Em có ý kiến thêm một chút với cụ crownchip : nếu sử dụng biển 411 (chỉ có 3 làn) và sử dụng làn số 4 như cụ đề ra liệu có mâu thuẫn gì không ạ?
Biển báo nào báo hiệu đi thẳng mà đòi đi thẳng.Kụ chủ tag nhà cháu ngay trang đầu, mà sao nhà cháu không thấy hệ thống thông báo gì nhỉ. Nên hôm nay mới tình cờ vào đây. Thành thật xin lỗi kụ chủ cùng các kụ nhé.
Với các kụ OF nhà mình, theo nhà cháu, để xử lí bẫy này thì chẳng có gì khó cả. Thực tế có nhiều cách, đúng luật, từ cách đơn giản đến cách phức tạp hơn. Tuỳ ý từng kụ thích cách nào tùi dùng cách đó thôi.
Nhà cháu xin minh hoạ cách đơn giản nhất, như hình sau:
Hình #1: xe ô tô cứ việc tuân thủ hiệu lệnh trên biển báo 103c và đi thẳng, vì biển biển báo 103c có thứ tự hiệu lực cao hơn vạch kẻ đường 1.18
(Riêng biển 411, chỉ là loại biển chỉ dẫn thông tin của vạch kẻ đường 1.18, nên biển chỉ dẫn thông tin 411 này không được luật quy định hiệu lực tác dụng, không buộc thi hành, không thể so sánh biển 411 với hiệu lực của biển 103c).
Hình #2: QC41 quy định Biển báo có thứ tự hiệu lực đứng thứ ③, còn vạch kẻ thì có thứ tự hiệu lực thấp hơn, đứng thứ ④
Vì mũi tên 1.18 mâu thuẫn với biển cấm rẽ trái nên đi thẳng để tuân thủ biển cấm rẽ trái mà cụ. Hơn nữa cũng không có biển nào cấm đi thẳng.Biển báo nào báo hiệu đi thẳng mà đòi đi thẳng.
Mũi tên 1.18 đấy nó còn được "hỗ trợ" bới Biển 411. Biển báo hiệu với biển cấm biển nào có thứ tự hiệu lực cao hơn?Vì mũi tên 1.18 mâu thuẫn với biển cấm rẽ trái nên đi thẳng để tuân thủ biển cấm rẽ trái mà cụ. Hơn nữa cũng không có biển nào cấm đi thẳng.
Nhờ cụ hiểu sai nên em phát hiện ra đề xuất Hình G chưa chuẩn và còn mắc lỗi vị trí đặt biển 103c trên Giá long môn:Cụ phân tích rất kỹ là hiệu lực của hai biển đều ở nơi giao nhau. Thế mà chưa đến phạm vị hiệu lực đã hết mâu thuẫn. Đi đến nơi giao nhau không còn mâu thuẫn thì không mâu thuẫn thì cắm biển như hiện tại cũng hết mâu thuẫn.
- Cụ không cần phải cất biển 103c xuống dưới đâu, cứ treo lên giá long môn. Theo Quy chuẩn 103c mà không kèm biển phụ chỉ làn đường thì vẫn có hiệu lực với các làn đường. Khi đã treo lên giá long môn thì không cần phải biển nhắc lại đâuNhờ cụ hiểu sai nên em phát hiện ra đề xuất Hình G chưa chuẩn và còn mắc lỗi vị trí đặt biển 103c trên Giá long môn:
Biển 103c không được đặt vị trí ngang hàng như Hình G mà phải đặt sau biển 418 (quy định tại khoản 40.2 Điều 40 QC41);
Biển 103c có hiệu lực bắt đầu từ vị trí đặt biển trở đi, hiệu lực của biển thuộc phạm vi nơi đường giao nhau nên phải đặt ngay góc ngã tư. Nếu vì lý do nào đó, biển phải đặt cách xa ngã tư thì phải đặt biển phụ số 502 để chỉ rõ khoảng cách (ghi trên biển phụ) từ sau biển 103c đến ngã tư nơi biển bắt đầu có hiệu lực (quy định tại khoản 27.1 Điều 27 QC41)
Để không phải treo thêm biển phụ 502 em di chuyển biển 103c về vị trí góc phải ngay trước ngã tư, đã xóa vạch ở khu vực số 4 coi như đoạn phình của làn số 1 cho đỡ thắc mắc đồng thời thêm luôn vạch mắt võng 52 ở làn số 3 cho đỡ trống. Theo em nên bỏ cái biển phụ 509 xe buýt được phép hoạt động, có vẻ thừa, nhiều khi chả có tuyến nào rẽ trái nhưng cứ treo lên để nghi binh.
Giá long môn đắt tiền thì em xin hiến kế treo trên cột thép loại cột điện cho rẻ, muốn rẻ hơn nữa thì tận dụng treo thẳng vào cột điện có sẵn ở bên phải Cầu Dậu, bên trái có thể treo bắt vào cầu cạn vành đai 3 (quy định tại khoản 19.1 Điều 19 QC41).
Hình G em đã sửa và cập nhật ngày hôm nay rồi:
@suzu37: Em không làm ở đấy ạ. Số liệu là em tự đo trực tiếp tại hiện trường, 1 mình loi choi kéo thước dây trên đường nên hôm đó cụ nào thấy vướng thì thông cảm nha
sgb345: Thành thật với cụ là em hơi ham tranh luận chút xíu, đã là con người thì ai cũng có lúc sai nên nhờ những bài chỉ trích mà em coi đó như cách để hoàn thiện mình. Em mới gia nhập OF và đang tìm hiểu Luật GT nên phải học hỏi cụ nhiều. Biết OF đã lâu nhưng chẳng để ý cho đến khi vụ bẫy taxi trên cầu Vĩnh Tuy được lên báo mạng em mới quyết định tham gia chung tay để phát hiện bẫy.
Bẫy taxi trên cầu Vĩnh Tuy còn lịch sự chán, vẫn có sinh vật 4 chi để mà triệu tập, ví dụ trường hợp bẫy sau đây… có lẽ phải triệu tập khúc gỗ:
Vụ này có từ năm ngoái, em xếp hạng loại bẫy này là: Bẫy siêu đơn giản hoặc siêu tởm. Em đánh giá ngoài việc hiểu Luật thì camera hành trình là vũ khí vô cùng cần thiết để phòng thân và giúp phá bẫy, bây giờ có loại rẻ bằng 1 lần mua bản hiểm thôi, các cụ nên trang bị… Em không kinh doanh camera nhé
Cảm ơn cụ, cụ nắm luật chắc quá.
Biển 411 và 103c bên tay phải có chung một nội dung là chỉ dẫn, cảnh báo hướng rẽ cho cùng một ngã tư nhưng chúng mâu thuẫn - phủ định nhau và không có ý nghĩa khi kết hợp. Việc đặt tách biệt hai vị trí như hình 1, biển 411 ở đầu bên này Cầu Dậu và biển 103c ở đầu cầu bên kia vi phạm khoản 3 Điều 45 của Luật giao thông đường bộ 23/2008/QH12: “Không được gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình báo hiệu đường bộ” do hình mũi tên chỉ dẫn hướng rẽ trái trên biển 411 không có ý nghĩa đối với xe ôtô sau vị trí đặt biển.
Góc quan sát α cũng chính là góc phân tán thị giác α tại thời điểm người lái xe kết hợp quan sát 2 vị trí đặt biển báo, như hình số 2:
Góc phân tán thị giác α càng lớn thì càng gần giới hạn của thị giác, do thị giác và trí não liên kết chặt chẽ nên cũng dẫn tới giới hạn xử lý tập trung của trí não, lúc này khả năng phân tích logic của trí não bị suy giảm đáng kể: hay nhầm lẫn, dễ bị đánh lừa. Thật không may là làn xe ngoài cùng bên trái - đối tượng chính của biển báo lại có góc phân tán thị giác lớn nhất, để khắc phục hạn chế xử lý tập trung của trí não, cách phù hợp là giảm góc phân tán thị giác, đạt tối ưu khi giá trị α = 0. Tức là tại vị trí biển 411 hiện tại có thể đặt 01 cột duy nhất kết hợp của 3 biển báo 103c, 509, 411 theo hướng dẫn thứ tự ưu tiên tại khoản 19.4 Điều 19 của QCVN 41: 2012/BGTVT, như hình số 3:
Các hình sơ đồ đơn giản trên chỉ là hình phẳng 2 chiều còn trong thực tế giao thông con kiến VN là không gian 4 chiều, ngoài biển báo hai bên đường còn có biển báo trên cao, vạch kẻ sơn trên mặt đường, đèn tín hiệu GT, áo vàng xanh các loại lăm le… và còn cả loa giao thông nữa vì thế không những độ lớn mà số lượng góc phân tán thị giác cũng tăng lên. Nghe đâu sắp tới bên giao thông còn sáng tạo không gian 5 chiều, khi đèn tín hiệu màu đỏ sáng thì đồng thời phun ra hóa chất mùi rắm, khi đèn màu vàng thì phun mùi nước hoa Superman và đèn màu xanh phun mùi gà rán, nghĩa là tận dụng hết khả năng xử lý của con người để nâng cao ý thức GT.
Để đảm bảo an toàn giao thông, nguyên tắc khi thiết kế và thi công biển báo là triệt tiêu, hạn chế tối đa số lượng góc phân tán thị giác. Các biển báo khi kết hợp phải đúng nội dung mục đích, có ý nghĩa và không được mâu thuẫn nhau.
Thiết kế và đặt biển báo như hình 1 có tính chất đánh đố gây nhầm lẫn cho người điều khiển phương tiện GT, lái xe bị căng thẳng thần kinh, không đủ thời gian nên lúng túng xử lý dễ xảy ra tai nạn, ùn tắc… hậu quả là không đảm bảo an toàn GT thiệt hại kinh tế xã hội không lường hết. Cụ thể nó vi phạm khoản 17.1 Điều 17 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ: “Biển báo hiệu phải đặt ở vị trí để người sử dụng đường dễ nhìn thấy và có đủ thời gian để chuẩn bị đề phòng, thay đổi tốc độ hoặc thay đổi hướng nhưng không được làm cản trở sự đi lại của người sử dụng đường;” (Quy chuẩn VN 41: 2012/BGTVT là bộ phận không tách rời của Luật GT đường bộ được quy định tại khoản 2 Điều 84 và khoản 2 Điều 85 của Luật GT đường bộ)
Sơ đồ ở hình 3 tuy giảm được góc phân tán thị giác nhưng nội dung biển kết hợp vẫn mâu thuẫn, thiếu ý nghĩa và nặng tính suy diễn. Vậy nên phải khắc phục đặt lại biển báo cho đúng Luật như hình số 4 khi thay thế biển 103c bằng biển 103a:
Vẽ tý cho lạc quan, còn sự thật lại hơi bị… phũ phàng. Theo bác Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam: “Đến cuối năm 2013, trên cả nước có gần 62.500 biển báo cần thay thế do không phù hợp về nội dung, hình thức theo quy chuẩn. Ngoài ra, trên các tuyến quốc lộ cần bổ sung thêm gần 18.500 biển báo”(Nguyễn Quỳnh/VOV.VN ngày 28/12/2014)
Đấy là số liệu ngành GT tự thống kê đã hơi cũ, còn thực tế bây giờ có khi sinh sôi nảy nở gấp mấy lần. Biển báo vừa đặt sai vừa lãng phí kể ra đây chả hết, trong ngành thì bác Huyện dùng từ “không phù hợp” để giảm nhẹ vụ việc thôi ạ, 62.500 cái biển “không phù hợp” kia biết có bao nhiêu cái là nguyên nhân gây mất an toàn GT? Biển báo chả có tội gì mà tội ở người làm ra và đặt nó xuống không đúng quy chuẩn, việc đặt sai biển báo đã trực tiếp vi phạm Pháp luật.
Thiết nghĩ thà ngồi ở nhà chứ đã đi ra đường thì chỉ đi đúng hoặc đi sai Luật, không có trường hợp thứ ba (ví dụ như đổ thừa tại điều kiện hoàn cảnh, tại năng lực nhận thức kém…) Cho nên các bác GTCC khi đã đặt biển thì cũng nên xác định chỉ có đặt đúng hoặc đặt sai Luật, chẳng thà các bác không đặt gì. Còn trong tiềm thức vẫn tự cho rằng “Tao là Luật” thì đó là do lỗi tại thiên tai hay tại âm mưu hợp tác đen tối gì đó… em không lạm bàn.
Bi hài ở chỗ làm đúng nhiều khi dễ hơn làm sai, thử đề xuất phương án vừa tiết kiệm vừa không phạm Luật: Giữ 01 biển báo duy nhất tại vị trí biển 411, bỏ tất cả các biển còn lại. Nút giao Cầu Dậu tương đối rộng nên thông suốt cả ngày, tuy vậy đầu giờ sáng và cuối giờ chiều tan tầm có khả năng tắc cục bộ dưới gầm cầu cạn vành đai 3 thì chỉ cần chỉnh tăng thời gian cho đèn tín hiệu màu vàng để CSGT điều tiết thêm ở làn rẽ trái là phù hợp. Như hình số 5:
Với truyền thống xây dựng pháp luật hiện nay thì chả có động lực nào khiến Bộ GTVT tự chích điện vào mông mình, vi phạm Pháp luật trong việc đặt biển báo nhưng lại chẳng có quy định xử phạt hay chế tài nào đủ nghiêm khắc hạn chế hành vi đó. Dù đủ sức nâng cao khẩu hiệu phê và tự phê nhưng để mấy bác GTCC khắc phục đặt lại biển báo như đề xuất em dự là đơn vị thời gian phải tính bằng năm, hàng thập niên, hàng thế kỷ… Cho nên có thân thì phải tự phòng trước các bác ạ, không nên ảo tưởng chờ đợi sự văn minh sớm trở lại. Có vài lời khuyên tình huống khi lỡ đi vào bẫy hình chữ nhật màu vàng như hình 6 bên dưới:
Cách 1: Khi kịp nhận ra mình đã lọt bẫy thì các bác phải dừng xe ngay lập tức, tạo ra tình huống khẩn cấp bất khả kháng (nhớ bật đèn nháy khẩn cấp, về số N, phanh tay): đau đầu, đau bụng đột ngột dữ dội… 36 kiểu đau quằn quại không thể lái tiếp được, tắc đường mặc kệ… đau người chưa đủ thì đau xe, mở nắp capo lên rồi ngó nghiêng kêu than nghe máy có tiếng gõ như sắp vỡ, vừa nhìn thấy khói lửa bốc lên như sắp cháy máy, tự nhiên thấy hụt chân phanh nên tắt máy kiểm tra… miễn sao đừng vội đi xe ra khỏi hình vẽ màu vàng ngăn yêu tinh của Tôn Ngộ Không vì ở vị trí này ô tô chưa phạm Luật. Do gặp chướng ngại vật nên cái bẫy có thể mất tác dụng và làm thoát các con mồi khác ở phía sau xe, do tắc đường hoặc gây sự chú ý của nhiều người… khiến CSGT sốt ruột muốn giải phóng xe càng nhanh càng tốt, nếu thời cơ đến tùy hướng thuận lợi các bác lên xe thoát lẹ - Cách này là khổ nhục kế.
Cách 2: Sau khi dừng xe để trấn tĩnh, chờ đèn tín hiệu màu xanh thì tiếp tục đi thẳng, nhớ mở sẵn ghi âm trên điện thoại hoặc bật quay camera. CSGT sẽ ra hiệu dừng xe đòi phạt lỗi đi sai làn của biển 411, các bác cứ bình tĩnh trả lời: Do đặt biển báo sai Luật, căn cứ khoản 3 Điều 45 của Luật GT đường bộ thì hướng đi trên làn bên trái biển báo 411 không có ý nghĩa và đúng với xe ô tô khi tuân thủ biển báo cấm 103c, vì thế nó vô hiệu với xe ô tô, xe ô tô của tôi có quyền đi thẳng.
Nếu CSGT vẫn cố tình không hiểu Luật và suy diễn lỗi, đòi lập biên bản phạt thì các bác đề nghị được ghi đầy đủ câu trả lời trên cùng câu kết luận “Tôi không vi phạm” vào biên bản, nếu không được thì kiên quyết không ký đồng thời cảnh báo luôn: Tôi đã chứng minh với anh tôi không vi phạm theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính mà anh vẫn cố tình xử lý sai vi phạm giao thông tức là anh vi phạm vào khoản 21 Điều 8 Luật GT đường bộ, vi phạm khoản 2 Điều 12 Luật xử lý vi phạm hành chính. Tôi sẽ kiện anh ra Tòa án theo quy định tại Điều 15 và đòi bồi thường thiệt hại theo khoản 2 Điều 13 Luật xử lý vi phạm hành chính - Cách này là điệu hổ ly sơn.
Cảm ơn bác Jinzin đã phát hiện bẫy.
Nếu đèn tín hiệu đi thẳng và rẽ trái cùng nhịp thì giải pháp của cụ là khả thi nhất, chỉ cần vẽ lại mấy cái mũi tên làn bên trái là xong.Cảm ơn các cụ, đặc biệt là cụ crownchip đã phần tích rất chi tiết và công phu.
Vì chỗ này là cầu nên không thể mở rộng làn rẽ trái và lắp giá long môn do vậy em thấy chỉ cần cho đi thẳng ở làn rẽ trái nữa là ổn. Việc này em cũng đã đề xuất ở còm số 111# và 126#.
Cái vạch như cụ nói em thấy nhiều chỗ đang được kẻ lại từ vạch liền thành vạch đứt nên có thể nó sai quy chuẩn.
Em vừa cập nhật clip vào còm 1#, xem clip thì có vẻ vạch rộng 15 cm cụ ạ. Vậy ko lẽ đây là vạch cấm chuyển làn?
Còn việc đường có tốc độ <=60km/h hay >60km/h thì đúng là ta đã bàn nhiều nhưng vẫn chưa thông về cách hiểu. Vậy ta tạm xem cái vạch liền phân làn kia có hiệu lực thì trong trường hợp này GTCC thâm thật cụ nhỉ.
Biển cấm rẽ trái là cấm cả quay đầu rồi bác nhéKhông được rẽ trái nhưng được phép quay đầu cụ ạ!
Cụ ơi, người ta làm "trắng trợn" thì mình góp ý phương án/sửa đổi cho chuẩn, phải không cụ.Hôm qua đi chiều Nguyễn Trãi về cầu Dậu thấy hệ thống báo hiệu mắc lỗi tương tự, dưng mờ các cụ ít kêu ca hướng này thế là nhà cháu lại phải soi và phát hiện trên đường tận bốn làn cơ, có 2 làn hướng đi thẳng (chiếm tỷ lệ ½ chiều rộng mặt đường). Tội cho nhà cháu vừa tiện tay vẽ thêm mấy vạch ở khu vực số 4 Hình G đã bị các cụ chất vấn không khớp với biển, còn từ lâu rồi người ta làm trắng trợn ra đấy
Các cụ cho hỏi vạch 35 này là vạch liền ngay sau vạch đứt, vậy trong rất nhiều đường thì vạch đứt chia 2 làn dg, gần đến đèn đỏ thì chia thành 3 làn có vạch như cụ chủ. Vậy có còn là vạch 35 nữa ko ạ? Cảm ơn các cụ trước!Vạch này số 35 chứ ko phải 1.1 (vạch liền ngay sau vạch đứt, tác dụng cấm chuyển làn)
Vạch này là vạch số 35 vạch cấm thay đổi làn xe thường đặt ở nơi đường hẹp hoặc ngã giao để phân hướng các phương tiện. Xxx bắt lỗi chuyển làn ở nơi không cho phép, lỗi này 400k nặng hơn lỗi ko tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường 150k
Tác dụng của vạch này là cấm thay đổi làn xe hoặc chiếm làn xe khác để vượt xe. Vạch này kẻ ở những đoạn đường có nhiều làn xe cùng chiều, hay khi đi qua cầu, mật độ giao thông cao, khi đường đi qua hầm, qua dốc, qua đoạn cong hoặc ở những đoạn mà chiều rộng của làn xe bị thu hẹp ở đoạn sắp vào đường giao nhau, hay gần sát làn đường dành cho người đi bộ hoặc ở những đoạn đường cần thiết phải cấm xe thay đổi làn xe. Vạch này là đường kẻ liền màu trắng có chiều rộng 15cm. Xem Vạch số 35.
Đây là vạch số 35.
nếu xe các ông ấy mà bị bắt là các ông ấy biết ngay.. Khổ nỗi xe công và xe riêng nhà ông ấy đều biển nội bộ chúng nó k bắt..mà ko bắt thì sao biết mà họp với hành hả bác..chết dân thôimấy ông nghị hà nội đâu nhỉ đi họp mà không thắc mắc hộ dân chỉ ngủ gật là giỏi