Hay!...
Chỉ trong 1 còm này của cụ mà có rất nhiều điều thú vị.
Em xin có vài ý kiến cá nhân với các vấn đề cụ nêu:
1- Trong khi thực hiện công việc, bao giờ cũng phải như đánh trận. Tức là không chỉ dùng 1 phương án, mà tuỳ theo trận địa cụ thể đang tồn tại sẵn có mà ta lựa chọn phương án A, hay B, hay C. Phương án A là hoàn hảo nhất, nhưng điều kiện thực tế không cho phép thì phải dùng các phương án khác. Phương châm là dùng cái tốt nhất có thể trên 1 thực địa cụ thể.
2- Nếu tốt cho nhà thờ, thì cái phần thờ cungs này cũng tốt cho nhà thường, nếu điều kiện cụ thể cho phép chọn.
Bản thân em đã khảo sát ở một số điểm thờ cúng linh thiêng như Đền Hùng, Đền Thượng Ba Vì...đều thấy những nơi mà cho đến nay cả nước vẫn tín nhiệm thì lập hướng và ban thờ cực kỳ chuẩn so với quy định mạch ở từng khu vực. Cái này không phải là ta cưỡng bức kiểu số đề về rồi thì ta gán vào, mà thực sự là đọc sách thấy nói như thế như thế, mang kiến thức ra các nơi mà so sánh...thì thấy không sai tí nào với sách. Thậm chí lần đầu em lên Đền Thượng Ba Vì cùng vài anh em ọp phơ, hôm đó trời mây mù dày đặc, không nhìn thấy gì quá 20 mét. Đo hướng trên Đền xong em có kiểm tra sách nói đúng không, mới hỏi 1 bà cụ trên đó, và về hỏi 1 anh bạn óp phờ nữa (trong thớt nào đó lâu lâu rồi), thì đều nói phía đó có dòng sông chảy ra sao, đúng như sách.
Nên phải nói rằng, lý thuyết này đúng cho cả nơi thờ tự linh thiêng đơn độc (các đền lớn uy nghiêm đều nằm ở vị trí cô âm hoặc cô dương cả), lẫn cho cả thờ cúng tại gia.
Còn thực tế khi không chọn được cái này do cấu trúc, khuôn khổ nhà không cho phép...thì đành chịu mà bố trí vào nơi khác, nhưng sẽ phải cẩn thận củng cố ban thờ cho đủ ngũ khí loan hoàn, gọi là tự tạo ra sức mạnh nếu không thể lợi dụng sức thiên nhiên.
3- Về việc cụ nói "tránh hướng Bắc" thì theo em không hoàn toàn đúng. Mặc dù cục diện nước ta rất hiếm nơi cho phép đặt hướng Bắc, nhưng vẫn có những nơi đặc biệt ở một số vùng thì đặt hướng Bắc lại mới đúng mạch, mới tốt. Nếu có điều kiện thì sang Đền Gióng (Sóc Sơn) sẽ thấy Đền và ban thờ lập hướng Bắc.
Ban Thờ hướng Bắc là tốt đối với Ngọ long, Khôn long và Thân long (tất nhiên chính Tí là không có, chỉ có Nhâm và Quý- nếu cụ nói ý Bắc là chính Tí thì ok).
4- Vấn đề "ban thờ đặt trên tầng cao, khí đất ít" thì thế này:
Cụ thấy mấy ví dụ trong thớt, có nhiều trường hợp chung cư cao tầng. Em không cần biết ở tầng bao nhiêu, có thể rất cao...nhưng em vẫn phán định, và như đã thấy, thì mọi việc vẫn đúng. Việc cái nhà đã đúng, thì việc của cái ban thờ (nếu có) sẽ đúng mà không phụ thuộc vào độ cao. Vì chính là em dùng lý tính của khí ở từng khu vực để mà nhận định trong các ngôi nhà đó.
Việc dòng khí tác động đến một ngôi nhà, là địa khí hay thiên khí thì em không dám bàn ở đây, vì đây là một điều bí mật chỉ được phép biết bằng sự tự ngộ ra. Và em chỉ nói được rằng việc thờ cúng hay sự tác động vào một ngôi nhà không chỉ là cái từ "địa khí" đơn giản.
Em cam đoan rằng khi ai đó biết được điều này, thì sẽ hiểu là nhà có ở tầng thứ 100, vẫn chịu tác động của cái khí này y như nhà tầng 1.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho con số độ cao mà khí lực của đất, của từ trường tác động. Ngoài tầm cao đó là có sự sai khác, giảm thiểu...Em chỉ cười thôi, vì ngay cách tính của các ông khoa học ấy đã quá phiến diện, nạp dữ liệu đơn giản cho một thứ vốn phức tạp và sâu xa hơn nhiều. Bằng chứng ngay trong thớt này, là các căn hộ cao tầng mà chúng ta đã nhận định ấy.
Thực ra, cái "khí mạch" quy định cho các loại mạch (long) bằng những câu từ đơn giản trong sách, nhưng là biểu hiện của một sức mạnh tổng hợp thống nhất cao độ, chứ không chỉ là "khí đất" theo cách người ta thường hiểu.
Vài lời giãi bày theo sự thiển cận của em thôi, và nhiều điều xin phép không thể nói trên này.
Mong cụ thông cảm và hiểu cho em các ý tứ nhé!
Tất nhiên là sẽ có sai sót, mong các cụ cứ cho ý kiến ạ.