[Funland] Bài toán vật lý khó. Cccm nào giải giiúp em vớii?

Biển số
OF-731174
Ngày cấp bằng
1/6/20
Số km
700
Động cơ
77,651 Mã lực
Nơi ở
Đà Lạt, Tếch Dạt
1. Em hiểu thời gian là độ lâu
2. Nguyên tắc một số chuyển động nào đó được tính là 1 giây, 60 giây một phút, 60 phút một giờ
3. Nếu không có đồng hồ hay thứ chỉ thời gian thì ngay cả độ lâu của một nụ hôn gió cũng khó biết chứ ko cần nhốt - tối đen - ngủ phức tạp thế ạ.

Em nghĩ vậy :D
Vâng vậy cụ đồng ý với em thời gian ko phải là thứ chúng ta sờ được, cảm nhận được mà chỉ có thể “ghi nhận” qua các thiết bị đo thời gian (đồng hồ). Và các thiết bị này đều dựa trên chuyển động của 1 cái gì đó: con lắc trong đồng hồ quả lắc...
Và như vậy thời gian nó liên quan đến chuyển động trong 1 không gian nhất định chứ nó ko tách rời khỏi không gian chứa cái đồng hồ.
Đúng ko ạ?

Giờ em với cụ giả sử mình cùng nhau làm cái đồng hồ ánh dáng đơn giản thế này: 1 tia laser được bắn ra, va chạm với 1 cái gương và phản xạ trở lại, cứ mỗi lần nó quay lại ta lại đếm là 1 “tick”
32A179C4-ACA8-4E2A-BF88-CCBF8C87728F.gif
 
Chỉnh sửa cuối:

Studer

Xe tăng
Biển số
OF-617889
Ngày cấp bằng
22/2/19
Số km
1,329
Động cơ
131,562 Mã lực
Em thấy bài toán của cụ thớt cơ bản đã được giải về mặt định tính , liên quan đến không gian n chiều trong đó có chiều thời gian là việc khó không dễ dàng để hình dung ra , các định luật vật lý của cụ Newton chỉ đúng cho các vật có chuyển động nhỏ hơn vận tốc ánh sáng , nó phổ biến trong cuộc sống hàng ngày nhưng lại không đúng cho cả vũ trụ này , nhưng cũng rất lý thú vì các cụ giúp em nhớ và vỡ ra nhiều điều về môn học mà ngày xưa em cũng rất yêu thích, một số ý kiến các cụ khác không phải để khoe khoang đâu mà là muốn để cho tiếng nói của mình thuyết phục hơn thôi , em hiểu việc đó
Cảm ơn cụ thớt
 

Tadiman893

Xe buýt
Biển số
OF-124763
Ngày cấp bằng
19/12/11
Số km
582
Động cơ
384,953 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vâng vậy cụ đồng ý với em thời gian ko phải là thứ chúng ta sờ được, cảm nhận được mà chỉ có thể “ghi nhận” qua các thiết bị đo thời gian (đồng hồ). Và các thiết bị này đều dựa trên chuyển động của 1 cái gì đó: con lắc trong đồng hồ quả lắc...
Và như vậy thời gian nó liên quan đến chuyển động trong 1 không gian nhất định chứ nó ko tách rời khỏi không gian chứa cái đồng hồ.
đúng ko ạ?
Ý cụ là sự khác nhau giữa 1 cái đồng hồ và vẫn là cái đồng hồ đó khi bị hết pin?
Theo cụ thì có chuyện ông du hành đi một vòng về thấy con gái đã già hơn mình không?
 

Gagarose

Xe điện
Biển số
OF-659342
Ngày cấp bằng
23/5/19
Số km
2,372
Động cơ
1,021,101 Mã lực
Nơi ở
Paracel Island & Spartly Island, VietNam
Hố hố, khen cụ Einstein thì mấy cụ cháu nhà mình không đủ giấy để in hết lời khen đâu. Chê thì dễ hơn, viết vài dòng là hết.
Hay quá. Để em ngâm cứu. Thank cụ.
Qua đó mới thấy tầm của Einstain vĩ đại thật. Cụ nhỉ? :)
Thực ra các cụ nhà ta ngày xưa cũng ko kém đâu, cụ Einstein nhân đọc Từ Thức gặp tiên mới nghĩ ra thôi
 

nokia8310i

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-402171
Ngày cấp bằng
21/1/16
Số km
111
Động cơ
230,720 Mã lực
Vâng vậy cụ đồng ý với em thời gian ko phải là thứ chúng ta sờ được, cảm nhận được mà chỉ có thể “ghi nhận” qua các thiết bị đo thời gian (đồng hồ). Và các thiết bị này đều dựa trên chuyển động của 1 cái gì đó: con lắc trong đồng hồ quả lắc...
Và như vậy thời gian nó liên quan đến chuyển động trong 1 không gian nhất định chứ nó ko tách rời khỏi không gian chứa cái đồng hồ.
đúng ko ạ?
Đoạn 1 không có nghĩa suy ra đoạn 2, chuyển động chỉ trong đồng hồ cơ thôi, còn rất nhiều dạng đồng hồ khác như chiếu bóng của mặt trời, đồng hồ thạch anh...
 
Biển số
OF-731174
Ngày cấp bằng
1/6/20
Số km
700
Động cơ
77,651 Mã lực
Nơi ở
Đà Lạt, Tếch Dạt
Ý cụ là sự khác nhau giữa 1 cái đồng hồ và vẫn là cái đồng hồ đó khi bị hết pin?
Theo cụ thì có chuyện ông du hành đi một vòng về thấy con gái đã già hơn mình không?
Cụ cứ bình tĩnh theo từng bước.

Giờ em với cụ giả sử mình cùng nhau làm cái đồng hồ ánh sáng đơn giản thế này: 1 tia laser được bắn ra, va chạm với 1 cái gương và phản xạ trở lại, cứ mỗi lần nó quay lại ta lại đếm là 1 “tick”
EB68822A-8507-46DF-8FE3-A2A562BC4370.gif


Nếu khoảng cách 2 đầu là 1 mét thì mỗi lần tia laser đi 2 mét thì ta có 1 tick, đúng ko cụ?

Vì ánh sáng đi 300.000 km/s, chúng ta cần 1.500.000.000 “tick” thì sẽ được 1 giây.

Để cho dễ em với cụ coi cái đồng hồ này to khổng lồ, khoảng cách 2 đầu là 150.000km đi. Như vậy mỗi “tick” là bằng đúng 1s

Đến đây cụ ok chưa ạ?
 
Chỉnh sửa cuối:

tienaka

Xe container
Biển số
OF-440445
Ngày cấp bằng
27/7/16
Số km
5,012
Động cơ
265,004 Mã lực
Nơi ở
đang load
Em chỉ biết quãng đường đi từ A tới C cũng sẽ bằng quãng đường đi từ C tới A :D
 
Biển số
OF-731174
Ngày cấp bằng
1/6/20
Số km
700
Động cơ
77,651 Mã lực
Nơi ở
Đà Lạt, Tếch Dạt
Đoạn 1 không có nghĩa suy ra đoạn 2, chuyển động chỉ trong đồng hồ cơ thôi, còn rất nhiều dạng đồng hồ khác như chiếu bóng của mặt trời, đồng hồ thạch anh...
Đồng hồ mặt trời là chuyển động của mặt trời. Đồng hồ quartz thì mời cụ tìm hiểu về tuning fork. Em đố cụ tìm được đồng hồ nào mà ko có cái gì chuyển động đấy, trừ amotic clock vì nó tính giây dựa trên quy ước
 

hung303

Xe điện
Biển số
OF-2170
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
3,586
Động cơ
503,554 Mã lực
Tàu vũ trụ không thể cứ thế có gia tốc là g được. Khi vận tốc tăng lên -> khối lượng tàu tăng -> vận tốc chỉ tiệm cận dần với c thôi không tăng lên được nữa.
Em đang xem series phim khoa học về vũ trụ, hóa ra các thiên hà vãn đang dãn nở cách xa nhau với vấn tốc hơn cả tốc độ ánh sáng, nên vận tốc ánh sáng vẫn ko phải là giới hạn của vũ trụ
 

hung303

Xe điện
Biển số
OF-2170
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
3,586
Động cơ
503,554 Mã lực
Em chỉ biết quãng đường đi từ A tới C cũng sẽ bằng quãng đường đi từ C tới A :D
Các thiên hà, hành tình vẫn đang giãn nở cách xa nhau, nên ở trên mặt đất thì điều đó đúng, nhưng trong vũ trụ thì lại không đúng cụ ah!
 

Parejo_10

Xe điện
Biển số
OF-295803
Ngày cấp bằng
18/10/13
Số km
3,570
Động cơ
312,845 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ở một góc độ khác khi ông A bắt đầu lên tàu bay thì mấy hôm sau vợ ông A đã đi lấy chồng và xây dựng hạnh phúc mới :D
 

hung303

Xe điện
Biển số
OF-2170
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
3,586
Động cơ
503,554 Mã lực
Em lỡ chém gió về thuyết tương đối của em. Các cccm thông cảm em hay chém gió quen xừ nó rồi. Thế là bị đố lại như sau.

Giả sử một ông A tạm biệt Trái đất (B) và tới hành tinh C cách (B) 1 triệu năm ánh sáng.

Ông A bay trên tàu vũ trụ với gia tốc là g (như vậy trọng lực sẽ như người trái đất luôn, ông ấy đi lại thoải mái trên tàu).

Hỏi:
1. Với ông A thì mất bao nhiêu thời gian để tới hành tinh (C). Nghĩa là già bao tuổi?
2. Khi ông ấy thăm hành tình (C) xong quay lại trái đất (A) thì trái đất (A) đã trải qua bao nhiêu năm từ khi ông ấy rời đi?

Ong hết cả thủ. Không nghĩ rằng có người giải được cách đây hơn 100 năm :(

7C4F6A5C-AD50-4772-974D-344D2EC115B8.jpeg
Nếu hành tinh C cách B 1 triệu năm ánh sáng (1 năm ánh sáng ~ 6 nghìn tỉ dặm) thì C chắc ở thiên hà khác rồi, mà các thiên hà đang dã nở cách xa nhau với vận tốc cực lớn nên có khả năng chả bao giờ đến đc C :)
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,888
Động cơ
203,499 Mã lực
Em đang xem series phim khoa học về vũ trụ, hóa ra các thiên hà vãn đang dãn nở cách xa nhau với vấn tốc hơn cả tốc độ ánh sáng, nên vận tốc ánh sáng vẫn ko phải là giới hạn của vũ trụ
Chưa đúng ạ, hoặc là phim khoa học họ nói một cách giản lược thôi ạ.

Vận tốc của ánh sáng trong chân không (thực chất là vận tốc của nhân quả, ánh sáng chỉ là một trường hợp đặc biệt) là hằng số, và được chứng minh là vận tốc tối đa của mọi "vật" và "trường" trong không gian. Đây là vận tốc của "vật" trong không gian.

Tuy nhiên, không có gì nói rằng bản thân không gian trống rỗng (empty space) không thể giãn nở với tốc độ nhanh hơn c. Ở đây không có "vật" nào di chuyển cả, mà là "không gian trống rỗng" giãn nở ra. Do vậy phim tài liệu của cụ hiểu đúng phải là không gian giãn nở với tốc độ tăng tỉ lệ thuận với khoảng cách, dẫn đến khoảng cách của vật thể ở xa nhau có thể tăng nhanh hơn vận tốc ánh sáng.
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,888
Động cơ
203,499 Mã lực
Em lạy cụ 1 lạy, cụ nên đọc các kênh khoa học nhiều hơn thay vì xem phim ảo tưởng đi.
Khi Phi hành gia kết thúc hành trình và quay lại trái đất thì 2 cái đồng hồ này vẫn chỉ đến 1 thời gian giống nhau thôi cụ.
Em cùng ý kiến với cụ Thắng Formosa , đồng hồ hay đồng hồ đo nhiên liệu do con người tạo ra, nên 2 con đồng hồ cùng 1 điều kiện nhiệt độ, trọng lực trọng trường sẽ chạy cùng 1 thời gian. Còn khái niệm thời gian không chạy do có vận tốc ánh sáng là "lý thuyết" và là thời gian thực chứ ko liên quan đến máy đo thời gian đồng hồ).
Đến năm còn "ko chính xác" người ta phải thêm năm nhuận thì sao thời gian của đồng hồ lại chính xác được.
Không ạ, thời gian gắn với vật thể chuyển động ở các vận tốc khác nhau sẽ trôi đi nhanh-chậm khác nhau, và thể hiện ở cái đồng hồ cũng sẽ trôi đi nhanh-chậm khác nhau.

Cùng là đồng hồ nguyên tử chế tạo cực kỳ chính xác của cùng 1 hãng chế tạo, một cái đặt trên mặt đất (trái đất), 1 cái đặt trên vệ tinh bay quanh trái đất (như vệ tinh GPS chẳng hạn), cùng đo thời gian của một sự vật-hiện tượng (VD như thời gian xe ô tô chạy từ HN-TPHCM) sẽ chỉ 2 khoảng thời gian khác nhau. Cụ thể là cái đồng hồ trên vệ tinh GPS sẽ bị chậm đi 1 chút.

Có 2 hiện tượng tác động:
- Thời gian trên vệ tinh trôi chậm hơn Thời gian trên mặt đất do vận tốc của vệ tinh so với ô tô cao hơn vận tốc của mặt đất so với ô tô. (Hiệu ứng 1 - hệ quả của thuyết tương đối hẹp)
- Thời gian trên vệ tinh trôi nhanh hơn Thời gian trên mặt đất do vệ tinh nằm trong trường hấp dẫn yếu hơn mặt đất (Hiệu ứng 2 - hệ quả của thuyết tương đối rộng).

Tổng hợp 2 hiệu ứng thì thời gian trên vệ tinh sẽ trôi chậm hơn 1 chút. Đồng hồ vừa là vật thể hiện, vừa là vật định nghĩa thời gian.
 

Tadiman893

Xe buýt
Biển số
OF-124763
Ngày cấp bằng
19/12/11
Số km
582
Động cơ
384,953 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ cứ bình tĩnh theo từng bước.

Giờ em với cụ giả sử mình cùng nhau làm cái đồng hồ ánh sáng đơn giản thế này: 1 tia laser được bắn ra, va chạm với 1 cái gương và phản xạ trở lại, cứ mỗi lần nó quay lại ta lại đếm là 1 “tick”
EB68822A-8507-46DF-8FE3-A2A562BC4370.gif


Nếu khoảng cách 2 đầu là 1 mét thì mỗi lần tia laser đi 2 mét thì ta có 1 tick, đúng ko cụ?

Vì ánh sáng đi 300.000 km/s, chúng ta cần 1.500.000.000 “tick” thì sẽ được 1 giây.

Để cho dễ em với cụ coi cái đồng hồ này to khổng lồ, khoảng cách 2 đầu là 150.000km đi. Như vậy mỗi “tick” là bằng đúng 1s

Đến đây cụ ok chưa ạ?
Về cơ bản là ok, trừ cái 150.000.000 tíck là 1 giây chứ ko phải 1.5 tỷ tick ạ.
 

nokia8310i

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-402171
Ngày cấp bằng
21/1/16
Số km
111
Động cơ
230,720 Mã lực
Không ạ, thời gian gắn với vật thể chuyển động ở các vận tốc khác nhau sẽ trôi đi nhanh-chậm khác nhau, và thể hiện ở cái đồng hồ cũng sẽ trôi đi nhanh-chậm khác nhau.

Cùng là đồng hồ nguyên tử chế tạo cực kỳ chính xác của cùng 1 hãng chế tạo, một cái đặt trên mặt đất (trái đất), 1 cái đặt trên vệ tinh bay quanh trái đất (như vệ tinh GPS chẳng hạn), cùng đo thời gian của một sự vật-hiện tượng (VD như thời gian xe ô tô chạy từ HN-TPHCM) sẽ chỉ 2 khoảng thời gian khác nhau. Cụ thể là cái đồng hồ trên vệ tinh GPS sẽ bị chậm đi 1 chút.

Có 2 hiện tượng tác động:
- Thời gian trên vệ tinh trôi chậm hơn Thời gian trên mặt đất do vận tốc của vệ tinh so với ô tô cao hơn vận tốc của mặt đất so với ô tô. (Hiệu ứng 1 - hệ quả của thuyết tương đối hẹp)
- Thời gian trên vệ tinh trôi nhanh hơn Thời gian trên mặt đất do vệ tinh nằm trong trường hấp dẫn yếu hơn mặt đất (Hiệu ứng 2 - hệ quả của thuyết tương đối rộng).

Tổng hợp 2 hiệu ứng thì thời gian trên vệ tinh sẽ trôi chậm hơn 1 chút. Đồng hồ vừa là vật thể hiện, vừa là vật định nghĩa thời gian.
Cái này gọi là sai số thôi ạ, vệ tinh hay tàu vũ trụ muốn hoạt động đúng cần có sự đồng bộ về MAÝ ĐO thời gian.
Đồng hồ là vật thể hiện đo thời gian em đồng ý chứ cụ bảo đồng hồ là vật định nghĩa thời gian chắc còn lâu đấy ạ. :D
 

Studer

Xe tăng
Biển số
OF-617889
Ngày cấp bằng
22/2/19
Số km
1,329
Động cơ
131,562 Mã lực
Theo em biết , người ta xác định được việc dãn nở của các thiên hà thông qua một hiệu ứng gọi tên của nhà khoa học tìm ra nó là double ( ko biết viết chuẩn chưa )
Hiệu ứng này mô tả âm thanh của vật phát ra có tần số tăng lên khi tiến lại gần và giảm đi khi ra xa mặc dù tần số thực của nó không đổi
Hiệu ứng này đúng với tần số vô tuyến hay tất cả các vật có sóng dao động
Khi theo dõi bức xạ vô tuyến của các vì sao , người ta thấy nó tăng dần hàng năm nên đưa ra kết luận thiên hà đang nở
Do vậy tốc độ dãn nở đó không thể nhanh hơn tốc độ sóng vô tuyến hay tốc độ ánh sáng được
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,888
Động cơ
203,499 Mã lực
Cái này gọi là sai số thôi ạ, vệ tinh hay tàu vũ trụ muốn hoạt động đúng cần có sự đồng bộ về MAÝ ĐO thời gian.
Đồng hồ là vật thể hiện đo thời gian em đồng ý chứ cụ bảo đồng hồ là vật định nghĩa thời gian chắc còn lâu đấy ạ. :D
Không phải sai số đâu cụ. Khi mà mọi sự vật và hiện tượng cùng diễn ra bên trong cái vệ tinh ấy đều bị chậm lại như nhau, và mọi vệ tinh đều bị chậm lại so với mặt đất, thì không có cách nào để giải thích ngoài việc thời gian thực sự trôi chậm lại khi vận tốc tăng lên.

Giờ giả sử việc sai lệch giữa các đồng hồ chỉ đơn thuần là sai số (giả thuyết sai số). Thế thì trên bầu trời hàng trăm hàng ngàn vệ tinh, mỗi cái vệ tinh đều gắn đồng hồ, thì phải có cái trôi nhanh hơn mặt đất, có cái trôi chậm hơn mặt đất chứ? Nhưng trên thực tế đo lường chỉ ra mọi đồng hồ đều chạy chậm so với mặt đất, và khoảng thời gian bị chậm có thể tính toán được từ trước khi phóng vệ tinh với sai số cực nhỏ dựa trên thông tin biết sẵn về vận tốc và độ cao của vệ tinh. Như vậy thì giả thuyết sai số không đứng vững tí nào, mà buộc phải công nhận là thời gian bị trôi chậm lại là có quy luật, và có thể tính được.

Về định nghĩa "thời gian": Thời gian bắt buộc phải được định nghĩa (và đo lường) dựa trên chuyển động (hoặc ít nhất là thay đổi trạng thái vật lý), không có cách nào khác cả. Chẳng qua là cùng với sự tiến bộ của khoa học, cách con người dùng chuyển động để định nghĩa thời gian càng lúc càng tốt lên: Ban đầu là dựa vào chuyển động của trái đất, mặt trời, mặt trăng... xong đến dựa vào dao động điều hoà của quả lắc, rồi dựa vào tần số dao động của tinh thể thạch anh, và hiện nay là dựa trên sự thay đổi trạng thái của nguyên tử Cs: Định nghĩa của SI thì 1 giây = "The duration of 9192631770 periods of the radiation corresponding to the transition between the two hyperfine levels of the ground state of the caesium-133 atom". Thế nên nói đồng hồ định nghĩa thời gian cũng không có gì sai: Đồng hồ nguyên tử chẳng qua là bộ đếm số lần chuyển trạng thái của nguyên tử Cs mà thôi.
 

Thích Đu Đủ

Xe điện
Biển số
OF-717283
Ngày cấp bằng
22/2/20
Số km
2,158
Động cơ
107,195 Mã lực
Tuổi
45
em thắc mắc ở góc độ nhiên liệu cho con tàu vũ trụ đó. Để duy trì gia tốc =g thì động cơ phải bật liên tục. Bỏ vấn đề liệu mang đi bao nhiêu nhiên liệu để đủ duy trì hành trình cả đi và về sang một bên. Em thắc mắc ở góc nhìn thời gian. Người ngoài thì thấy con tàu bay mất X năm, tương ứng là thời gian hoạt động động cơ, nhiên liệu tiêu hao. Còn ông trong tàu thì chỉ cảm nhận có Y năm, Y bé hơn X nhiều. Thế thằng nhiên liệu nó sẽ theo khung thời gian nào. Hay ông trong tàu thấy nhiên liệu hết vùn vụt, như kiểu đồng hồ công tơ điện nhà các cụ bị hack ý?
Thực tế thì mặt trời cũng đang đóng cai trò cái động cơ, nó "bay hơi" một phần và mất dần năng lượng :))
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,680
Động cơ
281,764 Mã lực
Vâng vậy cụ đồng ý với em thời gian ko phải là thứ chúng ta sờ được, cảm nhận được mà chỉ có thể “ghi nhận” qua các thiết bị đo thời gian (đồng hồ). Và các thiết bị này đều dựa trên chuyển động của 1 cái gì đó: con lắc trong đồng hồ quả lắc...
Em lại nghĩ thời gian nó gồm cả yêu tố sinh học nội tại của chủ thể quan sát nữa. Cơ thể con người có các yếu tố thời gian của riêng nó, mà ở 1 góc độ nào đó, ảnh hưởng đến cảm nhận thời gian, dù ko có vật tham chiếu như đồng hồ hay ai nói cho biết. Ví dụ nhịp tim, tốc độ phân chia hình thành tế bào mới, chức năng bài tiết, tốc độ tiêu hóa thức ăn trong dạ dày.....

P/S em vẫn đợi cụ nào gt cho em vụ đồng hồ nhiên liệu tàu vũ trụ sẽ như thế nào khi tàu vũ trụ hoạt động liên tục , giữa hệ thời gian người trong tàu và hệ thời gian người quan sát từ trái đất.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top