Quyền lực, địa vị, danh tiếng do đâu mà có
Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa - tập 568
HT. Tịnh Không giảng tại Phật Đà giáo dục hiệp hội Hồng Kong năm 2010
Thế gian vinh hoa phú quý, địa vị, quyền lực, của cải, uy thế, tuyệt đối không phải ta thông minh trí tuệ mà có thể đạt được, không phải. Sao lại đạt được? Số mạng có.
Bản thân chúng ta nên thường suy nghĩ, người thông minh hơn ta có rất nhiều, người có trí tuệ hơn ta rất nhiều, người có phước báo, có quyền thế hơn ta cũng không ít. Biết dùng phương pháp họ không thua gì ta, vậy tại sao họ không đạt được điều gì cả? Không có số này. Bởi vậy ngạn ngữ nói rằng: “nhất sanh giai thị mạng, bán điểm bất do nhân”, câu nói này đã lưu hành suốt mấy ngàn năm. Nếu nói không có đạo lý, sao có thể truyền bá phổ biến như vậy? Không có đạo lý người ta sẽ chẳng nói, mấy ngàn năm vẫn còn lưu hành trong xã hội, vẫn còn rất nhiều người nói đến, vậy nó không phải không có đạo lý. Đạo lý của nó quá sâu, quá vi diệu, không phải phàm phu chúng ta có thể lãnh hội được.
Số mạng họ từ đâu mà có? Vì sao số mạng họ có, số mạng tôi không có? Vấn đề này Phật pháp nói rất thấu triệt, trong đời quá khứ người ta có tu. Có câu: “trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”, chúng ta không trồng, sao có thể đạt được? Trồng trọt một phần, thì thu hoạch một phần, chúng ta không trồng trọt, không thể có thu hoạch, đây là đạo lý nhất định.
Phước báo lớn nhất của nhân gian là đế vương, đế vương không đơn giản. Đế vương của các triều đại, thông thường đều có thể truyền đến mười mấy hai mươi mấy đời, truyền mấy trăm năm, quý vị biết tổ tông đó tích đức lớn biết bao, tích đức biết bao nhiêu đời.
Chúng ta quay đầu lại xem những gì trong bộ kinh này nói, sau khi Phật A Di Đà phát nguyện, liền tu hành tích lũy công đức, tích bao lâu? Năm kiếp (5 x 16,8 triệu năm x 20 tiểu kiếp x 4 trung kiếp). Trong ngạn ngữ nói, một vị đế vương ít nhất là trên mười đời, mười đời, mười đời tích lũy công đức, mới có phước báo lớn như vậy, đây là bình thường. Nếu đất nước có ảnh hưởng mấy trăm năm, truyền tông hai ba mươi đời, vậy thì mười đời đó chưa đủ.
Truyền thừa của các triều đại Trung quốc, nhiều nhất là nhà Chu, nhà Chu truyền hơn 30 đời. Thành Thang truyền 31 đời, hình như nhà Chu truyền 36 đời, hơn 800 năm. Tổ tông của họ tích đức lớn biết chừng nào! Chúng ta tin rằng, tích đức chưa đến 20 đời, họ không thể có phước báo lớn như vậy.
Bố vợ của phụ thân Khổng tử, gả con gái cho ông. Ông là bình dân, mà con gái vô cùng ưu tú, vì sao gả cho ông? Ông ta thấy năm đời trước của Khổng gia, hành thiện tích đức. Ông ta phán đoán, gia tộc này nhất định xuất nhân tài, đem con gái gả cho ông và sanh Khổng tử. Cổ nhân tin những điều này, hiểu những đạo lý này.
Nhà giàu mới nổi sẽ không lâu dài, có thể duy trì được ba đời là không tệ. Hiện nay chúng ta thấy bao nhiêu nhà giàu mới nổi, đến đời thứ hai là không còn. Có người đến khi mình tuổi lớn thì phá sản, quá nhiều, công ty đóng cửa, phá sản, nghĩa là một đời cũng không giữ được. Đây là gì? Có đức mà thiếu phước. Họ đã làm việc tốt tích lũy công đức, nhưng quá mỏng không dày, phải đức trọng mới gánh vác được trách nhiệm.
Bởi thế chúng ta xem Phật A Di Đà, lúc tỳ kheo Pháp Tạng ở nơi nhân địa, phát 48 nguyện, tu hành năm kiếp, đức này dày biết bao! Ở thế giới Ta bà một người cũng không tìm được. Thế giới Ta bà này của chúng ta, tích phước 10 đời, 20 đời là rất khó, không dễ. Tỳ kheo Pháp Tạng hành thiện tích đức năm kiếp, đây là năm đại kiếp, công đức này thành tựu nên thế giới Cực Lạc. Bởi vậy thế giới Cực Lạc là tu mà được, chúng ta có phần chăng? Có phần, vì sao vậy? Phật A Di Đà với chúng ta là nhất thể. Ngài tu, chúng ta hưởng lợi, nhất thể. Nhưng chúng ta phải đoạn ác tu thiện, tích lũy công đức mới tương ưng với ngài. Ngài thành tựu năm kiếp, nhất niệm của chúng ta liền tương ưng; gọi là “nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật”. Hiểu rõ ràng minh bạch những điều này, quý vị sẽ không hoài nghi đối với thế giới Cực Lạc, cũng không hoài nghi đối với việc bản thân niệm Phật nhất định vãng sanh. Chúng ta không có nghi, không có hối hận, trong đó có sự gian nan là điều tất nhiên.