[Thảo luận] Biển 411 và mũi tên chỉ hưởng trên các làn đường.

windys

Xe tăng
Biển số
OF-66451
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
1,389
Động cơ
447,960 Mã lực
Gửi cụ Chinhatm: Em đã kính cụ 1 ly, đêm qua nằm đọc hết mười mấy trang thấy cụ thật kiên nhẫn khi giải thích đi giải thích lại cho các cụ chưa hiểu rõ hệ thống VBQPPL của VN mình, nhất là cụ Windy, hay như em trước đây, em dự cụ chắc học về ngành luật thì phải :)


Các cụ cho em hỏi đoạn ngã tư Cát Linh - Tôn Đức Thắng hướng đi từ TĐT - Tây Sơn xxx rất hay bắt lỗi chèn vạch liền gần đèn xanh đèn đỏ là sai đúng không nếu theo lý thuyết về vạch 1.16 đi đường cùng chiều trong TP tốc độ <60Km (hay vạch 1. bao nhiêu e ko nhớ lắm ở trên các cụ đã nói).

Cuối cùng, 1 lần nữa cám ơn các cụ đã chia sẻ e thêm tí lý thuyết ra đường nếu XXX sờ e còn biết cách mà cãi.
Hị, củ chả khen em gì cả, cụ phải khen thêm e cũng kiên nhẫn hỏi han chày cối chứ ?

Vạch liền cụ đè là sai cụ ạ, xxx bắt lỗi đấy là chính xác. Khi cụ đã vào ô mà có vạch liền chia làn thì cũng k nên chuyển sang làn khác bằng cách đè vạch liền nữa. Như thế ảnh hưởng cho người khác, xe khác nhiều
 

windys

Xe tăng
Biển số
OF-66451
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
1,389
Động cơ
447,960 Mã lực
- Tôi đang nói đến trường hợp chung, trên một đoạn đường đủ dài giữa 2 ngã tư, chẳng có lý do gì mà xe máy tạt bên nọ rồi lại tạt bên kia
- Luật GTĐB hiện hành đã quy định tách các phương tiện đi theo tốc độ: Nhanh hơn bên (làn) trái, chậm hơn bên (làn) phải. Việc các phương tiện nhanh chậm trộn lẫn vào nhau là do CSGT không xử phạt được lỗi chạy chậm hơn mà không chịu đi về phía bên phải. Bác nên nhớ không phải cứ ô tô là phải đi nhanh hơn xe máy nhé.
- Chuyện tăng mật độ tại ngã tư không đơn giản như bác nghĩ. Đèn xanh đỏ cũng phải tính thời gian để thoát hết phương tiện theo các hướng, không hướng nào phải đợi quá lâu. Nếu giảm thời gian di chuyển giữa 2 ngã tư mà lại tăng thời gian chờ đợi ở ngã tư (do tăng mật độ, tăng xung đột) thì tất yếu sẽ dẫn đến ùn tắc.
- Bác cần đọc cho kỹ: Tôi nói là tách ô tô xe máy bằng vạch sơn rời có thể còn làm tăng nguy cơ va chạm tại nơi tiếp giáp, do xe di chuyển với tốc độ cao hơn, chủ quan hơn, trong khi đó vạch rời lại là vạch được đè (đi qua)

Tóm lại, ý tôi thế này:
- Không nên tách các loại phương tiện cơ giới đi theo làn riêng, đặc biệt là ô tô. Các loại ô tô phải được đi lẫn vào làn của nhau để có thể vượt, dừng, đi chậm mà không gây ảnh hưởng đến các xe khác.
- Có thể (thậm chí nên) tách ô tô và xe máy đi theo đường riêng, chứ không phải làn riêng (có thể tách bằng dải phân cách giống như trên Cầu Thanh trì hoặc một số con đường ở SG), nhưng khi đó phải giải quyết triệt để vấn đề ô tô dừng đỗ, các loại xe rẽ trái, rẽ phải, đi thẳng không đè mặt nhau, không gây xung đột
- Chẳng có lí do gì mà không tạt cụ ạ, hehe, đèn đỏ thì vượt, tai nạn thì đừng giữa đường để xem, nên với xe máy thì mọi chuyện đều có thể xảy ra.
- Ô tô k phải chạy nhanh hơn nhưng đa phần là sẽ nhanh hơn xe máy, kể cả việc giới hạn tốc độ cũng cho phép ô tô chạy nhanh hơn mà.
- Em chỉ đưa đèn xanh đỏ để thể hiện là việc tăng mật độ ở ngã tư nó k quá ảnh hưởng thôi, chứ k nói thêm gì khác
- Theo em thì việc trộn lẫn xe máy ô tô còn tăng va chạm ở cả các làn có trộn do khac biệt về tốc độ

- Hoàn toàn nên phân làn với những mặt đường đủ rộng, thể hiện sự văn mình, đường phố HN vỗn đã hỗn loạn rồi, cần phải chia tách ra cho rõ ràng, e tin là sẽ giảm đc ùn tắc và Tai nạn. Chỉ k nên phân chia làn với từng loại ô tô.
- Việc chia tách được thành đường riêng là quá tốt, nhưng k thể thực hiện được với trong phố, và thậm chỉ ở một số đường quốc lộ với tình hình dân cư sống bám đường. Bài toán khó đấy, hehe
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,025
Động cơ
566,260 Mã lực
- Chẳng có lí do gì mà không tạt cụ ạ, hehe, đèn đỏ thì vượt, tai nạn thì đừng giữa đường để xem, nên với xe máy thì mọi chuyện đều có thể xảy ra.
- Ô tô k phải chạy nhanh hơn nhưng đa phần là sẽ nhanh hơn xe máy, kể cả việc giới hạn tốc độ cũng cho phép ô tô chạy nhanh hơn mà.
- Em chỉ đưa đèn xanh đỏ để thể hiện là việc tăng mật độ ở ngã tư nó k quá ảnh hưởng thôi, chứ k nói thêm gì khác
- Theo em thì việc trộn lẫn xe máy ô tô còn tăng va chạm ở cả các làn có trộn do khac biệt về tốc độ

- Hoàn toàn nên phân làn với những mặt đường đủ rộng, thể hiện sự văn mình, đường phố HN vỗn đã hỗn loạn rồi, cần phải chia tách ra cho rõ ràng, e tin là sẽ giảm đc ùn tắc và Tai nạn. Chỉ k nên phân chia làn với từng loại ô tô.
- Việc chia tách được thành đường riêng là quá tốt, nhưng k thể thực hiện được với trong phố, và thậm chỉ ở một số đường quốc lộ với tình hình dân cư sống bám đường. Bài toán khó đấy, hehe
Bác có vẻ cảm tính quá mà không chịu phân tích cho kỹ:
- Nếu bác đã xét đến hành vi thực tế của xe máy trên đường không cần tuẩn thủ quy định của luật (tạt ngang tạ ngửa, dừng lại xem tai nạn, vượt đèn đỏ...) như bác nói ở trên, thì căn cứ vào đâu mà bác nghĩ rằng phân chia phần đường cho ô tô và xe máy bằng vạch rời sẽ được chấp hành nghiêm túc, trong khi vạch rời là vạch được phép đè (đi qua), Luật không cấm các phương tiện chuyển làn tại nơi không cấm chuyển làn (có vạch cấm chuyển làn)?
- Bác cho rằng phân chia đường riêng cho ô tô và xe máy thể hiện sự văn minh thì bác hãy cho biết những trường hợp sau có văn minh, đúng luật không: Xe ô tô con đi chậm không đi về bên phải, gây cản trở cho các xe khác phía sau? Xe máy muốn rẽ trái thì phải rẽ từ làn phải hoặc chỉ được chuyển sang làn trái ngay sát ngã tư (điều này gần như không thể vì sát ngã tư xe cộ dầy đặc, và thực tế xe máy vẫn rẽ trái từ làn phải đè qua mặt xe đi thẳng hoặc rẽ phải)? Ô tô muốn dừng đỗ bên đường làm sao tránh được phải đi vào làn đường của xe máy cấm ô tô đi vào?
- Việc phân chia ô tô, xe máy đi theo đường riêng, đúng là khó, nhưng có nên vì khó mà không làm, để rồi chọn cách dễ hơn nhưng không đủ cơ sở pháp lý và không có hiệu quả, thậm chí gây hiệu quả ngược không? Tôi cho là không khó, tất nhiên là không thể làm triệt để đối vớit tất cả đường phố và cũng không thể làm được trong một thời gian ngắn.
 

cracking

Xe buýt
Biển số
OF-295190
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
515
Động cơ
318,350 Mã lực
Em vẫn thấy bác chinhatm nói đúng đấy. Cái cơ bản nhất và nên làm là đi chậm thì đi về bên phải, như thế giải quyết hết các vấn đề luôn. Khi nói chuyện này ta phải mặc định mọi phương tiện đi đúng tốc độ tối đa cho phép, chứ ko nên nói là xe máy đi nhanh nguy hiểm, rồi là xe máy hay lạng lách..v.v.. Nếu nói xe máy như thế thì dù có luật gì đi nữa thì nó vẫn nguy hiểm cả. Nếu làm được thế là giải quyết được nạn chim mồi, cứ nghênh nghênh đi chậm ở bên trái, và làm mọi người vượt xe dễ dàng, tầm nhìn phía trước tốt.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,671
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em vẫn thấy bác chinhatm nói đúng đấy. Cái cơ bản nhất và nên làm là đi chậm thì đi về bên phải, như thế giải quyết hết các vấn đề luôn. Khi nói chuyện này ta phải mặc định mọi phương tiện đi đúng tốc độ tối đa cho phép, chứ ko nên nói là xe máy đi nhanh nguy hiểm, rồi là xe máy hay lạng lách..v.v.. Nếu nói xe máy như thế thì dù có luật gì đi nữa thì nó vẫn nguy hiểm cả. Nếu làm được thế là giải quyết được nạn chim mồi, cứ nghênh nghênh đi chậm ở bên trái, và làm mọi người vượt xe dễ dàng, tầm nhìn phía trước tốt.
Chính vì xe máy (loại nhỏ) hay lạng lách và có kiểu đi khác với ô tô nên họ cần đi riêng 1 làn. Việc này không chỉ có ở VN mà em thấy 1 số nước cũng áp dụng, và áp dụng rất triệt để.
 

Dark Man

Xe buýt
Biển số
OF-316160
Ngày cấp bằng
16/4/14
Số km
921
Động cơ
303,335 Mã lực
Hị, củ chả khen em gì cả, cụ phải khen thêm e cũng kiên nhẫn hỏi han chày cối chứ ?

Vạch liền cụ đè là sai cụ ạ, xxx bắt lỗi đấy là chính xác. Khi cụ đã vào ô mà có vạch liền chia làn thì cũng k nên chuyển sang làn khác bằng cách đè vạch liền nữa. Như thế ảnh hưởng cho người khác, xe khác nhiều
Ớ ớ, vạch liền trên cùng 1 chiều, ko có biển 411, 412 hay mũi tên chỉ đường thì ko có tác dụng phân làn, chèn thoải mái chứ cụ.
 

phanxuantan.hua

Xe hơi
Biển số
OF-327379
Ngày cấp bằng
16/7/14
Số km
122
Động cơ
286,220 Mã lực
Em vẫn chả hiểu câu 1. Mà ví dụ như đoạn nóng trên đường Hàng Bài rẽ Tràng Tiền, biển 411 và vạch thì chỉ có 2 làn (xe ô tô và xe máy), đến gần ngã tư thì có 3 làn đường/hướng đi, thì áp dụng kiểu gì
Có câu trả lời cụ thể từ CSGT bác nhé. Nếu cần thiết bác in ra, tóm cái bác lại lôi ra cho xxx đọc ;;)
Khi di chuyển trên đoạn đường Hàng Bài, nhiều người điều khiển ô tô loay hoay tìm phương án đúng luật giao thông để rẽ phải sang Tràng Tiền. Do lưu lượng giao thông đông và nhiều xe máy, nên việc di chuyển từ làn ô tô để rẽ sang bên phải thường khó khăn.


Đoạn đường Hàng Bài gần Tràng Tiền được chia làm 3 làn.

Đoạn đường Hàng Bài ở khu Tràng Tiền cũ được phân làn theo 2 cách ở 2 đầu đường. Đoạn đường giáp với Hai Bà Trưng được chia 2 làn ô tô, xe máy riêng biệt bằng dải phân cách cứng. Còn đoạn đầu đường giáp với Đinh Tiên Hoàng thì được phân thành 3 làn: 2 làn ô tô bao gồm làn giữa và ngoài cùng bên trái, làn xe máy ở ngoài cùng bên phải.​


Đoạn đường Hàng Bài gần Hai Ba Trưng được phân 2 làn bằng dải phân cách.

Theo như đó, ô tô dù đi từ hướng nào của đường Hai Bà Trưng về Hàng Bài đều phải đi vào đúng làn ô tô mới đúng luật. Còn vấn đề làm sao rẽ phải từ Hàng Bài sang Tràng Tiền có hai cách được các lực lượng công an giao thông khu vực công nhận:


- Cách 1: Người điều khiển đi đúng làn ô tô từ đầu Hàng Bài giáp Hai Bà Trưng và rẽ vào làn giữa ở đầu Đinh Tiên Hoàng, bật xi nhan và đi qua khu vực đèn giao thông rồi rẽ phải.


- Cách 2: Người điều khiển vẫn đi đúng làn ô tô từ đầu giáp Hai Bà Trưng và rẽ từ từ ở khu vực vạch đứt để vào làn xe máy phía bên phải ngoài cùng, bật xi nhan và đi qua khu vực đèn giao thông rồi rẽ phải. Nghiêm cấm việc chèn vạch liền và không bật xi nhan khi chuyển hướng.


(Cách 2 được gọi là phương pháp trộn làn theo hướng rẽ tại các điểm giao cắt đã được ngành Giao thông công chính cho phép. Vạch phân làn bao gồm vạch đứt để giúp các phương tiện được phép chuyển làn tạm thời trong một số tình huống nhất định như chuyển hướng rẽ, vượt xe, đi vào lề đường dừng / đỗ xe... )


Ví dụ một ô tô rẽ phải tại làn xe máy.


Ví dụ ô tô đứng chờ đèn đỏ chờ rẽ phải tại làn xe máy.

Điểm cần chú ý ở đây chính là:
- Đoạn đường phân 2 làn riêng biệt giáp Hai Bà trưng, mọi phương tiện cần chú ý đi đúng làn quy định.
- Khi đổi hướng cần có xi nhan.
- Chuyển làn trước vạch liền và tránh lỗi chèn vạch.
Nguồn: autopro.com.vn
 

timoon

Xe máy
Biển số
OF-300433
Ngày cấp bằng
2/12/13
Số km
79
Động cơ
308,390 Mã lực
Bác có vẻ cảm tính quá mà không chịu phân tích cho kỹ:
- Nếu bác đã xét đến hành vi thực tế của xe máy trên đường không cần tuẩn thủ quy định của luật (tạt ngang tạ ngửa, dừng lại xem tai nạn, vượt đèn đỏ...) như bác nói ở trên, thì căn cứ vào đâu mà bác nghĩ rằng phân chia phần đường cho ô tô và xe máy bằng vạch rời sẽ được chấp hành nghiêm túc, trong khi vạch rời là vạch được phép đè (đi qua), Luật không cấm các phương tiện chuyển làn tại nơi không cấm chuyển làn (có vạch cấm chuyển làn)?
- Bác cho rằng phân chia đường riêng cho ô tô và xe máy thể hiện sự văn minh thì bác hãy cho biết những trường hợp sau có văn minh, đúng luật không: Xe ô tô con đi chậm không đi về bên phải, gây cản trở cho các xe khác phía sau? Xe máy muốn rẽ trái thì phải rẽ từ làn phải hoặc chỉ được chuyển sang làn trái ngay sát ngã tư (điều này gần như không thể vì sát ngã tư xe cộ dầy đặc, và thực tế xe máy vẫn rẽ trái từ làn phải đè qua mặt xe đi thẳng hoặc rẽ phải)? Ô tô muốn dừng đỗ bên đường làm sao tránh được phải đi vào làn đường của xe máy cấm ô tô đi vào?
- Việc phân chia ô tô, xe máy đi theo đường riêng, đúng là khó, nhưng có nên vì khó mà không làm, để rồi chọn cách dễ hơn nhưng không đủ cơ sở pháp lý và không có hiệu quả, thậm chí gây hiệu quả ngược không? Tôi cho là không khó, tất nhiên là không thể làm triệt để đối vớit tất cả đường phố và cũng không thể làm được trong một thời gian ngắn.
Theo em chuẩn nhất thì vẫn là xe máy không được phép đi vào làn ô tô (vì xe máy không đua tốc độ với ô tô được) còn ô tô vẫn được phép đi vào làn xe máy nhưng phải tuân thủ tốc độ, tất nhiên chỉ phù hợp với tuyến được trục chính ít giao cắt. Còn đường trong phố (như kiểu phố cổ) thì cho chạy hỗn hợp vì cả xe máy lẫn ô tô đều không chạy được tốc độ cao.

Mà nhân tiện những đường trục chính thì cho chạy tốc độ như quốc lộ luôn thì chắc sẽ hạn chế được đi bộ sang đường láo (vì nhìn tốc độ xe chạy mà không dám sang nữa) :)
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Theo em chuẩn nhất thì vẫn là xe máy không được phép đi vào làn ô tô (vì xe máy không đua tốc độ với ô tô được) còn ô tô vẫn được phép đi vào làn xe máy nhưng phải tuân thủ tốc độ, tất nhiên chỉ phù hợp với tuyến được trục chính ít giao cắt. Còn đường trong phố (như kiểu phố cổ) thì cho chạy hỗn hợp vì cả xe máy lẫn ô tô đều không chạy được tốc độ cao.

Mà nhân tiện những đường trục chính thì cho chạy tốc độ như quốc lộ luôn thì chắc sẽ hạn chế được đi bộ sang đường láo (vì nhìn tốc độ xe chạy mà không dám sang nữa) :)
EM lại nghĩ: Nhìn cách người đi bộ sang đường không biệt cụ có giám chạy tốc độ tối đa cho phép không
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,025
Động cơ
566,260 Mã lực
Theo em chuẩn nhất thì vẫn là xe máy không được phép đi vào làn ô tô (vì xe máy không đua tốc độ với ô tô được) còn ô tô vẫn được phép đi vào làn xe máy nhưng phải tuân thủ tốc độ, tất nhiên chỉ phù hợp với tuyến được trục chính ít giao cắt. Còn đường trong phố (như kiểu phố cổ) thì cho chạy hỗn hợp vì cả xe máy lẫn ô tô đều không chạy được tốc độ cao.

Mà nhân tiện những đường trục chính thì cho chạy tốc độ như quốc lộ luôn thì chắc sẽ hạn chế được đi bộ sang đường láo (vì nhìn tốc độ xe chạy mà không dám sang nữa) :)
Tôi cho rằng có rất nhiều cách làm vừa đúng luật, vừa hợp lý, nhưng đáng tiếc là ngành GTVT lại chọn cách làm vừa trái luật lại vừa không hợp lý
 

windys

Xe tăng
Biển số
OF-66451
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
1,389
Động cơ
447,960 Mã lực
Em đọc từ đầu và thấy bác Chinhatm có lý hơn cả. Chúng ta nên nghĩ theo chiều hướng xây dựng mọi thứ tốt đẹp hơn. Ở trên đây mọi người mới chỉ thể hiện ý nghĩ của mình thôi, vậy mà em thấy nhiều bác nói theo kiểu: chấp nhận thôi, chả thay đổi được gì đâu.... Vậy thì trong cái suy nghĩ đó nó có mong muốn mọi thứ tốt đẹp hơn không? Bác Chinhatm, em cảm nhận rõ ràng trong vấn đề này bác có kiến thức sâu rộng, bác đã chia sẻ để chí ít là bản thân em hiểu thêm một vấn đề. Muốn có sự thay đổi thì điều đầu tiên là cách nghĩ phải thay đổi.
Cụ chinhatm không thể có lý được, khi cụ có í định trộn lẫn các phương tiện, nghĩa là bỏ phân làn theo phương tiện.

Cụ chưa để í đến một điều là nguốn phát nguy hiểm. So với xe máy thì ô tô là nguồn phát nguy hiểm lớn hơn.
Cái đó đơn giản là hiểu thế này: nếu va chạm, xe máy sẽ dễ bị tổn hại hơn, dễ bị chấn thương hơn, hoặc cũng như va chạm giữa xe con với xe tải, xe con sẽ bị tổn hại nhiều hơn.

Chắc là do khác biệt lớn về vận tốc, khối lượng.

Các cụ tai nạn trong thành phố giữa xe con với xe máy thì số thương vong không nhiều bằng xe tải với xe máy, hầu hết là người đi xe máy bị chết.

Thế nên, phân làn theo phương tiện càng nhiều trên các tuyến đường được thì càng tốt, chứ trộn lẫn các phương tiện với nhau, cũng dễ cản trở về tốc độ (do sự khác biệt về tốc độ) gây nguy hiểm lớn do khác biệt về khối lượng xe.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,025
Động cơ
566,260 Mã lực
Cụ chinhatm không thể có lý được, khi cụ có í định trộn lẫn các phương tiện, nghĩa là bỏ phân làn theo phương tiện.

Cụ chưa để í đến một điều là nguốn phát nguy hiểm. So với xe máy thì ô tô là nguồn phát nguy hiểm lớn hơn.
Cái đó đơn giản là hiểu thế này: nếu va chạm, xe máy sẽ dễ bị tổn hại hơn, dễ bị chấn thương hơn, hoặc cũng như va chạm giữa xe con với xe tải, xe con sẽ bị tổn hại nhiều hơn.

Chắc là do khác biệt lớn về vận tốc, khối lượng.

Các cụ tai nạn trong thành phố giữa xe con với xe máy thì số thương vong không nhiều bằng xe tải với xe máy, hầu hết là người đi xe máy bị chết.

Thế nên, phân làn theo phương tiện càng nhiều trên các tuyến đường được thì càng tốt, chứ trộn lẫn các phương tiện với nhau, cũng dễ cản trở về tốc độ (do sự khác biệt về tốc độ) gây nguy hiểm lớn do khác biệt về khối lượng xe.
Tôi viết 10 bác chỉ chịu đọc (hoặc hiểu) 1 thôi:
- Ngay cách dùng từ "phân làn theo phương tiện" đã là hiểu sai về luật. Ở đây là phân chia phần đường cho các loại phương tiện khác nhau, chứ không phải phân làn.
- Lý do để tách xe máy và ô tô đi theo phần đường riêng mà viện đến lý do tốc độ là không đúng. Ô tô cũng có thể đi chậm hơn xe máy, luật GTĐB hiện hành đã có quy định phân chia phần đường cho xe chạy nhanh và xe chạy chậm hơn: Chạy chậm hơn phải đi về phía bên phải.
- Lý do để tách xe máy và ô tô đi theo phần đường riêng vì kết cấu của xe máy chỉ có 2 bánh, rất dễ ngã khi va quệt và do người lái xe không được sắt thép bảo vệ xung quanh như ô tô là hợp lý. Cái này tôi chẳng hề phản đối.
- Cái tôi phản đối là CÁCH LÀM: Thứ nhất là sai luật (biển báo không đúng quy chuẩn, không cho phép xe cộ chuyển làn...); Thứ hai là cách thực hiện phản khoa học (bắt xe cộ chỉ được đi cứng trong một làn, không được dừng đỗ, xe rẽ trái đè qua mặt xe đi thẳng, xe rẽ phải đè mặt xe rẽ trái...).
- Cái tôi phản đối nữa là: Với trình độ dân trí thấp, mức độ tự giác tuân thủ pháp luật cực thấp, thói quen đi lại bừa bãi thì CÁCH LÀM đáng lẽ càng phải đúng luật, hợp lý, triệt để và nghiêm minh thì lại làm hời hợt, bừa bãi, không đúng luật, biển báo thì tự bia ra, vạch phân cách thì là vạch sơn rời, để rồi xe cộ cứ đi lại tùy theo cách hiểu và xxx thì xử phạt và ăn tiền tùy ý. Cách làm này chỉ làm gia tăng tai nạn và làm cho người dân càng ngày càng kém nhận thức về luật.
- Một cái nữa, cực kỳ ngu dốt và phản khoa học, là phân chia phần đường cho các loại ô tô, bắt loại nào đi riêng phần đường (phân định phần đường bằng vạch rời) của loại ấy.

Có thể viết nhiều quá bác lại không chịu hiểu, tóm lại thế này:
- Phân chia phần đường riêng cho xe máy và ô tô: OK, nhưng phải làm đúng luật, minh bạch, rõ ràng, triệt để và xử phạt thật nghiêm nếu vi phạm.
- Phân chia phần đường riêng cho các loại ô tô khác nhau bằng vạch phân làn như hiện nay: Cực lực phản đối
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Tôi cho rằng có rất nhiều cách làm vừa đúng luật, vừa hợp lý, nhưng đáng tiếc là ngành GTVT lại chọn cách làm vừa trái luật lại vừa không hợp lý
Cụ đề xuất phương án của cụ thử xem.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Tôi viết 10 bác chỉ chịu đọc (hoặc hiểu) 1 thôi:
- Ngay cách dùng từ "phân làn theo phương tiện" đã là hiểu sai về luật. Ở đây là phân chia phần đường cho các loại phương tiện khác nhau, chứ không phải phân làn.
- Lý do để tách xe máy và ô tô đi theo phần đường riêng mà viện đến lý do tốc độ là không đúng. Ô tô cũng có thể đi chậm hơn xe máy, luật GTĐB hiện hành đã có quy định phân chia phần đường cho xe chạy nhanh và xe chạy chậm hơn: Chạy chậm hơn phải đi về phía bên phải.
- Lý do để tách xe máy và ô tô đi theo phần đường riêng vì kết cấu của xe máy chỉ có 2 bánh, rất dễ ngã khi va quệt và do người lái xe không được sắt thép bảo vệ xung quanh như ô tô là hợp lý. Cái này tôi chẳng hề phản đối.
- Cái tôi phản đối là CÁCH LÀM: Thứ nhất là sai luật (biển báo không đúng quy chuẩn, không cho phép xe cộ chuyển làn...); Thứ hai là cách thực hiện phản khoa học (bắt xe cộ chỉ được đi cứng trong một làn, không được dừng đỗ, xe rẽ trái đè qua mặt xe đi thẳng, xe rẽ phải đè mặt xe rẽ trái...).
- Cái tôi phản đối nữa là: Với trình độ dân trí thấp, mức độ tự giác tuân thủ pháp luật cực thấp, thói quen đi lại bừa bãi thì CÁCH LÀM đáng lẽ càng phải đúng luật, hợp lý, triệt để và nghiêm minh thì lại làm hời hợt, bừa bãi, không đúng luật, biển báo thì tự bia ra, vạch phân cách thì là vạch sơn rời, để rồi xe cộ cứ đi lại tùy theo cách hiểu và xxx thì xử phạt và ăn tiền tùy ý. Cách làm này chỉ làm gia tăng tai nạn và làm cho người dân càng ngày càng kém nhận thức về luật.
- Một cái nữa, cực kỳ ngu dốt và phản khoa học, là phân chia phần đường cho các loại ô tô, bắt loại nào đi riêng phần đường (phân định phần đường bằng vạch rời) của loại ấy.

Có thể viết nhiều quá bác lại không chịu hiểu, tóm lại thế này:
- Phân chia phần đường riêng cho xe máy và ô tô: OK, nhưng phải làm đúng luật, minh bạch, rõ ràng, triệt để và xử phạt thật nghiêm nếu vi phạm.
- Phân chia phần đường riêng cho các loại ô tô khác nhau bằng vạch phân làn như hiện nay: Cực lực phản đối
- Dùng "phân làn theo phương tiện" là các cụ nói với nhau cho gắn gọn dễ hiểu chứ không phải Luật. Trong cản phần nói về biển báo Luật không hề dùng đến 1 từ "phân làn" nào cả. Phần đường được phần chia cho một loại phương tiện có thể là một làn đường.

- Lý do cụ đưa ra chỉ một trong những lý do

- Việc phân chia phần đường cho một loại phương tiện không có tính tuyệt đối. Những hành vi chuyển hướng, dừng, đỗ hay vượt thường vẫn được khi có điều kiện. Nếu hiểu cứng nhắc như cụ thị đường bộ sẽ biến thành đường sắt, các vạch phân làn sẽ thành các bức tường.

- Hai gạch đầu dòng cuối tôi đồng ý nhưng đánh giá là "cực kỳ ngu dốt và phản khoa học" thì hơi quá. Việc phân chia đường cho các loại phương tiên ở VN hiện nay sẽ không cần nếu VN có ý thức sử dụng làn đường đúng quy định.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,025
Động cơ
566,260 Mã lực
Cụ đề xuất phương án của cụ thử xem.
Để có một phương án khoa học, hợp lý và đúng luật cần phải bỏ ra rất nhiều công sức và tiền của, phải được làm từng bước một, từng khu vực một, song song với các biện pháp khác, chứ không thể làm ngay một lúc được.
Với đặc điểm và thói quen giao thông bát nháo hiện nay của người dân, cần phải áp đặt:
- Đường dành riêng cho ô tô, cắm biển cấm xe máy (không chia phần đường cho các loại ô tô khác nhau)
- Đường dành riêng cho xe máy, cắm biển cấm ô tô
- Những con đường đủ lớn như Giải Phóng, Đại Cồ Việt...phải đặt dải phân cách toàn bộ chiều dài đường để tách ô tô - xe máy, tại đầu dải phân cách phải đặt biển cấm xe máy và ô tô tương ứng. Bố trí đèn giao thông riêng cho phần đường ô tô và phần đường xe máy
- Những con đường không đủ lớn và không có một con đường khác song song, bố trí ô tô và xe máy đi chung, không phân chia phần đường.
- Xử phạt thật nghiêm xe vi phạm

Lúc này, để đi từ điểm A đến điểm B, đối với một loại phương tiện nào đó, có thể sẽ phải đi xa hơn, phải đi vòng để tránh đường cấm, đi qua các con đường dành riêng cho phương tiện của mình, đi qua các con đường hỗn hợp... Thời gian có thể mất ít hơn, cũng có thể mất nhiều hơn, nhưng đó là cái giá phải trả để đổi lấy việc giao thông minh bạch hơn, an toàn hơn, văn minh hơn, không phải lo nơm nớp đi kiểu gì cũng bị phạt...
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,025
Động cơ
566,260 Mã lực
- Dùng "phân làn theo phương tiện" là các cụ nói với nhau cho gắn gọn dễ hiểu chứ không phải Luật. Trong cản phần nói về biển báo Luật không hề dùng đến 1 từ "phân làn" nào cả. Phần đường được phần chia cho một loại phương tiện có thể là một làn đường.

- Lý do cụ đưa ra chỉ một trong những lý do

- Việc phân chia phần đường cho một loại phương tiện không có tính tuyệt đối. Những hành vi chuyển hướng, dừng, đỗ hay vượt thường vẫn được khi có điều kiện. Nếu hiểu cứng nhắc như cụ thị đường bộ sẽ biến thành đường sắt, các vạch phân làn sẽ thành các bức tường.

- Hai gạch đầu dòng cuối tôi đồng ý nhưng đánh giá là "cực kỳ ngu dốt và phản khoa học" thì hơi quá. Việc phân chia đường cho các loại phương tiên ở VN hiện nay sẽ không cần nếu VN có ý thức sử dụng làn đường đúng quy định.
Tôi đã nói nhiều lần rồi. Đối với tình trạng bát nháo, hạ tầng tồi và ý thức tuân thủ luật kém như nước ta đừng có hy vọng người ta sẽ đi như cách mà bác nghĩ. Và ngay cả khi họ đi đúng như cách mà bác nghĩ thì xxx có chịu không, hay lại cứ căn cứ vào quy định "các loại phương tiện khác không được đi vào" để làm thịt?
Ngay cả các nước mà ý thức của dân họ rất cao, họ vẫn phải làm thật rõ ràng: Phân cách bằng vạch liền, mầu sắc khác nhau, thậm chí là dải phân cách.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Để có một phương án khoa học, hợp lý và đúng luật cần phải bỏ ra rất nhiều công sức và tiền của, phải được làm từng bước một, từng khu vực một, song song với các biện pháp khác, chứ không thể làm ngay một lúc được.
Với đặc điểm và thói quen giao thông bát nháo hiện nay của người dân, cần phải áp đặt:
- Đường dành riêng cho ô tô, cắm biển cấm xe máy (không chia phần đường cho các loại ô tô khác nhau)
- Đường dành riêng cho xe máy, cắm biển cấm ô tô
- Những con đường đủ lớn như Giải Phóng, Đại Cồ Việt...phải đặt dải phân cách toàn bộ chiều dài đường để tách ô tô - xe máy, tại đầu dải phân cách phải đặt biển cấm xe máy và ô tô tương ứng. Bố trí đèn giao thông riêng cho phần đường ô tô và phần đường xe máy
- Những con đường không đủ lớn và không có một con đường khác song song, bố trí ô tô và xe máy đi chung, không phân chia phần đường.
- Xử phạt thật nghiêm xe vi phạm

Lúc này, để đi từ điểm A đến điểm B, đối với một loại phương tiện nào đó, có thể sẽ phải đi xa hơn, phải đi vòng để tránh đường cấm, đi qua các con đường dành riêng cho phương tiện của mình, đi qua các con đường hỗn hợp... Thời gian có thể mất ít hơn, cũng có thể mất nhiều hơn, nhưng đó là cái giá phải trả để đổi lấy việc giao thông minh bạch hơn, an toàn hơn, văn minh hơn, không phải lo nơm nớp đi kiểu gì cũng bị phạt...
.

Phản biện "phương án khoa học, hợp lý":
- Hành vi xe tải chở nặng đi chậm nhưng lại bám làn trái thì xử lý thế nào?
- Đồng ý về việc cắm biển
- Nếu đặt phân cách cứng (kể cả kẻ vạch liền) thì việc ra vào của các cơ quan, nhà dân sẽ như thể nào?
- Chính việc xe máy đi lẫn cùng ô tô đã dẫn đến thực tiễn cần phải tách riêng hai loại này. Việc tách hai loại phương tiện này một phần đến từ đến từ một nơi có giao thông rất khoa học và văn minh (Nhật Bản).
- Đồng ý với xử phạt.

Phương án của cụ về khoa học chưa bàn nhưng về hợp lý, khả thi thì chưa thấy.

-
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Tôi đã nói nhiều lần rồi. Đối với tình trạng bát nháo, hạ tầng tồi và ý thức tuân thủ luật kém như nước ta đừng có hy vọng người ta sẽ đi như cách mà bác nghĩ. Và ngay cả khi họ đi đúng như cách mà bác nghĩ thì xxx có chịu không, hay lại cứ căn cứ vào quy định "các loại phương tiện khác không được đi vào" để làm thịt?
Ngay cả các nước mà ý thức của dân họ rất cao, họ vẫn phải làm thật rõ ràng: Phân cách bằng vạch liền, mầu sắc khác nhau, thậm chí là dải phân cách.
Cụ thử nghĩ chức năng của: vạch đứt, vạch liền và phân cách cứng khác nhau thế nào, trường hợp nào sử dụng một trong 3 cái trên là hợp lý?
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,025
Động cơ
566,260 Mã lực
.

Phản biện "phương án khoa học, hợp lý":
- Hành vi xe tải chở nặng đi chậm nhưng lại bám làn trái thì xử lý thế nào?
- Đồng ý về việc cắm biển
- Nếu đặt phân cách cứng (kể cả kẻ vạch liền) thì việc ra vào của các cơ quan, nhà dân sẽ như thể nào?
- Chính việc xe máy đi lẫn cùng ô tô đã dẫn đến thực tiễn cần phải tách riêng hai loại này. Việc tách hai loại phương tiện này một phần đến từ đến từ một nơi có giao thông rất khoa học và văn minh (Nhật Bản).
- Đồng ý với xử phạt.

Phương án của cụ về khoa học chưa bàn nhưng về hợp lý, khả thi thì chưa thấy.

-
- Bất cứ xe nào, kể cả xe con đi chậm mà vẫn bám làn trái đều cần phải xử lý. Luật GTĐB đã có quy định, và nghị định 171 cũng có mức xử phạt hành vi này
- Việc ra vào cơ quan hay nhà riêng là trường hợp riêng cần xem xét, nếu xét thấy cần thì phải mở dải phân cách cho ô tô ra vào, nếu xét thấy phải hy sinh vì lợi ích chung thì kể cả cơ quan cũng phải gửi ô tô bên ngoài
- Như tôi đã nói, tách riêng ô tô - xe máy là cần thiết, nhưng nếu làm một cách nửa vời, trái luật và vô trách nhiệm như cách mà chúng ta đang thấy thì nó còn gây tác dụng ngược, gây ra tai nạn nhiều hơn là không tách
- Để hình thành một phương án khoa học và hợp lý cần nhiều thời gian, cần nhiều người tham gia, cần nhiều khảo sát, đánh giá, nghiên cứu, thử nghiệm chứ không phải ngồi nghĩ ra được.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,025
Động cơ
566,260 Mã lực
Cụ thử nghĩ chức năng của: vạch đứt, vạch liền và phân cách cứng khác nhau thế nào, trường hợp nào sử dụng một trong 3 cái trên là hợp lý?
Trường hợp nếu muốn có đường (hoặc làn đường) dành riêng cho một loại phương tiện mà các loại phương tiện khác không được đi vào, dứt khoát phải sử dụng dải phân cách hoặc vạch liền, nhất là đối với tình trạng hiểu biết về luật còn quá kém như ở VN
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top