Thực ra cái cách ký âm tiếng VIệt bằng chữ cái la tinh không phải là cái gì cao siêu kinh viện cho lắm.Đơn giản đó là cách mà các giáo sĩ hay người Âu châu dùng để ghi chép lại những tên tuổi,địa danh địa phương từ tiếng nói bản địa.Cái thuận lợi là tiếng ta thống nhất từ Bắc chí Nam,cái khó là hệ thống các thanh điệu huyền sắc nặng hỏi ngã mà ban đầu các ông Tây lông còn định dùng đồ mi son pha để đánh dấu.Và trong công cuộc hình thành và phát triển chữ Quốc Ngữ,Nam Bộ và vùng Sài gòn Gia định thực sự là cái nôi,bệ phóng cho văn chương quốc ngữ phát triển.Tiếng nói Nam Bộ chính là nguyên liệu để chữ Quốc Ngữ phát triển được như bây giờ.Sau các vị Tây lông như cụ A ma ral,cụ Rốt,cụ Bê hen,cụ Ta bớt .....hay các cụ ta như cụ Bỉnh,cụ Tín thì Nam Bộ có cụ Trương Vĩnh Ký - được phong là một trong 18 vị bác học của Hàn lâm viện nứoc Pháp,một nhà nghiên cứu ngữ âm và ngôn ngữ học thông thạo cũng đến mười mấy ngoại ngữ,cụ Huỳnh tịnh Của,Phan văn Trị,Nguyễn Võ Tánh....từ cái nôi văn chương bình dân sử dụng chữ quốc ngữ mới có tiểu thuyết "Thầy La za rô Phiền" là tiểu thuyết cuốc ngữ đầu tiên của ta......Chính bởi có cái ký tự la tinh dùng để ký âm mà ta mới có công cụ để có phong trào Đông kinh Nghĩa Thục,Bình dân học vụ.Dân trí nước An Nam mới từ đó mà trở nên phổ cập từng bước được như bây giờ.Vậy thì nếu nói công lao cụ Rốt,to thì to thật nhưng không phải là khai phá hay hoàn thiện,cụ Rốt làm cái việc ấy như cái sứ mạng của người truyền giáo và nhà khoa học.Nhưng nếu không có môi trường bình dân cởi mở phóng khoáng của Nam Bộ,sợ là chữ Quốc Ngữ cũng đã theo các vị tử đạo mà trở thành ra một cái thành tựu thực dân đáng phỉ nhổ cũng nên.