Việc sử dụng các ký tự la tinh để ghi lại ngôn ngữ là sáng kiến của các nhà truyền giáo Cơ đốc,họ đã làm điều này với tiếng Tàu,tiếng Nhật và đến tiếng An Nam.Tiếng An Nam là thứ tiếng thống nhất trên toàn cõi Đàng Ngoài của tầng lớp hủ Nho và Đàng Trong của các di dân tự do.Bởi vì phát hiện này,các giáo sĩ Cơ đốc mới đi đến quyết định xây dựng bộ ký tự la tinh để ký âm tiếng ta.
5 ông Tây lông và 3 cụ An Nam đầu tiên bắt tay vào việc là
João Roiz người Bồ - Buzomi người Ý - Borri người Ý - Amaral người Bồ - De Rhodes người Pháp lần lượt đến Việt Nam từ Macau,Ấn độ.Cụ linh mục Văn Tín ,cụ linh mục Bento Thiện và cụ Phê líp phê Bỉnh.Riêng cụ Bỉnh đã xuất khẩu lao động sang Bồ hơn 30 năm.Đây là những người đầu tiên sử dụng các ký tự la tinh để ký âm tiếng nói Việt Nam VOV như bây giờ ta dùng để biên chép và chém gió.
Ví dụ đây là tự dạng tiếng Việt thời 1645 như sau : " Tau rữa mầi nhân danh Cha,ùa Con,ùa Spirito santo.Tau lạy tên Chúa,tốt tên,tốt danh,tốt tiếng.Vô danh cắt ma,cắt xác,Blai có ba hồn bảy uía,Chúa blơy ba ngôy nhân danh."