Có điều đáng tiếc là trong chiều dài lịch sử, người Việt lại không lưu lại dấu vết chữ viết của mình, thành ra những sự kiện xảy ra trước thời Triệu Đà chúng ta ngày nay đều chỉ mang tính phỏng đoán.
1. Chữ Việt cổ , theo như bản tấu mơ hồ của quan cai trị TQ " như đàn nòng nọc đang bơi" làm nhiều học giả về sau cho là chữ Khoa Đẩu, dư này: (theo nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền)
Tất nhiên là chả có bằng chứng nào xác đáng..
2. Triệu Đà xâm lược ( theo sử bây giờ) trong thư trả lời Hán Văn Đế cho thấy cũng có học thức, nhưng tiệt nhiên chả thấy dạy dân chữ nghĩa gì..
3.Mãi đến thời Sĩ Nhiếp (137-226) ( Thái thú nhà Hán, sau theo Đông Ngô), chữ Hán có thể mới có vị trí nhất định, qua việc 2 người Việt được làm quan nhà Hán là Lý Tiến và Lý Cầm và một số người Việt khác:
"Hoàng đế nhà Hán xuống chiếu an ủi, cho lấy một người đỗ mậu tài của nước ta làm huyện Iệnh ở Hạ Dương, một người đỗ hiếu liêm của nước ta làm huyện lệnh ở Lục Hợp. Sau, Lý Cầm cũng được làm quan tới chức tư lệ hiệu úy. Sau nữa, có Trương Trọng được làm chức thái thú ở Kim Thành"
4. Chữ Hán khi du nhập vào Việt Nam trở thành chữ Hán-Việt, tức là mặt chữ Hán nhưng đọc theo âm Việt, đôi khi đổi cả âm và nghĩa ý chứ...hehehe
( gọi là Phiên âm và Phiên thiết)
ví dụ: chữ Hán: 北京, Bính âm: Běijīng,đọc nguyên văn theo Quan Thoại là Pẩy Chinh, Hán Việt: BẮc Kinh...
Từ Hán -Việt đương nhiên làm cho tiếng Việt phong phú, có thể viết tên người, tên nước bằng chữ Hán, sau đó đọc âm Hán-Việt,
ví dụ : Hán: 阿根廷 , Bính âm:Āgēntíng, Hán Việt: Á-Căn -Đình ( Achentina)
5.Suốt từ thời tự chủ phong kiến đến cuối thế kỷ 19,đầu thế kỷ 20, chữ Hán là độc tôn, thành ra, các tác phẩm của các cụ nhà ta, bây giờ con cháu muốn đọc, phải có người có trình độ uyên thâm dịch ( ví dụ bộ sử Khâm Định do cụ Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm và các cụ ở Viện Sử học dịch)...
6.Chữ Nôm, chưa biết do ai sáng tạo, từ bao giờ, bằng chứng đầu tiên thời nhà Lý ( 1173) đến thời nhà Trần thì rõ hơn.
CHữ Nôm được hình thành từ chữ Hán, nghi âm từng lời tiếng Việt, đại khái theo các cách sau:
- Giữ nguyên cả âm và nghĩa chữ Hán: Ví dụ: "thành" 城, "hoa" 花, "thuyền" 船, "ngọc" 玉, " gia" ( nhà) 家,
-Mượn âm chữ Hán, không mượn nghĩa, ví dụ: 卒 Tốt; Hán: Binh lính; Nôm: tốt (đẹp)
昌 Hán: Xương ( Hưng thịnh); Nôm : Xương (thịt)
-Ghép hai chữ Hán với nhau:
Ghép một thành tố biểu âm với một thành tố biểu ý . Ví dụ: tháng = nguyệt 月 (biểu ý) + thướng 尚 (biểu âm); mắt = mục 目 (biểu ý) + mạt 末 (biểu âm); năm (con số) = ngũ (五 biểu ý) + nam (南 biểu âm); năm (năm tháng) = niên (年 biểu ý) + nam (南 biểu âm).
-Thêm bộ thủ khác:
Ví dụ: 渃 nước (thủy 氵+ nhược 若); 扜 vo [vo tròn] (thủ 扌+ vu 于); Phật (nhân イ+ thiên 天)
-Thêm các nét nháy bên trên, bên cạnh, để chỉ một chữ có âm đọc khác biệt:
Ví dụ 女< nỡ, nợ, nữa (bằng dấu < cộng với chữ 女 nữ); 馬< mỡ, mựa (dấu < cộng với chữ 馬 mã). “朱< cho (dấu < cộng với 朱 chu); “貝< buổi (dấu < cộng với 貝 bối)
-Bớt nét của chữ Hán, đổi luôn âm và nghĩa, hehehehe, cái này dùng trong từ láy, bố chữ Hán cũng chả có
Ví dụ: "khệnh khạng" (đều dùng chữ "cộng" 共 bớt nét, trong đó chữ "khệnh" bỏ nét phảy ノ, chữ "khạng" ヽ bỏ nét mác). "khề khà" (đều dùng chữ "kỳ" 其, chữ "khề" bỏ nét phảy ノ, chữ "khà" bỏ nét mác ヽ).
Sơ sơ vậy để các cụ thấy chữ Nôm khó đến thế nào, tức là, muốn viết được chữ Nôm thì trước hết phải "siêu" chữ Hán, chữ Nôm nhiều nét hơn, khó nhớ, nhiều cách đọc, rồi lại phải suy diễn, nên có câu " Nôm Na là cha mách qué"...
Đây là mấy câu thơ đầu của Truyện Kiều ( chữ Nôm)
Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Nhìn thế này bố ông Trung Quốc nào đọc nổi...
( còn tiếp)
1. Chữ Việt cổ , theo như bản tấu mơ hồ của quan cai trị TQ " như đàn nòng nọc đang bơi" làm nhiều học giả về sau cho là chữ Khoa Đẩu, dư này: (theo nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền)
Tất nhiên là chả có bằng chứng nào xác đáng..
2. Triệu Đà xâm lược ( theo sử bây giờ) trong thư trả lời Hán Văn Đế cho thấy cũng có học thức, nhưng tiệt nhiên chả thấy dạy dân chữ nghĩa gì..
3.Mãi đến thời Sĩ Nhiếp (137-226) ( Thái thú nhà Hán, sau theo Đông Ngô), chữ Hán có thể mới có vị trí nhất định, qua việc 2 người Việt được làm quan nhà Hán là Lý Tiến và Lý Cầm và một số người Việt khác:
"Hoàng đế nhà Hán xuống chiếu an ủi, cho lấy một người đỗ mậu tài của nước ta làm huyện Iệnh ở Hạ Dương, một người đỗ hiếu liêm của nước ta làm huyện lệnh ở Lục Hợp. Sau, Lý Cầm cũng được làm quan tới chức tư lệ hiệu úy. Sau nữa, có Trương Trọng được làm chức thái thú ở Kim Thành"
4. Chữ Hán khi du nhập vào Việt Nam trở thành chữ Hán-Việt, tức là mặt chữ Hán nhưng đọc theo âm Việt, đôi khi đổi cả âm và nghĩa ý chứ...hehehe
( gọi là Phiên âm và Phiên thiết)
ví dụ: chữ Hán: 北京, Bính âm: Běijīng,đọc nguyên văn theo Quan Thoại là Pẩy Chinh, Hán Việt: BẮc Kinh...
Từ Hán -Việt đương nhiên làm cho tiếng Việt phong phú, có thể viết tên người, tên nước bằng chữ Hán, sau đó đọc âm Hán-Việt,
ví dụ : Hán: 阿根廷 , Bính âm:Āgēntíng, Hán Việt: Á-Căn -Đình ( Achentina)
5.Suốt từ thời tự chủ phong kiến đến cuối thế kỷ 19,đầu thế kỷ 20, chữ Hán là độc tôn, thành ra, các tác phẩm của các cụ nhà ta, bây giờ con cháu muốn đọc, phải có người có trình độ uyên thâm dịch ( ví dụ bộ sử Khâm Định do cụ Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm và các cụ ở Viện Sử học dịch)...
6.Chữ Nôm, chưa biết do ai sáng tạo, từ bao giờ, bằng chứng đầu tiên thời nhà Lý ( 1173) đến thời nhà Trần thì rõ hơn.
CHữ Nôm được hình thành từ chữ Hán, nghi âm từng lời tiếng Việt, đại khái theo các cách sau:
- Giữ nguyên cả âm và nghĩa chữ Hán: Ví dụ: "thành" 城, "hoa" 花, "thuyền" 船, "ngọc" 玉, " gia" ( nhà) 家,
-Mượn âm chữ Hán, không mượn nghĩa, ví dụ: 卒 Tốt; Hán: Binh lính; Nôm: tốt (đẹp)
昌 Hán: Xương ( Hưng thịnh); Nôm : Xương (thịt)
-Ghép hai chữ Hán với nhau:
Ghép một thành tố biểu âm với một thành tố biểu ý . Ví dụ: tháng = nguyệt 月 (biểu ý) + thướng 尚 (biểu âm); mắt = mục 目 (biểu ý) + mạt 末 (biểu âm); năm (con số) = ngũ (五 biểu ý) + nam (南 biểu âm); năm (năm tháng) = niên (年 biểu ý) + nam (南 biểu âm).
-Thêm bộ thủ khác:
Ví dụ: 渃 nước (thủy 氵+ nhược 若); 扜 vo [vo tròn] (thủ 扌+ vu 于); Phật (nhân イ+ thiên 天)
-Thêm các nét nháy bên trên, bên cạnh, để chỉ một chữ có âm đọc khác biệt:
Ví dụ 女< nỡ, nợ, nữa (bằng dấu < cộng với chữ 女 nữ); 馬< mỡ, mựa (dấu < cộng với chữ 馬 mã). “朱< cho (dấu < cộng với 朱 chu); “貝< buổi (dấu < cộng với 貝 bối)
-Bớt nét của chữ Hán, đổi luôn âm và nghĩa, hehehehe, cái này dùng trong từ láy, bố chữ Hán cũng chả có
Ví dụ: "khệnh khạng" (đều dùng chữ "cộng" 共 bớt nét, trong đó chữ "khệnh" bỏ nét phảy ノ, chữ "khạng" ヽ bỏ nét mác). "khề khà" (đều dùng chữ "kỳ" 其, chữ "khề" bỏ nét phảy ノ, chữ "khà" bỏ nét mác ヽ).
Sơ sơ vậy để các cụ thấy chữ Nôm khó đến thế nào, tức là, muốn viết được chữ Nôm thì trước hết phải "siêu" chữ Hán, chữ Nôm nhiều nét hơn, khó nhớ, nhiều cách đọc, rồi lại phải suy diễn, nên có câu " Nôm Na là cha mách qué"...
Đây là mấy câu thơ đầu của Truyện Kiều ( chữ Nôm)
Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Nhìn thế này bố ông Trung Quốc nào đọc nổi...
( còn tiếp)
Chỉnh sửa cuối: