[Thảo luận] Bảo quản ắc quy xe ô tô

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,282
Động cơ
594,686 Mã lực
Cụ nhìn kĩ xem. Khi mắc nối tiếp 6 bình, dung lượng acquy vẫn chỉ bằng 1 bình, nhưng điện áp tổng là gấp 6 lần cơ mà. Cụ nhắc tới nguyên lý bảo toàn năng lượng thì em có thể nói luôn: khi điện áp tăng lên, có nghĩa là công suất tăng lên, như vậy dẫu dung lượng ko đổi thì có điện áp tăng, do đó năng lượng tăng gấp 6 lần.
Năng lượng do một nguồn điện sinh ra được tính bằng công thức:
NL = E *I*t với E là sức điện động của bộ pin; I là dòng điện nó sinh ra, t là thời gian. Tất nhiên khi acquy yếu, điện áp giảm dần thì ta phải lấy vi phân theo t.
Có thể viết tiếp: I = E/(R+r) với R là điện trở phụ tải, r là nội trở của bộ pin.
=> NL = (E^2)*t/(R+r). Có thể thấy năng lượng luôn phụ thuộc vào điện áp.
Tóm lại cụ chỉ để ý tới dung lượng mà không để ý tới điện áp. Điện áp tăng làm tăng khả năng truyền dẫn năng lượng điện, chính vì vậy mà các đường tải điện ta phải nâng điện áp lên hàng trăm ki lô vôn.
Các cụ có thể thấy một bộ acquy 100Ah có điện áp 12 V sẽ phải to xấp xỉ gấp đôi một bộ cũng 100Ah nhưng chỉ có 6V (nếu coi như của cùng một nhà SX).

Bài toán của cụ em nghĩ nó đơn giản bởi vì chắc chắn trong các sách Vật lý 12 kiểu gì cũng có. Cụ có thể tìm đọc và tham khảo. Đó chính là tại sao lúc đầu em hơi ngạc nhiên khi cụ hỏi.
Cụ cứ bình tĩnh. Đọc qua cái này, em nghĩ cụ không phải dân Vật lý pro rồi. Thành ra, bác raklei có hơi to tiếng tý.

Cụ cứ cho em nợ tý, mai ăn cắp giờ nhà nước, em sẽ tìm hiểu và thảo luận với cụ cụ thể hơn.

Vì bản chất, điện lượng chính là điện tích dự trữ ở hai bản cực của ắc quy, đơn vị cơ bản trong hệ SI là Cu lông. Mỗi cái ắc quy nhỏ có thể coi nó như một cái tụ điện. Nếu mắc nối tiếp với nhau, nó có công thức tính tổng điện tích đấy. Đúng là chỉ là vật lý cấp 3 thôi (Em nghĩ là lớp 11, trong phần điện 1 chiều. Lớp 12 thì học điện xoay chiều và quang học thì phải). Cơ mà, chả có quyển nào, nên chưa kịp đọc lại, :)
 

vietvoiz

Xe container
Biển số
OF-7990
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
9,080
Động cơ
627,788 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
+21.03216 +105.86850
Website
www.vietvoiz.com
Em tin là bác Anh Thơ nói đúng, khi phóng điện với hiệu điện thế (và công suất) lớn hơn sáu lần thì thời gian có thể phóng phải giảm đi sáu lần. Như vậy là bằng về công sinh ra với hai các đấu, tức bảo toàn năng lượng
 

Khoaichip

Xe máy
Biển số
OF-38385
Ngày cấp bằng
16/6/09
Số km
69
Động cơ
471,390 Mã lực
Chào các cụ. Nhà cháu đứng ngoài cửa sổ nghe trộm các cụ bàn luận về cách đấu nối ắc quy nối tiếp và song sôi nổi quá nên nhà cháu cũng mạo muội mon men và bon chen tý chút.

Tại một cửa hàng đang bày bán AQ ô tô ( không có bất cứ một loại ắc quy nào khác….) Ắc quy có điện áp 12V và rất nhiều loại AH để khách hang lựa chọn( AH từ 35 đến 200). Kích điện có 2 loại(12 V và 24 V) và 500W, 1000W, 1.500W…..
Khách hàng: Tôi muốn mua bộ kích điện kèm theo AQ để sử dụng cho hộ gia đình khi mất điện. Yêu cầu bộ kích điện phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
1/ Máy bơm nước 50W.
2/ Tivi 80W.
3/ Thắp sáng 240W.
4/ Chaỵ quạt 120W.
Bốn thứ trên yêu câù cùng hoạt động một lúc và thời gian tối đa là 2 tiếng đồng hồ. Năng lượng tiêu hao bởi kích điện có thể bỏ qua không tính đến. Hãy tư vấn cho tôi sao cho hiệu quả và kinh tế nhất. Tôi muốn mua 1 bộ kích loại 12V và 1 bộ kich loại 24V.

Các cụ thử tư vấn cho ông khách hàng này và giải thích cho ông ta hiểu tại sao phải lựa chọn như vậy? Lưu ý ông khách hàng này là một nông dân vì vậy các cụ nên tìm phương pháp và ngôn từ đơn giản nhất để giải thích ạ. ( Ông nông dân này chỉ hiểu được thế nào W, V, AH, T, hiểu khái niệm nối tiếp và //. Ngoài những từ trên thì ông ta botay.com luôn). Chúng ta chỉ được phép THẢO LUẬN với ông ta , không được phép TRANH LUẬN.

Kính mời các cụ tư vấn ạ. Xin trân trọng cảm ơn.
 

raklei

Xe container
Biển số
OF-1342
Ngày cấp bằng
15/8/06
Số km
5,368
Động cơ
622,433 Mã lực
Tuổi
114
Tư vấn kiểu này khoai sọ rồi; theo e cụ ghét ai cứ gí câu hỏi vào mặt cho nhức đầu tèo luôn :D
 

The Beatles

Xe buýt
Biển số
OF-22173
Ngày cấp bằng
9/10/08
Số km
969
Động cơ
503,010 Mã lực
để em tìm lại tài liệu tý nhé,

nhưng em thiên theo ý kiến của cụ Anhtho.

Lý do: theo "dân gian" :D Ah nghĩa là gì?
Một cái Accu có ghi 7Ah nghĩa là nếu phóng điện với cường độ dòng điện 1A thì sẽ phóng liên tục trong 7 giờ hoặc phòng điện với I=7A thì 1 giờ sau sẽ đứt. Do vậy, 6 cái đó mà mắc nối tiếp thì ... ôi thôi nếu phóng điện với I=1A thì 2 giờ sau cả 6 đều ngỏm.

"dân gian" là vậy, nhưng để tranh luận với cụ FeRAM và Reklei thì phải tìm lại cho chính xác các định nghĩa, khái niệm... để.... đập 1 phát là chết luôn (còn ai chết thì không biết)
;))

Ghi chú: "dân gian" ở đây là thợ accu các cụ ạ
 
Chỉnh sửa cuối:

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Cụ Anhtho hoàn toàn đúng khi bàn về dung lượng của ắc quy. Nhưng em xin bổ sung ý này: Tổng năng lượng của ắc quy phát được (total capacity) còn phụ thuộc rất nhiều vào dòng xả (discharging current). Minh họa tý nào:



Cụ thể hơn tý nữa:



Có nghĩa là nếu có một ắc quy 50Ah, bắt nó phát dòng 5A thì có khi được 10 giờ, nhưng bắt nó phát dòng 10A thì không được 5 giờ đâu mà chỉ được 3-4 giờ thôi. Nguyên nhân là vì:

Nếu thích tìm hiểu kỹ thì cũng có rất nhiều nguồn tham khảo trên Internet, có thể các cụ đọc ở đây cũng được:

Mã:
http://batteryuniversity.com/learn/article/calculating_the_battery_runtime
Túm lại là mắc nối tiếp, song song các ắc quy ta sẽ được một hệ thống có dung lượng tối đa bằng tổng dung lượng các ắc quy thành phần cộng lại chứ không thể như cụ gì nói tăng lên được đâu.

Tuy nhiên hiệu suất của hệ thống ắc quy này lại cao hơn, theo kinh nghiệm của em là đến 10-30% so với cách mắc riêng từng ắc quy.
 

The Beatles

Xe buýt
Biển số
OF-22173
Ngày cấp bằng
9/10/08
Số km
969
Động cơ
503,010 Mã lực
Cụ Anhtho hoàn toàn đúng khi bàn về dung lượng của ắc quy. Nhưng em xin bổ sung ý này: Tổng năng lượng của ắc quy phát được (total capacity) còn phụ thuộc rất nhiều vào dòng xả (discharging current). Minh họa tý nào:



Cụ thể hơn tý nữa:



Có nghĩa là nếu có một ắc quy 50Ah, bắt nó phát dòng 5A thì có khi được 10 giờ, nhưng bắt nó phát dòng 10A thì không được 5 giờ đâu mà chỉ được 3-4 giờ thôi. Nguyên nhân là vì:



Nếu thích tìm hiểu kỹ thì cũng có rất nhiều nguồn tham khảo trên Internet, có thể các cụ đọc ở đây cũng được:

Mã:
http://batteryuniversity.com/learn/article/calculating_the_battery_runtime
Túm lại là mắc nối tiếp, song song các ắc quy ta sẽ được một hệ thống có dung lượng tối đa bằng tổng dung lượng các ắc quy thành phần cộng lại chứ không thể như cụ gì nói tăng lên được đâu.

Tuy nhiên hiệu suất của hệ thống ắc quy này lại cao hơn, theo kinh nghiệm của em là đến 10-30% so với cách mắc riêng từng ắc quy.
Cụ ơi, giờ bàn về điều kiện lý tưởng đi, coi nội trở accu bằng 0. Dòng điện accu có thể phòng là không hạn chế,...
 

raklei

Xe container
Biển số
OF-1342
Ngày cấp bằng
15/8/06
Số km
5,368
Động cơ
622,433 Mã lực
Tuổi
114
Túm lại là mắc nối tiếp, song song các ắc quy ta sẽ được một hệ thống có dung lượng tối đa bằng tổng dung lượng các ắc quy thành phần cộng lại chứ không thể như cụ gì nói tăng lên được đâu.
thế cụ đã đọc hết các post của bác anhtho chưa hay tự dưng nhẩy vào đọc ngang?
bác ấy phát biểu như cụ thì đã trả phải tranh luận =))
 

The Beatles

Xe buýt
Biển số
OF-22173
Ngày cấp bằng
9/10/08
Số km
969
Động cơ
503,010 Mã lực
EM giải thik nôm tý:

khi đấu nối tiếp, có nghĩa là cực âm với cực dương của 2 cái accu nối với nhau rồi
vậy điện lượng tích trữ chỉ còn lại ở "hai đầu" thôi. Bù lại, điện áp tăng lên gấp 6

Theo BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG thì cụ Anhtho giải thích đúng đấy. Các cụ chả tìm đâu ra cái định luật để cộng 6 cái Ah kia với nhau khi đấu nối tiếp đâu


Nhân tiện tranh luận, các cụ tranh luận luôn bài toán tổng quát đi:

"có 2 cái ắc quy, cái thứ nhất: 12v 7Ah, cái thứ hai: 12v 10Ah. Hỏi khi đấu // ta được cái ắc quy mới có thông số ra sao? và khi đấu nối tiếp, thông số ra sao"

(b) các cụ mà máu... đi ngồi off beer luôn
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
EM giải thik nôm tý:

khi đấu nối tiếp, có nghĩa là cực âm với cực dương của 2 cái accu nối với nhau rồi
vậy điện lượng tích trữ chỉ còn lại ở "hai đầu" thôi. Bù lại, điện áp tăng lên gấp 6

Theo BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG thì cụ Anhtho giải thích đúng đấy. Các cụ chả tìm đâu ra cái định luật để cộng 6 cái Ah kia với nhau khi đấu nối tiếp đâu


Nhân tiện tranh luận, các cụ tranh luận luôn bài toán tổng quát đi:

"có 2 cái ắc quy, cái thứ nhất: 12v 7Ah, cái thứ hai: 12v 10Ah. Hỏi khi đấu // ta được cái ắc quy mới có thông số ra sao? và khi đấu nối tiếp, thông số ra sao"

(b) các cụ mà máu... đi ngồi off beer luôn
Bài này cũng đơn giản mà cụ.
Nối tiếp, cụ sẽ được một acquy 24 vôn và dung lượng bằng dung lượng acquy nhỏ nhất, có nghĩa là 7Ah. Chính vì vậy người ta không khuyến khích lắp pin mới lẫn với pin cũ vì dung lượng của bộ nguồn sẽ chỉ bằng một cái pin cũ.
Lắp // hai bình, cụ sẽ có 1 acquy với điện áp vẫn là 12V nhưng dung lượng bằng tổng dung lượng, có nghĩa là 17Ah.
Bản thân một ngăn acquy phải gồm rất nhiều tấm cực đấu //, và khi đấu như vậy, dung lượng của mỗi ngăn sẽ bằng tổng dung lượng của từng tấm cực.
 

phutrong_nguyen

Xe tăng
Biển số
OF-139942
Ngày cấp bằng
26/4/12
Số km
1,789
Động cơ
382,836 Mã lực
Chốt lại là có cụ nào có cách mách a em chỗ bán ắc quy chất và rẻ nhất ở HN ko ah????
 

The Beatles

Xe buýt
Biển số
OF-22173
Ngày cấp bằng
9/10/08
Số km
969
Động cơ
503,010 Mã lực
Ắc quy, được ví như 1 cái tu điện rất to. Nếu những tụ điện thông thường có điện dung cỡ microFara thì Ác quy có dung lượng đến cả ngàn Fara (từ đây em gọi là F nhé

ví dụ 1 cục pin sạc, có thông số 1,5v 1000mAh thì thương đương với 1 cái tụ điện có điện dung là 2.400 F (hai ngàn bốn trăm Fara nhé)

tương tự vậy, cái Ắc quy mà các cụ lấy làm ví dụ là 2v và 20Ah sẽ tương dương với một cái tụ có dung lượng là 36.000 F (ba mươi sáu ngàn Fara nhé - to chưa :D)

Có cụ hỏi: làm sao mà tính được? đơn giản lắmkhi coi Ắc quy là cái tụ điện thì ta đã có công thức C = Q/U (trong đó C là điện dung tụ điện; Q là điện tích của tụ điện được tính bằng Coulon thể hiện bằng Ampe x Second và U là hiệu điện thế của tụ điện).

Như vậy, khi nối nhiều (ở đây là 6 cái Ắc quy) lại với nhau, ta sẽ đựoc 1 cái tụ đện tương đương có điện dung là C/n
Trong ví dụ của bài toán này sẽ là 36.000/6 = 6.000 F

áp ngược lại công thức bên trên, C=Q/U --> Q = C.U --> Q = 6000(F) x 12 (v) = 72.000 (C) lấy số này đem chia cho 3.600 giây của 1 giờ ta sẽ được 20Ah

Trở lại bài toán tổng quát:

Cho 2 cái Ắc Quy 12v/7Ah và 12v/10Ah. Nếu đấu nối tiếp với nhau, sẽ cho ra 1 cái Ắc quy tương đương là 24v/8,h Ah.
C1 = 7 x 3.600 / 12 = 2.100 F
C2 = 10 x 3.600 /12 = 3.000 F
Ctd = C1 x C2 / (C1 + C2) = 2.100 x 3.600 / (2.100 + 3.600) = 1.326,3 F

lại có Ctd = Qtd / U --> Qtd = Ctd x U = 1.326,3 x 24 = 31.831,57 C = 8,8 Ah

Vậy đáp số của bài toán tổng quát là 24v/8,8Ah

Hì, em cứ múa rừu qua mắt thợ tý. Tính toán có thể sai sót tý, nhưng về cơ bản là vậy.


Nếu ví tụ điện như 1 cái bể nước thì
Điện dung và điện áp của tụ điện thể hiện thể tích cái bể nước đó
còn Điện lượng (hay điện tích) thể hiện lượng nước thực có trong bể.
Với ví dụ cục Pin bên trên: 1,5v/1000mAh, thể tích của bể nước là 2.400 (F) x 1,5 (v) = 3.600 (Coulon)
Khi nạp đầy điện, trong bể có 3.600 C "nước", nếu cái vòi nước chảy với tốc độ đều 1 C/giây thì 3.600 giây sau bể sẽ hết nước
Với tốc độ 1 C/s tương đương với dòng điện 1 A và .. sau 1 giờ cục Pin hết điện
Ghi chú, ở đây các điều kiện khác của bài toán được quy về đk lý tưởng (ko có nội trở của Acuu, ko có sụt áp, khi Accu phóng điện,....)

PS. Em dùng thuần túy kiến thức vật lý phổ thông nhé
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ắc quy, được ví như 1 cái tu điện rất to. Nếu những tụ điện thông thường có điện dung cỡ microFara thì Ác quy có dung lượng đến cả ngàn Fara (từ đây em gọi là F nhé

ví dụ 1 cục pin sạc, có thông số 1,5v 1000mAh thì thương đương với 1 cái tụ điện có điện dung là 2.400 F (hai ngàn bốn trăm Fara nhé)

tương tự vậy, cái Ắc quy mà các cụ lấy làm ví dụ là 2v và 20Ah sẽ tương dương với một cái tụ có dung lượng là 36.000 F (ba mươi sáu ngàn Fara nhé - to chưa :D)

Có cụ hỏi: làm sao mà tính được? đơn giản lắmkhi coi Ắc quy là cái tụ điện thì ta đã có công thức C = Q/U (trong đó C là điện dung tụ điện; Q là điện tích của tụ điện được tính bằng Coulon thể hiện bằng Ampe x Second và U là hiệu điện thế của tụ điện).

Như vậy, khi nối nhiều (ở đây là 6 cái Ắc quy) lại với nhau, ta sẽ đựoc 1 cái tụ đện tương đương có điện dung là C/n
Trong ví dụ của bài toán này sẽ là 36.000/6 = 6.000 F

áp ngược lại công thức bên trên, C=Q/U --> Q = C.U --> Q = 6000(F) x 12 (v) = 72.000 (C) lấy số này đem chia cho 3.600 giây của 1 giờ ta sẽ được 20Ah

Trở lại bài toán tổng quát:

Cho 2 cái Ắc Quy 12v/7Ah và 12v/10Ah. Nếu đấu nối tiếp với nhau, sẽ cho ra 1 cái Ắc quy tương đương là 24v/8,h Ah.
C1 = 7 x 3.600 / 12 = 2.100 F
C2 = 10 x 3.600 /12 = 3.000 F
Ctd = C1 x C2 / (C1 + C2) = 2.100 x 3.600 / (2.100 + 3.600) = 1.326,3 F

lại có Ctd = Qtd / U --> Qtd = Ctd x U = 1.326,3 x 24 = 31.831,57 C = 8,8 Ah

Vậy đáp số của bài toán tổng quát là 24v/8,8Ah

Hì, em cứ múa rừu qua mắt thợ tý. Tính toán có thể sai sót tý, nhưng về cơ bản là vậy.




Ghi chú, ở đây các điều kiện khác của bài toán được quy về đk lý tưởng (ko có nội trở của Acuu, ko có sụt áp, khi Accu phóng điện,....)

PS. Em dùng thuần túy kiến thức vật lý phổ thông nhé
Cụ không thể hoàn toàn dùng kiến thức tính điện dung tổng của mạch nối tiếp hay // để tính cho bộ acquy được.
Trong tụ điện, sự tích điện nằm ở điện tích đơn thuần, còn trong acquy, sự tích điện còn do năng lượng hóa học. Ví như một cái tụ cỡ vài trăm uF chắc chắn là có điện dung nhiều hơn một cái pin muối (gồm 1 thanh kẽm và một cục than chì thả trong dung dịch muối), nhưng cái tụ đó không thể làm sáng một bóng đèn lâu được, còn cái pin muối thì có thể làm sáng một bóng led khá lâu.
Trở lại bài toán 2 bình 7 Ah và 10 Ah đấu nối tiếp, khi bình 7Ah bị hết điện, bình 10Ah vẫn còn, khi đó điện áp không còn là 24 V nữa mà bị sụt đi, nếu tiếp tục sử dụng thì có thể xẩy ra hiện tượng nạp ngược vào bình 7Ah và có thể làm hỏng bình, bởi vậy vẫn chỉ có thể coi đó là 1 acquy 24V và 7Ah.
Nếu cụ nào đã từng sử dụng đài pin (4 hoặc 6 pin), nếu trong số pin mà có một quả bị hết điện thì đài cũng không thể nói được hoặc nói yếu vì điện áp bị sụt khá nhiều trên viên pin hỏng.
 

The Beatles

Xe buýt
Biển số
OF-22173
Ngày cấp bằng
9/10/08
Số km
969
Động cơ
503,010 Mã lực
Cụ không thể hoàn toàn dùng kiến thức tính điện dung tổng của mạch nối tiếp hay // để tính cho bộ acquy được.
Trong tụ điện, sự tích điện nằm ở điện tích đơn thuần, còn trong acquy, sự tích điện còn do năng lượng hóa học. Ví như một cái tụ cỡ vài trăm uF chắc chắn là có điện dung nhiều hơn một cái pin muối (gồm 1 thanh kẽm và một cục than chì thả trong dung dịch muối), nhưng cái tụ đó không thể làm sáng một bóng đèn lâu được, còn cái pin muối thì có thể làm sáng một bóng led khá lâu.
Trở lại bài toán 2 bình 7 Ah và 10 Ah đấu nối tiếp, khi bình 7Ah bị hết điện, bình 10Ah vẫn còn, khi đó điện áp không còn là 24 V nữa mà bị sụt đi, nếu tiếp tục sử dụng thì có thể xẩy ra hiện tượng nạp ngược vào bình 7Ah và có thể làm hỏng bình, bởi vậy vẫn chỉ có thể coi đó là 1 acquy 24V và 7Ah.
Nếu cụ nào đã từng sử dụng đài pin (4 hoặc 6 pin), nếu trong số pin mà có một quả bị hết điện thì đài cũng không thể nói được hoặc nói yếu vì điện áp bị sụt khá nhiều trên viên pin hỏng.
Hế hế, em biết ngay mà, em đã thòng rồi:
các điều kiện được quy về lý tưởng, ko có nội trở accu, không có sụt áp,...
Khi ko có nội trở với sụt áp thì dù là Pin muối hay pin than chì cũng như nhau cả :D
thực tế... khi cái 7Ah nó hết điện thì có khi nó ngắt luôn mạch ra và ... nếu tháo rời ra thì cái 10Ah kia vẫn còn dùng được 1 số việc khác phỏng cụ? (nghĩa là cái 10Ah vẫn còn điện, mặc dù rất ít)
EM lại phản biện lại cụ 1 chút: nếu đấu // thì mới có hiện tượng nạp ngược vào cái 7Ah, còn đã đấu nối tiếp thì không thể nạp ngược được
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hế hế, em biết ngay mà, em đã thòng rồi:
các điều kiện được quy về lý tưởng, ko có nội trở accu, không có sụt áp,...
Khi ko có nội trở với sụt áp thì dù là Pin muối hay pin than chì cũng như nhau cả :D
thực tế... khi cái 7Ah nó hết điện thì có khi nó ngắt luôn mạch ra và ... nếu tháo rời ra thì cái 10Ah kia vẫn còn dùng được 1 số việc khác phỏng cụ? (nghĩa là cái 10Ah vẫn còn điện, mặc dù rất ít)
EM lại phản biện lại cụ 1 chút: nếu đấu // thì mới có hiện tượng nạp ngược vào cái 7Ah, còn đã đấu nối tiếp thì không thể nạp ngược được
Cụ lại nhầm. Đấu // thì ko có nạp ngược vì cụ đấu dương vào dương, âm vào âm.
Còn đấu nối tiếp, cụ đấu dương vào âm và 2 cực dương, âm kia đấu ra phụ tải. Khi acquy nhỏ hết điện, tự nó không sinh ra dòng điện mà dòng điện đi qua nó lại theo chiều ngược lại: đi từ cực dương (của acquy to) vào cực âm (acquy nhỏ), còn cực âm của acquy to đi qua phụ tải và lại vòng về cực dương của acquy nhỏ, bởi vậy nếu accquy to đủ điện, nó sẽ sạc ngược cho acquy nhỏ, có nghĩa là cực dương của acquy nhỏ sẽ tích điện như cực âm và cực âm lại như cực dương.

Cái bài toán đấu nối tiếp 2 acquy lệch của cụ em có thể phản biện như lày là cụ sẽ tin ngay: Giả sử ta có 2 acquy cùng 6 vôn : to = 50Ah ; nhỏ = 5Ah (acquy xe máy). Nếu cụ đấu nối tiếp, 'bộ' acquy mới cho dù có điện áp =12V, nhưng sẽ không thể đề nổ được một chiếc ô tô vì dung lượng chỉ tương đương 5Ah trong khi ô tô cần một acquy đủ to (ví dụ cỡ >40Ah). Bộ acquy khập khiễng đó chỉ có thể đề nổ được 1 chiếc xe máy mà thôi.
Nếu tính theo phương trình của cụ thì có thể vẫn đề nổ được nêu acquy to rất to (tầm 200Ah), điều đó là vô lý.
Em nhắc lại cho cụ là, công thức tính điện dung và điện tích ko áp dụng cho acquy vì điện tích nằm ở dạng năng lượng hóa học.
 

The Beatles

Xe buýt
Biển số
OF-22173
Ngày cấp bằng
9/10/08
Số km
969
Động cơ
503,010 Mã lực
Cụ lại nhầm. Đấu // thì ko có nạp ngược vì cụ đấu dương vào dương, âm vào âm.
Còn đấu nối tiếp, cụ đấu dương vào âm và 2 cực dương, âm kia đấu ra phụ tải. Khi acquy nhỏ hết điện, tự nó không sinh ra dòng điện mà dòng điện đi qua nó lại theo chiều ngược lại: đi từ cực dương (của acquy to) vào cực âm (acquy nhỏ), còn cực âm của acquy to đi qua phụ tải và lại vòng về cực dương của acquy nhỏ, bởi vậy nếu accquy to đủ điện, nó sẽ sạc ngược cho acquy nhỏ, có nghĩa là cực dương của acquy nhỏ sẽ tích điện như cực âm và cực âm lại như cực dương.

Cái bài toán đấu nối tiếp 2 acquy lệch của cụ em có thể phản biện như lày là cụ sẽ tin ngay: Giả sử ta có 2 acquy cùng 6 vôn : to = 50Ah ; nhỏ = 5Ah (acquy xe máy). Nếu cụ đấu nối tiếp, 'bộ' acquy mới cho dù có điện áp =12V, nhưng sẽ không thể đề nổ được một chiếc ô tô vì dung lượng chỉ tương đương 5Ah trong khi ô tô cần một acquy đủ to (ví dụ cỡ >40Ah). Bộ acquy khập khiễng đó chỉ có thể đề nổ được 1 chiếc xe máy mà thôi.
Nếu tính theo phương trình của cụ thì có thể vẫn đề nổ được nêu acquy to rất to (tầm 200Ah), điều đó là vô lý.
Em nhắc lại cho cụ là, công thức tính điện dung và điện tích ko áp dụng cho acquy vì điện tích nằm ở dạng năng lượng hóa học.
Vâng, em đọc nhầm, khái niệm nạp ngược của cụ là đúng, như vậy kể cả mắc nối tiếp hay // đều có thể xảy ra hiện tượng 2 cái accu nạp điện cho nhau, có điều là ngược hay xuôi thôi.

Còn về vụ Ví dụ cụ vừa nêu, làm sao mà ra được cái accu tương đương 200Ah được? Nó chỉ dưới 50Ah và trên 5Ah thôi, tý em tính kỹ, nhưng để phản biện cụ dễ lắm: cái động cơ ô tô nó đề bằng dòng chứ không bằng dung lượng. Nên, nếu Accu 10 Ah mà cấp đủ dòng, vẫn có thể đề ngon - lý thuyết là vậy.
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,282
Động cơ
594,686 Mã lực
Cụ không thể hoàn toàn dùng kiến thức tính điện dung tổng của mạch nối tiếp hay // để tính cho bộ acquy được.
Trong tụ điện, sự tích điện nằm ở điện tích đơn thuần, còn trong acquy, sự tích điện còn do năng lượng hóa học. Ví như một cái tụ cỡ vài trăm uF chắc chắn là có điện dung nhiều hơn một cái pin muối (gồm 1 thanh kẽm và một cục than chì thả trong dung dịch muối), nhưng cái tụ đó không thể làm sáng một bóng đèn lâu được, còn cái pin muối thì có thể làm sáng một bóng led khá lâu.
Trở lại bài toán 2 bình 7 Ah và 10 Ah đấu nối tiếp, khi bình 7Ah bị hết điện, bình 10Ah vẫn còn, khi đó điện áp không còn là 24 V nữa mà bị sụt đi, nếu tiếp tục sử dụng thì có thể xẩy ra hiện tượng nạp ngược vào bình 7Ah và có thể làm hỏng bình, bởi vậy vẫn chỉ có thể coi đó là 1 acquy 24V và 7Ah.
Nếu cụ nào đã từng sử dụng đài pin (4 hoặc 6 pin), nếu trong số pin mà có một quả bị hết điện thì đài cũng không thể nói được hoặc nói yếu vì điện áp bị sụt khá nhiều trên viên pin hỏng.
Em thấy cách tính của cụ The Beatles là ổn. Khi mắc nối tiếp nhiều ắc quy, để tính điện lượng của cả hệ, ta nên tính điện dung tương đương của cả hệ thống, từ đấy suy ngược lại được điện lượng.

@Anhtho: Cái pin muối và cái ắc quy chì khác nhau về bản chất. Cụ không so sánh nó với nhau được. Bản thân cái ví dụ của cụ về chuyện mấy quả pin nghe đài, mặc dù hiện tượng thì đúng thế nhưng bản chất lại khác nhau đấy (Khi pin hết điện, nội trở nó tăng lên rất lớn, gây sụt áp. Thế nên đài nó tịt). Em nghĩ cụ là người có kinh nghiệm thực tế làm ắc quy. Các ví dụ của cụ đưa ra đều đúng trong thực tế nhưng không có tác dụng giải thích cho cái bài toán đang thảo luận.

@The Beatles: Thôi, thế là xong bài này, :)
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thấy cách tính của cụ The Beatles là ổn. Khi mắc nối tiếp nhiều ắc quy, để tính điện lượng của cả hệ, ta nên tính điện dung tương đương của cả hệ thống, từ đấy suy ngược lại được điện lượng.

@Anhtho: Cái pin muối và cái ắc quy chì khác nhau về bản chất. Cụ không so sánh nó với nhau được. Bản thân cái ví dụ của cụ về chuyện mấy quả pin nghe đài, mặc dù hiện tượng thì đúng thế nhưng bản chất lại khác nhau đấy (Khi pin hết điện, nội trở nó tăng lên rất lớn, gây sụt áp. Thế nên đài nó tịt). Em nghĩ cụ là người có kinh nghiệm thực tế làm ắc quy. Các ví dụ của cụ đưa ra đều đúng trong thực tế nhưng không có tác dụng giải thích cho cái bài toán đang thảo luận.

@The Beatles: Thôi, thế là xong bài này, :)
Cụ Feram ơi là cụ Feram, cụ mà còn coi tụ điện giống acquy thì làm sao mà cụ tranh luận được ?

Cụ có biết một cục pin sạc chỉ nhỏ bằng ngón tay loại 1,2 V, 1000mAh có thể phóng ra một lượng điện tương đương bao nhiêu Cu lông không ? nó là 3600 Cu lông. Trong khi một cái tụ to bằng cái ca uống nước có điện dung 100000uF nếu nạp vào một điện áp 1,2v, nó cũng có thể chỉ chứa được 0.12 Cu lông thôi. Không thể áp dụng công thức tụ điện vào công thức của pin hoặc acquy cụ à. Sự khác nhau này là do pin/acquy chứa năng lượng điện ở dạng hóa học, còn tụ điện chỉ đơn thuần là điện tích thôi.

Em có đoạn tài liệu này về battery bank (ghép nguồn) bằng tiếng Anh, cụ đọc xem họ giải thích thế nào nhé.



Em trích lại cái câu quan trọng nhất : "therefore the Ah capacity of two identical batteries in series is the same as one battery on its own"
 
Chỉnh sửa cuối:

The Beatles

Xe buýt
Biển số
OF-22173
Ngày cấp bằng
9/10/08
Số km
969
Động cơ
503,010 Mã lực
Hê hê, hôm nay em được chứng kiến nhà vật lý với nhà hóa học tranh luận với nhau. Ông vật lý thì bám lấy điện năng, ông hóa học thì dung môi với muối. Nói chuyện không cùng thứ nguyên thì nói làm sao đây?

Em là người dùng, tụ điện to hay pin nhỏ được hết, miễn sao nó thắp cho em cái bóng đèn sáng như nhau, nó đề được ô tô cho em là được... Gọi náo là tụ hay battery hay accu được hết. Em coi cả đám đấy như nhau.

@anhtho: cái đoạn văn bản mà cụ trích dẫn, em cũng đồng ý với cụ, và tự em cũng đã chứng minh rồi. Nhưng cái đoạn ấy vẫn còn 1 thiếu sót là ko nói ra được 2 cái battery đó nếu có dung lượng khác nhau thì nó ra sao?
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hê hê, hôm nay em được chứng kiến nhà vật lý với nhà hóa học tranh luận với nhau. Ông vật lý thì bám lấy điện năng, ông hóa học thì dung môi với muối. Nói chuyện không cùng thứ nguyên thì nói làm sao đây?

Em là người dùng, tụ điện to hay pin nhỏ được hết, miễn sao nó thắp cho em cái bóng đèn sáng như nhau, nó đề được ô tô cho em là được... Gọi náo là tụ hay battery hay accu được hết. Em coi cả đám đấy như nhau.

@anhtho: cái đoạn văn bản mà cụ trích dẫn, em cũng đồng ý với cụ, và tự em cũng đã chứng minh rồi. Nhưng cái đoạn ấy vẫn còn 1 thiếu sót là ko nói ra được 2 cái battery đó nếu có dung lượng khác nhau thì nó ra sao?
Vì dung lượng của bộ acquy nối tiếp chỉ bằng acquy nhỏ nhất (cụ có thẻ tự suy qua cái đoạn tài liệu), nên người ta không bao giờ nối tiếp acquy có dung lượng khác nhau. Đó là chưa kể tới quá trình nạp sẽ không bao giờ tối ưu được vì được anh nhỏ thì mất lòng anh to và ngược lại. Vì ko bao giờ người ta nối nên trên thực tế ko có bài toán đó.
Cụ có thể tưởng tượng có một dây chuyền người bê đất từ dưới vệ sông lên đê. Anh thứ 1 chuyền cho anh thứ 2, thứ 3.... và tới anh cuối cùng. Mỗi người trung bình có thể bê được 30kg. Nhưng trong hàng có một người chỉ bê được 20kg, vậy thì nếu để anh ta vào hàng, toàn bộ dây chuyền chỉ có thể chuyển được những khối đất 20kg mà thôi. Bộ acquy cũng thế. Nếu mắc nối tiếp, nguyên tắc đầu tiên là phải có cùng dung lượng.

@ Beatles: trong hóa có lý, mà điện hóa thì càng nhiều lý cụ ạ. Mà em thấy tranh luận làm gì có hóa đâu, toàn ămpe với Cu lông đấy chứ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top