[Funland] Bí ẩn vụ tai nạn thảm khốc nhất Việt Nam

Mon men

Xe điện
Biển số
OF-38287
Ngày cấp bằng
15/6/09
Số km
2,323
Động cơ
483,270 Mã lực
Nơi ở
Venise-Hoàng Mai-Hà Lội
Lần đầu tiên e đc nghe vụ tai nạn này. Thật quá thương tâm. Cầu mong linh hồn các nạn nhân được siêu thoát. Còn bàn về sự vô trách nhiệm của các cấp thì có đâu mà bàn. Đậu má chúng nó ko xây cho người ta đc cái nghĩa trang tử tế chắc khi nhậm chức TGĐ nó nghĩ ko liên quan tới mình.
 

davidhaii

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-296788
Ngày cấp bằng
28/10/13
Số km
6,304
Động cơ
354,865 Mã lực
Kinh khủng, xác người mà như cỏ rác vậy. Tội quá. Mà bao nhiêu năm ngành đs cũng k quan tâm chút nào được là sao.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Cái vụ hạm phanh mà trôi 800 m khi đi với tốc độ 50 - 60 km/h, chắc cụ muốn nói là tàu trở hàng nặng, còn tàu khách nhẹ hơn chỉ khoảng 100 m thôi. Tôi đi tàu hoả gặp mấy vụ tai nạn có phanh gấp, chỉ thấy tàu trôi vài chục mét thôi.
Vụ tàu SE2 ngày 6/2/11 khi bò vào cầu Ghềnh - Biên Hoà Đồng Nai (lại Đồng Nai) nếu mà nó phanh gấp được thì đã không đi 2 mạng người, vài cái xe ô tô và gần ba chục người bị thương.

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tau-hoa-dam-hang-loat-oto-tren-cau-nhieu-nguoi-chet-2187160.html
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
7,967
Động cơ
459,360 Mã lực
Đọc 1 đoạn mới thấy ofer có nghề kĩ thuật đuờng sắt trên of nhiều thật. Chắc ngành này làm ăn cũng ổn nên các ac đều có 4 bánh cả =))
 

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
4,179
Động cơ
548,353 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Em xin phép up phần 2 của bài báo


Ngôi mộ kỳ lạ trong tai nạn thảm khốc nhất lịch sử đường sắt
- Tai nạn xảy ra đã 33 năm. Người chết đã về với cát bụi. Thế nhưng, người sống vẫn chưa nguôi ngoai trước nỗi đau mất người thân này. Nguyện vọng của bà con là chỉ mong xác định được người nằm dưới huyệt mộ là ai để có thể làm tấm bia, xây ngôi mộ an ủi linh hồn người chết. Vậy mà hàng chục năm trôi qua vẫn chưa có tín hiệu nào.




Bí ẩn căn nhà gắn kín camera của kẻ lạm dụng trẻ em
Bí ẩn vùng đất phụ nữ nhổ tóc và chỉ gội đầu một lần vào dịp Tết
Những nơi bí ẩn như Tam Giác Quỷ
Nghĩa trang vô chủ của người chết vô thừa nhận


Ở giữa nghĩa trang, dưới một tán cây lớn một tấm bia nhô lên. Nhìn kỹ trên tấm bia có ghi rõ tên người chết : "Nguyễn Thị Minh Võ, sinh năm 1945 chết ngày 17/3/1982". Ngoài ra, ờ một góc phía trước của nghĩa trang còn lại 2 tấm bia có đủ tên họ nằm lăn lóc . . .

Giải thích về điều này, ông Hoạt cho biết theo lời một số anh em đi nhặt xác năm ấy kể lại trong số các thi thể vô thừa nhận có một số ghi tên tuổi trên áo. Do chỉ biết tên mà không có địa chỉ nên không báo cho thân nhân được. Những người có tên, ngành đường sắt đã làm bia với tên họ cắm trước mộ phần.



Ngôi mộ đôi với dòng chữ trên bia

Đi dọc theo các hàng bia "mộ VD", chúng tôi ghi nhận có nhiều hố đào. Có hố cạn có hố sâu. "Hố sâu là mới lấy cốt. Hố cạn là một đã lấy cốt từ nhiều năm trước". Chị Cẩm giải thích cho chúng tôi như thế. Chị cho biết thêm, có tất cả 17 người có tên đã được lấy cốt.

Như vậy, trong nghĩa trang này ngoài ngôi mộ của chị Minh Võ ra còn có 16 mộ khác có bia. Thân nhân của những ngôi mộ này đã tìm đến lấy cốt. Có người mang bia đi và cũng có người bỏ lại. Có 3 tấm bia bỏ lại ngoài 2 bia bằng đá có một bia bằng xi măng đã bị những người mua ve chai đập vỡ lấy sắt.

Trong suốt 33 năm, chỉ có 20 năm đầu nghĩa trang được chăm sóc bởi các nhóm thiện nguyện. Hơn 10 năm gần đây, nghĩa trang gần như bỏ hoang. Đến khi phát hoang thì xuất hiện thêm 3 ngôi mộ mới có bia, chỉ ghi tên thánh ngay sát cổng.

Theo lời chị Cẩm, trong suốt thời gian đã qua nghĩa trang gần như vô chủ. Ngoài 3 mộ mới, một ngôi mộ khác đã nằm chen với một ngôi mộ khác đã được thân nhân đánh dấu. Chị Cẩm kể tiếp, ngôi mộ được đánh dấu có thân nhân ở Phan Rang. Khi tai nạn xảy ra, người nhà đã đi tìm kiếm nhiều bệnh viện nhưng không thấy tung tích.



Ông Hoạt đang trông coi phần mộ (ảnh bạn đọc cung cấp)

Nhiều người khuyên họ nên đến cơ quan đường sắt ở Sài Gòn dò hỏi. Nhờ vậy, khi đến ga Saigon (lúc còn ở đường Lê Lai) hỏi thăm thì nơi đây đưa ra một số hình ảnh và sơ đồ nghĩa trang để thân nhân xác minh.

Nhờ hình ảnh và sơ đồ, người nhà của nạn nhân xác định ngôi mộ mang số B17 là của mẹ mình nên đã được ngành đường sắt đưa đến tận nghĩa trang để xác nhận vị trí.



Lễ cầu siêu (ảnh ban đọc cung cấp)

Sau khi đã đánh dấu, thân nhân của nạn nhân này trở về quê quán. Mãi đến hơn 10 năm sau, khi trở lại thì bên cạnh ngôi mộ của mẹ mình, thân nhân người xấu số phát hiện có một ngôi mộ tương tự.

Quá phân vân vân không thể khẳng định được nên họ đã xây ngôi mộ đôi với dòng chữ: " "Phần mộ - trong 2 ngôi mộ này có phần mộ mẹ chúng tôi. . . kèm theo số điện thoại.

Nhiều người dân địa phương am hiểu đều xác định ngôi mộ này là mộ mới của một người lang thang trong vùng. Giá như, nghĩa trang có người quản lý tình trạng này không thể xảy ra và người chết được trở về quê quán dễ dàng hơn.

Nguyện vọng nhỏ nhoi

"Năm ấy, khi nghe tin tàu lật tôi đã đến tận nơi tìm thi thể mẹ. Phải khó khăn lắm và cũng thật may mắn tôi đã đưa được mẹ tôi về và tổ chức an táng trong tình thương yêu của gia đình.

Anh Lý Thoại Phương (53 tuổi ngụ Gò Vấp) thuật lại diễn biến tai nạn mà anh đã có mặt. Anh kể tiếp : Sau khi chôn cất mẹ được vài hôm, ngày 25/3/1982 tôi nhận được giấy báo của Tổng cục đường sắt thông báo sẽ có đoàn cán bộ đến thăm và chuyển tiền bồi thường theo bảo hiểm.



Chị Cẩm (mũi tên) và ông Hoạt (ngồi trước chị Cẩm) đề đạt nguyện vọng lên lãnh đạo ngành đường sắt. (ảnh bạn đọc cung cấp)

Tôi đến trụ sở văn phòng phía nam của Tổng cục đường sắt thì thấy tại đây rất đông thân nhân nạn nhân. Một giới chức của tổng cục xác nhận tai nạn do tàu bị mất thắng và tài xế không làm chủ tốc độ, chạy quá nhanh đã bị lật khi đến khúc cua Bàu Cá. Tôi còn nhớ, khi đó ở trên 3 chiếc bàn có vô số hình ảnh những nạn nhân thiệt mạng và được bà con nhận dạng . . .

Như vậy, theo như người nhà nạn nhân ở Phan Rang xác nhận vị trí ngôi mộ B17 nhờ vào hình ảnh và sơ đồ nghĩa trang và lời kể của anh Phương thì ngành đường sắt có lưu trữ tài liệu này.

Trong lễ cầu siêu ngày 10/10/2015 vừa qua được tổ chức tại nghĩa trang, những thân nhân nạn nhân như chị Cẩm, anh Phương và nhiều người khác cùng với ông Hoạt là người đã gắn bó nhiều năm với vui buồn của nghĩa trang ĐS đã đến dự và đề đạt nguyện vọng lên lãnh đạo ngành đường sắt có mặt trong buổi lễ.



Công nhân công ty đường sắt Sài Gòn xây dựng lại tường rào
Bà con chỉ mong muốn ngành đường sắt "khôi phục" lại hình ảnh và sơ đồ mộ để có người còn có thể tìm lại được thân nhân của mình. Đối với những mộ vô danh nằm lại nơi đây cũng cần xác nhận lại vị trí vì khi cắm lại bia, ông Hoạt chỉ căn cứ theo quán tính độ chính xác không cao.

Sau khi có vị trí chính xác, nên đắp cao ngôi mộ để không xảy ra tinh trạng dẫm đạp lên mộ phần. Cuối cùng, bà con mong muốn được ngành đường sắt xây lại tường rào đã đổ sập.

Chúng tôi trở lại nghĩa trang vào những ngày đầu tháng 12. Ở đây, công nhân của công ty đường sắt Sài Gòn đang xây dựng lại tường rào, cổng vào và bàn thiên cúng tế.

Như vậy, một phần nguyện vọng của bà con đã được ngành đường sắt quan tâm. Chị Cẩm nói trong niềm vui: "mặc dù chưa biết ngôi mộ nào là của anh chị mình nhưng chắc chắn có trong số các mộ vô danh này. Không mong gì hơn, những ngôi mộ này sẽ được xây dựng lại để những lần thăm viếng tiếp đi giữa những hàng mộ sẽ nhìn thấy được nụ cười của những người xấu số. . .

Gần 100 người gởi tấm thân nơi đất khách. Theo tâm linh, họ là những oan hồn vất vưởng. Cho họ một nấm mồ - sống có nhà thác có mồ - thiết tưởng là việc nên làm.

Không cần to lớn sang trọng, chỉ cần một đôi hàng gạch nhô lên khỏi mặt đất để không còn ai dẫm đạp, có lẽ nơi chín suối họ sẽ mỉm cười . . .

Trần Chánh Nghĩa

“Cả đoàn tàu từ Nha Trang vào TP. Hồ Chí Minh bị mất kiểm soát... trôi tự do với tốc độ hơn 100km/giờ đến đoạn cua Bàu Cá thì lật. 12 toa xe chở đầy người và hàng hóa văng tung tóe, riêng toa đầu máy văng lên nằm ngửa bụng trên đồi. Cả lái tàu Đậu Trường Tỏa, phó lái Phạm Duy Hanh, thực tập viên Trần Giao Chi lẫn nhân viên đoàn và hành khách chết hơn 200 người.

Mấy ngày trôi qua, nhiều nạn nhân không có giấy tờ, không được người thân nhận xác đành phải nằm lại đây vĩnh viễn thành cả một nghĩa trang bên đường. Từ đó, các chuyến tàu đi qua nơi này đều kéo một hồi còi như lời mặc niệm…".

Chia sẻ của nhân viên sống sót được ông Trần Đình Bá - Hội Kinh tế vận tải Việt Nam kể lại trong một hội thảo

Thảm họa quốc gia này là tồi tệ nhất trong lịch sử giao thông nước nhà, trên tất cả các vụ tai nạn hàng hải như Vinalines Queen năm 2011 mới đây, các vụ thảm họa hàng không 1988, 1996 vượt qua thảm họa quốc gia vụ E1 tại Lăng Cô – Thừa Thiên Huế làm 11 người chết và 80 người bị thương.

Về phương diện quốc tế nó còn vượt xa thảm họa ĐS tại Nhật Bản ngày 25.4.2005 làm 150 người chết và làm bị thương trên 550 người gây chấn động dư luận Nhật Bản và thế giới.
 

vudinhtaybannha

Xe container
Biển số
OF-362446
Ngày cấp bằng
10/4/15
Số km
8,286
Động cơ
315,257 Mã lực
Nơi ở
Ở với chệ Hằng trên cung giăng .
Khoảng năm 1978, ngay giữa Thủ đô, ngay chỗ Cửa Nam cũng có vụ 2 chuẩn bị vào ga hít nhau, bị chết cũng cả trăm người, xác người để ngổn ngang ở Xí nghiệp cao su Đường sắt phố Quán Sứ.
Vụ này trong ngành gọi là Y78 có nghĩa là tầu Yên Bái bị nạn năm 1978 .Cụ thể là tầu khách Yên Bái đâm vào tầu hàng hai tầu lồng vào nhau như bao diêm đoạn dốc Phùng Hưng Ga Long Biên .Nạn nhân theo thống kê chưa chính xác khảng 300 nặng hơn vụ 82 nhiều .Thời ấy thông tin chưa kịp thời lan toả và nhanh nhậy như bây giờ nên ít người biết .Phía trên các cụ tranh cãi về cái hệ thống phanh tầu ,theo tôi biết má phanh gọi là guốc hãm đúc bằng gang ,hệ thống phanh tầu là phanh hơi trước khi tầu xuất phát tài xế thường thử phanh nên chúng ta thấy có tiếng xả xì hơi rất to .Tầu chợ và tầu hàng xưa thường hay bị khách nhảy tầu mang hàng hoá rồi khoá vòi hãm cho tầu dừng để nhảy xuống dọc đường " rất nguy hiểm" ,tầu khách Thống Nhất hiện đại hơn có cái tay nắm ở đầu các toa xe để trưởng tầu khách hoặc trưởng tầu an ninh và nhân viên kéo hãm khẩn cấp nếu phát hiện có nguy hiểm xảy ra với đoàn tầu .
 

Trio

Xe tải
Biển số
OF-395324
Ngày cấp bằng
4/12/15
Số km
335
Động cơ
236,300 Mã lực
Tuổi
38
Khoảng năm 1978, ngay giữa Thủ đô, ngay chỗ Cửa Nam cũng có vụ 2 chuẩn bị vào ga hít nhau, bị chết cũng cả trăm người, xác người để ngổn ngang ở Xí nghiệp cao su Đường sắt phố Quán Sứ.
E hóng vụ này!.... Thương tâm quá. Thêm thông tin đi cụ
 

Ha_linh1985

Xe hơi
Biển số
OF-387235
Ngày cấp bằng
15/10/15
Số km
167
Động cơ
240,510 Mã lực
Tuổi
39
Lần đầu em đọc được thông tin vụ này, hồi đó ko có facebook chứ ko thì còn ồn ào chán.
 

beSuSu

Xe điện
Biển số
OF-111306
Ngày cấp bằng
2/9/11
Số km
3,900
Động cơ
484,929 Mã lực
200 km/h vào năm 1982? Thật phi lý, chắc có uẩn khúc gì nên ngành đường sắt muốn che dấu. Cầu cho linh hồn các nạn nhân xấu số được siêu thoát :(
khả năng là bí mật của 1 tổ chức to hơn cả đường sắt ấy chứ
 

duongctt

Xe tăng
Biển số
OF-121533
Ngày cấp bằng
22/11/11
Số km
1,679
Động cơ
367,901 Mã lực
Tại sao không phân tích ADN toàn bộ, để người nhà muốn nhận lại phần mộ cho dễ dàng nhỉ?
 

beSuSu

Xe điện
Biển số
OF-111306
Ngày cấp bằng
2/9/11
Số km
3,900
Động cơ
484,929 Mã lực
Lần đầu tiên e đc nghe vụ tai nạn này. Thật quá thương tâm. Cầu mong linh hồn các nạn nhân được siêu thoát. Còn bàn về sự vô trách nhiệm của các cấp thì có đâu mà bàn. Đậu má chúng nó ko xây cho người ta đc cái nghĩa trang tử tế chắc khi nhậm chức TGĐ nó nghĩ ko liên quan tới mình.
tháng sau cụ được lên TGD đường sắt, khi ấy có bn % cụ sẽ làm.
Đừng đòi trách nhiệm 1 ai đó, quan trọng là cách vận hành cả 1 tổ chức thôi
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Lần đầu em đọc được thông tin vụ này, hồi đó ko có facebook chứ ko thì còn ồn ào chán.
Thời đó phó thường dân chỉ có 2 phương tiện liên lạc (công cộng) là thư và điện tín. Thư thì đi cả tuần, nửa tháng. Điện tín cũng mất 1, 2 ngày. Điện thoại chỉ có ở cơ quan nhà nước và nhà các VIP. Dân muốn điện thoại thì phải đến bưu điện đăng ký mời nhau vào ngày hôm sau, đúng ngày giờ đã định ra bưu điện, mấy cô giao dịch viên sẽ nối đường dây cho 2 bên nói chuyện với nhau.

Nói thế để các cụ biết chuyện này không có gì là thâm cung bí sử cả. Chẳng qua, phương tiện liên lạc và truyền thông thời đó quá kém nên mọi người không biết thôi.

Có vụ việc còn to đùng là cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc, quân nhà mình chống trả bọn Khựa lấn chiếm biên giới suốt những năm 1984-1989 (Hy sinh cả ngàn chiến sỹ). Thế mà có người chỉ sống cách biên giới có mấy chục km thôi còn không biết nữa kìa.

Các cụ muốn thì đọc bên này:

http://www.otofun.net/threads/chien-tranh-bao-ve-bgpb-1979-1989-theo-loi-ke-cua-nguoi-trong-cuoc-phan-2.443093/page-50#post-14448394

http://www.otofun.net/threads/chien-tranh-bao-ve-bgpb-1979-1989-theo-loi-ke-cua-nguoi-trong-cuoc-phan-3.549464/page-45#post-26068124
 

wildcat74

Xe container
Biển số
OF-22272
Ngày cấp bằng
11/10/08
Số km
5,869
Động cơ
574,706 Mã lực
Hồi còn bé cũng nghe loáng thoáng vụ này; đúng là thảm hoạ thật. Ngày ấy thông tin liên lạc khó lắm, gọi điện thoại liên tỉnh khó hơn lên trời; còn oánh điện khẩn thì phải 1 ngày mới tới nơi; vẫn còn nhớ cái tờ giấy ghi điện khẩn- phải bưu tá đến đọc bà con mới hiểu, chứ đưa thẳng là chịu chết ko đọc được!
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Thật khủng khiếp...
 

Lexus 717

Xe điện
Biển số
OF-109991
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
4,201
Động cơ
417,387 Mã lực
Chệch ray là đổ tàu. Đặt phanh tay ở vị trí hành khách có thể dùng được thế này với đoạn cua vẫn nguy hiểm cụ nhỉ? Có cách nào cấm hành khách k chạm được phanh tay ở mỗi toa?

Cái tà vẹt nối thép góc như cụ nói giờ như bị thay hết rồi. Thay 1 đoạn BTCT bằng 1 thanh thép góc thì có gì là tiết kiệm.
Ngày xưa nó là phát minh đới...\m/ và thằng phát minh nó nhận đủ các loại bằng khen huy chương rồi cụ cứ tra mạng sẽ thấy. Cái tối kiến đó giờ phải thay hết vì không an toàn.
 

Ha_linh1985

Xe hơi
Biển số
OF-387235
Ngày cấp bằng
15/10/15
Số km
167
Động cơ
240,510 Mã lực
Tuổi
39
Lần đầu tiên em được nghe chuyện này..Nghe mà rợn cả người...
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top