Em đóng gần 20 năm rồi vào hóng
Sai!em đang nhìn góc độ của quỹ BHXH mà cụ, Quỹ nhận được 65tr, chi ra có 11,5tr. (thằng nào đóng thì Quỹ em có quan tâm đâu, tất nhiên cái 65 tr các cụ nộp vào, thì Quỹ người ta cũng phải chia ra rất nhiều quỹ con, rồi chi phí khác nhau, nhưng cơ bản là em thấy rút 1 lần thì cũng thiệt thòi)...
Ví dụ, Nhà nước có quy định nào cho phép NLĐ được lấy cái tiền 65 tr kia ra từ đầu, để nộp trả góp vào Ngân hàng gửi Sổ Tiết Kiệm XH, hoặc Trái phiếu chính phủ (thì có được ko?). Khi đó, nếu NLĐ chết đi, thì con cái sẽ được hưởng lũy kế cái Sổ Tiết Kiệm XH đó, coi như để lại của cải cho con cháu, thì sẽ giảm hiện tượng rút BHXH 1 lần...
Quan trọng là cái đối tác đút tiền vào để BH nó đếch uy tín, làm ăn lèm nhèm ! Dăm bữa nửa tháng lại đổi sửa luật theo cách thiệt cho thằng đóng ! Đành rằng phải trả chi phí vận hành và có rủi ro nhưng xẻo miếng to quá thì không ổn !Em đóng thêm ý kiến:
1, BHXH cho toàn dân nên đối tượng hoàn cảnh cực kì khác biệt nhau họ chia ra nhóm NN và Doanh nghiệp và ngay cách tính lương hưu cho 1 mảng lớn này đã bất cập rồi.
2, Ngoài nhóm NN&DN thì các đối tượng lại khác nhau: LĐ phổ thông, LĐ độc hại, LĐ trí thức,, VP.... rất nhiều. Nhưng họ lại xây dựng chính sách chỉ phù hợp 1 nhóm nào đó nên các nhóm khác thấy bất lợi. VD: người lao động Công nhân có tuổi thường bị cho nghỉ việc sớm nên họ cần lĩnh hưu sớm hoặc rút 1 cục chứ còn đối tượng CB NN đến tuổi phải nghỉ hưu các cụ ấy sốc lắm nên tăng tuổi hưu nhóm này ủng hộ nhiệt liệt.
3, Do tốc đọ trượt giá của ta cực cao nên cực kì bất lợi cho người LĐ ngoài NN. Đây cũng là 1 trong các nguyên nhân khiến dân đổ xô đi rút 1 cục dù thiệt đủ đường.
Chắc còn nhiều thứ nữa xin các cụ bàn thêm.
Nó chả sắp bể vài lần rồi ! Mỗi lần sắp bể lại vặt thêm tý. Đến giờ còn lưa thưa nhẽ xẻo đén da !nhà nước nắm BHXH để đảm bảo ko vỡ quỹ với cả chống rửa tiền cccm ạ
Nhà nước là ông/bà tên gì vậy cụ ?Hiện nay đã nâng tuổi được lĩnh lương hưu theo lộ trình rồi.
Riêng em thì lăn tăn tại sao em phải đóng 40 năm, lĩnh lương hưu từ năm 62 tuổ. T tức lĩnh được 10 năm rồi tèo nếu em sống đến 72 tuổi.
Trong khi đó công QĐ và CA lại được lĩnh lương hưu từ năm 52 tuổi. Thế 10 năm ông QĐ và CA lĩnh trước em thì ai trả, hay lấy tiền của em trả trước cho các vị ấy ?
Ưu đãi QĐ và CA là hợp lý, nhưng không thể lấy quỹ lương hưu của người lao động để ưu đãi QĐ và CA.
Nhà nước nên tách quỹ BHXH của QĐ và CA khỏi quỹ lương hưu của người lao động, và nhà nước hãy ưu đãi QĐ và CA bằng ngân sách nhà nước.
Cụ chưa hiểu cách tính hay cố tình không hiểu nhể.Với cách đóng BHXH hiện tại thì các cụ lựa chọn phương án rút BHXH 1 lần, hay vẫn đóng bình thường và đợi đến khi nghỉ hưu? Các cụ 5x 6x thì ko nói, thế cụ trẻ tầm 3x thì ntn vậy ạ?
Nhà nước có cho Doanh nghiệp, tư nhân mở quỹ Hưu trí ko các cụ, thủ tục phức tạp ko ạ?
Chứ như theo ví dụ ở dưới, tổng tiền đóng là 20,9tr (32% của 65,6 tr) mà lúc rút thì được 11,5tr (chưa được 55%). Góc nhìn ngược lại, mở quỹ Hưu Trí có khi cá kiếm cũng tốt các cụ nhỉ??
em sửa lại theo góp ý của một số cụ.
Ví dụ:
Một công nhân A làm cho công ty B và có tham gia BHXH bắt buộc từ tháng 01/2013 đến tháng 7/2016. Công nhân A đã nghỉ việc vào tháng 8/2016. Tháng 9/2017, công nhân A muốn nhận tiền BHXH một lần thì công nhân A sẽ nhận được tổng số tiền bao nhiêu?
Được biết, thời gian đóng bảo hiểm của công nhân A như sau:
- Từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2013, mức lương đóng BHXH là: 1.200.000đ
- Từ tháng 01/2014 đến tháng 9/2014, mức lương đóng BHXH là: 1.445.000đ
- Từ tháng 10/2014 đến tháng 12/2014, mức lương đóng BHXH là: 2.140.000đ
- Từ tháng 01/2015 đến tháng 6/2015: Nghỉ không lương, không đóng BHXH
- Từ tháng 07/2015 đến tháng 12/2015, mức lương đóng BHXH là: 2.140.000đ
- Từ tháng 01/2016 đến tháng 02/2016: mức lương đóng BHXH là: 2.140.000đ
- Từ tháng 03/2016 đến tháng 07/20112016, mức lương đóng BHXH là: 2.515.000đ
Cách tính: Theo quy định tại Thông tư số 42/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm 2013, 2014, 2015, 2016 tương ứng là 1,08; 1,03; 1,03; 1,00. Do vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để hưởng BHXH một lần của công nhân A được tính như sau:
- Từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2013 (12 tháng): 1.200.000 x 12 x 1,08 = 15.552.000 đồng.
- Từ tháng 01/2014 đến tháng 09/2014 (9 tháng): 1.445.000 x 9 x 1,03 = 13.395.150 đồng
- Từ tháng 10/2014 đến tháng 12/2014 (3 tháng): 2.140.000 x 3 x 1,03 = 6.612.600 đồng
- Từ tháng 07/2015 đến tháng 12/2015 (6 tháng): 2.140.000 x 6 x 1,03 = 13.225.200 đồng
- Từ tháng 01/2016 đến tháng 02/2016 (02 tháng): 2.140.000 x 2 x 1.00 = 4.280.000 đồng
- Từ tháng 03/2016 đến tháng 07/2016 ( 5 tháng): 2.515.000 x 5 x 1.00 = 12.575.000 đồng
Tổng mức lương đóng BHXH của công nhân A là: 15.552.000 + 13.395.150 + 6.612.600 + 13.225.200 + 4.280.000 + 12.575.000 = 65.639.950 đồng
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH là: 65.639.950/37 = 1.774.052 đồng
Tổng thời gian là: 12 + 9 + 3 + 6 + 2 + 5 = 37 tháng,
Thời gian đóng BHXH trước năm 2014 là 01 năm.
Trợ cấp BHXH một lần thời gian đóng BHXH trước năm 2014 là: 1.774.052 x 1 x 1,5 = 2.661.078 đồng
Thời gian đóng BHXH từ năm 2014 là 02 năm 01 tháng.
Trợ cấp BHXH một lần thời gian đóng BHXH từ năm 2014 là: 1.774.052 x 2,5 x 2 = 8.870.260 đồng
Tổng số tiền trợ cấp BHXH một lần công nhân A được hưởng là: 2.661.078 + 8.870.260 = 11.531.338 đồng
View attachment 7181784
Cụ làm thế em đề nghi BH giảm thời gian đóng bh xuống 5 năm là được lương hưu, tăng tuổi nghỉ hưu lên 80 tuổi nhá ! KkKính thưa mấy ông tuyên giáo về BHXH, tôi, các cụ of và những người lao động đều muốn đóng BHXH để sau này có chế độ hưu.
Việc các ông giảm thời gian đóng xuống 15 năm hay 10 phải chờ đủ tuổi hưởng hưu không được hưởng trợ cấp 1 lần, chúng tôi ok. Nhưng các ông nghĩ đến việc này có thật là để ko thiệt thòi cho người lao động? Bởi tôi thấy:
1. Tăng tuổi nghỉ hưu thì người lao động được lợi ích gì? Trong khi giáo viên Mầm non 55 tuổi rồi họ có trông trẻ được không, công nhân lao động 50 tuổi rồi liệu có DN nào thuê họ làm việc nữa không?
2. Tăng thời gian toàn phần tính bình quân lương hưu thì có lợi gì đối với người lao động, trước đây là bình quân 5 năm cuối.
3. Trong khi biên chế của cơ quan BHXH thì ngày càng phình ra, chế độ tiền lương của viên chức BHXH thì gấp đôi viên chức khác cùng hạng.
Vì vậy, thay vì làm những việc kia thì đồng thời giảm để tuổi nghỉ hưu như trước đây, nó có lợi cho người lao động rất nhiều.
1/ BHXH dù là cơ quan thuộc chính phủ nhưng nó cũng là cơ quan được hưởng lợi từ việc đóng BH. Vậy thì nó là player. Không thể cho cái thằng player đi soạn thảo, vừa đá bóng vừa thổi còi. Lấy ý kiến tham khảo thì được.1. Dự án luật BHXH do Chính phủ trình Quốc hội, cơ quan soạn thảo là BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc chính phủ.
2. Việt Nam không có công ty BHXH. BHXH thuộc lĩnh vực nhà nước quản lý, tư nhân và các loại hình doanh nghiệp không được tham gia.
Khổ lắm, các cụ còn không phân biệt được các loại BH mà cứ đẽo cày giữa đường về chính sách.
Mấy cái cụ gạch chắc họ không quan tâm đâu vì họ làm trong NN nên họ bảo 70 vẫn làm tốt....kkk. CB NN lọc lá nhiều cụ nào cụ ấy đến tuổi phải về hưu thì cố bám vứu. em thấy vụ tăng tuổi hưu chỉ lợi cho nhóm này nên họ chỉ nhăm nhăm làm chính sách cho nhóm này đấy cái bất công nó là chỗ ấy..Kính thưa mấy ông tuyên giáo về BHXH, tôi, các cụ of và những người lao động đều muốn đóng BHXH để sau này có chế độ hưu.
Việc các ông giảm thời gian đóng xuống 15 năm hay 10 phải chờ đủ tuổi hưởng hưu không được hưởng trợ cấp 1 lần, chúng tôi ok. Nhưng các ông nghĩ đến việc này có thật là để ko thiệt thòi cho người lao động? Bởi tôi thấy:
1. Tăng tuổi nghỉ hưu thì người lao động được lợi ích gì? Trong khi giáo viên Mầm non 55 tuổi rồi họ có trông trẻ được không, công nhân lao động 50 tuổi rồi liệu có DN nào thuê họ làm việc nữa không?
2. Tăng thời gian toàn phần tính bình quân lương hưu thì có lợi gì đối với người lao động, trước đây là bình quân 5 năm cuối.
3. Trong khi biên chế của cơ quan BHXH thì ngày càng phình ra, chế độ tiền lương của viên chức BHXH thì gấp đôi viên chức khác cùng hạng.
Vì vậy, thay vì làm những việc kia thì đồng thời giảm để tuổi nghỉ hưu như trước đây, nó có lợi cho người lao động rất nhiều.
Cụ tỉnh vãi ! Về bản chất như các đang làm thì nên tính nó là một dạng thuế thân đánh vào NLĐ ! Chỉ khác là nó có cái tên gợi cảm.Tới đây đề nghị đổi tên thành Luật thuế lao động 2023 là các cụ hết cãi nhau.
Bản chất nó là thuế. Thu cưỡng bức, chi theo ý chí lờ đờ từng giai đoạn không cần hỏi ý kiến người nộp.
BHXH: nhà nước bảo đảm trách nhiệm bắt buộc của cả người LĐ và chủ LĐ đối với sự sống của người LĐ và người thân hết tuổi lao động hoặc vị thành niên; không được đem kinh doanh làm mất vốn (trừ mua trái phiếu chính phủ); nhà nước có trách nhiệm bù đắp thiếu hụt quỹ (nếu có), bảo đảm không vỡ quỹ, nôm na là không mất tiền.Xin bác giải ngố giúp : Trong lĩnh vực BHXH thì cơ quan BHXH có chính sách bảo vệ người lao động từ những nguy cơ nào so với các tổ chức tín dụng khác cũng được nhà nước đang bảo hộ?
Thế dân cả nước đăng ký loại hình “nằm ngửa ăn sẵn” 100%.Cụ làm thế em đề nghi BH giảm thời gian đóng bh xuống 5 năm là được lương hưu, tăng tuổi nghỉ hưu lên 80 tuổi nhá ! Kk
Đóng thấp thì ăn thấp! 45% lương mà được lĩnh có 3 củ thì lĩnh một cục đi! Với thu nhập như bác 200 triệu thì so với mức thu nhập đang lĩnh từ cty là quá cao! Có thể mua cho con cái xe máy hay xây cái nhà cấp 4 mái tôn mà ở! Làm ngần ấy năm mà lương chưa đến 10 triệu!Đúng là tuổi để lãnh lương hưu cao quá! Tôi năm nay 50 tuổi. Đã đóng được 18 năm BHXH. Đang tính rút 1 lần đây. Ví dụ bây giờ rút thì đc khoảng gần 200 triệu. Còn không thì đóng 2 năm nữa cho đủ 20 năm rồi đợi 10 năm nữa đến 60 tuổi để lãnh lương hưu. Khi đó lãnh 1 tháng đc khoảng 3 triệu. Một năm đc 36 triệu. Nếu sống đến 70 tuổi là tạch thị đc lĩnh lương 10 năm tổng là 360 triệu.
Vậy lấy 200 triệu bây giờ hay chờ 60 tuổi lãnh lương hưu hàng tháng như trên?
Bài toán này băn khoăn quá các cụ ạ! Tại hôm qua em đi thăm ông anh, vừa mới lãnh lương lưu đc 4 năm thì đi khám và phát hiện bị K phổi rồi.. Đầu năm Covid thì đi viếng đám hiếu ông anh ra đi còn vừa đang làm thủ tục nhận sổ hưu..
Nhưng mà thôi, mình đã đóng gần đủ 20 năm rồi thì nên cố đóng và chờ hưu, sau này đỡ gánh nặng cho con cái..
Còn cụ nào đóng dược ít năm ( Dưới 10 năm) mà xác định không đi cho DN nữa thì nên rút 1 lần. Chứ đóng tự nguyện để đủ 20 năm thì vỡ mồm. Đi làm thì DN họ đóng cho mình những 21%