Lạy cụ! Phanh tàu nó khác phanh ô tô cụ ạ. Phanh tàu là các guốc đồng(có thời điểm dùng các guốc bằng gang để tiết kiệm), khi phanh nó ép vào bánh tạo ma sát dừng tàu, mà tàu thì nặng, quán tính lớn nên tốc độ giảm rất chậm. Thường thì để dừng 1 đoàn tàu hoàn toàn nó cần khoảng cách tốt thiểu 80m(nếu chạy ở tốc độ vừa phải). Việc kéo phanh tay không thể làm lật được đoàn tàu. Tàu hay bị lật khi đi nhanh lúc vào cua hoặc lúc đấu đầu với chướng ngại vật, đầu tầu dừng lại đột ngột dẫn tới các toa sau bị dồn toa gây thảm hoạ. Việc 1-2 toa kéo phanh tay không tác động gì nhiều vì nó bị tác động cả lực kéo và lực đẩy. Lực kéo là của đầu tàu, lực đẩy là lực quán tính của các toa sau. Trên đường thẳng thì các lực này đồng tâm, ở đoạn cua lực này lệch trục mới dễ xảy ra chệch ray. Thường phanh do lái tàu điều kiển nó tác động lên toàn bộ các toa. Thời trước thông tin thường bị bưng bít nên không nhiều người biết và cũng không có ai đào sâu để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể. Nhà cháu nhớ ngày trước có anh tiến sĩ ĐS phát minh ta tà vẹt tàu bê tông đúc kết nối bằng thép góc được thưởng huân chương gì đó về sáng tạo vì tiết kiệm nguyên vật liệu cho ngành ĐS và NN. Thực tế nhiều người trong ngành chửi thầm vì nó dở hơi nhưng đã chót công nhận, sản xuất hàng loạt và trao thưởng rồi nên cố bịt đi