[Funland] bác Tuân bắn rơi phi công Mỹ nào!?

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,088
Động cơ
548,494 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Mích Hăm Mốt thì em chưa nghe, nhưng Mích Mười Bảy và Mười Chín có cái mái ảnh gắn cùng thước ngắm súng mái, khi về hạ cánh thì mặt đất cho người ra tháo hộp phin mang về in tráng để lưu trữ nghiên cứu rút kinh nghiệm. Thành tích chiến đấu sau đó mới được đơn vị công nhận xác nhận thừa nhận các thứ. Mà nó là bí mật nên ngay phi công cũng không đích xác được.

Chuyện thành tích được trao cho ai không quan trọng. Những người lính như chú Tuân chỉ chấp hành nhiệm vụ được giao và chấp hành luôn cả cái thành tích được phân công. Về sau hòa bình dĩ nhiên cũng chế độ chính sách hay sự nghiệp có hơn có kém, nhưng bản chất người lính thì cũng chả ông nào nghĩ về chuyện công anh công tôi. Mà hồi đó, tổ chức chỉ huy của mặt đất thì kém cả về trang bị lẫn trình độ, đêm hôm mù mịt cất cánh lên giời thậm chí chưa cần có oánh nhau cũng xác định là chín phần chết một phần sống. Không nên có những bình luận xúc phạm đến những người lính. Còn thì về mặt chính sách, ở ta chữ chính thường đi mí chữ phụ, chữ sách hay làm liên tưởng đến chữ khoa. Bàn thế nào cũng được, miễn đừng bị bem.
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,411
Động cơ
666,950 Mã lực
bạn nói thế sai rồi đấy, tôi tuy là người đi sau chưa được tham ra chận B52 năm 1975 nhưng chúng tôi học pháo phòng không nó khác với các nước lắm nhé, đầu tiên ra đa bắt sóng và báo hướng máy bay, sau đó đo xa theo hướng ra đa bắt và báo cho lính pháo chúng tôi, hướng bay, tốc độ của máy bay để chúng tôi cho vào kính ngắm, nó bay vào mặc kệ nó, chỉ lúc nào nó bổ nhào thả bom, tiểu đội trưởng phất cờ mới được bắn nhá, cong nó bay trên trời thì pháo 37 hai nòng của chúng tôi chưa đến tuổi bắn tới chúng được nhá vì độ bắn cao hiệu quả nhất là 3000m thôi, lúc máy bay bổ nhào thả bom nhiều nước ví dụ như TQ họ lao vào hầm chú ẩn, cái này tôi đã được chứng kiến khi đi sơ tán tai Lạng Sơn ngày trước, còn chúng tôi thì lúc đó bắn mới hiệu quả rễ chúng máy bay vì chúng không thể lạng lách để chánh đạn được, lếu chúng lạng lách chánh đạn của ta thì mục tiêu chúng đánh cũng bị trượt ngay, nghĩa là bạn hãy tưởng tượng tao chết, mày cũng toi ai ngan rạ người ấy thắng bạn nhé, bạn nói thế thì bạn đã coi thường bộ đội ta quá rồi đấy
Lão ý troll đới Cụ. Eim bít tay nghiện vodka_Putinka Vodka_Putinka
này mờ.
Cách đánh máy bay của cao xạ /pk ta là " Nhằm thẳng quân thù mà bắn" như khẩu lệnh của cụ Nguyễn Viết Xuân. Tức đối mặt với chúng- cách đánh này không phải quân đội nào cũng dám áp dụng đâu.. phải cực kỳ bản lãnh, gan dạ và chấp nhận hy sinh, chủ động, chơi cân não với pilot Mẽo... nhưng thực tế minh chứng đây là cách đánh hiệu quả nhất... chứ để nó cắt bom xong mới nhảy lên bắn vuốt đuôi ( như cách của Tàu) thì nếu giả sử sau đợt bom người và trận địa còn nguyên vẹn thì cũng khó trúng thằng địch.
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,411
Động cơ
666,950 Mã lực
Em lại tưởng nó thông đồng mí thằng tư bản đóng tàu bay, rơi một nó báo thành ba, hai chiếc kia đem bán cho Liên Xô chứ. Giặc lái nhảy dù khuyến mãi một ông một triệu Tơn, hai tuần nghỉ mát Bà Là rồi về Hỏa Lò chờ xuất cảnh. :)):)):)):))
Số lượng máy bay bị bắn hạ của 2 bên công bố cũng khác nhau, cũng là điều dễ hiểu thôi, trong trận đánh trả tập kích đường không thì có nhiều lực lượng cùng tham gia một thằng rơi có khi thể trúng đạn của nhiều lực lượng.. chưa kể Mig trúng đạn rơi nhưng đia phương cũng chả phán biệt được báo công thành tích bắn rơi tàu bay địch cả... nơi biết rõ thì lúc đó sao dám công bố đính chính???
Thế nhưng bất luận thế nào.. ta đánh trả và bắn rơi tại chỗ máy bay ( nhiều, rất nhiều) của KQ, KQHQ Hoa kỳ và cả hàng chục B52 nữa là một kỳ tích không thể phủ nhận hoặc làm lu mờ...
 

Cao Biền 02

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-497114
Ngày cấp bằng
13/3/17
Số km
6,357
Động cơ
231,010 Mã lực
Thời điểm đó ất nhiều nhân chứng, đồng đội của bác Thiều có thể thuật lại từng chi tiết sự chiến công anh dũng của bác Thiều cụ nhé. Là anh trai bác Thiều thì đương nhiên bác anh đã tìm hiểu và nhớ nằm lòng thậm chí có thể hình dung ra em trai mình đã lập chiến công và đã hy sinh oanh liệt như thế nào. Nên bác ấy biết thậm chí biết rất rõ trận chiến ấy sảy ra lúc nào, cất cánh trên đường băng ra sao dẫn đường làm sao, bắn lúc nào, đâm vào mai bai địch thế nào đến mức có thể kể lại như chính mình chứng kiến em thấy chả có gì khó hiểu cả.
Không khó hiểu. Em cũng không nói khó hiểu. mà nói lạ
Bây giờ, cho cháu nào đó 20 tuối nó sợt mạng xong nó cũng có thể kể như thật.

Nhưng hãy để ai kể chuyện người đó biết, như thế mới là nhân chứng.
Người nhà hãy nói về chuyện người nhà.
Kể chuyện chiến đấu hãy để những người chiến đấu kể.

Như thế tư liệu, phim tài liệu thuyết phục hơn.

Như ý kiến cụ dưới này
Đây cũng là những điểm dở ở xứ này. Là người thân thì nắm được đời thường, ở chiến trường thì ko ai khác ngoài đồng đội nắm được điều diễn ra. Đôi khi người thân nghe kể lại chắp vá, nhưng lại phát ngôn như thể mình là nhân chứng, sẽ làm méo mó đi tất cả.
Thì trên này cũng thế thôi, ông nào nghe hơi được cụ phi công nào kể chuyện thì lên đây cũng chém như đúng rồi kiểu mày thì biết gì, chỉ tao mới là biết.
 
Chỉnh sửa cuối:

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Bắn máy bay Mỹ lúc nó bổ nhào ném bom trận địa pháo cao xạ thì dễ bắn trúng nhất là đúng rồi, nhưng cũng không hẳn chỉ bắn lúc máy bay bổ nhào. Không lẽ lúc máy bay Mỹ bay ngang qua thì cả trận địa pháo đứng nhìn mà không bắn. Nếu chỉ bắn lúc máy bay bổ nhào vào trận địa thì người ta làm ba, bốn trận địa pháo cao xạ giả làm gì. Máy bay Mỹ còn nhiều mục tiêu bắn phá chứ đâu chỉ có trận địa pháo cao xạ. Các trận địa phòng không có đủ các loại súng, pháo, cứ máy bay bay ngang qua trong tầm bắn hiệu quả của vũ khí là phệt thôi, không bắt buộc phải đợi máy bay bổ nhào.
thì nói về căn bản thế thôi, chủ yếu là loạt đạn đầu tiên thường bắn gần để gây bất ngờ và để dấu vị trí. Có hẳn tiêu chí quyết tâm là hạ máy bay trong loạt đạn đầu tiên luôn!

Pháo phòng không VN thường là loại nhỏ, tầm bắn dưới 4000mét chỉ dùng để bảo vệ mục tiêu ngay sát cạnh thôi chứ máy bay nó bay ngang để đánh chổ khác thì cũng không bắn được, trừ vài chổ mai phục máy bay bay thấp!

Còn bọn phát xít Đức thì nó có súng phòng không cỡ lớn 128 ly có thể bắn cao 10 cây số thì hay dùng bắn máy bay bay ngang qua, nhưng hiệu quả cũng kém lắm!
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
http://soha.vn/trung-tuong-pham-tuan-va-bai-hoc-xuong-mau-khi-doi-dau-voi-phao-dai-bay-b-52-2017122015520206rf2017121915330377.htm

Trung tướng Phạm Tuân và bài học xương máu khi đối đầu với "pháo đài bay" B-52

Bài và ảnh: TUẤN SƠN | 20/12/2017 03:59 PM

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Trung tướng phi công Phạm Tuân nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam, mà còn trên toàn thế giới. Ông là phi công đầu tiên bắn hạ "pháo đài bay bất khả xâm phạm" B-52 của Mỹ.

Nhân kỷ niệm 45 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", phóng viên Báo Quân đội nhân dân Điện tử đã được gặp gỡ và trao đổi với Trung tướng Phạm Tuân về cơ duyên đặc biệt trở thành phi công lái máy bay tiêm kích của ông và những bài học xương máu rút ra trong thực tế chiến đấu khi đối đầu với máy bay B-52.

Từ thợ máy hàng không trở thành phi công máy bay tiêm kích

Chia sẻ về con đường trở thành phi công của mình, Trung tướng Phạm Tuân cho biết, thời trẻ ông đã từng đi tuyển phi công, nhưng không trúng bởi vấn đề về tim mạch, cũng như thể trạng không đảm bảo.

Điều này cũng dễ hiểu khi đất nước ta trong thời kỳ chiến tranh, thiếu thốn, điều kiện ăn uống, dinh dưỡng không đầy đủ. Tuy nhiên, ước mơ trở thành phi công không bao giờ nguội lạnh trong suy nghĩ của chàng thanh niên trẻ Phạm Tuân.


Trung tướng Phạm Tuân thời trẻ. Ảnh tư liệu.

Năm 1965, Phạm Tuân nhập ngũ, được biên chế về Quân chủng Phòng không-Không quân và được cử sang Liên Xô học chuyên ngành thợ máy ra-đa. Tại Liên Xô, một tình huống đã xảy ra, sau nhiều lần sàng lọc, nhiều phi công Việt Nam không đủ tiêu chuẩn sức khỏe và cần được thay thế.

Các học viên thợ máy chính là nguồn bổ sung đầu tiên được tính tới. Trong quá trình học tập và rèn luyện tại Liên Xô, thể trạng của Phạm Tuân được cải thiện đáng kể, cùng với đó cách tuyển chọn của nhà trường tại nước bạn cũng linh hoạt hơn tại Việt Nam. Chính vì thế, Phạm Tuân đã được chọn để đào tạo phi công tiêm kích.

"Môi trường học tập và rèn luyện bên Liên Xô tốt hơn đã giúp mình cải thiện được thể trạng. Mặt khác, cách tuyển chọn học viên phi công ở nước bạn cũng có tính động và khoa học hơn: Căn cứ vào kết quả của cả quá trình thao tác hơn là chỉ căn cứ vào các thông số đo đạc y tế ở trạng thái tĩnh", Trung tướng Phạm Tuân chia sẻ.

Vượt quá kiểm tra y tế, đầu năm 1966, Phạm Tuân được chọn vào Trường dạy bay Krasnodar. Đây là ngôi trường có nhiều học viên quốc tế theo học. Học viên Việt Nam dù có hạn chế về ngôn ngữ và trình độ ban đầu, nhưng nhờ chăm chỉ học tập, rèn luyện, nên kết quả học tập và thực hành bay không thua kém gì học viên các nước bạn.

Trung tướng Phạm Tuân nhớ lại, học viên Việt Nam rất được các thầy giáo Liên Xô quý mến không chỉ vì nước ta đang có chiến tranh, mà còn nhờ đức tính cần cù, chăm chỉ và tuân thủ kỷ luật. Mọi học viên Việt Nam đều có khao khát được bay và luôn nỗ lực hoàn thiện bản thân.

Trong quá trình học tập tại Liên Xô, Trung tướng Phạm Tuân chia sẻ nhiều kỷ niệm sâu sắc, nhưng đặc biệt nhất trong số đó là chuyến bay đơn đầu tiên. Đây là dấu mốc quan trọng đánh giá việc phi công có thể tốt nghiệp được không và chuyến bay đã để lại nhiều kỷ niệm khó quên đối với chàng học viên phi công trẻ.

"Mình lần đầu tiên được điều khiển chiếc máy bay rời mặt đất. Đó là kỷ niệm không thể quên đối với chàng trai mới mười tám, đôi mươi. Chuyến bay đó đã để lại cho mình ấn tượng sâu sắc nhất", Trung tướng Phạm Tuân nói.

Cuối năm 1967, Phạm Tuân tốt nghiệp và chính thức trở thành phi công tiêm kích Mig 17 với kỹ năng bay đêm điêu luyện. Sau này, Phạm Tuân tiếp tục được chọn chuyển loại sang máy bay tiêm kích Mig-21. Kiến thức chuyển loại khi đó của người phi công trẻ chỉ là những cuốn sổ người lái máy bay của các phi công đi trước. Có lẽ những "cuốn giáo trình đặc biệt này" đã tôi luyện phẩm chất và kỹ thuật bay điêu luyện cho Phạm Tuân.

Trưởng thành trong chiến đấu và kinh nghiệm đối phó với "pháo đài bay"

Giữa năm 1968, phi công Phạm Tuân được biên chế về Trung đoàn 923. Các trận đụng độ máy bay Mỹ đã dần tôi luyện và hoàn thiện kỹ năng chiến đấu của người phi công trẻ, đặc biệt là không chiến trong đêm tối. Mỗi trận đánh đều là một bài học kinh nghiệm trả giá bằng xương máu cho công tác dẫn đường, chỉ huy và phi công.

Trung tướng Phạm Tuân đánh giá, kết quả của các cuộc đối đầu giữa ta và địch phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp nhịp nhàng giữa người chỉ huy, công tác dẫn đường mặt đất và kỹ năng của phi công trên không trung, trong đó người phi công chính là mắt xích quan trọng nhất.

"Những cuộc không chiến thực tế khác hoàn toàn huấn luyện. Ranh giới giữa sự sống và cái chết giúp mình hoàn thiện kỹ năng, kỹ thuật chiến đấu tốt hơn
", Trung tướng Phạm Tuân cho biết.

Nhớ lại những bài học nhận diện và phương thức công kích máy bay B-52 trong 12 ngày đêm "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", Trung tướng Phạm Tuân chia sẻ, một trong những phát hiện của phi công ta để nhận diện B-52 là khi nó bay vào không phận ta đều bật đèn để quan sát nhau.

Đây có thể là tín hiệu B-52 sử dụng để báo hiệu vị trí cho các máy bay hộ tống. Trong quá trình chiến đấu, phi công ta đã phát hiện được điểm đặc biệt này, từ đó vạch mặt "pháo đài bay" trên bầu trời đêm Hà Nội.

"Trong lần xuất kích đêm 18-12-1972, mình quan sát thấy B-52 nhờ dải đèn tín hiệu trên máy bay. Tín hiệu này sau đó được nhiều phi công khác của ta nhận thấy và phát hiện đây chính là điểm đặc biệt của "pháo đài bay", Trung tướng Phạm Tuân nói.

Trong các lần đánh tập B-52, phi công ta thường lợi dụng dẫn đường mặt đất để bay thấp, rồi bất ngờ leo cao tấn công máy bay giả định. Tuy nhiên, trong thực tế đánh B-52 khác hoàn toàn vì hệ thống ra-đa dẫn đường bị gây nhiễu. Với hệ thống gây nhiễu đa dạng, công suất cực mạnh, kênh dẫn đường mặt đất không dẫn được phi công ta tiếp cận được B-52.

"Tình huống như thế đã xảy ra với anh Bùi Doãn Độ. Do bị nhiễu dẫn đường có sai lệch, máy bay của ta nằm phía dưới B-52, nên không công kích được", Trung tướng Phạm Tuân kể lại.

Sau nhiều lần rút kinh nghiệm, toàn bộ lực lượng máy bay tiêm kích, sở chỉ huy không quân và ra-đa dẫn đường của ta được chuyển ra các sân bay nằm ở vòng ngoài, xa Hà Nội, cũng như sử dụng các đài dẫn đường từ xa để chỉ huy máy bay tiêm kích vào công kích B-52 để hạn chế nhiễu.

Trung tướng Phạm Tuân đánh giá, đây sự thay đổi chiến thuật quan trọng giúp Không quân ta có cơ hội tiếp cận và tiêu diệt B-52.

Theo Trung tướng Phạm Tuân, ngoài các yếu tố trên, một yếu tố quan trong khác rút kinh nghiệm thực tế các trận đội đầu "pháo đài bay", phi công ta thay đổi chiến thuật từ việc bay thấp đột kích chuyển sang tăng tốc độ và bay ở độ cao lớn xen lẫn vào trong đội hình hộ tống của địch.

Với đội hình máy bay hộ tống lớn và quy mô như của B-52, nhất là trong đêm tối, máy bay tiêm kích của ta bay có thể bay lẫn vào trong đội hình hộ tống của, mà địch không thể phát hiện. Nhờ tốc độ cao và độ cao lớn, máy bay tiêm kích ta có thể chủ động chọn thời điểm công kích B-52, mà các đơn vị F-4 hộ tống không thể ngăn chặn.

Đó chính là sáng tạo trong cách đánh B-52 của Không quân ta.

Hai lần đụng độ và "pháo đài bay" gẫy cánh

Nhớ về những ngày đêm lịch sử cuối năm 1972, Trung tướng Phạm Tuân kể lại, tối 18-12-1972, sau khi nhận lệnh xuất kích, chiếc Mig-21 do ông điều khiển cất cánh từ sân bay Nội Bài lao vào bầu trời đêm.

Tiếp cận đội hộ tống của máy bay Mỹ, ông phát hiện dải đèn nhận diện lạ ở độ cao hơn 8km, nhưng không biết đó là của B-52. Xin lệnh công kích và được đồng ý, phi công Phạm Tuân tiếp cận mục tiêu và bật ra-đa. Cả màn hình ra-đa sáng rực vì nhiễu.

"Lúc đó, chiếc B-52 bất ngờ tắt đèn tín hiệu nhận diện. Không nhìn thấy mục tiêu trong đêm, tôi bật tăng lực để tăng tốc máy bay tìm mục tiêu. Luồng lửa động cơ do chiếc Mig-21 tạo ra thu hút sự chú ý của đám F-4 hộ tống. Sau vài vòng tìm kiếm không thấy mục tiêu, tôi đã điều khiển máy bay thoát ly", Trung tướng Phạm Tuân nhớ lại.


Máy bay tiêm kích Mig-21 mang số hiệu 5121 phi công Phạm Tuân điều khiển bắn rơi B-52 trên bầu trời Hà Nội, được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Trong đêm, sân bay Nội Bài bị B-52 đánh phá dữ dội, đường băng bị hỏng nhiều đoạn, chiếc Mig-21 do phi công Phạm Tuân điều khiển hạ cánh và đâm vào hố bom bị gãy càng và lật ngửa. Rất may, phi công Phạm Tuân an toàn.

Lần xuất kích thứ hai vào đêm 27-12-2017. Máy bay của Phạm Tuân cất cánh từ sân bay Yên Bái, bay thấp theo đài dẫn mặt đất bí mật tiếp cận phi đội hộ tống của địch. Trong đêm tối, các phi đội F-4 hộ tống của Mỹ không phát hiện ra máy bay của ta.

Phi công Phạm Tuân khéo léo điều khiển máy bay né tránh và tiến sâu trong đội hình địch. Khi lên tới độ cao 7km, Phạm Tuân tiếp tục phát hiện thêm đội hình hộ tống mới của địch.

"Khi lên tới độ cao 7km, đài chỉ huy mặt đất báo có máy bay B-52 bay vào Hà Nội. Khoảng cách giảm nhanh chóng 200 cây, rồi 100 cây… Ngay lập tức, mình thả thùng dầu phụ, bật tăng lực tiếp cận mục tiêu. Máy bay nhanh chóng vượt tường âm thanh. Khi phát hiện ra mục tiêu, máy bay của mình chỉ cách B-52 khoảng 10km", Trung tướng Phạm Tuân kể lại.

Cảm thấy thời cơ đã tới, Phạm Tuân xin lệnh công kích. Chiếc Mig-21 lúc đó chỉ còn cách B-52 khoảng 3km.


Trung tướng Phạm Tuân chia sẻ kỷ niệm về những ngày tháng rực lửa đối đầu B-52 trên bầu trời Hà Nội.

"Dù đang bay tốc độ vượt tường âm thanh, nhưng tôi cảm đó thời gian trôi thật chậm. Để chắc ăn, tôi tiếp tục rút ngắn khoảng cách và phóng tên lửa ở cự ly rất gần và thoát ly. Khi thoát ly, tôi thấy rõ thời điểm cả 2 quả tên lửa điểm nổ khi trúng mục tiêu", Trung tướng Phạm Tuân nhớ lại.

Thấy máy bay B-52 bị máy bay ta bắn rơi, các phi đội F-4 hộ tống của địch quyết tâm truy đuổi, nhưng sau khi thoát ly, phi công Phạm Tuân đã nhanh chóng điều khiển chiếc Mig-21 cắt đuôi máy bay truy kích của địch, trở về sân bay Yên Bái và hạ cánh an toàn.
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Sự minh bạch của quân đội Mỹ đây:

Quân đội Mỹ khai khống chi tiêu hàng nghìn tỷ USD

Những nhân viên kế toán tại Bộ Quốc phòng Mỹ thường gọi việc làm báo cáo tài chính cuối năm cho quân đội Mỹ là "trò bưng bít vĩ đại".

Theo Reuters, báo cáo của Tổng Thanh tra Bộ Quốc phòng Mỹ được công bố vào tháng 6 tiết lộ quân đội Mỹ khai khống chi tiêu với tổng số tiền lên đến 6.500 tỷ USD trong năm 2015.

Theo báo cáo, quân đội Mỹ đã khai khống đến 2.800 tỷ USD chỉ tính riêng trong một quý của năm 2015. Tất cả các khoản khai báo này đều không có hóa đơn chứng từ hợp lệ. Do đó, báo cáo tài chính năm 2015 của quân đội Mỹ có những thông tin "sai lệch nghiêm trọng", Bộ Quốc phòng Mỹ kết luận

Link nguồn tiếng Anh đây:

https://www.reuters.com/article/us-usa-audit-army/u-s-army-fudged-its-accounts-by-trillions-of-dollars-auditor-finds-idUSKCN10U1IG
U.S. Army fudged its accounts by trillions of dollars, auditor finds

Scot J. Paltrow

NEW YORK (Reuters) - The United States Army’s finances are so jumbled it had to make trillions of dollars of improper accounting adjustments to create an illusion that its books are balanced.
The Defense Department’s Inspector General, in a June report, said the Army made $2.8 trillion in wrongful adjustments to accounting entries in one quarter alone in 2015, and $6.5 trillion for the year. Yet the Army lacked receipts and invoices to support those numbers or simply made them up.

As a result, the Army’s financial statements for 2015 were “materially misstated,” the report concluded. The “forced” adjustments rendered the statements useless because “DoD and Army managers could not rely on the data in their accounting systems when making management and resource decisions.”

Disclosure of the Army’s manipulation of numbers is the latest example of the severe accounting problems plaguing the Defense Department for decades.
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Đây nữa, chi tiêu vô tội vạ, một cách tham nhũng trá hình:

http://trandaiquang.org/bo-quoc-phong-my-nem-125-ti-usd-qua-cua-so.html
Bộ Quốc phòng Mỹ ném 125 tỉ USD qua cửa sổ

https://www.washingtonpost.com/investigations/pentagon-buries-evidence-of-125-billion-in-bureaucratic-waste/2016/12/05/e0668c76-9af6-11e6-a0ed-ab0774c1eaa5_story.html?utm_term=.5a94503ba08a

Pentagon buries evidence of $125 billion in bureaucratic waste
http://vtimes.com.au/lau-nam-goc-da-nem-qua-cua-so-so-tien-125-ty-usd-2505148.html

Số tiền 125 tỷ USD mà Bộ Quốc phòng Mỹ lãng phí là cực lớn, chiếm tới gần 1/4 tổng ngân sách quốc phòng 580 tỷ USD năm 2016 của quân đội Mỹ. Số tiền này có thể chi trả phần lớn cho việc tái thiết kho vũ khí hạt nhân hoặc đủ chi cho 50 lữ đoàn lục quân hay 3.000 máy bay chiến đấu tàng hình hiện đại nhất F-35, 10 biên đội tàu sân bay…
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
http://soha.vn/trung-tuong-pham-tuan-va-bai-hoc-xuong-mau-khi-doi-dau-voi-phao-dai-bay-b-52-2017122015520206rf2017121915330377.htm

Trung tướng Phạm Tuân và bài học xương máu khi đối đầu với "pháo đài bay" B-52

Bài và ảnh: TUẤN SƠN | 20/12/2017 03:59 PM

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Trung tướng phi công Phạm Tuân nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam, mà còn trên toàn thế giới. Ông là phi công đầu tiên bắn hạ "pháo đài bay bất khả xâm phạm" B-52 của Mỹ.

Nhân kỷ niệm 45 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", phóng viên Báo Quân đội nhân dân Điện tử đã được gặp gỡ và trao đổi với Trung tướng Phạm Tuân về cơ duyên đặc biệt trở thành phi công lái máy bay tiêm kích của ông và những bài học xương máu rút ra trong thực tế chiến đấu khi đối đầu với máy bay B-52.

Từ thợ máy hàng không trở thành phi công máy bay tiêm kích

Chia sẻ về con đường trở thành phi công của mình, Trung tướng Phạm Tuân cho biết, thời trẻ ông đã từng đi tuyển phi công, nhưng không trúng bởi vấn đề về tim mạch, cũng như thể trạng không đảm bảo.

Điều này cũng dễ hiểu khi đất nước ta trong thời kỳ chiến tranh, thiếu thốn, điều kiện ăn uống, dinh dưỡng không đầy đủ. Tuy nhiên, ước mơ trở thành phi công không bao giờ nguội lạnh trong suy nghĩ của chàng thanh niên trẻ Phạm Tuân.


Trung tướng Phạm Tuân thời trẻ. Ảnh tư liệu.

Năm 1965, Phạm Tuân nhập ngũ, được biên chế về Quân chủng Phòng không-Không quân và được cử sang Liên Xô học chuyên ngành thợ máy ra-đa. Tại Liên Xô, một tình huống đã xảy ra, sau nhiều lần sàng lọc, nhiều phi công Việt Nam không đủ tiêu chuẩn sức khỏe và cần được thay thế.

Các học viên thợ máy chính là nguồn bổ sung đầu tiên được tính tới. Trong quá trình học tập và rèn luyện tại Liên Xô, thể trạng của Phạm Tuân được cải thiện đáng kể, cùng với đó cách tuyển chọn của nhà trường tại nước bạn cũng linh hoạt hơn tại Việt Nam. Chính vì thế, Phạm Tuân đã được chọn để đào tạo phi công tiêm kích.

"Môi trường học tập và rèn luyện bên Liên Xô tốt hơn đã giúp mình cải thiện được thể trạng. Mặt khác, cách tuyển chọn học viên phi công ở nước bạn cũng có tính động và khoa học hơn: Căn cứ vào kết quả của cả quá trình thao tác hơn là chỉ căn cứ vào các thông số đo đạc y tế ở trạng thái tĩnh", Trung tướng Phạm Tuân chia sẻ.

Vượt quá kiểm tra y tế, đầu năm 1966, Phạm Tuân được chọn vào Trường dạy bay Krasnodar. Đây là ngôi trường có nhiều học viên quốc tế theo học. Học viên Việt Nam dù có hạn chế về ngôn ngữ và trình độ ban đầu, nhưng nhờ chăm chỉ học tập, rèn luyện, nên kết quả học tập và thực hành bay không thua kém gì học viên các nước bạn.

Trung tướng Phạm Tuân nhớ lại, học viên Việt Nam rất được các thầy giáo Liên Xô quý mến không chỉ vì nước ta đang có chiến tranh, mà còn nhờ đức tính cần cù, chăm chỉ và tuân thủ kỷ luật. Mọi học viên Việt Nam đều có khao khát được bay và luôn nỗ lực hoàn thiện bản thân.

Trong quá trình học tập tại Liên Xô, Trung tướng Phạm Tuân chia sẻ nhiều kỷ niệm sâu sắc, nhưng đặc biệt nhất trong số đó là chuyến bay đơn đầu tiên. Đây là dấu mốc quan trọng đánh giá việc phi công có thể tốt nghiệp được không và chuyến bay đã để lại nhiều kỷ niệm khó quên đối với chàng học viên phi công trẻ.

"Mình lần đầu tiên được điều khiển chiếc máy bay rời mặt đất. Đó là kỷ niệm không thể quên đối với chàng trai mới mười tám, đôi mươi. Chuyến bay đó đã để lại cho mình ấn tượng sâu sắc nhất", Trung tướng Phạm Tuân nói.

Cuối năm 1967, Phạm Tuân tốt nghiệp và chính thức trở thành phi công tiêm kích Mig 17 với kỹ năng bay đêm điêu luyện. Sau này, Phạm Tuân tiếp tục được chọn chuyển loại sang máy bay tiêm kích Mig-21. Kiến thức chuyển loại khi đó của người phi công trẻ chỉ là những cuốn sổ người lái máy bay của các phi công đi trước. Có lẽ những "cuốn giáo trình đặc biệt này" đã tôi luyện phẩm chất và kỹ thuật bay điêu luyện cho Phạm Tuân.

Trưởng thành trong chiến đấu và kinh nghiệm đối phó với "pháo đài bay"

Giữa năm 1968, phi công Phạm Tuân được biên chế về Trung đoàn 923. Các trận đụng độ máy bay Mỹ đã dần tôi luyện và hoàn thiện kỹ năng chiến đấu của người phi công trẻ, đặc biệt là không chiến trong đêm tối. Mỗi trận đánh đều là một bài học kinh nghiệm trả giá bằng xương máu cho công tác dẫn đường, chỉ huy và phi công.

Trung tướng Phạm Tuân đánh giá, kết quả của các cuộc đối đầu giữa ta và địch phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp nhịp nhàng giữa người chỉ huy, công tác dẫn đường mặt đất và kỹ năng của phi công trên không trung, trong đó người phi công chính là mắt xích quan trọng nhất.

"Những cuộc không chiến thực tế khác hoàn toàn huấn luyện. Ranh giới giữa sự sống và cái chết giúp mình hoàn thiện kỹ năng, kỹ thuật chiến đấu tốt hơn
", Trung tướng Phạm Tuân cho biết.

Nhớ lại những bài học nhận diện và phương thức công kích máy bay B-52 trong 12 ngày đêm "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", Trung tướng Phạm Tuân chia sẻ, một trong những phát hiện của phi công ta để nhận diện B-52 là khi nó bay vào không phận ta đều bật đèn để quan sát nhau.

Đây có thể là tín hiệu B-52 sử dụng để báo hiệu vị trí cho các máy bay hộ tống. Trong quá trình chiến đấu, phi công ta đã phát hiện được điểm đặc biệt này, từ đó vạch mặt "pháo đài bay" trên bầu trời đêm Hà Nội.

"Trong lần xuất kích đêm 18-12-1972, mình quan sát thấy B-52 nhờ dải đèn tín hiệu trên máy bay. Tín hiệu này sau đó được nhiều phi công khác của ta nhận thấy và phát hiện đây chính là điểm đặc biệt của "pháo đài bay", Trung tướng Phạm Tuân nói.

Trong các lần đánh tập B-52, phi công ta thường lợi dụng dẫn đường mặt đất để bay thấp, rồi bất ngờ leo cao tấn công máy bay giả định. Tuy nhiên, trong thực tế đánh B-52 khác hoàn toàn vì hệ thống ra-đa dẫn đường bị gây nhiễu. Với hệ thống gây nhiễu đa dạng, công suất cực mạnh, kênh dẫn đường mặt đất không dẫn được phi công ta tiếp cận được B-52.

"Tình huống như thế đã xảy ra với anh Bùi Doãn Độ. Do bị nhiễu dẫn đường có sai lệch, máy bay của ta nằm phía dưới B-52, nên không công kích được", Trung tướng Phạm Tuân kể lại.

Sau nhiều lần rút kinh nghiệm, toàn bộ lực lượng máy bay tiêm kích, sở chỉ huy không quân và ra-đa dẫn đường của ta được chuyển ra các sân bay nằm ở vòng ngoài, xa Hà Nội, cũng như sử dụng các đài dẫn đường từ xa để chỉ huy máy bay tiêm kích vào công kích B-52 để hạn chế nhiễu.

Trung tướng Phạm Tuân đánh giá, đây sự thay đổi chiến thuật quan trọng giúp Không quân ta có cơ hội tiếp cận và tiêu diệt B-52.

Theo Trung tướng Phạm Tuân, ngoài các yếu tố trên, một yếu tố quan trong khác rút kinh nghiệm thực tế các trận đội đầu "pháo đài bay", phi công ta thay đổi chiến thuật từ việc bay thấp đột kích chuyển sang tăng tốc độ và bay ở độ cao lớn xen lẫn vào trong đội hình hộ tống của địch.

Với đội hình máy bay hộ tống lớn và quy mô như của B-52, nhất là trong đêm tối, máy bay tiêm kích của ta bay có thể bay lẫn vào trong đội hình hộ tống của, mà địch không thể phát hiện. Nhờ tốc độ cao và độ cao lớn, máy bay tiêm kích ta có thể chủ động chọn thời điểm công kích B-52, mà các đơn vị F-4 hộ tống không thể ngăn chặn.

Đó chính là sáng tạo trong cách đánh B-52 của Không quân ta.

Hai lần đụng độ và "pháo đài bay" gẫy cánh

Nhớ về những ngày đêm lịch sử cuối năm 1972, Trung tướng Phạm Tuân kể lại, tối 18-12-1972, sau khi nhận lệnh xuất kích, chiếc Mig-21 do ông điều khiển cất cánh từ sân bay Nội Bài lao vào bầu trời đêm.

Tiếp cận đội hộ tống của máy bay Mỹ, ông phát hiện dải đèn nhận diện lạ ở độ cao hơn 8km, nhưng không biết đó là của B-52. Xin lệnh công kích và được đồng ý, phi công Phạm Tuân tiếp cận mục tiêu và bật ra-đa. Cả màn hình ra-đa sáng rực vì nhiễu.

"Lúc đó, chiếc B-52 bất ngờ tắt đèn tín hiệu nhận diện. Không nhìn thấy mục tiêu trong đêm, tôi bật tăng lực để tăng tốc máy bay tìm mục tiêu. Luồng lửa động cơ do chiếc Mig-21 tạo ra thu hút sự chú ý của đám F-4 hộ tống. Sau vài vòng tìm kiếm không thấy mục tiêu, tôi đã điều khiển máy bay thoát ly", Trung tướng Phạm Tuân nhớ lại.


Máy bay tiêm kích Mig-21 mang số hiệu 5121 phi công Phạm Tuân điều khiển bắn rơi B-52 trên bầu trời Hà Nội, được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Trong đêm, sân bay Nội Bài bị B-52 đánh phá dữ dội, đường băng bị hỏng nhiều đoạn, chiếc Mig-21 do phi công Phạm Tuân điều khiển hạ cánh và đâm vào hố bom bị gãy càng và lật ngửa. Rất may, phi công Phạm Tuân an toàn.

Lần xuất kích thứ hai vào đêm 27-12-2017. Máy bay của Phạm Tuân cất cánh từ sân bay Yên Bái, bay thấp theo đài dẫn mặt đất bí mật tiếp cận phi đội hộ tống của địch. Trong đêm tối, các phi đội F-4 hộ tống của Mỹ không phát hiện ra máy bay của ta.

Phi công Phạm Tuân khéo léo điều khiển máy bay né tránh và tiến sâu trong đội hình địch. Khi lên tới độ cao 7km, Phạm Tuân tiếp tục phát hiện thêm đội hình hộ tống mới của địch.

"Khi lên tới độ cao 7km, đài chỉ huy mặt đất báo có máy bay B-52 bay vào Hà Nội. Khoảng cách giảm nhanh chóng 200 cây, rồi 100 cây… Ngay lập tức, mình thả thùng dầu phụ, bật tăng lực tiếp cận mục tiêu. Máy bay nhanh chóng vượt tường âm thanh. Khi phát hiện ra mục tiêu, máy bay của mình chỉ cách B-52 khoảng 10km", Trung tướng Phạm Tuân kể lại.

Cảm thấy thời cơ đã tới, Phạm Tuân xin lệnh công kích. Chiếc Mig-21 lúc đó chỉ còn cách B-52 khoảng 3km.


Trung tướng Phạm Tuân chia sẻ kỷ niệm về những ngày tháng rực lửa đối đầu B-52 trên bầu trời Hà Nội.

"Dù đang bay tốc độ vượt tường âm thanh, nhưng tôi cảm đó thời gian trôi thật chậm. Để chắc ăn, tôi tiếp tục rút ngắn khoảng cách và phóng tên lửa ở cự ly rất gần và thoát ly. Khi thoát ly, tôi thấy rõ thời điểm cả 2 quả tên lửa điểm nổ khi trúng mục tiêu", Trung tướng Phạm Tuân nhớ lại.

Thấy máy bay B-52 bị máy bay ta bắn rơi, các phi đội F-4 hộ tống của địch quyết tâm truy đuổi, nhưng sau khi thoát ly, phi công Phạm Tuân đã nhanh chóng điều khiển chiếc Mig-21 cắt đuôi máy bay truy kích của địch, trở về sân bay Yên Bái và hạ cánh an toàn.
Cụ nào nói là Mig21 của ta không thể lọt qua dàn máy bay tiêm kích F4 hộ tống dày đặc để áp sát B52 thì đọc bài trên nhé

Bằng tài nghệ điều khiển máy bay xuất sắc và điêu luyện cùng lòng dũng cảm vô song, các PHi công Vũ Đình Rạng, Phạm Tuân, Vũ Xuân Thiều đã làm được điều phi thường: né tránh được sự phát hiện của F4 để tiếp cận B52, bắn tên lửa rồi thoát ly thành công. Riêng Vũ Xuân Thiều đã cảm tử lao vào B52
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,411
Động cơ
666,950 Mã lực
thì nói về căn bản thế thôi, chủ yếu là loạt đạn đầu tiên thường bắn gần để gây bất ngờ và để dấu vị trí. Có hẳn tiêu chí quyết tâm là hạ máy bay trong loạt đạn đầu tiên luôn!

Pháo phòng không VN thường là loại nhỏ, tầm bắn dưới 4000mét chỉ dùng để bảo vệ mục tiêu ngay sát cạnh thôi chứ máy bay nó bay ngang để đánh chổ khác thì cũng không bắn được, trừ vài chổ mai phục máy bay bay thấp!
Còn bọn phát xít Đức thì nó có súng phòng không cỡ lớn 128 ly có thể bắn cao 10 cây số thì hay dùng bắn máy bay bay ngang qua, nhưng hiệu quả cũng kém lắm!
Thời đánh trả tập kích đường không ta cũng có KS 19 cỡ nòng 100 mm . Đận Liner Backer II KS 19 của QK Việt Bắc cũng thịt được 1 chiếc B52..
 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
10,960
Động cơ
455,621 Mã lực
E thì không dám khẳng định như Cụ , chỉ có điều e thấy để đào tạo được một phi công chiến đấu không hề đơn giản . E thấy nhiều Cụ nói như phi công thực sự nên e hơi hoang mang và có phần tâm tư ạ
Chắc cụ phải tìm diễn đàn Bayfun.
Chém ở OF có bị đóng thuế đâu, vào OF mà hoang mang với tâm tư ỏn ẻn thì khác gì bị tự kỷ.
 

ZARG

Xe container
Biển số
OF-123815
Ngày cấp bằng
11/12/11
Số km
7,994
Động cơ
406,116 Mã lực
Mích Hăm Mốt thì em chưa nghe, nhưng Mích Mười Bảy và Mười Chín có cái mái ảnh gắn cùng thước ngắm súng mái, khi về hạ cánh thì mặt đất cho người ra tháo hộp phin mang về in tráng để lưu trữ nghiên cứu rút kinh nghiệm. Thành tích chiến đấu sau đó mới được đơn vị công nhận xác nhận thừa nhận các thứ. Mà nó là bí mật nên ngay phi công cũng không đích xác được.

Chuyện thành tích được trao cho ai không quan trọng. Những người lính như chú Tuân chỉ chấp hành nhiệm vụ được giao và chấp hành luôn cả cái thành tích được phân công. Về sau hòa bình dĩ nhiên cũng chế độ chính sách hay sự nghiệp có hơn có kém, nhưng bản chất người lính thì cũng chả ông nào nghĩ về chuyện công anh công tôi. Mà hồi đó, tổ chức chỉ huy của mặt đất thì kém cả về trang bị lẫn trình độ, đêm hôm mù mịt cất cánh lên giời thậm chí chưa cần có oánh nhau cũng xác định là chín phần chết một phần sống. Không nên có những bình luận xúc phạm đến những người lính. Còn thì về mặt chính sách, ở ta chữ chính thường đi mí chữ phụ, chữ sách hay làm liên tưởng đến chữ khoa. Bàn thế nào cũng được, miễn đừng bị bem.
Nghe cụ nói tưởng đúng, nhưng không thực tế.

Mig 17, 19, 21 toàn thập niên 60-70. Film thì cả cuộn to oành, iso thấp. Chụp ban ngày còn chả rõ nữa là ban đêm.

Không tin cụ ra bảo tàng PKKQ mà xem cuộn film đen trắng cỡ 120mm to gần bằng cái thùng bày trong nhà bảo tàng đó.

1 ví dụ ảnh chả có tác dụng gì mấy: thời 60 chụp ban ngày người còn chả rõ, cứ mờ mờ nữa là trên mây, máy bay địch thì cách mấy Km.

Chưa kể chụp ban đêm thì có mà lên ảnh vào mắt.

Nói chung lý thuyết và thực tế khác xa nhau.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Em hồi hè 2017, gặp cụ Vũ Xuân Đài điều trị trong viện y học cổ truyền quân đội. Nằm ở đấy có cả cụ Phạm Tuân.
Cụ Đài nói cụ là người bắn rơi nhiều máy bay nhất thế giới
http://www.baogiaothong.vn/gap-anh-hung-ban-roi-nhieu-may-bay-nhat-the-gioi-d206348.html

Em khâm phục cái con cái nhà cụ có anh con cả theo Hải Quân, sau đói quá nhảy ra ngoài làm bánh kẹo. Cả nhà 4 anh chị em không ai làm quân đội cả, làm tư nhân hết.
"Anh cả" mà bác nói đến đi nghĩa vụ cùng e,, cùng ngày, cùng tiểu đội tân binh luôn :D
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,099
Động cơ
654,674 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Cụ đấy đang Phó tư lệnh PK-KQ đúng ngành đúng nghề, lại nhảy sang CN Tổng cục CNQP nhỉ.
Vụ này bị nhiều ng ghét lắm ạ
Riêng vụ uống bia 333 đo bằng sải tay, bọn em ai cũng vái ạ
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,504 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Lão ý troll đới Cụ. Eim bít tay nghiện vodka_Putinka Vodka_Putinka
này mờ.
Cách đánh máy bay của cao xạ /pk ta là " Nhằm thẳng quân thù mà bắn" như khẩu lệnh của cụ Nguyễn Viết Xuân. Tức đối mặt với chúng- cách đánh này không phải quân đội nào cũng dám áp dụng đâu.. phải cực kỳ bản lãnh, gan dạ và chấp nhận hy sinh, chủ động, chơi cân não với pilot Mẽo... nhưng thực tế minh chứng đây là cách đánh hiệu quả nhất... chứ để nó cắt bom xong mới nhảy lên bắn vuốt đuôi ( như cách của Tàu) thì nếu giả sử sau đợt bom người và trận địa còn nguyên vẹn thì cũng khó trúng thằng địch.
Quân đội các nuớc nó nhằm đi đâu?
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,411
Động cơ
666,950 Mã lực
Quân đội các nuớc nó nhằm đi đâu?
Tất nhiên là nhằm vào mục tiêu rồi. Nhưng để nó lao xuống cắt bom, phóng rocket xong vọt lên or bay qua mí nhảy lên nhằm vào mít nó bắn như cách của tàu hồi ấy ấy...
Chữ " Thẳng" trong câu nói của LS Nguyễn Viết Xuân mang ý nghĩa cực kỳ khí phách Cụ ạ: Đối đầu trực diện, bắn thẳng vào tàu bay địch !
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top