[Funland] Bàn về chữ viết của người việt

sondong

Xe điện
Biển số
OF-85751
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
3,066
Động cơ
436,955 Mã lực
Cụ cứ scan bản gốc lên đây, khối cụ OF có trình độ Hán học uyên thâm sẽ dịch giúp mà
Để em chụp mấy cái trang đầu vì nó dày quá nhưng không phải cuộn tròn mà xếp như bìa vở
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Kiến thức này mới quá, cảm ơn cụ chủ đã sưu tầm và chia sẻ! Tại sao không thấy nói cái này trong chuơng trình học các cụ nhỉ
Cái này thuộc vấn đề Lịch Sử, phân biệt Tôn giáo nữa cụ ạ...
Trước đây vẫn coi các Cha Đạo là tay sai,gián điệp,giúp sức cho Pháp xâm lược Việt Nam nên gần như phủ nhận công lao của họ...
 

Latte

Xe tăng
Biển số
OF-29520
Ngày cấp bằng
19/2/09
Số km
1,540
Động cơ
495,442 Mã lực
Em hóng mở mang đầu óc cái.
 

Ô La La

Xe buýt
Biển số
OF-137380
Ngày cấp bằng
6/4/12
Số km
841
Động cơ
374,268 Mã lực
cụ chủ cho em xin cốc trà đá ngồi hóng nhé
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ðây là câu trích trong quyển sách của Christoforo Borris xuất bản năm 1631 tại La Mã

Con gno muon bau tlom laom Hoalaom chian .

Câu này theo giáo sỹ
Borris, là câu mà các giáo sỹ Đàng trong đã dùng trước khi ông có mặt tại đây.
Câu này có nghĩa : " Con nhỏ muốn vào trong lòng Hoa Lang chăng"
Hoa Lang ( Hà Lan, người Việt hồi đó gọi chung các giáo sĩ Châu Âu, còn triều đình nhà Lê gọi Đạo Thiên Chúa là Hoa Lang Di)
Có lẽ đây là câu mà các nhà truyền giáo muốn hỏi người Việt " có muốn vào Đạo Thiên Chúa chăng?

 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trong cuốn sách này, có vài từ cổ được viết như sau:

Anam : An Nam
Tunchim : Ðông Kinh
Ainam : Hải Nam
Kemoi : Kẻ mọi
Cacciam : Cả chàm (Kẻ Chàm)
Sinunua : Xứ Hóa ( Thuận Hóa)
Quamguya : Quảng Nghĩa
Quignin : Qui Nhơn
Dàdèn, lùt : Ðã đến lúc
Dàdèn lùt : Ðã đến lúc
Scin mocaij : Xin một cái
Chià : Trà
Cò : Có
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Onsaij : Ông sãi
Quanghia : Quảng Nghĩa
Nuoecman : Nước mặn
Da, an, nua : Ðã ăn nữa,
Da, an, het : Ðã ăn hết
Omgne : Ông nghè
Tuijciam,biet: Tui chẳng biết
Onsaij di lay : Ông Sãi đi lại
Bàncò : Bàn Cổ
Maa : Ma
Maqui, Macò : Ma quỉ, ma quái
Bũa : Vua
Chiuna : Chúa
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bản phúc trình của Linh mục João Roig viết bằng chữ Bồ Ðào Nha tại Áo Môn ngày 20-11-1621, để gửi về La Mã, trong ấy có phiên âm vài danh từ như sau :


An nam : An Nam
Sinoa : Xứ Hóa
Usai : Ông Sãi
Ungne : Ông nghè
On trũ : Ông trùm
Ca cham : Ca chàm ( kẻ chàm, tức Thanh Chiêm, thủ phủ Quảng Nam Dinh, thời ấy dân chúng gọi là Cả Chàm hay Dinh Chàm)
Nuocman : Nước Mặn
Bafu : Bà phủ
Sai Tubin : Sãi Từ Bình ( ? )
Banco : Bàn Cổ
Oundelinh : Ông Ðề Lĩnh

 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cùng năm ấy, Linh mục Gaspa Luis cũng viết một bảng tường trình bằng Tiếng La-tinh tại Áo Môn ngày 12-12-1621 gửi cho Linh mục Mutio Vitelleschi ở La Mã, để báo cáo về giáo đoàn Ðàng Trong, trong ấy có dùng vài phiên âm :

Cacham : Kẻ chàm
Nuocman : Nước Mặn
Ongne, Ungué : Ông nghè
Bancô : Bàn Cổ

Ðến ngày 16-6-1625, giáo sĩ Ðắc Lộ có viết một lá thư bằng tiếng Bồ Đào Nha gửi cho Linh mục Nuno Mascarenhas, trong ấy có vài phiên âm :
Ainão : Hải Nam
Tunquim, Tunquin : Ðông Kinh

 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 13-7-1626, Linh mục Francesco Buzomi viết một lá thư chữ Ý gửi cho Linh mục Mutio Vitelleschi, cách phiên âm có tiến triển phần nào, vì các danh từ ghi theo đơn âm như ngày nay, các chữ phiên âm trong bức thư này gồm có:


Xán tí : Xán tí (Thượng đế)
Thiên chu : Thiên chủ (Thiên chúa)
Thiên chũ xán tí : Thiên chủ thượng đế
Ngaoc huan : Ngọc hoàng

 
Chỉnh sửa cuối:

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
13,469
Động cơ
567,319 Mã lực
Em thì dự những ký tự lạ ở công viên đá Đồng Văn Hà Giang chính là chữ viết của tộc người đã cư trú tại đây từ thời hồng hoang
Ta có 54 dân tộc anh em, có tiếng nói khác nhau nhưng chưa đến chục dân tộc có chữ viết riêng. Trong đó dân tộc Mường là có chữ viết và kho tàng văn hóa khá sâu. Có lẽ họ mới chính là chủ nhân của vùng đất Bắc VN ngày nay.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Từ năm 1632 với những phiên âm của Gasparo dAmiral ( một nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha tới Việt Nam năm 1631, sống nhiều ở Thanh Hóa và Thăng Long) vai trò đóng góp cho sự hình thành chữ Quốc ngữ của Gasparo d Amiral rất quan trọng, ông phiên âm có phương pháp, có thể qua 2 tài liệu này mà cha Đắc Lộ ( Alexandre de Rhodes đã theo phương pháp của ông để phiên âm khi dựa vào quyển tự điển Bồ Ðào Nha - Annam , soạn quyển tự vị An Nam - Bồ Ðào Nha - La Tinh ( ta quen gọi là từ điển Việt -Bồ-La)

 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em thì dự những ký tự lạ ở công viên đá Đồng Văn Hà Giang chính là chữ viết của tộc người đã cư trú tại đây từ thời hồng hoang
Ta có 54 dân tộc anh em, có tiếng nói khác nhau nhưng chưa đến chục dân tộc có chữ viết riêng. Trong đó dân tộc Mường là có chữ viết và kho tàng văn hóa khá sâu. Có lẽ họ mới chính là chủ nhân của vùng đất Bắc VN ngày nay.
Vâng, em cũng cho là vậy, nhưng các nhà khoa học chưa có công trình nào cụ nhỉ???
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tài liệu 1, ông viết bằng tiếng Bồ Đào Nha tại Kẻ Chợ vào ngày 31-12-1632 nhan đề: Annua do reino de Annam do anno de 1632, pera o Pe André Palmeiro de Compa de Jesu, Visitator das Provincias de Japan, e China ( Bảng tường trình hàng năm về nước An nam năm 1632, gửi cha André Palmeiro, Dòng Tên, giám sát các tỉnh Nhật và Trung Hoa). Tài liệu này hiện lưu trữ tại văn khố Dòng Tên La Mã, Vatican, trong đó có một số phiên âm như sau:

Tun kim : Ðông Kinh, chỉ cho xứ An Nam
Ðàng tlão : Ðàng Trong
Ðàng ngoày : Ðàng Ngoài
Ðàng tlên : Ðàng trên
Oũ nghe : Ông nghè
nhà thượng dày: nhà thượng đài
nhà ti, nhà hién : nhà ti, nhà hiến
nhà phũ : nhà phủ
nhà huyẹn : nhà huyện
oũ khơũ : Ông Khổng ( Khổng Phu Tử)
Ðức laõ : Ðức Long; niên hiệu Ðức Long (1629-1634)
Vĩnh Tộ : Vĩnh Tộ; niên hiệu Vĩnh Tộ (1620-1628)
Bua : Vua
Tế Kì đạo : Tế kỳ đạo
Ðức vương : Ðức Vương
Chúa oũ : Chúa Ông ( tức Trịnh Tráng)
Chúa tũ, chúa dũ, chúa quành : Chúa Tung (Trịnh Vân; Tung Quận Công)
Chúa Dũng (Trịnh Khải; Dũng Quận Công)
Chúa Quỳnh ( Trịnh Lệ; Quỳnh quận công)
Chúa cả : Chúa cả (Trịnh Tạc, vào thời này Ðàng Ngoài có 5 chúa là : Trịnh Tráng, Trịnh Tạc, Trịnh Vân, Trịnh Khải, Trịnh Lệ mà chỉ 2 chúa có quyền hành mà thôi)
Thanh đô vương : Thanh Ðô Vương
Chúa triết : Chúa Triết (Trịnh Tùng)
Kẻ chợ : Kẻ Chợ (Thăng Long)
yêu nhău : yêy nhau
oũ phô mả liêu : Ông Phò Mã Liêu (con rễ Trịnh Tráng)
Ðàng Ngoằy : Ðàng Ngoài
Quãng : Quảng
Tàm đàng : Tàm Ðàng
Bên đoũ đa : Bên Ðống Ða
tày : Tầy
lằng bôũ bàu : làng Bông Bầu
Cô bệt : Cô Bệt
Tri yếu : Tri yếu
kẻ hằii : kẻ hầu
ăn dương huyẹn : An Dương huyện
coũ thằn : công thành
Thíc ca : Thích Ca ( Phật)
Phổ lô xã : Phổ lô xã
Sãy uãy : Sải vải
Hộy ăn xả : Hội An xã
huyẹn uịnh lạy : huyện Vĩnh Lại
Thầi uăn Chật : Thầy Văn Chật
làng Kẻ tranh xuyên : Làng Kẻ Tranh Xuyên
Kẻ trãng : Kẻ Trang
Sấm phúc xả : Sấm Phúc xã
Nghỹa ăn xả : Nghĩa An xã
huyẹn bạyc hặc : Huyện Bạch Hạc
thầi phù thủi : Thầy phù thủy
Oũ jà nhạc : Ông già Nhạc
Oũ phu mã kiêm : Ông Phò mã Kiêm
bà : bà (?)
chúa bàng : chúa Bằng
thăn khê : Thanh Khê
hàng bè : hàng Bè
hàng bút : hàng Bút
cữa nam : cửa Nam
kẻ ăn lẵng : kẻ An lãng
hàng nấm : hàng nắm
đinh hàng : Ðinh hàng
càii iền : Cầu Yên
hàng thuõc : hàng thuốc
oũ đô đốc hạ : Ông Ðô Ðốc Hạ
Oũ phũ mã nhăm : Ông Phò mã Nhâm
Oũ chưỡng hương : Ông chưởng Hương
Thầi : Thầy
đức oũ hồe : Ðức ông Huề
thuyèn thũỉ : thuyền thủy
Quãng liẹt xã : Quãng liệt xã
giỗ : giỗ
chặp : chạp
mă : ma
kẽ uạc : kẻ Vạc
cỗ : cỗ
oũ chưỡng quế : ông chưởng Quế
tình : tình
nhũộn : nhuận
tháng : tháng
cốt bõý : cốt bói
Kẽ lăm huyẹn toũ sơn : kẻ Lâm, huyện Tống Sơn
Nghệ an : Nghệ An
Bố chính : Bố chính
thuặn hốe : Thuận Hóa
huyẹn nghi xuon : huyện Nghi Xuân
huyẹn Thinh Chương : huyện Thanh Chương
làng cầii : làng Cầu
nhà nga : nhà nga
đậii xá : đậu xá
vàng may : Vàng May
đức bà sang phú : đức bà sang phú
oũ bà phủ : ông bà phủ
kẽ mộc : kẻ Mộc
kẽ bàng : kẻ Bàng
an nam : An Nam
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tài liệu thứ hai cũng soạn bằng tiếng Bồ ĐÀo Nha tại kẻ Chợ ngày 25-3-1637, có nhan đề: Relacam dos Catequista da Christamdade de Tumk e seu modo de proceder pera o Pe Manoel Dias, Vissitador de Jappão e China (Tường thuật về các Thầy giảng của giáo đoàn Ðàng Ngoài và về cách thức tiến hành của họ, gửi cha Manoel Dias, giám sát Nhật Bản và Trung Hoa), tài liệu này hiện lưu trữ tại Viện Sử Học Bồ Ðào Nha. Gồm có một số phiên âm sau đây :


Sãy : Sãi
đức : đức
Chúa thanh đô : Chúa Thanh Ðô
thầy : thầy
định : định
nhin : Nhơn (tên)
Nghệ an : Nghệ an
lạy : lạy
tri : Tri (tên)
bùi : Bùi (tên)
Quang : Quảng (tên)
tháng : Thắng (tên)
Coũ thàn : Công Thành
Sướng : Sướng (tên)
đàng ngoài : Ðàng Ngoài
già : Già (tên)
Vó : Vó (tên)
nân : Nân (tên)
lồ : Lồ (tên)
đôủ thành : Ðông thành (tên)
Kẻ chợ : Kẻ Chợ (tên)

Trong hai tài liệu nầy, tài liệu thứ nhất có gần 400 chữ phiên âm, chưa được thống nhất cách dùng mẫu tự ghi âm. Ví dụ :
Âm a ghi ă (Hội ăn xã) hay ghi a (Nghệ an)
Âm ò ghi ô (oũ phô mả liêu) hay ũ (oũ phũ mả kiêm)

Có một số âm, phụ âm, dấu giọng không như ngày nay :
Các âm â ghi ă (hàng nấm)
----------- ê - e (huyẹn, hién)
----------- y - i (thầi)
----------- o - õ (bõy)
--------- âu - ăii (hầu)

Các phụ âm : ng ghi ũ (oũ)
----------------- ch - yc (bạyc)

Các dấu giọng : ? ghi ~ (cữa nam, phũ)
------------------- ~ - ? (Sấm phú xả, Nghỹa ăn xả)

Tuy nhiên Gasparo dAmiral cũng ghi được các âm như ngày nay :
a (nghệ an ) ă (hàng nắm) â (thầi)
ê ( nghệ) ô (giỗ) ơ (chợ)
i (nghi xuôn) u (yêu nhău) ư (thương, vương)

Có đủ dấu giọng:
không dấu (nam, đô)
(Thíc ca)
` (thầi phù thũi)
? (chúa cả)
~ (giỗ)
. (vĩnh tộ)




Tài liệu thứ hai viết sau 5 năm, một số chữ viết giống y ngày nay: đức, chúa thanh đô, thầy, Nghệ an, lạy, định ... Do đó chúng ta thấy Gasparo dAmiral ghi âm tiến bộ hơn các giáo sĩ khác, đó cũng là điều dĩ nhiên bởi vì từ tài liệu của Jão Roiz hay Gaspar Luis viết từ năm 1621, đến tài liệu thứ nhất của Gasparo dAmiral có khoảng cách biệt trên 10 năm.
 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,319
Động cơ
566,260 Mã lực
Việc người Việt không có chữ viết là một điều khó hiểu lớn mà các nhà khoa học chưa thể lý giải.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Việc người Việt không có chữ viết là một điều khó hiểu lớn mà các nhà khoa học chưa thể lý giải.
Chính vì vậy mà bây giờ em và các cụ chả biết thời Vua Hùng, An Dương Vương...nó ra làm sao...
Trong sách sử của TQ, có rất ít đoạn nói về nước ta,đặc biệt là chữ viết ngoài câu:
" Giao Chỉ, có thứ chữ như đàn nòng nọc đang bơi" ( theo sách Thủy Kinh Chú)
"Xứ Việt Thường...theo nước lên mà làm ruộng...cai quản là Bồ Chính...phong thục thuần hậu, chưa có chữ viết, vẫn lấy lối thắt nút làm tính"
 
Chỉnh sửa cuối:

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
24,903
Động cơ
628,518 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Em mời cụ lý vodka và kê dép hóng tiếp.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top