, là về với gia đình thân thuộc, là sự sống, là hoà bình... Đi A là tất cả với chúng tôi lúc đó. Tôi lập tức nhảy xe quay lại Trảng Lớn.
D32 an dưỡng của F9 nằm gọn ở một góc căn cứ Trảng Lớn, bên cạnh đại đội " thu dung ". Cả D bao gồm 5, 6 dãy nhà tôn. Mái lợp tôn, tường cũng bằng tôn, gường nằm bằng sắt..." ấm " đáo để. Mặc dù tháng 11, 12 ngoài Miền Bắc đang rét cắt da, cắt thịt thì lũ chúng tôi đang bị hầm đến chảy mỡ trong những cái... lò tôn này. Thương binh thằng cụt tay, thằng cụt chân, thằng sọ não... đều chỉ "đánh" mỗi chiếc quần đùi, còn thì trần trùng trục hết. Ăn uống có khá hơn khi còn nằm dưới an dưỡng trung đoàn. Đại khái bữa ăn còn có tí rau, tí thịt mặc dù phần ngon thì cũng chẳng đến lượt thương binh, " gà teo cơ, canh rau toàn quốc, nước chấm đại dương ". Thương binh ăn đủ ngày 3 bữa. Ăn xong là trà lá, cờ quạt... ( Cờ quạt chứ không phải là cờ bạc đâu nhé ) và...bắt rệp
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top