Chỉ dẫn hướng đi bắt buộc ô tô rẽ trái sau đó lại cấm ô tô rẽ trái ở làn đường ngoài cùng bên trái là mâu thuẫn về nội dung của biển 411 và 103c trong trường hợp này, Luật cũng đã công nhận có xảy ra trường hợp mâu thuẫn này rồi cụ à. Dù vô tình hay cố ý bố trí các hình thức báo hiệu sai mục đích phân luồng giao thông an toàn là vi phạm của người quản lý, không phải vi phạm của người điều khiển phương tiện nên Luật vẫn có quy định cụ thể bảo vệ an toàn chung cho người tham gia giao thông.
Tại khoản 3.1 Điều 3 QC41 ghi rõ: “Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu cùng ở một khu vực có ý nghĩa khác nhau, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau: 3.1.3 Hiệu lệnh của biển báo hiệu; 3.1.4 Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường”. Tại khu vực ngã tư, vạch kẻ đường 1.18 chỉ dẫn hướng rẽ trái ở làn đường ngoài cùng bên trái mâu thuẫn nội dung với biển báo 103c cấm ô tô rẽ trái và chúng có ý nghĩa khác nhau đối với ô tô, vì Luật quy định ô tô ở làn đó phải chấp hành biển báo 103c có hiệu lực cao hơn vạch 1.18 nên ô tô được quyền đi thẳng. Luật đã cho phép đi thẳng thì chỉ dẫn hướng đi ở làn ngoài cùng bên trái trên biển 411 kèm vạch 1.18 ở ngã tư còn đâu hiệu lực và ý nghĩa với ô tô nữa, phải không ạ?
Nội dung “Cấm ô tô” đã được Luật quy định bằng Hình thức của biển 103a, Hình thức của biển 103c chỉ mang Nội dung “Cấm ô tô rẽ trái”, không được hoán đổi Nội dung hoặc Hình thức giữa 2 biển này cho nhau (quy định tại khoản 23.1 Điều 23 QC41). Muốn biển 411 và vạch 1.18 vẫn còn ý nghĩa chỉ dẫn với ô tô thì phải thay thế biển 103c bằng biển 103a và đặt phía trên cao làn đường “Cấm ô tô” (quy định tại khoản 16.2 Điều 16 QC41). Tùy tiện đặt kết hợp các biển báo trước rồi sau đó mới suy diễn ngược xem chúng có nội dung gì, đảo ngược quy trình lập kế hoạch phân luồng với quy trình đặt biển báo như vậy là không đúng mục đích đảm bảo giao thông an toàn, vi phạm vào chuẩn mực thiết kế cùng nội dung và hình thức cụ thể của từng biển báo đã được quy định rõ trong Luật.