Mấy cái chuyện này sư nói sư phải, vãi nói vãi hay...là chuyện thường tình.
Cánh "khoa học thái tây" thì đã có chữ "thái" ở trong rồi, nên nhất định không chấp nhận...
Cánh âm dương mù mịt, thì đã "mù mịt" rồi, nên dù có không hiểu cũng cố bảo vệ...
Cánh nhưn dưn ở giữa thấy lộm nhộm nhiều rồi, thì đã "lộm nhộm", nên chả biết đường nào mà nghe...
Cánh "khoa học" với nhau, cũng chia phe mà hiểu hay không hiểu...
Cánh "âm dương" với nhau, cũng chia đường mà nhất hay xoàng...
Vậy nên, nhẽ cứ phải hiểu thì mới khẳng định?
Đó là chủ quan duy ý chí, vì không ai có thể hiểu hết mọi thứ trên đời. Ngay như cái ô tô đang chạy, còn chưa chắc đã biết vì sao có động lực để nó chạy. Hoặc chiếc máy tính ta đang dùng, chắc gì đã biết làm sao nó lại hoạt động như vậy...
Lý thuyết thì ai cũng nói được, tư duy chủ quan thì ai cũng có, đúng hay sai thì tùy ta nhận thức ra sao, và tầm nhận thức là của riêng từng người. Nhưng rõ ràng là "cái gì" ta không biết, không hiểu...thì chưa thể cho rằng là không có "cái đó".
"Nhận thức con người mà chỉ bằng cách sờ được, thấy được...thì chỉ là chủ nghĩa duy vật chất phác" (giới khoa học thái tây khi phân loại về nhận thức đã phát biểu như vậy). Như trọng trường, như không khí, các hệ thiên hà...mà đòi sờ được, thấy được sao? Và sự chứng minh trọng trường, không khí, các hệ thiên hà...là cái có thật, thì là do người khác chứng minh cho ta thấy đấy chứ, đâu cần phải tự bản thân chứng minh?
Vậy cách tiếp cận một vấn đề phải khác. Dù ta không có khả năng nhưng ta sử dụng các trường thông tin gián tiếp để mà nhận định. Cách đơn giản nhất là nhận thức qua phản ánh kết quả khách quan mà ta gặp, mà ta thấy đúng...mặc dù ta chưa hiểu.
Ví dụ ta chỉ học hết cấp 1-2, thì nhẽ nào nói toán cao cấp là vô lý vì ta đâu có hiểu? Nhưng rõ ràng ta thấy nó có lý vì một người nào đó đã dùng nó để giải quyết vấn đề cần tính toán kia, và cho kết quả thực tế đúng chuẩn.
Mọi lý thuyết đều như vậy, rất đa dạng, phức tạp và sâu sắc, rất nhiều lý luận nằm ngoài khả năng của ta. Ta chỉ cần xem nó áp dụng ở thực tế thế nào (kể cả không phải chuyện của ta mà là chuyện của người khác nhưng ta được thấy), rồi có tin hay không là tùy, nhưng ít nhất cũng cho ta mở ra một đường nhận định khách quan hơn.
Nhiều người nói "khoa học", nhưng thật sự là biết về khoa học hiện đại này đến đâu, hay lại nhờ thầy Gúc?
Nhiều người nói "âm dương", nhưng thực sự là biết âm dương này đến đâu, hay lại dẫn lý thuyết mờ mịt hơn để giải thích cho những thứ mờ mịt?
Chỉ có thực tế là người thầy tốt nhất, và thực tế bao gồm cả thực tế chủ quan và thực tế khách quan.
Chứ chỉ có thực tế chủ quan, là "khi nào tôi gặp tôi mới tin" thì quả là "chất phác" thật rồi!
Phỏng ạ?