[ATGT] Biển 411 và mũi tên chỉ hưởng trên các làn đường.

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Đương nhiên là vẫn sai rồi cụ, vạch đứt được đè lên vạch, nhưng biển 412 cấm phương tiện khác đi vào làn của mình, vạch đứt hay liền thì cũng phân rõ ràng làn nào ra làn đấy rồi. Biển có thứ tự ưu tiên hơn vạch, vì vậy cứ theo biển mà làm => ông nào đi làn ông đấy. Xe bus tạt vào làn xe máy, rồi làn thô sơ để đón khách cũng sai bét. Chỉ có đợi đến nơi giao nhau mới chuyển được hướng thôi, chưa có nơi giao nhau thì cứ phải đi thẳng.
Em thì hiểu thì như thế này: theo tiêu chuẩn thiết kế đường bộ thì chiều rộng của 01 làn đường dao động từ 3,5- 3,75m nên khả năng nhường đường trong 01 làn là không thể . Tuy nhiên, nếu đoạn có biển phân làn 412 và vạch đứt thì vẫn có thể đè vạch đứt đó nhưng không sang hẳn làn bên cạnh để nhường đường được và sau khi nhường đường thì lại quay về ngay làn của mình . Khi đó vẫn đảm bảo việc không đi (mà chính xác hơn phải là lưu thông) trên làn đường của phương tiện khác và đè vạch ở nơi cho phép đè . Tuy nhiên, không nên làm điều ngược lại là đè vạch để vượt từ bên phải phương tiện khác .
 

ducanh2002hv

Xe tải
Biển số
OF-81386
Ngày cấp bằng
29/12/10
Số km
492
Động cơ
418,893 Mã lực
Em chỉ bực là cái vạch chỉ dẫn kẻ dưới đường thường rất khó nhìn vì xe đi trước che. Nếu không có biển 1.14 thì đi nhầm làn rất dễ sảy ra.
 

windys

Xe tăng
Biển số
OF-66451
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
1,408
Động cơ
447,960 Mã lực
nói tóm lại câu 3 trả lời như thế nào ví dụ như chiều lê duẩn rẽ vào phương mai các cụ trả lời giúp em với ạ
Chiều Giải Phóng rẽ phải vào Phương Mai, thì cụ đi qua cái cọc ngu xuẩn cắm ở giữa đường thì tách dần sang làn trong cùng bên phải để rẽ phải thôi. Phải đi theo cái mũi tên trên cao í.
 

Tây Môn Tuấn

Xe tải
Biển số
OF-167662
Ngày cấp bằng
20/11/12
Số km
297
Động cơ
348,572 Mã lực
Đóng qua vài lần tiền là thông luật cụ ạ :).
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
Em thì hiểu thì như thế này: theo tiêu chuẩn thiết kế đường bộ thì chiều rộng của 01 làn đường dao động từ 3,5- 3,75m nên khả năng nhường đường trong 01 làn là không thể . Tuy nhiên, nếu đoạn có biển phân làn 412 và vạch đứt thì vẫn có thể đè vạch đứt đó nhưng không sang hẳn làn bên cạnh để nhường đường được và sau khi nhường đường thì lại quay về ngay làn của mình . Khi đó vẫn đảm bảo việc không đi (mà chính xác hơn phải là lưu thông) trên làn đường của phương tiện khác và đè vạch ở nơi cho phép đè . Tuy nhiên, không nên làm điều ngược lại là đè vạch để vượt từ bên phải phương tiện khác .
Đã nhường thì nhường cho đàng hoàng. Sang một nữa hay sang cả cũng là sang. Nguyên tắc nhường là "đi sát về bên phải". Các xe khủng mà nhường một nửa khối cụ không dám vượt.
 

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
968
Động cơ
295,670 Mã lực
Chào các cụ,

tui thấy thớt này rất hay và sôi động. Tui thì mới lái, luật lệ cũng còn lung mung lắm, nhưng cũng xin phép được có mấy ý kiến như thế này. Có gì mong các cụ chỉ giáo cho.

1. Cái biển "412" (tôi xin để trong "") phân làn 4b, 2b có nghĩa là xe nào phải đi vào làn của xe ấy. Tuy nhiên "đi" ở đây là phải chạy "một đoạn dài". Ví dụ: nếu đi từ 40-50m trở lên 4b phải đi vào làn 4b, 2b thì phải đi vào làn 2b.
- Nếu mà 4b chạy vào đoạn 2b hay 2b chạy vào làn 4b "một đoạn dài" 40-50m trở lên như vậy thì chắc là sai rồi.
- Còn nếu 4b hoặc 2b mà chỉ tạt sang "một đoạn ngắn" rồi để chuyển hướng thì không phải là đi sai làn.

Thế nên tuy đã có biển "412" phân làn, nhưng 4b vẫn tạt vào làn 2b để đón/trả người hoặc dừng thậm trí đỗ được. Nếu không cho 4b tạt một lúc vào làn 2b thì hỏi các cụ ở phố đó đón gấu và F1 hay khách vẫy taxi như thế nào?

Tuy nhiên, "một đoanh dài", "một đoạn ngắn" ở đây là 1 khái niệm không thật rõ ràng. Vì thế, tôi nghĩ nếu "non gân" sẽ bị XXX nắn, nếu "già gân" thì XXX sẽ buông.

2. Trong ví dụ của cụ chủ:
- Nếu cụ mà rẽ rồi bon bon một đoạn dài trên đường 2b thì XXX vịn đi sai làn là có lý.
- Nếu cụ đã đi 1 đoạn dài đúng làn rồi gần đến ngã tư mới tạt sang làn 2b để rẽ phải thì sẽ không bị vịn. Tuy nhiên, cụ lưu ý: nếu cụ lại lách sang bên phải các chú 2b (sang sát lề đường) thì có thể sẽ bị vịn vào lỗi chèn sang phần đường của 2b.

Tôi xin post lại sơ đồ của cụ chủ với 1 vài chỉnh/sửa để cho sát với thực tế hơn. Tôi cũng xin bỏ biển 411 đi, vì nhiều tình huống còn ko có cả biển này (ví dụ: ngã tư Hàng Bài - Tràng Tiền). Chú thích: đi theo mũi tên đỏ là phạm. Đi theo mũi tên đen là hợp


Ngoài ra tôi thấy cụ luckyme đã post bài trả lời của CSGT về trường hợp này. Tuy nhiên hình như các cụ lại bỏ qua thì phải, nên ko thấy ai phản hồi. Tui xin post lại để các cụ tham khảo:
Câu 1 có xxx trả lời rất rõ và hợp lý rồi nhé:
Điều khiển phương tiện phải tuân thủ theo biển báo

Báo GTVT - 03/07/2014 13:22

Hỏi: Khi ô tô đang lưu thông, ở đầu đường có cắm biển báo 412 quy định các loại xe đi theo làn. Đến giao lộ có biển báo 411 quy định các hướng xe đi (theo mũi tên dưới lòng đường). Lúc này xe ô tô sẽ lưu thông theo biển báo 411 hay 412. Nếu đi theo mũi tên hướng lưu thông phương tiện mâu thuẫn với làn xe quy định của biển báo 412, có bị CSGT phạt vì đi sai làn không?
Ngô Việt Hùng (Tổ 44, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội)

Trả lời: Luật GTĐB năm 2008 quy định các phương tiện lưu thông trên các tuyến đường phải tuân thủ quy tắc giao thông và biển báo hiệu trên đường bộ.

Cụ thể, biển báo hiệu đường bộ 412 là biển báo hiệu dành cho làn đường xe ô tô khách lưu thông. Theo đó, khi bạn điều khiển xe ô tô khách phải đi vào làn đường này. Khi đến giao lộ tiếp theo lại có biển báo hiệu đường bộ 411 thì bạn phải tuân thủ và chấp hành theo chỉ dẫn của biển báo hiệu 411 để định hướng hướng đi tiếp theo cho mình rồi nhập vào làn tương ứng. Vì bạn đã lưu thông phương tiện hết đoạn đường có biển báo hiệu đường bộ 412, khi gặp biển báo hiệu 411 thì bạn phải chấp hành theo chỉ dẫn của biển báo hiệu đoạn đường tiếp theo.

Vì trước ngã tư đến đường giao nhau đã có biển báo hiệu đường bộ 411 là biển báo hiệu chỉ dẫn theo mũi tên kẻ dưới lòng đường. Theo đó, trường hợp bạn đi thẳng sẽ phải đi vào làn giữa; Rẽ phải đi vào làn trong cùng bên phải; Rẽ trái đi làn đường ngoài cùng theo chiều mũi tên, như vậy bạn đã chấp hành đúng Quy tắc giao thông.

Vì vậy, không có gì mâu thuẫn, vì theo quy định của luật GTĐB 2008 thì biển báo có hiệu lực từ sau chân biển và đến đường giao nhau tiếp theo. Vì vậy, khi chuẩn bị đến đường giao nhau tiếp theo có biển báo hiệu đường bộ 411, bạn phải tuân thủ theo biển báo hiệu đó mới đảm bảo an toàn giao thông và sẽ không bị CSGT xử lý.
Trung tá Nguyễn Văn Quỹ
(Đội CSGT số 1, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội)
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Chào các cụ,

tui thấy thớt này rất hay và sôi động. Tui thì mới lái, luật lệ cũng còn lung mung lắm, nhưng cũng xin phép được có mấy ý kiến như thế này. Có gì mong các cụ chỉ giáo cho.

1. Cái biển "412" (tôi xin để trong "") phân làn 4b, 2b có nghĩa là xe nào phải đi vào làn của xe ấy. Tuy nhiên "đi" ở đây là phải chạy "một đoạn dài". Ví dụ: nếu đi từ 40-50m trở lên 4b phải đi vào làn 4b, 2b thì phải đi vào làn 2b.
- Nếu mà 4b chạy vào đoạn 2b hay 2b chạy vào làn 4b "một đoạn dài" 40-50m trở lên như vậy thì chắc là sai rồi.
- Còn nếu 4b hoặc 2b mà chỉ tạt sang "một đoạn ngắn" rồi để chuyển hướng thì không phải là đi sai làn.

Thế nên tuy đã có biển "412" phân làn, nhưng 4b vẫn tạt vào làn 2b để đón/trả người hoặc dừng thậm trí đỗ được. Nếu không cho 4b tạt một lúc vào làn 2b thì hỏi các cụ ở phố đó đón gấu và F1 hay khách vẫy taxi như thế nào?

Tuy nhiên, "một đoanh dài", "một đoạn ngắn" ở đây là 1 khái niệm không thật rõ ràng. Vì thế, tôi nghĩ nếu "non gân" sẽ bị XXX nắn, nếu "già gân" thì XXX sẽ buông.

2. Trong ví dụ của cụ chủ:
- Nếu cụ mà rẽ rồi bon bon một đoạn dài trên đường 2b thì XXX vịn đi sai làn là có lý.
- Nếu cụ đã đi 1 đoạn dài đúng làn rồi gần đến ngã tư mới tạt sang làn 2b để rẽ phải thì sẽ không bị vịn. Tuy nhiên, cụ lưu ý: nếu cụ lại lách sang bên phải các chú 2b (sang sát lề đường) thì có thể sẽ bị vịn vào lỗi chèn sang phần đường của 2b.

Tôi xin post lại sơ đồ của cụ chủ với 1 vài chỉnh/sửa để cho sát với thực tế hơn. Tôi cũng xin bỏ biển 411 đi, vì nhiều tình huống còn ko có cả biển này (ví dụ: ngã tư Hàng Bài - Tràng Tiền). Chú thích: đi theo mũi tên đỏ là phạm. Đi theo mũi tên đen là hợp


Ngoài ra tôi thấy cụ luckyme đã post bài trả lời của CSGT về trường hợp này. Tuy nhiên hình như các cụ lại bỏ qua thì phải, nên ko thấy ai phản hồi. Tui xin post lại để các cụ tham khảo:
Bác lại lấy xxx làm chuẩn mực rồi. Cách đi của bác là cách đi để không bị xxx phạt, chứ không phải là cách mà pháp luật quy định. Chẳng có quy định nào nói rằng đi một đoạn 40-50m là không phạm luật, nếu đã cấm thì chỉ đi vào 1m đã là phạm luật (vừa rồi trong SG xxx gọi làn đường ô tô là "đường cấm" đấy nhé - Vụ cậu học sinh bị bẻ tay ấy). Ở đây, đúng là xxx tùy ý thịt, có ông chỉ đi vào 3-4m rồi quay lại ngay cũng bị thịt, có ông đi hàng trăm mét xxx vẫn không sao.
Nói về cái hình vẽ với ví dụ của bác về cách đi để tránh xxx phạt. Trước đây, khi mà ngành GTVT chưa phát minh ra cách bắt ép các loại phương tiện đi theo làn riêng thì các loại phương tiện có thể chuyển làn từ cách xa ngã tư vài trăm mét để đi vào làn phù hợp với hướng rẽ nên giảm được xung đột tại khu vực sát ngã tư. Sau phát minh của ngành GTVT, các loại phương tiện (nếu hiểu được như bác) đến sát ngã tư 10-20m mới được chuyển làn nên đã gây xung đột mạnh ở khoảng 10-20m sát ngã tư. Ngoài ra còn có rất nhiều người không biết đi thế nào cứ rẽ phải từ làn trái, rẽ trái từ làn phải gây hỗn loạn trầm trọng tại ngã tư.
 

virecorp

Xe tải
Biển số
OF-87094
Ngày cấp bằng
1/3/11
Số km
468
Động cơ
412,353 Mã lực
Nơi ở
Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Chuẩn cụ (y)~o)
Nhưng mà nhà mình vẫn còn nhiều vụ giống ở Tiên Lãng cụ nhỉ, ...


Biển ở HN thay đổi chóng mẹt, e đã từng dính đòn khi đi theo thói quen đấy ợ :((
Chắc tại xxx thấy nhà Lái đi chuẩn quá, đói thối mồm nên thi thoảng thay đổi để cá kiếm
 

windys

Xe tăng
Biển số
OF-66451
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
1,408
Động cơ
447,960 Mã lực
Nói về cái hình vẽ với ví dụ của bác về cách đi để tránh xxx phạt. Trước đây, khi mà ngành GTVT chưa phát minh ra cách bắt ép các loại phương tiện đi theo làn riêng thì các loại phương tiện có thể chuyển làn từ cách xa ngã tư vài trăm mét để đi vào làn phù hợp với hướng rẽ nên giảm được xung đột tại khu vực sát ngã tư. Sau phát minh của ngành GTVT, các loại phương tiện (nếu hiểu được như bác) đến sát ngã tư 10-20m mới được chuyển làn nên đã gây xung đột mạnh ở khoảng 10-20m sát ngã tư. Ngoài ra còn có rất nhiều người không biết đi thế nào cứ rẽ phải từ làn trái, rẽ trái từ làn phải gây hỗn loạn trầm trọng tại ngã tư.
Nếu k phân làn theo phương tiện thì giảm xung đột trước ngã tư nhưng xung đột trong suốt cả trăm m chiều dài của đường. E, ủng hộ phân làn theo phương tiện vì trộn các phương tiện chung 1 làn quá nguy hiểm

Đồng í với cụ là k lấy xxx làm chuẩn mực được, các chú thịt tiền là chủ yếu, có tiền là luật thay đồi
 

windys

Xe tăng
Biển số
OF-66451
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
1,408
Động cơ
447,960 Mã lực
Chào các cụ,

tui thấy thớt này rất hay và sôi động. Tui thì mới lái, luật lệ cũng còn lung mung lắm, nhưng cũng xin phép được có mấy ý kiến như thế này. Có gì mong các cụ chỉ giáo cho.

1. Cái biển "412" (tôi xin để trong "") phân làn 4b, 2b có nghĩa là xe nào phải đi vào làn của xe ấy. Tuy nhiên "đi" ở đây là phải chạy "một đoạn dài". Ví dụ: nếu đi từ 40-50m trở lên 4b phải đi vào làn 4b, 2b thì phải đi vào làn 2b.
- Nếu mà 4b chạy vào đoạn 2b hay 2b chạy vào làn 4b "một đoạn dài" 40-50m trở lên như vậy thì chắc là sai rồi.
- Còn nếu 4b hoặc 2b mà chỉ tạt sang "một đoạn ngắn" rồi để chuyển hướng thì không phải là đi sai làn.

Thế nên tuy đã có biển "412" phân làn, nhưng 4b vẫn tạt vào làn 2b để đón/trả người hoặc dừng thậm trí đỗ được. Nếu không cho 4b tạt một lúc vào làn 2b thì hỏi các cụ ở phố đó đón gấu và F1 hay khách vẫy taxi như thế nào?

Tuy nhiên, "một đoanh dài", "một đoạn ngắn" ở đây là 1 khái niệm không thật rõ ràng. Vì thế, tôi nghĩ nếu "non gân" sẽ bị XXX nắn, nếu "già gân" thì XXX sẽ buông.

2. Trong ví dụ của cụ chủ:
- Nếu cụ mà rẽ rồi bon bon một đoạn dài trên đường 2b thì XXX vịn đi sai làn là có lý.
- Nếu cụ đã đi 1 đoạn dài đúng làn rồi gần đến ngã tư mới tạt sang làn 2b để rẽ phải thì sẽ không bị vịn. Tuy nhiên, cụ lưu ý: nếu cụ lại lách sang bên phải các chú 2b (sang sát lề đường) thì có thể sẽ bị vịn vào lỗi chèn sang phần đường của 2b.

Tôi xin post lại sơ đồ của cụ chủ với 1 vài chỉnh/sửa để cho sát với thực tế hơn. Tôi cũng xin bỏ biển 411 đi, vì nhiều tình huống còn ko có cả biển này (ví dụ: ngã tư Hàng Bài - Tràng Tiền). Chú thích: đi theo mũi tên đỏ là phạm. Đi theo mũi tên đen là hợp


Ngoài ra tôi thấy cụ luckyme đã post bài trả lời của CSGT về trường hợp này. Tuy nhiên hình như các cụ lại bỏ qua thì phải, nên ko thấy ai phản hồi. Tui xin post lại để các cụ tham khảo:
Em xin góp thêm í kiến theo các quan điểm của cụ
1. Làn đường được chia ra bằng các vạch kẻ, vạch thì có vạch rời và vạch liền. Tại những chỗ có vạch liền, cụ không được phép đi sai làn (một phần xe hay hoàn toàn xe). Mà phải đi đúng theo biển phân làn, nếu k có biển phân làn thì đi theo vạch mũi tên vẽ dưới đường. Còn k có biển phân làn và vạch mũi tên, cụ đứng làn nào cũng đc nhưng sao cho thuận tiện và k ảnh hường người khác. Tại nhưng nói có vạch rời thì cụ được phép chuyển làn, hoặc mượn làn bên cạnh để vượt, có si nhan báo hiệu, nhưng k có những lí do trên hoặc lí do cần thiết mà di chuyển 1 quảng trong đó là có thể coi sai luật.

2. Cái hình vẽ cụ nếu, đi theo mũi tên đỏ hay mũi tên đen đều đúng cả, (trong trường hợp k có biển 412). Nhưng thay vì lách bên trong hay lách bên ngoài xe máy, cụ có thể xếp hàng chờ sau đuôi xe máy cho nó rộng rãi và văn minh, hơn nhau chi đâu một cái banh xe hả cụ ?
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Nếu k phân làn theo phương tiện thì giảm xung đột trước ngã tư nhưng xung đột trong suốt cả trăm m chiều dài của đường. E, ủng hộ phân làn theo phương tiện vì trộn các phương tiện chung 1 làn quá nguy hiểm

Đồng í với cụ là k lấy xxx làm chuẩn mực được, các chú thịt tiền là chủ yếu, có tiền là luật thay đồi
Suốt dọc chiều dài đường không thể gọi là xung đột, vì các phương tiện đều đi thẳng, chỉ có thể gây cản trở cho nhau vì đi nhanh chậm khác nhau thôi. Nếu như các phương tiện đều tuân thủ quy định (của luật GTĐB hiện hành) chạy chậm hơn phải đi về phía bên phải thì sẽ không gây cản trở cho nhau và đương nhiên là xe máy chạy chậm hơn ô tô (xét về khả năng và quy định tốc độ tối đa cho phép) sẽ đi ở làn bên phải, không cần phải cắm cái biển phân làn theo phương tiện gây nhiều tranh cãi nữa.
Về việc tách riêng ô tô xe máy đi theo làn, theo tôi ngoài lý do không đủ căn cứ pháp lý, nó còn thiếu khoa học mà vẫn không hề giảm được mức độ nguy hiểm:
- Trong đoạn đường giữa hai ngã tư, ô tô xe máy tách nhau ra có thể tăng được tốc độ, giảm được thời gian di chuyển giữa hai ngã tư, vô hình chung sẽ làm tăng mật độ phương tiện tại ngã tư phía trước, trong khi đó mức độ xung đột tại ngã tư đó lại tăng do các phương tiện chỉ được chuyển làn ở ngay sát ngã tư như đã nói ở trên.
- Trong đoạn đường giữa hai ngã tư, ô tô xe máy tách nhau ra có thể tăng được tốc độ, trong khi đó phân cách giữa phần đường ô tô và xe máy lại là vạch sơn (rời) dẫn đến dễ xảy ra va chạm hơn tại nơi tiếp giáp giữa 2 phần đường (đối với những xe đi sát vạch sơn hoặc lấn một chút sang phần đường của nhau)
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Suốt dọc chiều dài đường không thể gọi là xung đột, vì các phương tiện đều đi thẳng, chỉ có thể gây cản trở cho nhau vì đi nhanh chậm khác nhau thôi. Nếu như các phương tiện đều tuân thủ quy định (của luật GTĐB hiện hành) chạy chậm hơn phải đi về phía bên phải thì sẽ không gây cản trở cho nhau và đương nhiên là xe máy chạy chậm hơn ô tô (xét về khả năng và quy định tốc độ tối đa cho phép) sẽ đi ở làn bên phải, không cần phải cắm cái biển phân làn theo phương tiện gây nhiều tranh cãi nữa.
Về việc tách riêng ô tô xe máy đi theo làn, theo tôi ngoài lý do không đủ căn cứ pháp lý, nó còn thiếu khoa học mà vẫn không hề giảm được mức độ nguy hiểm:
- Trong đoạn đường giữa hai ngã tư, ô tô xe máy tách nhau ra có thể tăng được tốc độ, giảm được thời gian di chuyển giữa hai ngã tư, vô hình chung sẽ làm tăng mật độ phương tiện tại ngã tư phía trước, trong khi đó mức độ xung đột tại ngã tư đó lại tăng do các phương tiện chỉ được chuyển làn ở ngay sát ngã tư như đã nói ở trên.
- Trong đoạn đường giữa hai ngã tư, ô tô xe máy tách nhau ra có thể tăng được tốc độ, trong khi đó phân cách giữa phần đường ô tô và xe máy lại là vạch sơn (rời) dẫn đến dễ xảy ra va chạm hơn tại nơi tiếp giáp giữa 2 phần đường (đối với những xe đi sát vạch sơn hoặc lấn một chút sang phần đường của nhau)
Ở VN phạt tốc độ tối thiểu hầu như chưa áp dụng nên việc phân làn theo tốc độ là khó (do ý thức lái xe, do xe lởm..), bởi vậy vẫn nên phân làn theo phương tiện giữa 2 nhóm : xe tải và xe con. Xe máy thì càng nên phân làn riêng bởi vì xe máy ở ta toàn phân khối nhỏ, đi chậm, kể cả có thể đi nhanh nhưng đi nhanh phanh là xòe. Chưa kể nam phụ, lão ấu đều có thể ngồi lên 2b đi được tất. Và 2b khác với 4b ở chỗ: đi chậm thì phải giữ thăng bằng khéo, tay lái cần đánh lái để giữ thăng bằng trong nhiều trường hợp (quá lên thành đánh võng) và chỉ 2b mới có khả năng tự đổ. Đi lẫn 2b với 4b, nhất là trên các quốc lộ thực sự nguy hiểm.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mr. Keen

Xe buýt
Biển số
OF-326299
Ngày cấp bằng
8/7/14
Số km
968
Động cơ
295,670 Mã lực
Em xin góp thêm í kiến theo các quan điểm của cụ
1. Làn đường được chia ra bằng các vạch kẻ, vạch thì có vạch rời và vạch liền. Tại những chỗ có vạch liền, cụ không được phép đi sai làn (một phần xe hay hoàn toàn xe). Mà phải đi đúng theo biển phân làn, nếu k có biển phân làn thì đi theo vạch mũi tên vẽ dưới đường. Còn k có biển phân làn và vạch mũi tên, cụ đứng làn nào cũng đc nhưng sao cho thuận tiện và k ảnh hường người khác. Tại nhưng nói có vạch rời thì cụ được phép chuyển làn, hoặc mượn làn bên cạnh để vượt, có si nhan báo hiệu, nhưng k có những lí do trên hoặc lí do cần thiết mà di chuyển 1 quảng trong đó là có thể coi sai luật.

2. Cái hình vẽ cụ nếu, đi theo mũi tên đỏ hay mũi tên đen đều đúng cả, (trong trường hợp k có biển 412). Nhưng thay vì lách bên trong hay lách bên ngoài xe máy, cụ có thể xếp hàng chờ sau đuôi xe máy cho nó rộng rãi và văn minh, hơn nhau chi đâu một cái banh xe hả cụ ?
Cụ dạy chí phải ~o)
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
Ở VN phạt tốc độ tối thiểu hầu như chưa áp dụng nên việc phân làn theo tốc độ là khó (do ý thức lái xe, do xe lởm..), bởi vậy vẫn nên phân làn theo phương tiện giữa 2 nhóm : xe tải và xe con. Xe máy thì càng nên phân làn riêng bởi vì xe máy ở ta toàn phân khối nhỏ, đi chậm, kể cả có thể đi nhanh nhưng đi nhanh phanh là xòe. Chưa kể nam phụ, lão ấu đều có thể ngồi lên 2b đi được tất. Và 2b khác với 4b ở chỗ: đi chậm thì phải giữ thăng bằng khéo, tay lái cần đánh lái để giữ thăng bằng trong nhiều trường hợp (quá lên thành đánh võng) và chỉ 2b mới có khả năng tự đổ. Đi lẫn 2b với 4b, nhất là trên các quốc lộ thực sự nguy hiểm.
.

Theo em chỉ cần thực hiện hai điều sau thì giao thông VN đẹp ngay:
- "Phân làn" hai loại phương tiện 2b và 4b.
- Giải thích rõ và xử lý nghiêm lỗi "không đi về bên phải chiều đi của mình"
 

SirTuan

Xe hơi
Biển số
OF-69286
Ngày cấp bằng
27/7/10
Số km
106
Động cơ
431,135 Mã lực
Suốt dọc chiều dài đường không thể gọi là xung đột, vì các phương tiện đều đi thẳng, chỉ có thể gây cản trở cho nhau vì đi nhanh chậ...
Gửi cụ Chinhatm: Em đã kính cụ 1 ly, đêm qua nằm đọc hết mười mấy trang thấy cụ thật kiên nhẫn khi giải thích đi giải thích lại cho các cụ chưa hiểu rõ hệ thống VBQPPL của VN mình, nhất là cụ Windy, hay như em trước đây, em dự cụ chắc học về ngành luật thì phải :)

Em thích cách nghĩ và tư duy của cụ tuy nhiên nếu mang đi cãi với XXX thì nh lúc mua bực vào ng cụ ạ.
Nếu có thể + tinh thần xây dựng đất nước dâng cao cụ cứ làm văn bản gửi ý kiến của cụ về vấn đề này tới Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ TP chỗ bác Sơn xem, bác Sơn e thấy cũng hay lên báo về mấy vụ này.
Nếu thay đổi đc như vậy thì ae OF + nhân dân đc nhờ quá :D

Các cụ cho em hỏi đoạn ngã tư Cát Linh - Tôn Đức Thắng hướng đi từ TĐT - Tây Sơn xxx rất hay bắt lỗi chèn vạch liền gần đèn xanh đèn đỏ là sai đúng không nếu theo lý thuyết về vạch 1.16 đi đường cùng chiều trong TP tốc độ <60Km (hay vạch 1. bao nhiêu e ko nhớ lắm ở trên các cụ đã nói).

Cuối cùng, 1 lần nữa cám ơn các cụ đã chia sẻ e thêm tí lý thuyết ra đường nếu XXX sờ e còn biết cách mà cãi.
 
Chỉnh sửa cuối:

duongcua03

Xe tăng
Biển số
OF-103898
Ngày cấp bằng
23/6/11
Số km
1,805
Động cơ
407,958 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó trên cõi mạng.
Cụ nhìn cái hình minh họa sẽ dễ hiểu hơn. Tức là biển 412 đặt trước, ngay sau đó là biển 411. Oto chuyển làn để rẽ phải trước biển 411 là sai làn đường. Phải đi qua biển 411 mới được chuyển làn rẽ phải.
Nếu đi như cụ nói rất dễ đè vạch liền, còn chuyển hướng sớm 1 chút theo tôi sẽ dễ hơn cho cả xe đạp xe mấy khi họ định đi thẳng đỡ gây xung đột tại điểm giao cắt hoặc trước vạch kẻ ngang ahj!:>:>
 

windys

Xe tăng
Biển số
OF-66451
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
1,408
Động cơ
447,960 Mã lực
Suốt dọc chiều dài đường không thể gọi là xung đột, vì các phương tiện đều đi thẳng, chỉ có thể gây cản trở cho nhau vì đi nhanh chậm khác nhau thôi. Nếu như các phương tiện đều tuân thủ quy định (của luật GTĐB hiện hành) chạy chậm hơn phải đi về phía bên phải thì sẽ không gây cản trở cho nhau và đương nhiên là xe máy chạy chậm hơn ô tô (xét về khả năng và quy định tốc độ tối đa cho phép) sẽ đi ở làn bên phải, không cần phải cắm cái biển phân làn theo phương tiện gây nhiều tranh cãi nữa.
Về việc tách riêng ô tô xe máy đi theo làn, theo tôi ngoài lý do không đủ căn cứ pháp lý, nó còn thiếu khoa học mà vẫn không hề giảm được mức độ nguy hiểm:
- Trong đoạn đường giữa hai ngã tư, ô tô xe máy tách nhau ra có thể tăng được tốc độ, giảm được thời gian di chuyển giữa hai ngã tư, vô hình chung sẽ làm tăng mật độ phương tiện tại ngã tư phía trước, trong khi đó mức độ xung đột tại ngã tư đó lại tăng do các phương tiện chỉ được chuyển làn ở ngay sát ngã tư như đã nói ở trên.
- Trong đoạn đường giữa hai ngã tư, ô tô xe máy tách nhau ra có thể tăng được tốc độ, trong khi đó phân cách giữa phần đường ô tô và xe máy lại là vạch sơn (rời) dẫn đến dễ xảy ra va chạm hơn tại nơi tiếp giáp giữa 2 phần đường (đối với những xe đi sát vạch sơn hoặc lấn một chút sang phần đường của nhau)
Cụ biết xe máy đâu có chịu đi thằng, họ vẫn tạt ngang tạt dọc trong khi di chuyển, trong khi đó ô tô k linh động nên k dễ dàng để tránh những cú tạt đấy nên dễ xảy ra va chạm. Mà rất k nên trộn lẫn hai hai hoặc nhiều loại phương tiện có tốc độ khác biệt vào cũng 1 làn. Mà thực ra có lẽ sự khác biệt về tốc độ chính là cơ sở để phân làn các phương tiện thì đúng hơn. Rõ ràng là tăng nguy cơ va chạm vì sự khác biệt tốc độ, đặc biệt là giữa ô tô và xe máy mà cụ.

- Chuyện tăng mật độ tại ngã tư e nghĩ là k ảnh hưởng nhiều, ng ta còn dựng đè đỏ để chặn nguyên 1 dòng xe lại, đồng nghĩa với mật độ tăng cực đại rồi, như thế cũng có thể là 1 cách điều tiết nhịp độ giao thông
- Nếu tách phân làn thì dễ xảy ra va chạm giữa nơi tiếp giáp theo í cụ. CÒn k tách phân làn thì có thể xảy ra va chạm giữa 2 loại phương tiện có tốc độ khác nhau trên toàn mặt đường. hehe
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Cụ biết xe máy đâu có chịu đi thằng, họ vẫn tạt ngang tạt dọc trong khi di chuyển, trong khi đó ô tô k linh động nên k dễ dàng để tránh những cú tạt đấy nên dễ xảy ra va chạm. Mà rất k nên trộn lẫn hai hai hoặc nhiều loại phương tiện có tốc độ khác biệt vào cũng 1 làn. Mà thực ra có lẽ sự khác biệt về tốc độ chính là cơ sở để phân làn các phương tiện thì đúng hơn. Rõ ràng là tăng nguy cơ va chạm vì sự khác biệt tốc độ, đặc biệt là giữa ô tô và xe máy mà cụ.

- Chuyện tăng mật độ tại ngã tư e nghĩ là k ảnh hưởng nhiều, ng ta còn dựng đè đỏ để chặn nguyên 1 dòng xe lại, đồng nghĩa với mật độ tăng cực đại rồi, như thế cũng có thể là 1 cách điều tiết nhịp độ giao thông
- Nếu tách phân làn thì dễ xảy ra va chạm giữa nơi tiếp giáp theo í cụ. CÒn k tách phân làn thì có thể xảy ra va chạm giữa 2 loại phương tiện có tốc độ khác nhau trên toàn mặt đường. hehe
- Tôi đang nói đến trường hợp chung, trên một đoạn đường đủ dài giữa 2 ngã tư, chẳng có lý do gì mà xe máy tạt bên nọ rồi lại tạt bên kia
- Luật GTĐB hiện hành đã quy định tách các phương tiện đi theo tốc độ: Nhanh hơn bên (làn) trái, chậm hơn bên (làn) phải. Việc các phương tiện nhanh chậm trộn lẫn vào nhau là do CSGT không xử phạt được lỗi chạy chậm hơn mà không chịu đi về phía bên phải. Bác nên nhớ không phải cứ ô tô là phải đi nhanh hơn xe máy nhé.
- Chuyện tăng mật độ tại ngã tư không đơn giản như bác nghĩ. Đèn xanh đỏ cũng phải tính thời gian để thoát hết phương tiện theo các hướng, không hướng nào phải đợi quá lâu. Nếu giảm thời gian di chuyển giữa 2 ngã tư mà lại tăng thời gian chờ đợi ở ngã tư (do tăng mật độ, tăng xung đột) thì tất yếu sẽ dẫn đến ùn tắc.
- Bác cần đọc cho kỹ: Tôi nói là tách ô tô xe máy bằng vạch sơn rời có thể còn làm tăng nguy cơ va chạm tại nơi tiếp giáp, do xe di chuyển với tốc độ cao hơn, chủ quan hơn, trong khi đó vạch rời lại là vạch được đè (đi qua)

Tóm lại, ý tôi thế này:
- Không nên tách các loại phương tiện cơ giới đi theo làn riêng, đặc biệt là ô tô. Các loại ô tô phải được đi lẫn vào làn của nhau để có thể vượt, dừng, đi chậm mà không gây ảnh hưởng đến các xe khác.
- Có thể (thậm chí nên) tách ô tô và xe máy đi theo đường riêng, chứ không phải làn riêng (có thể tách bằng dải phân cách giống như trên Cầu Thanh trì hoặc một số con đường ở SG), nhưng khi đó phải giải quyết triệt để vấn đề ô tô dừng đỗ, các loại xe rẽ trái, rẽ phải, đi thẳng không đè mặt nhau, không gây xung đột
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
- Tôi đang nói đến trường hợp chung, trên một đoạn đường đủ dài giữa 2 ngã tư, chẳng có lý do gì mà xe máy tạt bên nọ rồi lại tạt bên kia
- Luật GTĐB hiện hành đã quy định tách các phương tiện đi theo tốc độ: Nhanh hơn bên (làn) trái, chậm hơn bên (làn) phải. Việc các phương tiện nhanh chậm trộn lẫn vào nhau là do CSGT không xử phạt được lỗi chạy chậm hơn mà không chịu đi về phía bên phải. Bác nên nhớ không phải cứ ô tô là phải đi nhanh hơn xe máy nhé.
- Chuyện tăng mật độ tại ngã tư không đơn giản như bác nghĩ. Đèn xanh đỏ cũng phải tính thời gian để thoát hết phương tiện theo các hướng, không hướng nào phải đợi quá lâu. Nếu giảm thời gian di chuyển giữa 2 ngã tư mà lại tăng thời gian chờ đợi ở ngã tư (do tăng mật độ, tăng xung đột) thì tất yếu sẽ dẫn đến ùn tắc.
- Bác cần đọc cho kỹ: Tôi nói là tách ô tô xe máy bằng vạch sơn rời có thể còn làm tăng nguy cơ va chạm tại nơi tiếp giáp, do xe di chuyển với tốc độ cao hơn, chủ quan hơn, trong khi đó vạch rời lại là vạch được đè (đi qua)

Tóm lại, ý tôi thế này:
- Không nên tách các loại phương tiện cơ giới đi theo làn riêng, đặc biệt là ô tô. Các loại ô tô phải được đi lẫn vào làn của nhau để có thể vượt, dừng, đi chậm mà không gây ảnh hưởng đến các xe khác.
- Có thể (thậm chí nên) tách ô tô và xe máy đi theo đường riêng, chứ không phải làn riêng (có thể tách bằng dải phân cách giống như trên Cầu Thanh trì hoặc một số con đường ở SG), nhưng khi đó phải giải quyết triệt để vấn đề ô tô dừng đỗ, các loại xe rẽ trái, rẽ phải, đi thẳng không đè mặt nhau, không gây xung đột
Đoạn đo đỏ là cụ ít đi xe máy hoặc ít gặp rồi. Xe máy có thể do một cụ khá già (tuổi), một cô tay lái yếu .. cầm lái. Thậm chí thanh niên cũng kô phải ai đi cũng cứng tay. Xe máy gặp tí ổ gà hoặc vũng nước nhỏ là đánh lái ngay, việc họ đánh lái về bên nào thì rất ngẫu nhiên. Đó là chưa kể một số thanh niên, trẻ trâu còn cố tình đánh võng, lượn lách để thỏa ý thích của họ. Rồi thì xe máy gặp ổ gà, hoặc dính tay lái vào nhau hoặc đơn giản là hoa mắt cũng có thể tự ngã. Em đã chứng kiến 1 chú đi 2b trên đường Kim Mã, tự nhiên ngã lăn ra rồi lồm cồm bò dậy dựng xe đi tiếp, chẳng dính dáng tới ai cả, may mà không có xe sau đi tới. 4b thì ko thể tự ngã được. Lúc 2b ngã thì họ ngã về bên nào là đố các cụ biết đấy !
Em có lần đi trên đường 5 mà tí nữa cho 2 ku 2b lên nóc tủ vì đang đi trước em khoảng gần 100m, chúng phanh phát và vòng luôn lại, vòng về bên trái đúng đầu xe em mới khiếp, vì thấy mấy chú xxx đứng phía trên. Mấy ku này ko mũ BH nên sợ bị túm. May mà em phản xạ tốt, không thì...
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top