[Funland] Bí kíp lấy Quốc Tịch Mỹ - Canada cho con

Trạng thái
Thớt đang đóng

Rô-Ron

Xe điện
Biển số
OF-50460
Ngày cấp bằng
8/11/09
Số km
2,137
Động cơ
476,219 Mã lực
Vụ ở mấy tháng, không làm cái trò: Xuất cảnh tạm thời vài tiếng, sang Canada hay Mexico, rồi quay lại ngay được, hả bác?

Mấy chú teilon mà tôi biết, ở Việt Nam này, toàn lách luật kiểu đó.
Em thấy chính sách bảo lãnh của Mỹ là rất nhân văn. Con cái bảo lãnh cha mẹ là diện bảo lãnh được ưu tiên, thời gian bảo lãnh rất ngắn và mọi thủ tục thuận lợi.
Nhiều gia đình mặc dù con cái ở nước ngoài hết nhưng cha mẹ vẫn ko đi vì họ ko thích cuộc sống xa quê hương.
Như nhà em, chỉ có 2 ông bà lụi cụi ở Hoà Lạc mà em bảo lên Thanh Xuân mua cái nhà ở cạnh em còn ko bảo được. Chứ mà bảo sang Mỹ thì còn lâu mới chịu.
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,280
Động cơ
441,106 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
Kính chào các cụ,
Em có hai thằng ku, một đứa e qua Mỹ đẻ, 1 đứa e qua Canada đẻ.
Có cụ nào muốn con quốc tịch Mỹ hay Canada cần kinh nghiệm thì nhắn em, em chia sẻ cho bí kíp nhé.
Ưu điểm là đẻ hai nước này xong có quốc tịch luôn cho con,
Sau này cho muốn qua Mỹ hay Canada học thì học phí cũng rẻ hơn là nếu không có quốc tịch ạ.
Do em tính là sau này cũng cho đi du học để học hỏi thêm nên em qua sinh lấy quốc tịch luôn cho tiết kiệm học phí ạ.
^_^
Con có quốc tịch nhưng bố mẹ có đâu, tự nhiên lại đi đẻ thuê cho nước họ.
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,662
Động cơ
318,239 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Ở đây là hai đứa khác nhau. Cháu em thì bác sỹ chủ quan không cho chụp phim, còn bạn cháu thì chụp phim thấy gãy mà đợi xếp lịch chưa được mổ.
Bên đó bác sỹ hết giờ về là nghỉ không chịu khó cày cuốc như bên này, giá tiền công cũng rẻ nên bệnh nhân được hưởng lợi hơn rất nhiều. Ví dụ cậu bác sỹ răng làm ở phòng mạch dứoi nhà em, nó là trưởng khoa bệnh viện trung ương, làm ở viện, dậy bên trường Y, chủ tịch hiệp hội gì đó đi suốt mà mỗi lần có việc xuống khám nó vẫn bố trí phục vụ bệnh nhân đến tận tối mịt. Nói chung bs Việt nam không có thời gian để tiêu tiền.
Ở bên em bác sỹ không làm thêm ngoài giờ, nhưng luôn có dịch vụ cấp cứu 24/24, nên đi khám trong trường hợp khẩn cấp lúc nào cũng được. Đúng là tự nhiên đặt lịch khám ỏ bên này là khó, và phải đợi lâu, nhưng đó là vì ai cũng có bác sỹ riêng ở khu vực để theo dõi sức khỏe, thành ra tới lịch là y tá bác sỹ đã tự nhắn tin báo trước. Thành ra nếu ai muốn đi khám đột suất thì gọi điện tới đặt lịch sẽ phải chờ khá lâu, bởi hầu như các bác sỹ đã kín lịch cho các khách hàng mà họ đang chăm sóc. Nhưng để khắc phục tình trạng này, thì các phòng khám đều bố trí 1 số thời điểm trong ngày, trong tuần để dành cho những người không đặt lịch. Họ phải tới sớm để xếp hàng và quá khung giờ đó thì họ đành phải chấp nhận đi về.
 

Rô-Ron

Xe điện
Biển số
OF-50460
Ngày cấp bằng
8/11/09
Số km
2,137
Động cơ
476,219 Mã lực
Em kinh doanh lĩnh vực nails và có làm thêm công việc trong nhà máy ở nước ngoài, nên môi trường tiếp xúc hàng ngày của em đa phần là người lao động phổ thông Việt Nam. Thỉnh thoảng cuối tuần thì em cũng đưa gia đình đi thăm hỏi bạn bè, hay tham gia giao lưu cộng đồng, thì cũng có cơ hội gặp được những nhóm người Việt Nam thành công, có thể coi là thuộc giới elite.

Nhóm người lao động phổ thông hầu hết là không có bằng cấp, khi ở Vn họ đa phần sống ở những vùng nông thôn. Lúc đó hầu hết người dân ở đó có quan niệm là lên thành phố kiếm sống, hoặc là xuất ngoại (đi xkld Hàn, Đài, Nhật, hoặc tìm cách sang Châu Âu, Úc, Mỹ, Canada,..) tùy thuộc vào khả năng tài chính của họ, mà phần nhiều là vay mượn. Một số lên thành phố và một số xuất ngoại. Nếu lúc này các cụ, các mợ trong đây hỏi họ là thích cuộc sống ở quê hay lên thành phố hơn, hoặc thích ở Việt Nam hơn hay ra nước ngoài hơn?

Thì các cụ, các mợ chắc chắn sẽ nhận được câu trả lời là họ phải rời quê để lập nghiệp, nên có cơ hội lên thành phố hay đi nước ngòai là họ đi thôi. Họ có yêu Quê hương không, họ có yêu Đất nước không, khi họ lại có quyết định ra đi, và tại sao họ lại phải rời quê? Cái này là quy luật cuộc sống, họ phải đi để lo cho bản thân và rồi là lo cho gia đình. Tới khi nào họ có điều kiện như các cụ, các mợ trong đây, hay như nhóm elite kia, thì họ sẽ có nhiều lựa chọn thỏai mái và hợp lý khác.

Nhìn lại nhóm elite người Việt ở bên này thì có không ít người cũng đều là những con người lao động phổ thông đó. Ai trong số họ cũng có thể nhìn lại thấy hình bóng của mình trước đây từ những người lao động này. Nhờ chăm chỉ và may mắn mà giờ họ có tài chính mạnh, họ có được vị thế trong xã hội, có được thời gian rảnh, lại có thêm 1 quyển hộ chiếu để đi lại khắp nơi trên thế giới 1 cách thuận tiện. Lúc đó nhà cửa họ có ở khắp nơi (ở Việt Nam, ở Séc cho mình, ở Mỹ, Úc, Canada, Anh, Đức,... cho con cháu) thì việc họ muốn sống ở đâu chỉ là để bản thân được tiện nghi và thoải mái nhất).

Thế nên việc tranh luận sống ở đâu tốt hơn chỉ phù hợp với những người có khả năng chọn lựa. Bởi nếu bạn không có điều kiện để có được dịch vụ chăm sóc được tận giường, mà thực tế hàng ngày bạn vẫn phải mưu sinh kiếm từng đồng tiền để lo cho cái được học trong môi trường tốt nhất có thể, lo cho cha mẹ già lúc ốm đau => khi đó bạn chỉ mong muốn được tới 1 chỗ nào đó để có thể làm ra được tài chính, dù phải xa nhà, phải vất vả thì bạn cũng phải cân nhắc và chấp nhận.

Em có anh bạn, từng sống bất hợp pháp tại châu Âu 1 thời gian dài khoảng 5 năm, mới bị trục xuất về Việt Nam. Tới 44 tuổi, anh vẫn tìm cách đi ra nước ngoài làm việc, với mục đích là làm kinh tế, nuôi 3 người con ăn học. Mấy năm xa nhà anh ấy phải chịu nhiều khổ cực, phải trải qua nhiều sự mạo hiểm, rồi làm việc vất vả trong môi trường nghề xây dựng. Nhưng những mồ hôi, công sức và thậm trí là máu và nước mắt đó cũng đem về cho anh và gia đình một khoản tài chính không nhỏ.

Sau 5 năm làm việc vất vả, anh xây được cái nhà khang trang cho gia đình, mua được cái xe, và một khoản tiền tiết kiệm trong ngân hàng, cũng như lo được cho 2 con vào đại học và 1 cháu vào cấp 3. Nếu anh ấy không mạo hiểm đi nước ngòai, thì anh ấy cũng phải tìm cách lên thành phố, nơi có thể giúp anh thực hiện được những điều trên. Khi bị bắt ở bên này, anh đã xin được trở về Việt Nam và được chấp thuận. Chính quyền bên này ra lệnh trục xuất và cho anh 1 vé máy bay để quay về với gia đình.

Hiện tại anh được ở bên vợ con, bên bố mẹ người thân, đó là niềm hạnh phúc trong cuộc sống. Nhưng tương lai vẫn tiếp diễn, vẫn phải làm việc để lo cho gia đình, nên anh tìm việc đi làm. Với tuổi 49, lại không bằng cấp, (tất nhiên là có tay nghề xây dựng nhưng không phải giỏi, vì ra nước ngòai anh mới làm thợ nề do hoàn cảnh bắt buộc), nên anh chỉ xin được việc trong nhà máy gần nhà, nơi vợ anh đang lagm với mức lương có hơn 6 triệu VND mỗi tháng. Cả hai vợ chồng vất vả làm việc nhưng thu nhập cũng không đủ để nuôi 3 người con ăn học, chứ chưa kể các chi phí khác.

Thế nên, với nhiều người, nếu được làm việc ở những nơi phù hợp với khả năng của họ, dù phải trả giá cao cho sức khỏe, cho thiệt thòi phải xa gia đình, nhưng bù lại mức thu nhập có được xứng đáng, thì họ cũng chấp nhận. Nhiều người trong số họ sau này cũng có thể bước chân vào giới elite và lúc đó họ sẽ có được sự lựa chọn phù hợp cho bản thân và gia đình.

Chỉ là em không đồng ý với những người chọn ra đi bằng con đường phi pháp, dù rằng mục đích của họ có chính đáng đi nữa. Nhưng mỗi người có lựa chọn và quyết định của riêng mình, nên em cũng chỉ biết cảm thán vậy thôi.
Em không thể vodka cho cụ thêm được nữa! Túm lại là đói thì đầu gối phải bò và rất nên bò. Nhưng trước khi quyết định thay đổi cuộc sống hãy quan sát kỹ cả việc mình được gì và sẽ phải hy sinh điều gì để chuẩn bị tinh thần mà đương đầu với khó khăn. Ai thành công cũng hầu như chỉ đưa ra mầu hồng trong cuộc sống của họ cho mọi người nhìn thấy, ai dám vạch áo cho người khác xem những vết hằn tâm lý tạo thành những định kiến hay các thói quen cảm xúc tệ hại trong con người họ khi đối mặt với những áp lực lạ trong cuộc sống? Phần sâu bên trong mỗi con người phải chấp nhận đánh đổi khi sống xứ người là ko dễ nhận ra.
Nhìn được cuộc sống đa chiều, tự quan sát tự tìm hiểu cái gì phù hợp với mình mới tạo sự thành công.
 

Thành Thị 1

Xe điện
Biển số
OF-811147
Ngày cấp bằng
19/4/22
Số km
3,026
Động cơ
97,406 Mã lực
Ai mang chuyện gà qué ra nói với mấy người sang dạng EB1, EB2 hay NIW.
Người ta nói cho mấy đứa ngồi xó nhà nghe cuộc sống thực tế ko phải mầu hồng với dạng lao động chân tay. Ngồi xó nhà ngắm mấy cái ảnh các anh VK đang share phòng hay ở nhà Mobil home post lên với tôm cua thịt cá cứ tưởng là cuộc sống thần tiên rồi tìm mọi cách mà sang đó bị giấc mơ Mỹ vả cho vào mặt mới ngã ngửa ra! Hiểu chửa?
e phản đối ạ, ko ai lớn lên bằng kinh nghiệm người khác, chưa thử thì ko có trải nghiệm và cũng ko có kinh nghiệm. Thế cho nên hãy kệ thôi.
Vì cuộc sống cũng như mọi vật, đều có 2 tới nhiều hơn 2 mặt của nó thôi!
 

Aquatrue.vn

Xe buýt
Biển số
OF-869049
Ngày cấp bằng
3/10/24
Số km
930
Động cơ
4,978 Mã lực
Tuổi
16
Website
www.aquatrue.vn
Thớt này có vẻ hót nhiều cccm quan tâm. Em thì đi rồi, chắc k có nhu cầu định cư còn F1 thì còn tuỳ năng lực và định hướng.
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,721
Động cơ
325,969 Mã lực
Ở bên em bác sỹ không làm thêm ngoài giờ, nhưng luôn có dịch vụ cấp cứu 24/24, nên đi khám trong trường hợp khẩn cấp lúc nào cũng được. Đúng là tự nhiên đặt lịch khám ỏ bên này là khó, và phải đợi lâu, nhưng đó là vì ai cũng có bác sỹ riêng ở khu vực để theo dõi sức khỏe, thành ra tới lịch là y tá bác sỹ đã tự nhắn tin báo trước. Thành ra nếu ai muốn đi khám đột suất thì gọi điện tới đặt lịch sẽ phải chờ khá lâu, bởi hầu như các bác sỹ đã kín lịch cho các khách hàng mà họ đang chăm sóc. Nhưng để khắc phục tình trạng này, thì các phòng khám đều bố trí 1 số thời điểm trong ngày, trong tuần để dành cho những người không đặt lịch. Họ phải tới sớm để xếp hàng và quá khung giờ đó thì họ đành phải chấp nhận đi về.
Em thử đặt hoàn cảnh viêm đường tiết niệu mà đợi lịch khám nó tra tấn như thế nào. Chị họ chị đã bị ở Đức dù chị ấy là điều dưỡng trong bệnh viện. Đúng 1 tuần mới được xếp lịch khám bác sỹ. :((
 

Rô-Ron

Xe điện
Biển số
OF-50460
Ngày cấp bằng
8/11/09
Số km
2,137
Động cơ
476,219 Mã lực
e phản đối ạ, ko ai lớn lên bằng kinh nghiệm người khác, chưa thử thì ko có trải nghiệm và cũng ko có kinh nghiệm. Thế cho nên hãy kệ thôi.
Vì cuộc sống cũng như mọi vật, đều có 2 tới nhiều hơn 2 mặt của nó thôi!
Chính xác cụ! Ko ai lớn được bằng kinh nghiệm của người khác nên ai nói gì kệ họ đi, hãy quan sát trải nghiệm của họ, so với trải nghiệm của mình rồi từ đó hiểu hơn về các mặt của cuộc sống. Còn thái độ nhảy lên bảo người ta im thì cũng sẽ được đời đối đáp vậy thôi! Hôm nay em rảnh nên nhiều chuyện chút. Bình thường em chẳng để ý những còm vô duyên nhưng đôi lúc em cũng thích chơi kiểu nhạc nào cũng nhảy, cụ thông cảm hihi
 

despacitorico

Xe tải
Biển số
OF-532545
Ngày cấp bằng
16/9/17
Số km
411
Động cơ
167,807 Mã lực
Vừa tìm hiểu giup các bác nào muốn sinh con bên Mỹ để con được quốc tịch Mỹ : (em dùng dịch gg cho nhanh vì lười):


Người nuoc ngoài sinh Em bé tại Hoa Kỳ và em bé trở thành công dân Hoa Kỳ.

Vì Người mẹ không phải là công dân nên cô ấy phải:

-Phải thanh toán hóa đơn viện phí, theo mức giá đầy đủ không được giảm giá, nếu cô ấy không có bảo hiểm y tế Hoa Kỳ. Tùy thuộc vào việc người mẹ và em bé có vấn đề sức khỏe nào không, thành phố có thể dao động từ khoảng 10.000 đô la đến hơn 100.000 đô la. Ngay cả khi bệnh viện muốn đưa cô ấy vào Medicaid — bảo hiểm y tế dành cho công dân Hoa Kỳ có thu nhập thấp — để họ thu hồi một phần chi phí chăm sóc cô ấy, thì một người không phải là công dân CHỌN sinh con tại Hoa Kỳ không được phép trở thành gánh nặng công cộng bằng cách làm như vậy hoặc được chăm sóc miễn phí. Cô ấy không có khả năng nhận được thị thực trong tương lai để đến Hoa Kỳ, vì hành động của cô ấy làm tổn hại đến khả năng tiếp tục chăm sóc cho công dân Hoa Kỳ của bệnh viện. Nếu cô ấy không nói với viên chức cấp thị thực và viên chức CBP về kế hoạch sinh con tại Hoa Kỳ, cô ấy cũng có thể bị cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ vì "trình bày sai sự thật".

-Phải rời Hoa Kỳ cùng con trước ngày ghi trên I-94 — KHÔNG phải ngày hết hạn thị thực. Để làm như vậy, cô ấy phải:
Xin bản sao có chứng nhận giấy khai sinh của em bé từ Vital Records tại tiểu bang nơi em bé chào đời, để chứng minh rằng em bé là công dân Hoa Kỳ khi sinh ra.
Xin hộ chiếu Hoa Kỳ của em bé, sử dụng giấy khai sinh để chứng minh đủ điều kiện, vì chỉ có công dân Hoa Kỳ mới được cấp hộ chiếu Hoa Kỳ. Lưu ý rằng mọi người, ngay cả trẻ sơ sinh, đều cần hộ chiếu để lên máy bay hoặc tàu đến một quốc gia khác. Điều này đúng với hầu hết mọi quốc gia, không chỉ riêng Hoa Kỳ. Trẻ sơ sinh không thể đi du lịch bằng hộ chiếu của cha mẹ.
Xin thị thực trong hộ chiếu của em bé, do quốc gia của người mẹ không phải là công dân cấp, trừ khi quốc gia đó cho phép công dân Hoa Kỳ có kế hoạch cư trú tại quốc gia đó nhập cảnh miễn thị thực.

Sẽ không đủ điều kiện để nộp đơn xin thường trú (tình trạng thẻ xanh) cho đến khi em bé đủ 21 tuổi, chuyển về Hoa Kỳ, đi làm và có khả năng chu cấp cho mẹ, và đồng ý làm đơn xin cho mẹ. Ngay cả khi con trai hoặc con gái hiện đã trưởng thành của bà làm đơn xin cho bà, bà vẫn phải đủ điều kiện nhập cảnh theo luật di trú Hoa Kỳ.

Tóm lại, mặc dù Hoa Kỳ có dịch vụ chăm sóc y tế tuyệt vời về mặt lâm sàng, nhưng đây có thể không phải là nơi tốt để một người từ bên ngoài Hoa Kỳ sinh con. Nếu một người không có bảo hiểm y tế Hoa Kỳ, chi phí chăm sóc sẽ cao hơn nhiều so với nhiều quốc gia khác. Và điều quan trọng là cha mẹ ở nước ngoài phải hiểu rằng, chỉ vì em bé được tự động trở thành công dân Hoa Kỳ, cha mẹ không có quyền ở lại Hoa Kỳ với con trai hoặc con gái của họ. Họ phải đưa con trở về nước và nuôi dưỡng con. Và không có gì đảm bảo rằng khi đứa trẻ lớn lên, nó sẽ chọn chuyển đến Hoa Kỳ, kiếm việc làm và chọn làm đơn xin cho cha mẹ mình. Và thậm chí nếu người con trai hoặc người con gái nộp đơn thành công và cha mẹ nhận được thẻ xanh, thì cha mẹ cũng phải mất ít nhất năm năm để đủ điều kiện nhập tịch thành công dân Hoa Kỳ.
 
Chỉnh sửa cuối:

MyMac

Xe điện
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
4,990
Động cơ
466,649 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Chợ chỗ mợ k bán gà ah? Mà trên weee bán đầy việc gì phải lén lút thế?
Có nhưng đông lạnh. Muốn tươi rói vừa giết xong thì phải lén lút cụ ợ. Gớm cụ hỏi cứ như là cụ biết tuốt í.
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,662
Động cơ
318,239 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Em thử đặt hoàn cảnh viêm đường tiết niệu mà đợi lịch khám nó tra tấn như thế nào. Chị họ chị đã bị ở Đức dù chị ấy là điều dưỡng trong bệnh viện. Đúng 1 tuần mới được xếp lịch khám bác sỹ. :((
Đúng là có những trường hợp như vậy chị ạ. Nhưng vì ở Đức y bác sỹ đang luôn thiếu, thành ra mới có hiện tượng như vậy. Bên em thì chính phủ khắc phục bằng cách nhập y bác sỹ nước ngòai vào. Nên bên em đi khám gặp các bác sỹ Đông Âu hay Châu Phi cũng khá thường xuyên ạ. Như tại Séc, có vấn đề gì cứ cấp cứu thẳng tiến hoặc quay số gọi cấp cứu nếu bị đau (chẳng hạn chị bạn bị đau đường tiết niệu kia), thì em khẳng định là sẽ được bên y tế điều trị ngay ạ. Chỉ khi không có đủ lượng y bác sỹ thì đành phải chịu. Nhưng may mắn là hiện tại bên Séc vẫn thu hút được một lượng y bác sỹ từ nhiều nước tới làm việc.
 
Chỉnh sửa cuối:

MyMac

Xe điện
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
4,990
Động cơ
466,649 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Ai mang chuyện gà qué ra nói với mấy người sang dạng EB1, EB2 hay NIW.
Người ta nói cho mấy đứa ngồi xó nhà nghe cuộc sống thực tế ko phải mầu hồng với dạng lao động chân tay. Ngồi xó nhà ngắm mấy cái ảnh các anh VK đang share phòng hay ở nhà Mobil home post lên với tôm cua thịt cá cứ tưởng là cuộc sống thần tiên rồi tìm mọi cách mà sang đó bị giấc mơ Mỹ vả cho vào mặt mới ngã ngửa ra! Hiểu chửa?
Tại em làm tan vỡ giấc mơ sang Mỹ ngày ngày chỉ có ăn với đi lượm vàng dưới đất nên đội xó nhà cứ nhảy dựng lên mợ ợ.

Mà em thấy thớt này có mùi cò visa. Chứ sang Mỹ đẻ để lấy quốc tịch cho con là một vấn đề không được khuyến khích, chưa nói đến cấm mà mợ thớt cứ oang oang lên cái diễn đàn cả trăm nghìn thành viên này. Lại còn thẽ thọt để em hướng dẫn cho thì phải cảnh giác cao độ. Chả ai rảnh đi hướng dẫn miễn phí cả. Mà miếng pho mát miễn phí chỉ ở trong cái bẫy chuột phỏng mợ?
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,721
Động cơ
325,969 Mã lực
Đúng là có những trường hợp như vậy chị ạ. Nhưng vì ở Đức y bác sỹ đang luôn thiếu, thành ra mới có hiện tượng như vậy. Bên em thì chính phủ khắc phục bằng cách nhập y bác sỹ nước ngòai vào. Nên bên em đi khám gặp các bác sỹ Đông Âu hay Châu Phi cũng khá thường xuyên ạ. Như tại Séc, có vấn đề gì cứ cấp cứu thẳng tiến hoặc quay số gọi cấp cứu nếu bị đau (chẳng hạn chị bạn bị đau đường tiết niệu kia), thì em khẳng định là sẽ được bên y tế điều trị ngay ạ. Chỉ khi không có đủ lượng y bác sỹ thì đành phải chịu. Nhưng may mắn là hiện tại bên Séc vẫn thu hút được một lượng y bác sỹ từ nhiều nước tới làm việc.
Nhà chị mỗi lần có Việt kiều về chơi là phải tour một chu trình, đầu tiên là hỏi có chữa răng không, xong răng thì đến hệ tiêu hóa rồi thì đi du lịch không, du lịch xong có làm tóc làm móng xong thì tiễn ra sân bay. :))
 

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
4,284
Động cơ
480,732 Mã lực
Chả hay ho gì mấy cái vụ lách đủ đường hẹp để có quốc tịch xứ Cờ Hoa này. Mấy thành phần tri thức được nhà nước (trường đại học) cử đi học lên thạc sĩ, tiến sĩ, rồi sinh con, mơ mộng quốc tịch, xin học lên thêm rồi cả nhà không thèm về phục vụ đất nước như cam kết ban đầu; cá nhân em đánh giá như vậy là lật lọng và bội bạc. Còn lại các trường hợp khác làm như chủ thớt thì đâu có phải công dân full đặc quyền như mơ mộng.
Sang Mẽo chỉ tốt đẹp khi mình đi đúng đường như kết hôn thật, đoàn tụ gia đình và có tiền mới đáng ở, chứ thật sự giờ này chỉ sang Mẽo du lịch, ngủ, ị rồi về nhà ta thôi. Chả béo bở gì.
Theo cái tháp Maslow gì đó thì e tự cho mình đã qua nhu cầu cơ bản roài level1 , giờ e muốn dc tôn trọng, công nhận, tức level 2, mà sang mẽo nó coi mình như chóa, nên e hổng sang đâu :)
 

chemvovan

Xe tăng
Biển số
OF-796116
Ngày cấp bằng
8/11/21
Số km
1,034
Động cơ
37,426 Mã lực
Tuổi
37
Em chia tay VN dc năm -6 năm, lúc có thể nói đã thành công của sự nghiệp chuyên môn tại 1 cty cực lớn và giàu có ở VN. Vị trí trưởng đơn vị, lương cũng loanh quanh 80-100 triệu/năm. Công việc nhàn hạ mọi người quý mến, có 400m2 nhà cửa xây dưới đất mới dc 1 năm ở nội thành một thành phố trực thuộc trung ương. Sướng lên bỏ. Apply visa lao động xách vợ con đi mà con vợ nhăn còn hơn mấy mợ trên này chê.

Em qua lại làm đúng chuyên môn, lương leo dần từ 42k tới 75k tới 80k rồi 96k supervisor và nhảy phát lên ~ 200k khi qua chỗ mới. Và đặc biệt là: em lại đang làm cho vài công ty ở VN tiếp dạng freelancer part time với lương mà cũng dạng khá ở VN. Thế mà ngẫm đúng như mấy mợ ở đây nói, ăn chả dc ăn món sớm khuya ngoài đường; chơi thì chẳng có chỗ gác tay thoải mái bán công khai…. Nhưng mà con em nó học sung sướng, đúng nghề ở những trường top. Giờ nó ở lại cũng ổn mà về VN cũng vẫn ổn vẫn có quan hệ vẫn có nhà cửa.

Nên em nghĩ, con người mà cứ ru rú thì chắc VN chỉ là nơi khỉ ở vì mấy nghìn năm trước đồng bằng Bắc bộ vẫn còn là vịnh biển. Nước Anh mà cứ ru rú thì làm gì có nước Mỹ ngày nay đứng ngông nghênh bị bao kẻ hèn, ghét chửi ăn cướp bắt nạt 😂. Ngay cả cái cây vô tri nó cũng còn nghĩ ra trò gắn cánh cho hạt của nó bay xa với hy vọng hạ cánh được chỗ tươi tốt chứ ko dc ở lại gốc của mẹ!!!

Nên thôi quan điểm em ai muốn đi, đi được cứ đi, sống mòn an phận thì để ngồi cửa đếm thời gian sao? Mà con đi được thì cũng nên cho đi. Ai lại cứ mong con nó ở rịt lấy mình như em bé, sợ mất con 😂, mất thì ở đâu cũng mất thôi. Nếu mình đi được mang con theo được thì tốt sau con nó cũng sẽ có tâm thế dấn thân như cha anh nhưng hưởng dc mái ấm cha mẹ khi còn thơ dại. Vậy là trọn vẹn đôi đường.
Đi đường đường chính chính như cụ thì hẵng đi. Chứ lợi dụng chính sách của họ để nhập tịch như một vài cụ trên này thì em thấy như kiểu đang đi ăn xin nước người ta ấy.

Phúc lợi giáo dục, y tế, đảm bảo vệ sinh môi trường đều từ tiền thuế của người dân đóng góp vào, không phải tự nhiên mà nó có. Chả đóng góp gì mà đòi hưởng thì khác gì trộm cắp đâu.
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,662
Động cơ
318,239 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Em nói thêm là ở Séc có cả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà (y tá và thậm trí cả bác sỹ tới nhà điều trị) thường là cũng do bảo hiểm chi trả. Nhưng ai có nhu cầu thì cũng chỉ cần trả tiền là được đáp ứng thôi ạ. Dịch vụ dọn dẹp nhà cửa hay chăm sóc hỗ trợ người già cũng vậy, có rất nhiều công ty hoạt động trong các mảng này. Nhưng đa phần đều do bảo hiểm hay sở xã hội chi trả nên ít người để ý. Chỉ khi nào họ cần thêm dịch vụ cao cấp hơn, hoặc bảo hiểm của họ không có mục này, thì họ mới phải liên hệ ở ngoài.
 

Ba Ngơ

Xích lô
Biển số
OF-99999
Ngày cấp bằng
14/6/11
Số km
36,798
Động cơ
5,656,235 Mã lực
Nơi ở
𝕷𝖆̀𝖓𝖌 𝖁𝖚̃ Đ𝖆̣𝖎
Còm này em chê nên em mời cụ chén vang ạ x-( Vì các mợ ấy đều có trải nghiệm thực và đủ lâu ở bển nên chia sẻ nào cũng đáng đọc để cho những người chưa sang, chưa tìm hiểu có thêm những góc nhìn. Cụ phán như vậy khiến các mợ ấy chán rồi chả thèm biên thêm nữa :-w
Vang rất tốt cho tiêu hóa và tim mạch, được mời vang iu thế ;)
Còn nói thế mà đã lo các mợ ứ thèm biên á, mợ chịu khó đọc tiếp xem còn biên hay không nào ;))
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,662
Động cơ
318,239 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Nhà chị mỗi lần có Việt kiều về chơi là phải tour một chu trình, đầu tiên là hỏi có chữa răng không, xong răng thì đến hệ tiêu hóa rồi thì đi du lịch không, du lịch xong có làm tóc làm móng xong thì tiễn ra sân bay. :))
Vâng, cái này chị chuẩn không phải chỉnh ạ :).

Khám răng ở bên này được miễn phí 2 lần 1 năm, hay đau răng đi khám, nhổ không mất phí. Nhưng làm răng, trồng răng, trắng răng,... hay những gì liên quan tới răng mà lại dính tới yếu tố làm đẹp thì giá dịch vụ đắt lắm ạ.

Dịch vụ làm tóc, làm móng ở bên này thì cũng đắt ạ, mà có khi không được ưng ý bởi khá nhiều lý do, ngoài vấn đề giá cả ạ. Kể cả các dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ cũng vậy, đa số mọi người tranh thủ về thăm gia đình ở Việt Nam là triển khai luôn. Làm ở bên này vừa đắt, lại khó như mong muốn, thì về Việt Nam làm lại được thêm cái vé với ít tiền chi tiêu thì tội gì không để về nhà làm, phải không ạ :)
 

Aquatrue.vn

Xe buýt
Biển số
OF-869049
Ngày cấp bằng
3/10/24
Số km
930
Động cơ
4,978 Mã lực
Tuổi
16
Website
www.aquatrue.vn
Theo cái tháp Maslow gì đó thì e tự cho mình đã qua nhu cầu cơ bản roài level1 , giờ e muốn dc tôn trọng, công nhận, tức level 2, mà sang mẽo nó coi mình như chóa, nên e hổng sang đâu :)
Sang đó việc ai người ấy làm. K ai quan tâm cụ giàu hay nghèo, đang làm cv gì đâu ah
 

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
4,284
Động cơ
480,732 Mã lực
Sang đó việc ai người ấy làm. K ai quan tâm cụ giàu hay nghèo, đang làm cv gì đâu ah
E nói hình tượng vậy thôi, chứ giờ sang khác biệt văn hóa, ko hòa nhập dc thì e xin ở nhà để hưởng thụ cái level 2 của tháp Maslow :)
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top