Hôm trước em có đưa lên 3 cách đặt ban thờ mà dân gian hay dùng theo "phong thuỷ" là
oạ cát hướng cát, Đặt cung Phúc đức, và Đặt theo hướng nhà. Tất nhiên còn thực tế là tuỳ chọn nơi trang trọng, sạch sẽ, trung tâm theo duy vật...Nhưng cách này không mang tiếng "phong thuỷ" nên không bàn.
Vậy thì:
- Toạ cát hướng cát: Cát này là theo tuổi chủ, nên bất cập xảy ra là một là như vậy ban thờ có linh không? hai là nếu chủ khác, hoặc con cái sau này lại phải chuyển ban thờ hay sao?
- Đặt cung Phúc đức: lại theo mệnh chủ nữa rồi, kiến giải như phần trên.
- Đặt theo hướng nhà: tức là nếu nhà sai hướng là ban thờ cũng sai hướng nốt. Mà đúng sai của hướng nhà tự nhiên do chỉ có khuôn đất như vậy, hoặc hướng nhà lựa chọn theo mệnh chủ...thì ta đã bàn từ đầu đến giờ là sai cách.
Em có vài kiến giải nông cạn như sau, các cụ góp ý thêm cho chúng ta có nhận thức đúng về cái ban thờ trong nhà nhé:
Mặc định vai trò của ban thờ là nơi kết nối nguồn sức mạnh Âm (Thần linh, gia tiên) với cuộc sống Dương (gia đình trong căn nhà đó). Lưu ý cụ nào không nhất trí như vậy thì không cần phải bàn cái nội dung này.
Thế thì Dương là chúng ta rồi, hiện diện ở khắp nhà. Còn Âm thì vào đường nào, tức là ban thờ đặt ở đâu để Âm có thể vào nhà một cách thuận tiện, không bị cản trở?
Khí trời đất (khí mạch) vào một ngôi nhà có 3 tính chất cơ bản: Chính khí, Tà khí tạp bác (âm dương giao tranh lẫn lộn), và Vô khí.
Không cần biết nhiều, cũng thấy ngay Chính khí là lựa chọn tốt nhất có thể. 2 loại khí kia thì không tốt rồi.
Khí mạch tốt rót vào ban thờ, rồi được ban thờ chuyển hoá, toả ra không gian sống, ảnh hưởng tới con người trong không gian ấy.
Và nơi khí mạch rót vào ban thờ, thì phải là lưng ban thờ, rồi mới được truyền ra xung quanh. Cái này tưởng tượng dễ hiểu như sau: Lực thúc đẩy phát triển thì phải từ đằng lưng, như ta thường gọi là được chống lưng, hoặc hậu phương vững chắc ấy. Chứ lực ấy vào mặt thì có khi ta vỡ mặt, hoặc ngã ngửa...
Ngôi nhà cũng vậy, phải sao cho khí mạch rót vào toạ.
Cái khí mạch này phụ thuộc từng vùng đất, chứ không có phụ thuộc mệnh chủ. Chẳng hạn :"Ất long Khôn hướng một vì" thì khí mạch con long đó chạy từ Đông Bắc đến Tây Nam; hay "Giáp long định hướng về phần Càn Khôn" là khí mạch chạy từ khoảng 67,5-82,5 độ toả ra 2 hướng 217,5- 232,5 độ và 307,5- 322,5 độ (tất nhiên khí này mang đủ 3 đặc tính khí như đã nói trên, khi dùng phải lựa chọn cái tốt).
Khí mạch như ánh sáng mặt trời toả ra theo một dải song song, so với phạm vi ngôi nhà thì coi như song song tuyệt đối. Vậy cái ban thờ phải lập hướng theo đúng đường khí mạch toả ra thì Âm mới có đường mà rót vào lưng hậu ban thờ chứ. Và từ đó thì người trong nhà đó mới được hưởng chứ.
Khi ngôi nhà lập hướng đúng quy định của mạch rồi, mà ban thờ lập theo hướng nhà, thì chắc chắn ban thờ tốt, vì vẫn đúng hướng khí mạch chạy.
Còn ngôi nhà do địa thế chật hẹp, phố xá bắt buộc, không được hướng mạch...thì vẫn phải tìm hướng mạch mà lập, ban thờ mới có tác dụng, thần linh ông bà mới có đường mà vào phù hộ cho con cháu. Chứ nhà sai hướng mạch, lại tiếp tục lập ban thờ theo hướng nhà hoặc theo mệnh chủ, thì lấy đâu ra sức mạnh mà phù hộ con cháu. Tức là cái ban thờ vô dụng, không có công năng chuyển tải sức mạnh Âm cho cõi Dương.
Em có vài ní nuận về việc bố trí ban thờ như vậy, các cụ cứ đóng góp để ta tìm ra phương án đúng ạ.