Cụ cứ bình tĩnh. Đọc qua cái này, em nghĩ cụ không phải dân Vật lý pro rồi. Thành ra, bác raklei có hơi to tiếng tý.Cụ nhìn kĩ xem. Khi mắc nối tiếp 6 bình, dung lượng acquy vẫn chỉ bằng 1 bình, nhưng điện áp tổng là gấp 6 lần cơ mà. Cụ nhắc tới nguyên lý bảo toàn năng lượng thì em có thể nói luôn: khi điện áp tăng lên, có nghĩa là công suất tăng lên, như vậy dẫu dung lượng ko đổi thì có điện áp tăng, do đó năng lượng tăng gấp 6 lần.
Năng lượng do một nguồn điện sinh ra được tính bằng công thức:
NL = E *I*t với E là sức điện động của bộ pin; I là dòng điện nó sinh ra, t là thời gian. Tất nhiên khi acquy yếu, điện áp giảm dần thì ta phải lấy vi phân theo t.
Có thể viết tiếp: I = E/(R+r) với R là điện trở phụ tải, r là nội trở của bộ pin.
=> NL = (E^2)*t/(R+r). Có thể thấy năng lượng luôn phụ thuộc vào điện áp.
Tóm lại cụ chỉ để ý tới dung lượng mà không để ý tới điện áp. Điện áp tăng làm tăng khả năng truyền dẫn năng lượng điện, chính vì vậy mà các đường tải điện ta phải nâng điện áp lên hàng trăm ki lô vôn.
Các cụ có thể thấy một bộ acquy 100Ah có điện áp 12 V sẽ phải to xấp xỉ gấp đôi một bộ cũng 100Ah nhưng chỉ có 6V (nếu coi như của cùng một nhà SX).
Bài toán của cụ em nghĩ nó đơn giản bởi vì chắc chắn trong các sách Vật lý 12 kiểu gì cũng có. Cụ có thể tìm đọc và tham khảo. Đó chính là tại sao lúc đầu em hơi ngạc nhiên khi cụ hỏi.
Cụ cứ cho em nợ tý, mai ăn cắp giờ nhà nước, em sẽ tìm hiểu và thảo luận với cụ cụ thể hơn.
Vì bản chất, điện lượng chính là điện tích dự trữ ở hai bản cực của ắc quy, đơn vị cơ bản trong hệ SI là Cu lông. Mỗi cái ắc quy nhỏ có thể coi nó như một cái tụ điện. Nếu mắc nối tiếp với nhau, nó có công thức tính tổng điện tích đấy. Đúng là chỉ là vật lý cấp 3 thôi (Em nghĩ là lớp 11, trong phần điện 1 chiều. Lớp 12 thì học điện xoay chiều và quang học thì phải). Cơ mà, chả có quyển nào, nên chưa kịp đọc lại,