Bảo quản ắc quy xe ô tô

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
cụ hiểu nhầm ý của em rồi, cái bình em dùng để kích điện sd trong gia đình 150A cụ ạ, ai lại mang acquy oto ra dùng thế bao giờ, chỉ là em dùng cái bộ kích nạp để nạp cái bình oto thôi, và hậu quả là như thế đó. có cụ nào cao thủ tư véo giúp em không?
Thì vẫn vậy mà, em nói là cái sạc của cụ loại dùng trong nhà nó không chịu "trách nhiệm" với các thiết bị gắn kèm mà chỉ có tác dụng sạc cho acquy đầy. Như vậy khi cụ sạc cho acquy trong ô tô mà không tháo ra khỏi hệ thống trong ô tô thì các thiết bị đó bị dính thôi. Đó là em chưa nói tới cái bộ của cụ nó thiết kế cho acquy 150Ah, mà acquy ô tô em nghĩ chỉ <100Ah, như vậy mà sạc nhanh, có thể nó sẽ quá dòng của acquy và làm bay hơi dung dịch. Cụ có thể đo điện áp của acuqy khi đang nạp, nếu nó lên 15- 16 vôn là điều em dự đúng.
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,236
Động cơ
594,660 Mã lực
Cụ cho em hỏi, khi có 6 cái ắc quy loại 2V/20Ah. Nếu mắc nối tiếp chúng lại thì được một cái ắc quy 12V/???? (Số Ampere.Hour) là bao nhiêu? Nếu mắc song song thì sao ạ?
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ cho em hỏi, khi có 6 cái ắc quy loại 2V/20Ah. Nếu mắc nối tiếp chúng lại thì được một cái ắc quy 12V/???? (Số Ampere.Hour) là bao nhiêu? Nếu mắc song song thì sao ạ?
Cụ hỏi thật hay đùa vậy. Nếu nối //, cụ sẽ được một acquy 2V/120Ah, còn đấu nối tiếp, nó sẽ là 12V/20Ah.
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,236
Động cơ
594,660 Mã lực
Cụ hỏi thật hay đùa vậy. Nếu nối //, cụ sẽ được một acquy 2V/120Ah, còn đấu nối tiếp, nó sẽ là 12V/20Ah.
Em hỏi thật đấy. Tại sao, khi mắc nối tiếp, điện lượng của nó lại chỉ bằng điện lượng của 1 bình? Năng lượng nạp vào trong bình, nó đi đâu rồi?
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em hỏi thật đấy. Tại sao, khi mắc nối tiếp, điện lượng của nó lại chỉ bằng điện lượng của 1 bình? Năng lượng nạp vào trong bình, nó đi đâu rồi?
Khi ghép nối tiếp 6 bình, điện lượng bằng của 1 bình, nhưng điện áp lại gấp 6 lần, như vậy năng lượng sinh ra cũng gấp 6 lần. Thực ra một acquy phải được đánh giá đầy đủ bằng A*U*h, nhưng vì ta ngầm định các acquy ô tô đều là 12 vôn (6 ngăn) nên chỉ cần ghi Ah là đủ.
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,236
Động cơ
594,660 Mã lực
Khi ghép nối tiếp 6 bình, điện lượng bằng của 1 bình, nhưng điện áp lại gấp 6 lần, như vậy năng lượng sinh ra cũng gấp 6 lần. Thực ra một acquy phải được đánh giá đầy đủ bằng A*U*h, nhưng vì ta ngầm định các acquy ô tô đều là 12 vôn (6 ngăn) nên chỉ cần ghi Ah là đủ.
Chỗ này, em hơi thấy lăn tăn. Để lúc nào rảnh, tìm hiểu thêm. Điện lượng chính là năng lưondduwocwj nạp vào cho ắc quy. Dù mắc kiểu gì thì nó cũng ko thể bị mất đi khi ắc quy chưa phóng điện. Do vậy, khi nói 6 bình mắc nối tiếp, điện lượng chỉ bằng của một bình, em thấy hơi băn khoăn.
 

raklei

Xe điện
Biển số
OF-1342
Ngày cấp bằng
15/8/06
Số km
4,877
Động cơ
622,433 Mã lực
Tuổi
114
Khi ghép nối tiếp 6 bình, điện lượng bằng của 1 bình, nhưng điện áp lại gấp 6 lần, như vậy năng lượng sinh ra cũng gấp 6 lần. Thực ra một acquy phải được đánh giá đầy đủ bằng A*U*h, nhưng vì ta ngầm định các acquy ô tô đều là 12 vôn (6 ngăn) nên chỉ cần ghi Ah là đủ.
đến ạ cụ, điện lựợng ký hiệu là Q đơn vị là culông, công thức tính Q=I.t cái này e học từ lớp 8 hay 9 gì đó vẫn nguyên trong đầu
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
đến ạ cụ, điện lựợng ký hiệu là Q đơn vị là culông, công thức tính Q=I.t cái này e học từ lớp 8 hay 9 gì đó vẫn nguyên trong đầu
Cụ lại không hiểu em viết gì rồi. Cụ thử nhân ampe với thời gian xem có ra cu lông không ? Nó chính là Ah đấy. Đơn vị cơ bản là ampe * giây, còn thực tế thì ampe giờ (chỉ nhân thêm hệ số 3600), có nghĩa là 1 ampe giờ (Ah) bằng 3600 culong.
 
Chỉnh sửa cuối:

raklei

Xe điện
Biển số
OF-1342
Ngày cấp bằng
15/8/06
Số km
4,877
Động cơ
622,433 Mã lực
Tuổi
114
thế là cụ ko hiểu cái cthức đấy rồi
khi cụ ghép 6 cái acquy lại thì đúng là I ko đổi nhưng t thì thay đổi
thành ra về mặt điện lượng phải tính là Q= I.6.t
do đó điện lượng vẫn bằng điện lượng cả 6 bình
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
thế là cụ ko hiểu cái cthức đấy rồi
khi cụ ghép 6 cái acquy lại thì đúng là I ko đổi nhưng t thì thay đổi
thành ra về mặt điện lượng phải tính là Q= I.6.t
do đó điện lượng vẫn bằng điện lượng cả 6 bình
- Cụ mới thực sự không hiểu
- Ghép acquy thì không liên quan tới t (thời gian)
- Nếu cụ ghép nối tiếp 6 ngăn mà được 6 lần điện lượng của mỗi ngăn theo kiểu Q=6.I.t thì em mới thực sự choáng đấy ạ !.
 

raklei

Xe điện
Biển số
OF-1342
Ngày cấp bằng
15/8/06
Số km
4,877
Động cơ
622,433 Mã lực
Tuổi
114
thế thì bổ sung thêm vào sgk một định luật nữa là trong mạch nối tiếp ko chỉ dòng mà điện lượng cũng ko đổi =))
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
thế thì bổ sung thêm vào sgk một định luật nữa là trong mạch nối tiếp ko chỉ dòng mà điện lượng cũng ko đổi =))
Không cần bổ sung đâu cụ, vì điều đó đúng.

Năng lượng của một acquy lưu giữ được tính theo công thức E = U*I*t hay bằng U*Q với U là hiệu điện thế, Q là điện lượng. Nói như cụ, nối tiếp 6 bình 2v, ta sẽ được một bình mới có dung lượng gấp 6 và điện áp gấp 6 ? như vậy năng lượng sẽ tăng lên 36 lần ? Năng lượng ở đâu mà nhiều vậy ?

Tính luôn bằng số cho dễ hiểu:
1 bình 20Ah loại 2V sẽ trữ một mức năng lượng E= U*I*t = 2*20 = 40Wh = 0.04KWh , như vậy đấu kiểu gì thì năng lượng của 6 bình cũng chỉ là 6 lần của mỗi bình, hay Etong =6*E = 0.24kWh.
Cụ không thể đấu nối tiếp để tạo thành một bình có điện áp 12V và dung lượng 120Ah vì khi đó năng lượng của bình tổng sẽ là = 12*120 = 1440Wh hay 1.44KWh được.
 

raklei

Xe điện
Biển số
OF-1342
Ngày cấp bằng
15/8/06
Số km
4,877
Động cơ
622,433 Mã lực
Tuổi
114
bản thân cụ ko phân biệt đc các khái niệm vật lý cơ bản, năng lượng, điện lượng, điện áp, điện thế .... cứ lung tung lẫn lộn với nhau thì chắc trình độ lớp 3 trường làng như e bó tay ko giải thích giúp cụ đc hơn. thôi thì cụ cứ vui với mấy cái đấy của cụ e dừng ạ
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
bản thân cụ ko phân biệt đc các khái niệm vật lý cơ bản, năng lượng, điện lượng, điện áp, điện thế .... cứ lung tung lẫn lộn với nhau thì chắc trình độ lớp 3 trường làng như e bó tay ko giải thích giúp cụ đc hơn. thôi thì cụ cứ vui với mấy cái đấy của cụ e dừng ạ
Cụ cứ nói thế, cụ thử phản biện các công thức em đưa ra đã. Cụ nói sử dụng kiến thức lớp 9. Nhưng bọn em phải học mấy cái này lên hết đại học đấy ạ.
Nếu nối tiếp mà tăng được dung lượng acquy thì người ta làm động cơ vĩnh cửu từ lâu rồi. Em chỉ kém là không giải thích cho cụ hiểu ngay được thôi.

Tóm lại là cụ cứ khăng khăng bài toán của cụ Fer là nối tiếp 6 acquy sẽ cho một acquy mới có dung lượng gấp 6 lần và điện áp đương nhiên là gấp 6 lần thì em cũng ạ cụ luôn.
 
Chỉnh sửa cuối:

anhdxt

Xe hơi
Biển số
OF-92800
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
138
Động cơ
404,380 Mã lực
em có cái ví dụ thực tế thế này :

em có cái cục xạc điện thoại dùng 4 viên pin AA mắc nối tiếp , mỗi viên có điện thế 1,2V và dung lượng 2000 mAh, lúc mới mua thì em cứ đinh ninh là mình sẽ có 8000 mAh để xạc điện thoại nhưng thực tế chỉ xạc được khoảng 1,5 lần cho cái máy HTC ( pin 1200 mAh ) thì hết sạch

em nghĩ các cụ có thể dựa vào đó để kết luận đấy ạ
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,236
Động cơ
594,660 Mã lực
Cụ cứ nói thế, cụ thử phản biện các công thức em đưa ra đã. Cụ nói sử dụng kiến thức lớp 9. Nhưng bọn em phải học mấy cái này lên hết đại học đấy ạ.
Nếu nối tiếp mà tăng được dung lượng acquy thì người ta làm động cơ vĩnh cửu từ lâu rồi. Em chỉ kém là không giải thích cho cụ hiểu ngay được thôi.

Tóm lại là cụ cứ khăng khăng bài toán của cụ Fer là nối tiếp 6 acquy sẽ cho một acquy mới có dung lượng gấp 6 lần và điện áp đương nhiên là gấp 6 lần thì em cũng ạ cụ luôn.
Hai cụ hết sức bình tĩnh. Em cũng đang chưa nghĩ ra. Em thấy lập luận của cụ Anhtho có vẻ không ổn, tuy nhiên, em chưa chỉ ra được. Em với bác rakllei nghĩ thế kia là vì định luật bảo toàn năng lượng. Dù mắc kiểu gì thì năng lượng trong hệ thống vẫn phải bằng tổng năng lượng của các thành phần thôi. Nó không thể mất đi được. Nếu tính như cụ Anhtho thì khi mắc nối tiếp, năng lượng còn có của 1 bình (Thế 5 thằng kia đi đâu mất?). Tuy vậy, hiện tại, em cũng chưa kịp tìm hiểu thêm nên chưa thể giải thích cho nó đến đầu đến đũa. Các cụ bình tĩnh thì mới dễ trao đổi.
 

MagicianS

Xe hơi
Biển số
OF-99407
Ngày cấp bằng
9/6/11
Số km
177
Động cơ
399,860 Mã lực
ôi đầu óc các cụ cao siêu quá, các cụ hình như đang là giảng viên hay giáo viên gì đó dạy môn vật lý phải không ạ? em thật khâm phục các cụ.....
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hai cụ hết sức bình tĩnh. Em cũng đang chưa nghĩ ra. Em thấy lập luận của cụ Anhtho có vẻ không ổn, tuy nhiên, em chưa chỉ ra được. Em với bác rakllei nghĩ thế kia là vì định luật bảo toàn năng lượng. Dù mắc kiểu gì thì năng lượng trong hệ thống vẫn phải bằng tổng năng lượng của các thành phần thôi. Nó không thể mất đi được. Nếu tính như cụ Anhtho thì khi mắc nối tiếp, năng lượng còn có của 1 bình (Thế 5 thằng kia đi đâu mất?). Tuy vậy, hiện tại, em cũng chưa kịp tìm hiểu thêm nên chưa thể giải thích cho nó đến đầu đến đũa. Các cụ bình tĩnh thì mới dễ trao đổi.
Cụ nhìn kĩ xem. Khi mắc nối tiếp 6 bình, dung lượng acquy vẫn chỉ bằng 1 bình, nhưng điện áp tổng là gấp 6 lần cơ mà. Cụ nhắc tới nguyên lý bảo toàn năng lượng thì em có thể nói luôn: khi điện áp tăng lên, có nghĩa là công suất tăng lên, như vậy dẫu dung lượng ko đổi thì có điện áp tăng, do đó năng lượng tăng gấp 6 lần.
Năng lượng do một nguồn điện sinh ra được tính bằng công thức:
NL = E *I*t với E là sức điện động của bộ pin; I là dòng điện nó sinh ra, t là thời gian. Tất nhiên khi acquy yếu, điện áp giảm dần thì ta phải lấy vi phân theo t.
Có thể viết tiếp: I = E/(R+r) với R là điện trở phụ tải, r là nội trở của bộ pin.
=> NL = (E^2)*t/(R+r). Có thể thấy năng lượng luôn phụ thuộc vào điện áp.
Tóm lại cụ chỉ để ý tới dung lượng mà không để ý tới điện áp. Điện áp tăng làm tăng khả năng truyền dẫn năng lượng điện, chính vì vậy mà các đường tải điện ta phải nâng điện áp lên hàng trăm ki lô vôn.
Các cụ có thể thấy một bộ acquy 100Ah có điện áp 12 V sẽ phải to xấp xỉ gấp đôi một bộ cũng 100Ah nhưng chỉ có 6V (nếu coi như của cùng một nhà SX).

Bài toán của cụ em nghĩ nó đơn giản bởi vì chắc chắn trong các sách Vật lý 12 kiểu gì cũng có. Cụ có thể tìm đọc và tham khảo. Đó chính là tại sao lúc đầu em hơi ngạc nhiên khi cụ hỏi.
 
Chỉnh sửa cuối:

raklei

Xe điện
Biển số
OF-1342
Ngày cấp bằng
15/8/06
Số km
4,877
Động cơ
622,433 Mã lực
Tuổi
114
Bài toán của cụ em nghĩ nó đơn giản bởi vì chắc chắn trong các sách Vật lý 12 kiểu gì cũng có. Cụ có thể tìm đọc và tham khảo. Đó chính là tại sao lúc đầu em hơi ngạc nhiên khi cụ hỏi.
Cụ đã bao giờ cầm quyển vật lý 12 chưa=))
Có biết lớp 12 thì nội dung là gì ko
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top