[Funland] bác Tuân bắn rơi phi công Mỹ nào!?

nnson_56

Xe buýt
Biển số
OF-25330
Ngày cấp bằng
6/12/08
Số km
518
Động cơ
494,150 Mã lực
Về nguyên tắc, khi có Mig ở gần thì tên lửa sẽ không bắn lên được vì tên lửa là nổ trùm có thể bắn nhầm quân mình. Vì vậy, cụ nào nghĩ do tên lửa bắn rơi, bác Tuân ăn rùa thì nên nghĩ lại.
Còn vụ bác Tuân bắn rơi thì như trên nói, Mỹ cũng không khẳng định là không phải mà thực tế chiến trường, nó chưa ghi nhận đầy đủ, cũng không loại trừ do nguyên nhân j khác nên không công nhận...
Vấn đề này nếu các cụ tìm hiểu khách quan thì ok nhưng phải xuất phát từ những chứng cứ thực sự, còn nếu đặt ra những giả thuyết này nọ dìm hàng bác Tuân hoặc để tạo thớt cho vui, câu view ... thì em nghĩ không nên.
Cũng kha khá nhiều vụ quân ta (tên lửa) bắn vào quân mình (máy bay) rồi cụ ạ.Chỉ có điều thông tin không dc phép công bố thôi
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Người dẫn đường cho Phạm Tuân bắn rơi B-52
Báo Sài gòn Giải phóng Thứ Bảy, 18/12/2004 20:25

Chiến công bắn rơi B-52 của Không quân Nhân dân Việt Nam, được đánh dấu đỏ, trên bảng vàng danh dự tại Bảo tàng Không quân và trong truyền thống của các đơn vị, bằng hai chiếc B-52 chúng ta hạ được trong chiến dịch 12 ngày đêm. Trước đó, phi công Vũ Đình Rạng cũng đã đánh gục một chiếc. Như vậy chúng ta có thể nói rõ ràng rằng, chúng ta đã hạ ba chiếc B-52. Những người bắn rơi B-52, nhà nước đã tuyên dương Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Đó là Phạm Tuân và Vũ Xuân Thiều.

Có điều, người đã đưa Phạm Tuân và Vũ Xuân Thiều phát hiện B-52, có lẽ, đến nay, nhiều người, kể cả những sĩ quan trong Quân chủng Phòng không - Không quân có thể chưa biết. Trong bài viết này, tôi chỉ muốn viết về trận đánh của Phạm Tuân, vào đêm 27-12-1972. Dịp khác, tôi sẽ có dịp đề cập đến trận đánh của Vũ Xuân Thiều...

Trước ngày 10-12-1972, toàn bộ sự chú ý của không quân ta đều tập trung ở phía Nam - Sở chỉ huy của binh chủng tại Thọ Xuân.

Thượng tá Trần Mạnh, Phó tư lệnh và một số cán bộ chỉ huy cấp ban đang ở đó. Ngày 11-l2, Đại tá Đào Đình Luyện điện cho Phó tư lệnh rút toàn bộ về Hà Nội và ngay ngày 13-12, một bộ phận sở chỉ huy tiền phương, do Thiếu tá Lê Liên, Trưởng ban dẫn đường được cử làm Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tiền phương phía Tây.

Ngay lập tức bộ phận này lên đường và lập sở chỉ huy tại Đại đội 361, thuộc Trung đoàn radar 292 đang đóng quân tại Nông trường bò sữa Mộc Châu.

Trước khi lên đường Thiếu tá Lê Liên được Tư lệnh không quân Đào Đình Luyện dặn dò và nói rõ ý định làm dự bị cho sở chỉ huy binh chủng trong trường hợp bị nhiễu điện tử không thể chỉ huy. Tư lệnh đã dự kiến những khó khăn trong chiến đấu và đã chủ động chuẩn bị đoàn chỉ huy bổ trợ...

Ba ngày sau, tức là ngày 16-12-1972, Thiếu tá Lê Liên cùng với kíp dẫn đường, Thiếu úy Đặng Dũng, Chuẩn úy Lương Văn Vóc, Chuẩn úy Nguyễn Đăng Điển, đã đến Mộc Châu...

Đại đội 361 có ba máy P-35, PRV-11 và P-12 đặt ở ba ngọn đồi có cây thấp, dưới thung lũng những bãi cỏ ngút ngàn. Thiếu tá Lê Liên chọn một quả đồi, dưới tán cây, đặt sở chỉ huy nửa nổi nửa chìm trong một cái nhà bằng vải bạt. Công tác chuẩn bị được tiến hành rất khẩn trương. Chiều ngày 16-12-1972, sở chỉ huy binh chủng nhận được báo cáo của trạm Mộc Châu, đã hoàn thành công tác chuẩn bị.

Tôi muốn dừng lại để nói thêm đôi nét về ý đồ chiến đấu của Tư lệnh khi phái Thiếu tá Lê Liên, tổ sĩ quan dẫn đường lên Mộc Châu. Đến lúc này, ngoài các trạm radar ở vòng trong bao gồm các radar dẫn đường của sở chỉ huy binh chủng và các trung đoàn không quân tiêm kích.

Chúng ta có ba trạm radar ở vòng ngoài, đó là một trạm ở Thọ Xuân, một trạm ở thành nhà Hồ do Thượng úy Lê Thiết Hùng trực. Lê Thiết Hùng là sĩ quan dẫn đường giỏi của binh chủng đảm nhận một mình tại trạm và một trạm ở Mộc Châu. Ngoài ra còn có trạm ở Minh Sơn thuộc huyện Đô Lương, Nghệ An.

22 giờ ngày 27-12-1972, chiếc radar P-12 của Đại đội 361 phát hiện tốp B-52 đầu tiên ở phía Nam Viêng Chăn, một số tốp tiêm kích đã vượt sông Mê Công, địch có gây nhiễu nhưng không đáng kể. Tại Sở chỉ huy Không quân nhận được điện báo có B-52 do trạm Mộc Châu chuyển về. Lúc này, tại sở chỉ huy Mộc Châu, Thiếu tá Lê Liên và Thiếu úy Đặng Dũng tập trung theo dõi tốp B-52 đầu tiên.

Thiếu tá Lê Liên là một sĩ quan sắc sảo chững chạc, không bon chen, khiêm nhường, kiến thức rộng và sâu. Anh vốn là sĩ quan dẫn đường trên không, đang là trưởng Ban dẫn đường của binh chủng. Cho nên, tại Mộc Châu, anh tỏ rõ vai trò đặc biệt trong hạ quyết tâm nhanh đưa Phạm Tuân cất cánh. Đề nghị của Lê Liên và Đặng Dũng cho Phạm Tuân cất cánh lần thứ nhất về sở chỉ huy binh chủng. Lúc đó, tại núi Trầm, trong một hang sâu, Đại tá Đào Đình Luyện trực chỉ huy. Chúng tôi đều có chung nhận định tốp 82 (theo thứ tự của tổng trạm radar) là tốp B-52.

Tư lệnh chỉ thị cho sĩ quan tác chiến lệnh sở chỉ huy ở Yên Bái cho Phạm Tuân vào cấp 1 (tức là phi công vào ngồi trong máy bay). Ngay lúc đó, chúng tôi nhận được điện của sở chỉ huy Mộc Châu đề nghị cất cánh gấp (đề nghị lần thứ hai). Và, tư lệnh đã đồng ý.

Sau này, khi rút kinh nghiệm trận chiến đấu, sĩ quan dẫn đường Đặng Dũng trình bày, sau khi mở radar P-35 và PRV-11 xong, đã có ba tốp B-52 vượt sông Mê Công, có nhiễu điện tử trên mặt hiện sóng nhưng còn rất nhẹ, sau khi B-52 đến ngang đường số 7, nhiễu tăng dần, hướng bay của B-52 ổn định, bay thẳng lên hướng Yên Châu.

Tuy càng đi vào mục tiêu B-52 gây nhiễu càng nặng nhưng radar PRV-11 đo cao và P-12 vẫn nhìn thấy, chỉ có P-35 bị nhiễu nặng, nên chỉ có thể dẫn đường trên bàn tiêu đồ, căn cứ vào địch, ta để xác định vị trí.

Lúc đó, trên bản đồ có bốn tốp B-52, hai tốp phía sau đã vượt sông Mê Công thời cơ cho phép cất cánh sắp hết... sốt ruột, tốp B-52 càng đi về phía Bắc thì trên tai Đặng Dũng nghe tín hiệu từ trên không, Phạm Tuân đã cất cánh và đang vòng chờ ở Nghĩa Lộ, độ cao 2.500 mét.

Tôi thấy cần nói rõ về một nguyên tắc bí mật chỉ huy trong đánh B-52 tại sở chỉ huy không quân. Theo quy ước, ở Mộc Châu nhìn thấy rõ địch, ta, thông qua phi công báo cáo về sở chỉ huy không quân, tư lệnh cho phép, tôi truyền lại cho Phạm Tuân để báo cho Đặng Dũng chỉ huy.

Liền sau là tại Sở chỉ huy không quân, tôi nghe Phạm Tuân trả lời các hướng bay 180 độ, 190 độ rồi 200 độ. Tôi còn nghe Phạm Tuân trả lời “nghe rõ, thảo nguyên”. Thảo nguyên là tên mật của sở chỉ huy Mộc Châu. Trên bản đồ sở chỉ huy không quân, chúng tôi và sở chỉ huy các trung đoàn ở phía trong đều bị nhiễu rất nặng, toàn bộ các radar dẫn đường đều bị nhiễu điện tử vô hiệu hóa, tôi chỉ còn theo dõi trận chiến đấu qua đường vẽ của tiêu đồ xa.

Trong khi đó, trên tai tôi tiếp tục nghe Phạm Tuân nhắc lại mệnh lệnh “ném thùng dầu phụ”, “tăng lực vọt lên độ cao 10 ngàn mét”. B-52 gần đến biên giới, chuyển hướng bay vào Hà Nội theo đường số 6.

Trên tai tôi lại nghe Phạm Tuân nhắc lại “hướng bay 70 độ” và “nghe rõ, cự ly 7km” rồi tiếng reo của Phạm Tuân “phát hiện B-52”, “Tốc độ 1.000 km/giờ”, “mở công tắc quân giới”, và “nghe rõ, bình minh” tức là sở chỉ huy Mộc Châu vẫn giữ “thói quen” cho mở radar trên Mig-21, thông báo cự ly cho Phạm Tuân xạ kích. Trên tai tôi nghe Phạm Tuân nhắc lại lần cuối cùng “nghe rõ, hướng bay 360 độ, độ cao 2.000 mét, cháy rất to”.

Sau này, trong hội nghị rút kinh nghiệm trận chiến đấu, Thiếu tá Lê Liên nói “Đặng Dũng rất tỉnh táo, xin phép dẫn đường cho Phạm Tuân, tôi thấy rõ địch, ta rất tốt, thời cơ vô cùng thuận lợi. Tôi đồng ý cho Đặng Dũng liên lạc với Phạm Tuân và yêu cầu Phạm Tuân đi theo sự dẫn dắt của Sở chỉ huy Mộc Châu. Chúng tôi chịu trách nhiệm dẫn đường cho Mig-21”.

Trong thời điểm cực kỳ căng thẳng, việc chịu trách nhiệm trước binh chủng, dẫn đường cho Phạm Tuân bắn rơi B-52, Thiếu tá Lê Liên đã tỏ rõ bản lĩnh của một sĩ quan chỉ huy. Anh đã cùng với Đặng Dũng, người sĩ quan dẫn đường tài giỏi, bình tĩnh, khôn khéo đưa Phạm Tuân chiếm lĩnh vị trí vô cùng thuận lợi, tạo thế chiến thuật có một không hai, làm nên chiến công đầu bắn rơi B-52 của không quân nhân dân Việt Nam.

LÊ THÀNH CHƠN
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Theo mình hiểu thời đó MIG 21 bay theo đội hình 2 chiếc. Một chiếc tấn công, một chiếc hỗ trợ. Lúc đó cụ Phạm Tuân bay số 1, chắc chắn còn 1 cụ nữa bay số 2 hỗ trợ theo. Sao không thấy cụ này nói gì nhỉ!

Còn về chiến thật thì nghe nói hồi đó ta cũng biết rằng B52 là biểu tượng của không quân Mỹ. Nên mọi phương tiện hiện đại nhất đều tập trung đánh B52. Tên lửa chỉ bắn B52 mà thôi, máy bay tiêm kích xuất phát cũng chỉ nhằm B52 là chủ yếu. Chính thời điểm đó bên không quân rất sốt ruột vì tên lửa lập công nhiều mà không quân chưa diệt được chiếc B52 nào.

Kể từ sau CTVN chưa một chiếc B52 nào bị đối phương bắn hạ sau đấy nữa, kể cả bằng tên lửa chứ chưa nói đến máy bay tiêm kích. Sau này Nam tư cũng máu, đập được 1 chiếc F117 rơi tại chỗ (cái này xơi còn khó hơn B52 nhiều) nên Mỹ không thể chối cãi được. Nhưng vì cuối cùng Nam tư là nước bại trận nên chả ai vinh danh người lập chiến công này.

Các cụ cứ bảo là Mỹ nó trung thực luôn báo kết quả thua trận, ví dụ vụ gần đây nhất bọn Iran nó đập được một chiếc không người lái, họ chối leo lẻo là chẳng mất cái gì. Đến lúc bọn Iran nói bê nguyên cả chiếc máy bay ra trưng bày thì mới ngậm miệng. Bọn USA đúng là có minh bạch hơn thật, nhưng nó vác tiền thuế của dân Mỹ đi tiêu mà bị thiệt hại giấu được thì nó phải giấu chứ, không lại mất công giải trình, hoặc dân Mỹ nó tế cho.
Mỹ là vua làm giả,

Vành đai Van Allen và bằng chứng cho thấy sứ mệnh Apollo 11 lên Mặt trăng là hoang đường
Gần đây, các nhà khoa học sinh viên ở Mỹ vừa giải mã được một bí ẩn xoay quanh vành đai bức xạ Van Allen. Vành đai này cũng đóng vai trò quan trọng trong một bí ẩn vũ trụ khác, đó là chuyến bay lên mặt trăng của phi thuyền Apollo 11 vào ngày 20/7/1969 bị nghi ngờ giả mạo…

Sứ mệnh Apollo danh tiếng một thời mà NASA từng tuyên bố về việc họ đã thành công trong việc đưa con người bay lên mặt trăng từng được cả thế giới thán phục nhưng cũng đồng thời gây ra nhiều tranh cãi về tính xác thực của nó. Một số quan điểm cho rằng sự kiện Apollo lên mặt trăng chỉ là trò lừa của chính phủ Mỹ và vành đai Van Allen là bằng chứng quan trọng trong luận điểm của họ. Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc các quan điểm thú vị này. Bài viết và hình ảnh tổng hợp từ trang tin phi lợi nhuận Venus Project có trụ sở tại New York (Mỹ) cùng một số hình chính thức của NASA.


Một số quan điểm cho rằng sự kiện Apollo lên mặt trăng chỉ là trò lừa của chính phủ Mỹ.

Có một số sự thật khoa học và kinh nghiệm đơn giản đã chứng minh một cách rõ ràng rằng, NASA và chính phủ Mỹ đã cố tình lừa dối dân chúng nước họ và người dân toàn thế giới, với mục đích xây dựng tiếng tăm giả vờ để hãnh diện trên sàn diễn thế giới và ăn cướp hàng tỉ USD cho các nghiên cứu không gian. Các nghiên cứu đó đã kết thúc trong túi những kẻ gọi là sát nhân hàng loạt, hoặc các nhà thầu quốc phòng và nhà sản xuất vũ khí hiếu chiến, các phi hành gia và khoa học gia đầy ích kỷ và dối trá, các tập đoàn phi quốc gia được cho là đã chế tạo ra các máy móc thô kệnh để sản xuất chương trình TV chuyến đi lên mặt trăng.

Theo nhà sáng lập đồng thời là CEO Venus Project, Bahram Maskanian, câu chuyện Mỹ đưa người lên mặt trăng là chương trình TV lừa đảo ngốc nghếch và lố bịch nhất từng được sản xuất. Thậm chí không cần cố gắng quá nhiều thì chúng ta cũng dễ dàng phát hiện ra những lỗi rõ ràng chứng minh điều này chỉ là hư cấu. Lý do khó mà tranh cãi nhất, sự thật biến chuyện lên mặt trăng thành lời nói dối vĩ đại chính là sự tồn tại của vành đai bức xạ Van Allen. Chỉ một thử thách lớn này cũng đủ để chứng minh chuyến đi lên mặt trăng là chuyện viễn tưởng.

Vành đai bức xạ Van Allen là gì?
Đi xuyên qua vành đai bức xạ Van Allen là một trong số ít các vấn đề lớn mà con người trên trái đất chúng ta chưa giải quyết được để thực hiện giấc mơ du hành tới bất cứ đâu ngoài không gian.

Vành đai bức xạ Van Allen (Van Allen Radiation Belt) là một vành đai bức xạ lớn bao quanh phía ngoài trái đất, được hình thành từ các thể và phân tử phóng xạ mặt trời mang điện tích phát ra từ thượng tầng khí quyển của mặt trời và các vì sao. Vị trí của vành đai Van Allen là ở độ cao 12-60 ngàn km, bao quanh bề mặt toàn bộ trái đất.


Vành đai Van Allen.

Theo nghiên cứu, không một sinh vật sống nào từ trái đất có khả năng vượt qua vành đai Van Allen mà vẫn sống sót, dù sử dụng công nghệ thô sơ những năm 1960 hay công nghệ tiên tiến nhất hiện nay! Sự phát tỏa phóng xạ điện tích cao của hiện tượng ion hóa bức xạ hoặc ion hóa các phân tử sẽ làm bốc hơi mọi sinh vật sống muốn du hành xuyên qua vành đai. Điều này có nghĩa là để bay lên mặt trăng cách trái đất 375 ngàn km, các phi hành gia Apollo phải xuyên qua vành đai Van Allen và sẽ bốc hơi ngay lập tức.


UFO tới Trái đất bằng cách nào?
Một số chúng ta sẽ nghĩ về nhiều chuyến ghé thăm trái đất bằng UFO của những người anh em ở các thiên thể xa xôi từ ngoài không gian hàng ngàn năm qua. Một câu hỏi đặt ra là làm cách nào họ xuyên qua vành đai bức xạ Van Allen để có thể đi vào và ra khỏi khí quyển trái đất?


Một câu hỏi được đặt ra là: UFO xuyên qua vành đai Van Allen như thế nào?

Theo CEO Bahram, các tàu không gian UFO có khả năng du hành xuyên thiên hà, xuyên vũ trụ nhanh hơn nhiều so với tốc độ ánh sáng. Họ không bay mà nhảy từ điểm này sang điểm khác nhờ hệ thống lực đẩy từ trường hay đệm từ (Magnetic Levitation), còn gọi là lực đẩy Maglev (Maglev Propulsion), giúp tàu lơ lửng trong vũ trụ bằng lực điện từ.

Nguyên lý lực đẩy từ trường Maglev đã được ứng dụng để chế tạo một món đồ chơi khoa học gọi là đĩa bay con quay lơ lửng từ tính, thường dịch là đĩa bay con quay không trọng lực (UFO Magnetic Levitation Spinning Gyroscope). Đĩa bay đồ chơi gồm 2 nam châm: con quay và đế. Con quay có thể lơ lửng trong không khí nhờ lực đẩy từ đế nam châm bên dưới.


Trong không gian, khi đẩy tàu, lực đẩy điện từ maglev sẽ tạo ra một lớp vỏ từ tính bảo vệ bao quanh con tàu, bảo vệ tàu khỏi bức xạ độc hại ngoài không gian, giống như cách lực hấp dẫn của trái đất đang bảo vệ các cư dân của nó. Cho đến hôm nay, chúng ta vẫn chưa có được những năng lực như thế.

Cũng có một số ảnh chụp cơ sở hạ tầng hình học, tháp cao, đường xá và nhà cửa. Các ảnh này trông như một căn cứ ở trên mặt trăng, được cho là do những người anh em ngoài trái đất sống ở cực bắc của mặt trăng xây nên! Các bức ảnh này được chụp bằng kính viễn vọng ở những vị trí khác nhau trên trái đất, bắt đầu từ năm 1954, như một phần trong các hoạt động bí mật, lén lút của chính phủ Mỹ nhằm mở đường cho sự hạ cánh viễn tưởng lên mặt trăng. Hoặc có thể đây là sản phẩm của NASA nhằm mục đích tăng thêm uy tín cho chuyến đi lên mặt trăng hoang đường của họ.

Những bằng chứng khác
Nói về các bằng chứng khác cho thấy câu chuyện lên mặt trăng là hoang đường, lý do đầu tiên là trong những năm 1960 và cả hôm nay, chúng ta vẫn chưa có một nguồn cung nhiên liệu hoặc hệ thống đẩy đầy đủ để thực hiện chuyến bay khứ hồi (hai chiều đi về) tới mặt trăng trên 750 ngàn km. Ngoài ra, chúng ta đã từng và hiện vẫn chưa có lớp vỏ bức xạ bảo vệ để đi qua Van Allen một cách an toàn.

Lý do thứ hai, khi các tàu con thoi hoặc tên lửa được phóng lên và bắn ra ngoài lực đẩy hấp dẫn của trái đất để đi vào không gian, chúng sẽ để lại hàng đống khói và bụi khổng lồ. Nhưng nếu bạn đã xem đoạn phim hạ cánh trên mặt trăng, bạn sẽ thấy rõ như ban ngày là một cần cẩu đang hỗ trợ module mặt trăng (Lunar Module) hạ cánh từ phía trên mà không có tí bụi nào. Làm cách nào mà một động cơ đẩy tên lửa đang bay với tốc độ cao nhất có thể hạ thấp dần để lấy đà hạ cánh an toàn trên một môi trường đầy bụi và cát mà không làm cho tí khói bụi nào bay lên trong không khí? Cũng không sai khi đặt câu hỏi tương tự cho trường hợp Lunar Module được bắn khỏi lực đẩy hấp dẫn của mặt trăng!


Module mặt trăng - Eagle Lunar Module của Apollo 11. (Ảnh: NASA).

Thứ ba, Lunar Module là một module hình nón tí hon, khó mà đủ chỗ cho hai người đàn ông. Vậy chiếc xe tự hành Moon Rover (Lunar Rover), các thiết bị khác và các xe tăng nhiên liệu cần có để cất cánh từ bề mặt mặt trăng khi quay về sẽ được đặt ở đâu? Phải nói thêm là để bay tới mặt trăng và bay về thì chuyến đi gần một triệu km này sẽ cần một lượng nhiên liệu khổng lồ. Các xe tăng nhiên liệu cao cấp khổng lồ được gắn trên tàu con thoi chỉ có thể đưa con thoi ra khỏi khí quyển trái đất, bay lên thẳng đứng 100 km. Ngay sau khi tất cả nhiên liệu được đốt cháy, hai xe tăng nhiên liệu sẽ tách ra rồi rơi ngược lại lên bề mặt trái đất.

Khía cạnh khó tin thứ tư của chuyến đi hoang đường là việc truyền tải các audio và hình ảnh video trực tiếp từ mặt trăng đến trái đất.

Tất cả chúng ta đã xem những chương trình TV được phát "LIVE" (trực tiếp) tới các bộ TV từ những góc khác nhau của trái đất. Nhưng hầu hết mọi người lại không biết là cần những gì để việc phát sóng đó được thực hiện.

Để vượt qua trở ngại đường cong của trái đất, cần có một vệ tinh cố định trên quỹ đạo trái đất, một xe tải phát sóng đặt tại địa điểm sự kiện để truyền tải tín hiệu từ điểm xuất phát và một trạm TV được trang bị đĩa vệ tinh để nhận và phát tín hiệu đến khán giả truyền hình chúng ta với độ trễ thời gian theo đường tín hiệu bay ra ngoài không gian và quay trở lại. Làm cách nào mà các phi hành gia đang nhảy lên xuống hoặc lái xe/đi bộ quanh mặt trăng có thể truyền tải ngay lập tức hình ảnh chuyến đi khứ hồi tới NASA cách xa gần một triệu km?


Xe tải phát sóng.

Thứ năm là vấn đề trong tấm hình chiếc xe Lunar-Rover mà NASA tuyên bố đã chụp trên mặt trăng và đoạn phim Lunar-Rover chạy quanh cho thấy động cơ đốt trong ở phía sau.

Động cơ đốt trong sẽ không chạy được nếu thiếu oxy trong không khí. Vậy làm cách nào mà một xe hơi Lunar-Rover có thể chạy vòng quanh mặt trăng bằng động cơ đốt trong ở sau khi mặt trăng là nơi không có khí quyển, không khí và oxy?

Lunar-Rover cũng không phải là một chiếc xe hơi điện vì nếu vậy thì nó phải nặng một tấn và các pin trên mạch sẽ được nhìn thấy rõ. Và rõ ràng Moon-Rover to hơn Lunar Module, vậy NASA sẽ để chiếc xe hơi đó ở đâu để mang được nó lên mặt trăng?


Lunar-Rover của Apollo 15 năm 1971 đi quanh Mặt trăng.

Lý do cuối cùng (thứ sáu), chúng ta đều biết rằng bức xạ từ mặt trời là một hỗn hợp nhiều sóng từ tính electron, từ các tia cực tím, hồng ngoại, tia gama năng lượng cao cho tới tia X, các ánh sáng thấy được nằm giữa sóng vô tuyến và tia cực tím trong quang phổ từ tính electron (bước sóng 400-760 nanomet). Do đó, bất cứ loại phim mới nào rời khỏi trái đất, xuyên qua vành đai Van Allen để tới mặt trăng cũng sẽ bị hủy diệt hoàn toàn. Thậm chí nếu như điều bất khả trên là đúng (các loại phim rời khỏi trái đất và tới mặt trăng an toàn), và các phim video, phim chụp ảnh dương bản (chrome film) 17 mm đã được sử dụng, được mua từ một cửa hàng nào đó trên mặt trăng thì trên đường về trái đất, tất cả mọi người và các phim chưa rửa đều sẽ bị tiêu diệt khi bay qua vành đai Van Allen.

Quả đúng là có quá nhiều bằng chứng không thể chối cãi đã khiến biết bao người trên thế giới mất lòng tin sâu sắc vào toàn bộ câu chuyện hoang đường đưa người lên mặt trăng. Từ nay, bạn đừng bao giờ nói "nếu chúng ta có thể đưa một người lên mặt trăng, chúng ta có thể làm được bất kỳ điều gì..." vì những phát biểu kiểu đó sẽ làm bạn hoàn toàn mất uy tín.

Sau đây là hai đoạn phim về các bằng chứng khoa học cho thấy chuyến đi lên mặt trăng của NASA là giả mạo:



http://khoahoc.tv/vanh-dai-van-allen-va-bang-chung-cho-thay-su-menh-apollo-11-len-mat-trang-la-hoang-duong-89623
 

TechNip2016

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-401751
Ngày cấp bằng
19/1/16
Số km
597
Động cơ
235,209 Mã lực
Thực ra hồi đó vẫn có khái niệm núp đấy!
Tất nhiên máy bay cánh bằng thì không thể bay đứng, mà nhiều lần Mig cất cánh sớm rồi bay lòng vòng lợi dụng cả mây và địa hình tránh ra đa và quan sát trực tiếp của máy bay Mỹ chờ cơ hội tiếp cận với các tốp máy bay ném bom tấn công rồi rút nhanh!
Với lực lượng không quân non-trẻ của VN thì không thể dàn hàng ngang đối đầu trực tiếp với không quân Mỹ mà vẫn phải đánh theo cách đánh du kích ở trên trời thôi!
Cái đấy gọi là lượn vòng trên khu chờ. Phi công Mỹ thì mô tả là bánh xe Mig (đối với Mig17), việc lao vào vòng Mig quần lượn đeo bám là công việc cực kỳ nguy hiểm. Còn Mig 21 sử dụng để chặn kích và phát huy hiệu quả nhờ tốc độ nhanh, trang bị tên lửa tầm nhiệt K13 bắn xong dễ thoát ly.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,602
Động cơ
904,647 Mã lực
Cái đấy gọi là lượn vòng trên khu chờ. Phi công Mỹ thì mô tả là bánh xe Mig (đối với Mig17), việc lao vào vòng Mig quần lượn đeo bám là công việc cực kỳ nguy hiểm. Còn Mig 21 sử dụng để chặn kích và phát huy hiệu quả nhờ tốc độ nhanh, trang bị tên lửa tầm nhiệt K13 bắn xong dễ thoát ly.
Lượn vòng trên khu chờ là máy bay lên sớm, bay vòng ở một khu vực vào đó chờ khi máy bay Mỹ vào thì bay đến tiếp cận. Vì cất cánh từ sân bay sẽ chậm hơn.
Còn bánh xe lại là 1 chiến thuật khác của Mig17 để đối phó với máy bay Mỹ. Các máy bay Mig17 sẽ bay vòng tròn ở độ cao thấp để nhử máy bay Mỹ vào. Khi máy bay Mỹ bám đuôi chiếc bay trước sẽ bị chiếc bay sau bắn,... Nhưng sau này may bay Mỹ không bay vào nữa mà từ xa phóng tên lửa vào vòng Mig.
Cái vòng này em đã được trực tiếp chứng kiến khi trèo lên đồi xem máy bay bắn nhau!
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
22,995
Động cơ
398,693 Mã lực
Nói chung là cụ Tuân được tung hô hơi nhiều, mà đáng ra cụ Bảy, cụ Thiều đứng về khía cạnh nào đó nên được tung hô hơn.
 

The Tank

Xe container
Biển số
OF-349857
Ngày cấp bằng
8/1/15
Số km
5,495
Động cơ
501,579 Mã lực
Nói chung là cụ Tuân được tung hô hơi nhiều, mà đáng ra cụ Bảy, cụ Thiều đứng về khía cạnh nào đó nên được tung hô hơn.
Cụ Bảy chuẩn anh Hai Nam bộ! Mày đến oánh tao thì tao oánh chết bà mày. Trình độ học vấn thấp, nhưng nhảy lên máy bay bắn pằm pằm, giáo hoá đc khoảng 10 chú phi công Mẽo học vấn cao tự nhảy dù, do máy bay bị mối hàn kém, hoặc hết xăng...bla. Hết giặc, về quê làm VAC, khoẻ như vâm!
 

xuanphuongccs

Xe điện
Biển số
OF-536803
Ngày cấp bằng
12/10/17
Số km
2,754
Động cơ
186,667 Mã lực
Mỹ là vua làm giả,

Vành đai Van Allen và bằng chứng cho thấy sứ mệnh Apollo 11 lên Mặt trăng là hoang đường
Gần đây, các nhà khoa học sinh viên ở Mỹ vừa giải mã được một bí ẩn xoay quanh vành đai bức xạ Van Allen. Vành đai này cũng đóng vai trò quan trọng trong một bí ẩn vũ trụ khác, đó là chuyến bay lên mặt trăng của phi thuyền Apollo 11 vào ngày 20/7/1969 bị nghi ngờ giả mạo…

Sứ mệnh Apollo danh tiếng một thời mà NASA từng tuyên bố về việc họ đã thành công trong việc đưa con người bay lên mặt trăng từng được cả thế giới thán phục nhưng cũng đồng thời gây ra nhiều tranh cãi về tính xác thực của nó. Một số quan điểm cho rằng sự kiện Apollo lên mặt trăng chỉ là trò lừa của chính phủ Mỹ và vành đai Van Allen là bằng chứng quan trọng trong luận điểm của họ. Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc các quan điểm thú vị này. Bài viết và hình ảnh tổng hợp từ trang tin phi lợi nhuận Venus Project có trụ sở tại New York (Mỹ) cùng một số hình chính thức của NASA.


Một số quan điểm cho rằng sự kiện Apollo lên mặt trăng chỉ là trò lừa của chính phủ Mỹ.

Có một số sự thật khoa học và kinh nghiệm đơn giản đã chứng minh một cách rõ ràng rằng, NASA và chính phủ Mỹ đã cố tình lừa dối dân chúng nước họ và người dân toàn thế giới, với mục đích xây dựng tiếng tăm giả vờ để hãnh diện trên sàn diễn thế giới và ăn cướp hàng tỉ USD cho các nghiên cứu không gian. Các nghiên cứu đó đã kết thúc trong túi những kẻ gọi là sát nhân hàng loạt, hoặc các nhà thầu quốc phòng và nhà sản xuất vũ khí hiếu chiến, các phi hành gia và khoa học gia đầy ích kỷ và dối trá, các tập đoàn phi quốc gia được cho là đã chế tạo ra các máy móc thô kệnh để sản xuất chương trình TV chuyến đi lên mặt trăng.

Theo nhà sáng lập đồng thời là CEO Venus Project, Bahram Maskanian, câu chuyện Mỹ đưa người lên mặt trăng là chương trình TV lừa đảo ngốc nghếch và lố bịch nhất từng được sản xuất. Thậm chí không cần cố gắng quá nhiều thì chúng ta cũng dễ dàng phát hiện ra những lỗi rõ ràng chứng minh điều này chỉ là hư cấu. Lý do khó mà tranh cãi nhất, sự thật biến chuyện lên mặt trăng thành lời nói dối vĩ đại chính là sự tồn tại của vành đai bức xạ Van Allen. Chỉ một thử thách lớn này cũng đủ để chứng minh chuyến đi lên mặt trăng là chuyện viễn tưởng.

Vành đai bức xạ Van Allen là gì?
Đi xuyên qua vành đai bức xạ Van Allen là một trong số ít các vấn đề lớn mà con người trên trái đất chúng ta chưa giải quyết được để thực hiện giấc mơ du hành tới bất cứ đâu ngoài không gian.

Vành đai bức xạ Van Allen (Van Allen Radiation Belt) là một vành đai bức xạ lớn bao quanh phía ngoài trái đất, được hình thành từ các thể và phân tử phóng xạ mặt trời mang điện tích phát ra từ thượng tầng khí quyển của mặt trời và các vì sao. Vị trí của vành đai Van Allen là ở độ cao 12-60 ngàn km, bao quanh bề mặt toàn bộ trái đất.


Vành đai Van Allen.

Theo nghiên cứu, không một sinh vật sống nào từ trái đất có khả năng vượt qua vành đai Van Allen mà vẫn sống sót, dù sử dụng công nghệ thô sơ những năm 1960 hay công nghệ tiên tiến nhất hiện nay! Sự phát tỏa phóng xạ điện tích cao của hiện tượng ion hóa bức xạ hoặc ion hóa các phân tử sẽ làm bốc hơi mọi sinh vật sống muốn du hành xuyên qua vành đai. Điều này có nghĩa là để bay lên mặt trăng cách trái đất 375 ngàn km, các phi hành gia Apollo phải xuyên qua vành đai Van Allen và sẽ bốc hơi ngay lập tức.


UFO tới Trái đất bằng cách nào?
Một số chúng ta sẽ nghĩ về nhiều chuyến ghé thăm trái đất bằng UFO của những người anh em ở các thiên thể xa xôi từ ngoài không gian hàng ngàn năm qua. Một câu hỏi đặt ra là làm cách nào họ xuyên qua vành đai bức xạ Van Allen để có thể đi vào và ra khỏi khí quyển trái đất?


Một câu hỏi được đặt ra là: UFO xuyên qua vành đai Van Allen như thế nào?

Theo CEO Bahram, các tàu không gian UFO có khả năng du hành xuyên thiên hà, xuyên vũ trụ nhanh hơn nhiều so với tốc độ ánh sáng. Họ không bay mà nhảy từ điểm này sang điểm khác nhờ hệ thống lực đẩy từ trường hay đệm từ (Magnetic Levitation), còn gọi là lực đẩy Maglev (Maglev Propulsion), giúp tàu lơ lửng trong vũ trụ bằng lực điện từ.

Nguyên lý lực đẩy từ trường Maglev đã được ứng dụng để chế tạo một món đồ chơi khoa học gọi là đĩa bay con quay lơ lửng từ tính, thường dịch là đĩa bay con quay không trọng lực (UFO Magnetic Levitation Spinning Gyroscope). Đĩa bay đồ chơi gồm 2 nam châm: con quay và đế. Con quay có thể lơ lửng trong không khí nhờ lực đẩy từ đế nam châm bên dưới.


Trong không gian, khi đẩy tàu, lực đẩy điện từ maglev sẽ tạo ra một lớp vỏ từ tính bảo vệ bao quanh con tàu, bảo vệ tàu khỏi bức xạ độc hại ngoài không gian, giống như cách lực hấp dẫn của trái đất đang bảo vệ các cư dân của nó. Cho đến hôm nay, chúng ta vẫn chưa có được những năng lực như thế.

Cũng có một số ảnh chụp cơ sở hạ tầng hình học, tháp cao, đường xá và nhà cửa. Các ảnh này trông như một căn cứ ở trên mặt trăng, được cho là do những người anh em ngoài trái đất sống ở cực bắc của mặt trăng xây nên! Các bức ảnh này được chụp bằng kính viễn vọng ở những vị trí khác nhau trên trái đất, bắt đầu từ năm 1954, như một phần trong các hoạt động bí mật, lén lút của chính phủ Mỹ nhằm mở đường cho sự hạ cánh viễn tưởng lên mặt trăng. Hoặc có thể đây là sản phẩm của NASA nhằm mục đích tăng thêm uy tín cho chuyến đi lên mặt trăng hoang đường của họ.

Những bằng chứng khác
Nói về các bằng chứng khác cho thấy câu chuyện lên mặt trăng là hoang đường, lý do đầu tiên là trong những năm 1960 và cả hôm nay, chúng ta vẫn chưa có một nguồn cung nhiên liệu hoặc hệ thống đẩy đầy đủ để thực hiện chuyến bay khứ hồi (hai chiều đi về) tới mặt trăng trên 750 ngàn km. Ngoài ra, chúng ta đã từng và hiện vẫn chưa có lớp vỏ bức xạ bảo vệ để đi qua Van Allen một cách an toàn.

Lý do thứ hai, khi các tàu con thoi hoặc tên lửa được phóng lên và bắn ra ngoài lực đẩy hấp dẫn của trái đất để đi vào không gian, chúng sẽ để lại hàng đống khói và bụi khổng lồ. Nhưng nếu bạn đã xem đoạn phim hạ cánh trên mặt trăng, bạn sẽ thấy rõ như ban ngày là một cần cẩu đang hỗ trợ module mặt trăng (Lunar Module) hạ cánh từ phía trên mà không có tí bụi nào. Làm cách nào mà một động cơ đẩy tên lửa đang bay với tốc độ cao nhất có thể hạ thấp dần để lấy đà hạ cánh an toàn trên một môi trường đầy bụi và cát mà không làm cho tí khói bụi nào bay lên trong không khí? Cũng không sai khi đặt câu hỏi tương tự cho trường hợp Lunar Module được bắn khỏi lực đẩy hấp dẫn của mặt trăng!


Module mặt trăng - Eagle Lunar Module của Apollo 11. (Ảnh: NASA).

Thứ ba, Lunar Module là một module hình nón tí hon, khó mà đủ chỗ cho hai người đàn ông. Vậy chiếc xe tự hành Moon Rover (Lunar Rover), các thiết bị khác và các xe tăng nhiên liệu cần có để cất cánh từ bề mặt mặt trăng khi quay về sẽ được đặt ở đâu? Phải nói thêm là để bay tới mặt trăng và bay về thì chuyến đi gần một triệu km này sẽ cần một lượng nhiên liệu khổng lồ. Các xe tăng nhiên liệu cao cấp khổng lồ được gắn trên tàu con thoi chỉ có thể đưa con thoi ra khỏi khí quyển trái đất, bay lên thẳng đứng 100 km. Ngay sau khi tất cả nhiên liệu được đốt cháy, hai xe tăng nhiên liệu sẽ tách ra rồi rơi ngược lại lên bề mặt trái đất.

Khía cạnh khó tin thứ tư của chuyến đi hoang đường là việc truyền tải các audio và hình ảnh video trực tiếp từ mặt trăng đến trái đất.

Tất cả chúng ta đã xem những chương trình TV được phát "LIVE" (trực tiếp) tới các bộ TV từ những góc khác nhau của trái đất. Nhưng hầu hết mọi người lại không biết là cần những gì để việc phát sóng đó được thực hiện.

Để vượt qua trở ngại đường cong của trái đất, cần có một vệ tinh cố định trên quỹ đạo trái đất, một xe tải phát sóng đặt tại địa điểm sự kiện để truyền tải tín hiệu từ điểm xuất phát và một trạm TV được trang bị đĩa vệ tinh để nhận và phát tín hiệu đến khán giả truyền hình chúng ta với độ trễ thời gian theo đường tín hiệu bay ra ngoài không gian và quay trở lại. Làm cách nào mà các phi hành gia đang nhảy lên xuống hoặc lái xe/đi bộ quanh mặt trăng có thể truyền tải ngay lập tức hình ảnh chuyến đi khứ hồi tới NASA cách xa gần một triệu km?


Xe tải phát sóng.

Thứ năm là vấn đề trong tấm hình chiếc xe Lunar-Rover mà NASA tuyên bố đã chụp trên mặt trăng và đoạn phim Lunar-Rover chạy quanh cho thấy động cơ đốt trong ở phía sau.

Động cơ đốt trong sẽ không chạy được nếu thiếu oxy trong không khí. Vậy làm cách nào mà một xe hơi Lunar-Rover có thể chạy vòng quanh mặt trăng bằng động cơ đốt trong ở sau khi mặt trăng là nơi không có khí quyển, không khí và oxy?

Lunar-Rover cũng không phải là một chiếc xe hơi điện vì nếu vậy thì nó phải nặng một tấn và các pin trên mạch sẽ được nhìn thấy rõ. Và rõ ràng Moon-Rover to hơn Lunar Module, vậy NASA sẽ để chiếc xe hơi đó ở đâu để mang được nó lên mặt trăng?


Lunar-Rover của Apollo 15 năm 1971 đi quanh Mặt trăng.

Lý do cuối cùng (thứ sáu), chúng ta đều biết rằng bức xạ từ mặt trời là một hỗn hợp nhiều sóng từ tính electron, từ các tia cực tím, hồng ngoại, tia gama năng lượng cao cho tới tia X, các ánh sáng thấy được nằm giữa sóng vô tuyến và tia cực tím trong quang phổ từ tính electron (bước sóng 400-760 nanomet). Do đó, bất cứ loại phim mới nào rời khỏi trái đất, xuyên qua vành đai Van Allen để tới mặt trăng cũng sẽ bị hủy diệt hoàn toàn. Thậm chí nếu như điều bất khả trên là đúng (các loại phim rời khỏi trái đất và tới mặt trăng an toàn), và các phim video, phim chụp ảnh dương bản (chrome film) 17 mm đã được sử dụng, được mua từ một cửa hàng nào đó trên mặt trăng thì trên đường về trái đất, tất cả mọi người và các phim chưa rửa đều sẽ bị tiêu diệt khi bay qua vành đai Van Allen.

Quả đúng là có quá nhiều bằng chứng không thể chối cãi đã khiến biết bao người trên thế giới mất lòng tin sâu sắc vào toàn bộ câu chuyện hoang đường đưa người lên mặt trăng. Từ nay, bạn đừng bao giờ nói "nếu chúng ta có thể đưa một người lên mặt trăng, chúng ta có thể làm được bất kỳ điều gì..." vì những phát biểu kiểu đó sẽ làm bạn hoàn toàn mất uy tín.

Sau đây là hai đoạn phim về các bằng chứng khoa học cho thấy chuyến đi lên mặt trăng của NASA là giả mạo:



http://khoahoc.tv/vanh-dai-van-allen-va-bang-chung-cho-thay-su-menh-apollo-11-len-mat-trang-la-hoang-duong-89623
Bác dùng gg dịch hay sao? Không có xe tăng nhiên liệu nào ở đây cả mà là tank fuel (bình nhiên liệu hay bình xăng) cụ ạ.
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,411
Động cơ
666,950 Mã lực
Cũng kha khá nhiều vụ quân ta (tên lửa) bắn vào quân mình (máy bay) rồi cụ ạ.Chỉ có điều thông tin không dc phép công bố thôi
Không hiếm vụ mig dính đạn cao xạ, và các loại súng bắn từ mặt đất...
Trận đánh cầu " Hàm Rồng" cũng có Mig bị rơi do trúng đạn từ mặt đất bắn lên
 

hacvuphong

Xe tăng
Biển số
OF-377304
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
1,896
Động cơ
247,834 Mã lực
Nơi ở
Chốn thiên đường
https://hieuminh.org/2017/12/20/mig-21-co-ban-roi-b52/

Đây là câu hỏi không có câu trả lời chính xác. Nhưng sự kiện chống B52 dịp Giáng Sinh 1972 đáng được người Hà Nội nhắc đến một cách tự hào hơn là tìm ai đã bắn rơi 15 hay 34 chiếc B52.

Gặp phi công Lê Thanh Đạo ở Lede (Belgium)

...Ông kể từng lái máy bay MIG nên hiểu thế nào là bắn trúng mục tiêu. Nếu như MIG 17 bắn bằng súng canon (liên thanh) thì phải tiếp cận khá gần máy bay đối phương bằng bám đuôi và bắn. Nếu trúng là … biết liền.

Nhưng MIG 21 có 2 quả tên lửa tìm nhiệt gọi là fire and forget (bắn và quên luôn). Muốn bắn phải bám đuôi đối phương vì tên lửa sẽ tìm phần nhiệt phát ra từ đuôi máy bay.

Về lý thuyết, nếu máy bay bị bám đuôi với tên lửa tầm nhiệt thì coi như toi. Tuy nhiên trong chiến đấu, có phi công lộn nhào rất siêu, biết có thể bị bắn liền hạ độ cao đột ngột rồi vọt lên, tên lửa mất hướng.

Với MIG 21 cũng thế. Ông Đạo kể đã bắn kha khá tên lửa. Khi bám đuôi đối phương, tín hiệu trong máy bay báo có thể fire (bắn), phi công chỉ nhấn nút và vọt ngang rồi quay hình chữ U và chạy trốn thật nhanh vì nếu tên lửa trúng đối phương, máy bay mình có thể bị lây do tốc độ máy bay quá nhanh.

Duy nhất có một lần ông liều, nhấn nút tên lửa còn cố bay ngược lại thêm vài chục giây để xem máy bay Mỹ có cháy không và ông chứng kiến nó nổ tung trên không.

Tất cá các phi công được huấn luyện và thực hành, nhấn nút và chuồn thật nhanh để không bị bám đuôi. Không chiến gọi là đuổi nhau quần đảo trên trời cho oai, thực ra gặp nhau và nếu có bắn tên lửa chỉ xảy ra chục giây, nên không ai biết tên lửa của mình có trúng đối phương.


Việc máy bay bị cháy do mặt đất xác nhận, nhìn bằng mắt thường, bằng radar do tín hiệu máy bay theo dõi bị mất trên màn hình, hoặc do máy bay đi kèm nhìn thấy, còn tác giả chính không còn có thời gian để ngắm thành quả.

Vụ Phạm Tuân thì ông nói, đêm 27 tháng 12 năm 1972 Phạm Tuân có cất cánh, có bắn tên lửa, có B52 rơi. Nhưng không thể khẳng định do Phạm Tuân bắn và Phạm Tuân chưa chắc đã biết. Do SAM 2 hay MIG 21 chỉ có trời biết. Nhưng một B52 cháy là có thật và Mỹ xác nhận.

Việc B52 rơi được cho là chiến công của Phạm Tuân là như thế, khó được làm sáng tỏ hơn. Nếu Không quân Việt Nam còn các băng ghi âm, hành trình bay, lịch sử bay, các số liệu trên radar như Hoa Kỳ có đối với máy bay của họ thì sẽ dễ xác minh Phạm Tuân bắn rơi hay Vũ Quang Thiều lao MIG 21 vào B52 hay không.

Tuy nhiên, việc Việt Nam hạ B52 trên bầu trời Hà Nội là có thật, thế giới phải ngạc nhiên. Mình đi máy bay hành khách ngồi khoang thương gia mà hơi chòng chành chút đã tái mặt. Phi công cất cánh lên đối đầu với đủ loại máy bay và tên lửa hiện đại của Mỹ là anh hùng, tìm pháo đài B52 trong đêm tối có đáng ngưỡng mộ hay không.


Các phi công Phạm Tuân, Vũ Xuân Thiều và Lê Thanh Đạo mà tôi gặp ở Lede năm ngoái đều xứng đáng ghi vào sổ vàng của không quân Việt Nam.
Cụ ơi. Bắn tên lửa loại cũ nó quy định tốc độ khi nhấn nút đó cụ ạ. Ông già em bên vũ khí hàng không có nói số liệu cụ thể nhưng em quên mất rồi. Nhưng đại thể tốc độ nhanh quá thời gian tên lửa rời giá và đạt tốc 3M thì ông bắn lĩnh luôn quả vừa bắn vì nó sẽ ngửi đít ông luôn. Bắn tầm 5km thì phi công cỡ vừa đủ làm thao tác kéo gắt z tránh đc; 2km thì chịu; 1km bắn xong nhảy dù luôn k thì lao vào vùng nổ. Thiết kế sau quá tốc độ bắn tên lửa k rời bệ phóng. Nếu trúng 02 quả K13 vào hai cụm động cơ thì 90% tèo vì ngoài phá hủy động cơ các mảnh văng còn phá thân mất kết cấu. Cụ Thiều ham đánh vào gần quá xong còn chờ kết quả nên thành quả Sam kết thúc.
 

hacvuphong

Xe tăng
Biển số
OF-377304
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
1,896
Động cơ
247,834 Mã lực
Nơi ở
Chốn thiên đường
K13 theo thiết kế có thể ngoặt tìm mục tiêu 3 lần với góc ngoặt từ 60 độ trở lên trước khi tự hủy. Ông già em tin cụ Tuân làm đc việc đó.
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,374
Động cơ
519,647 Mã lực
Cụ ơi. Bắn tên lửa loại cũ nó quy định tốc độ khi nhấn nút đó cụ ạ. Ông già em bên vũ khí hàng không có nói số liệu cụ thể nhưng em quên mất rồi. Nhưng đại thể tốc độ nhanh quá thời gian tên lửa rời giá và đạt tốc 3M thì ông bắn lĩnh luôn quả vừa bắn vì nó sẽ ngửi đít ông luôn. Bắn tầm 5km thì phi công cỡ vừa đủ làm thao tác kéo gắt z tránh đc; 2km thì chịu; 1km bắn xong nhảy dù luôn k thì lao vào vùng nổ. Thiết kế sau quá tốc độ bắn tên lửa k rời bệ phóng. Nếu trúng 02 quả K13 vào hai cụm động cơ thì 90% tèo vì ngoài phá hủy động cơ các mảnh văng còn phá thân mất kết cấu. Cụ Thiều ham đánh vào gần quá xong còn chờ kết quả nên thành quả Sam kết thúc.
Trường hợp anh Thiều phía Mỹ cũng dứt khoát không công nhận MIG 21 hạ mà tính cho SAM 2. Họ kiêu hãnh đến tột cùng!.
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,926
Động cơ
320,214 Mã lực
Tuổi
58
Em có lần ngồi hỏi chuyện vui vẻ với một cụ Thượng Tá về quân đội.
Cụ ấy nói về quân Ta với quân Mỹ như nói về một nghề thôi. Cụ ấy ngưỡng mộ QĐ Mỹ về độ chuyên nghiệp và trang thiết bị.
Nói chung rất nể nhưng không hiểu mà chém là quân Ta ăn may trong cuộc chiến trước 75 với Mỹ thì có thể bị ăn vả vỡ alo.
Em hậu sinh nhưng cũng nghĩ vậy. Nếu đặt một dân tộc nào đó vào hoàn cảnh VN lúc đó chắc gì có những chuyện đã xảy ra như B 52 rụng như sung dù còn ai đó đang cố phản bác....tìm sâu nhưng thực tế nó đã rụng nhé.
Em thấy người từng trải trong nghề oánh nhau họ lại không hăng như những người có khi chưa từng bắn phát đạn nào....hehe...... giống em.
 

Dũng cháo lòng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-452798
Ngày cấp bằng
12/9/16
Số km
755
Động cơ
210,500 Mã lực
Tuổi
66
Em thấy mái bai mỹ vô cùng hiện đại chưa bao giờ bị đối phương bắn rơi mà toàn rơi do lỗi kỹ thuật như nứt mối hàn , chết mái , mất phanh , kẹt chân ga ... va vào chim cu ... Kết luận nghành công nghiệp chế tạo mái bai Mỹ quá lởm ạ :))
bạn nói thế sai rồi đấy, tôi tuy là người đi sau chưa được tham ra chận B52 năm 1975 nhưng chúng tôi học pháo phòng không nó khác với các nước lắm nhé, đầu tiên ra đa bắt sóng và báo hướng máy bay, sau đó đo xa theo hướng ra đa bắt và báo cho lính pháo chúng tôi, hướng bay, tốc độ của máy bay để chúng tôi cho vào kính ngắm, nó bay vào mặc kệ nó, chỉ lúc nào nó bổ nhào thả bom, tiểu đội trưởng phất cờ mới được bắn nhá, cong nó bay trên trời thì pháo 37 hai nòng của chúng tôi chưa đến tuổi bắn tới chúng được nhá vì độ bắn cao hiệu quả nhất là 3000m thôi, lúc máy bay bổ nhào thả bom nhiều nước ví dụ như TQ họ lao vào hầm chú ẩn, cái này tôi đã được chứng kiến khi đi sơ tán tai Lạng Sơn ngày trước, còn chúng tôi thì lúc đó bắn mới hiệu quả rễ chúng máy bay vì chúng không thể lạng lách để chánh đạn được, lếu chúng lạng lách chánh đạn của ta thì mục tiêu chúng đánh cũng bị trượt ngay, nghĩa là bạn hãy tưởng tượng tao chết, mày cũng toi ai ngan rạ người ấy thắng bạn nhé, bạn nói thế thì bạn đã coi thường bộ đội ta quá rồi đấy
 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
10,962
Động cơ
455,581 Mã lực
bạn nói thế sai rồi đấy, tôi tuy là người đi sau chưa được tham ra chận B52 năm 1975 nhưng chúng tôi học pháo phòng không nó khác với các nước lắm nhé, đầu tiên ra đa bắt sóng và báo hướng máy bay, sau đó đo xa theo hướng ra đa bắt và báo cho lính pháo chúng tôi, hướng bay, tốc độ của máy bay để chúng tôi cho vào kính ngắm, nó bay vào mặc kệ nó, chỉ lúc nào nó bổ nhào thả bom, tiểu đội trưởng phất cờ mới được bắn nhá, cong nó bay trên trời thì pháo 37 hai nòng của chúng tôi chưa đến tuổi bắn tới chúng được nhá vì độ bắn cao hiệu quả nhất là 3000m thôi, lúc máy bay bổ nhào thả bom nhiều nước ví dụ như TQ họ lao vào hầm chú ẩn, cái này tôi đã được chứng kiến khi đi sơ tán tai Lạng Sơn ngày trước, còn chúng tôi thì lúc đó bắn mới hiệu quả rễ chúng máy bay vì chúng không thể lạng lách để chánh đạn được, lếu chúng lạng lách chánh đạn của ta thì mục tiêu chúng đánh cũng bị trượt ngay, nghĩa là bạn hãy tưởng tượng tao chết, mày cũng toi ai ngan rạ người ấy thắng bạn nhé, bạn nói thế thì bạn đã coi thường bộ đội ta quá rồi đấy
Bắn máy bay Mỹ lúc nó bổ nhào ném bom trận địa pháo cao xạ thì dễ bắn trúng nhất là đúng rồi, nhưng cũng không hẳn chỉ bắn lúc máy bay bổ nhào. Không lẽ lúc máy bay Mỹ bay ngang qua thì cả trận địa pháo đứng nhìn mà không bắn. Nếu chỉ bắn lúc máy bay bổ nhào vào trận địa thì người ta làm ba, bốn trận địa pháo cao xạ giả làm gì. Máy bay Mỹ còn nhiều mục tiêu bắn phá chứ đâu chỉ có trận địa pháo cao xạ. Các trận địa phòng không có đủ các loại súng, pháo, cứ máy bay bay ngang qua trong tầm bắn hiệu quả của vũ khí là phệt thôi, không bắt buộc phải đợi máy bay bổ nhào.
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
http://soha.vn/kqvn-lam-gi-de-lap-cong-xuat-sac-ha-b-52-cua-2-anh-hung-mig-21-pham-tuan-va-vu-xuan-thieu-2017122014443606.htm

Đi tìm đáp án cho câu hỏi: Làm thế nào MiG-21 của Phạm Tuân, Vũ Xuân Thiều hạ được B-52?
PV - Tổng hợp từ cuốn Điện Biên Phủ trên không-Chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam | 20/12/2017 19:30

Ngày 19 và 20 tháng 12 năm 1972, các hãng thông tin và báo chí Mỹ tung tin: "MiG của Bắc Việt đã bị hoàn toàn tê liệt. B-52 yên tâm dạo chơi".

LTS: Trong chiến dịch Linebacker-2 tháng 12/1972, Không quân Mỹ đã thực hiện cuộc ném bom bằng máy bay chiến lược B-52 tàn bạo nhất trong lịch sử vào Hà Nội và Hải Phòng. Nhưng không có tội ác nào mà không bị trừng phạt!

Các chiến sỹ QĐNDVN, trong đó chủ công là bộ đội PK-KQ quả cảm đã vượt muôn trùng gian khó và hy sinh để làm nên chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" lịch sử, chấn động địa cầu, buộc Không quân Mỹ hùng mạnh phải khuất phục.

Nhân dịp kỷ niệm 45 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc loạt bài viết của nhiều tác giả nhằm ôn lại những kỷ niệm hào hùng trong 12 ngày đêm khốc liệt đó.

Trong số này, mời quý độc giả tìm hiểu về chiến công xuất sắc của 2 anh hùng phi công MiG-21 Phạm Tuân và Vũ Xuân Thiều qua phần giới thiệu của Đại tá Lưu Trọng Lân, nguyên Phó trưởng phòng Tác huấn, Quân chủng PK-KQ.

---------

KHÔNG QUÂN VIỆT NAM LÀM GÌ ĐỂ CÓ NHỮNG CHIẾN CÔNG XUẤT SẮC CỦA 2 ANH HÙNG MIG-21 PHẠM TUÂN VÀ VŨ XUÂN THIỀU?

MiG-21 tìm cách tiếp cận B-52...

Đối với MiG bay đêm, phương tiện duy nhất để tìm thấy kẻ thù là radar. Thế nhưng trên mỗi chiếc B-52 có tới hàng chục máy gây nhiễu tự động, với hệ thống tần số choán hết dãy tần số của các đài ra-đa dẫn đường cũng như radar ngắm bắn của phi công ta.

Để đối phó với MIG tiến công từ phía sau, ở phần đuôi mỗi B-52 đều có lắp một khẩu súng máy 12,7 ly luôn luôn sẵn sàng nhả đạn. Lại còn 6 hỏa tiễn "nhử mồi" Green Quai rất lợi hại. Nếu tên lửa K-13, loại tìm nhiệt, của ta phóng vào B-52 mà gặp hỏa tiễn nhử mồi, thì đường đạn sẽ bay chệch sang luồng nhiệt thu hút của nó.


Để triệt tiêu mọi hoạt động của không quân đối phương, Không quân Mỹ đã tổ chức một lực lượng lớn máy bay tiêm kích F-4, hình thành một "bức rào cản di động" bảo vệ đội hình bay của B-52.

Ngoài ra, trước khi B-52 đến Hà Nội khoảng 30 phút, những chiếc F-111A "cánh cụp cánh xòe" bay rất thấp đã đến ném bom phá hủy hai đầu đường băng của các sân bay, khiến cho máy bay MiG-21 ta không còn đường cất cánh.

Tiếp theo là những chiếc F-4 khác đến lượn vòng khống chế vùng trời trên sân bay để sẵn sàng bắn rơi bất kỳ chiếc MiG nào cất cánh bay lên.

Có lẽ vào lúc này, những con "diều hâu" trong Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đang nhớ lại những giờ phút huy hoàng của Không quân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hồi cuối Thế chiến thứ hai, khi hàng trăm pháo đài bay B-29 và rất nhiều máy bay chiến thuật, bằng những đợt bom dữ dội, đã dập tắt mọi khả năng cất cánh của hàng ngàn máy bay tiêm kích Nhật.

Ngày 19 và 20 tháng 12 năm 1972, các hãng thông tin và báo chí Mỹ tung tin: "MiG của Bắc Việt đã bị hoàn toàn tê liệt".

Về phía ta, một câu hỏi được đặt ra từ trước: "Ở vào điều kiện không quân Mỹ hầu như chiếm lĩnh bầu trời, radar ta bị nhiễu nặng, trong không gian mênh mông tối đen mù mịt, MiG-21 của ta làm sao cất cánh bay lên, làm thế nào chọc thủng được cái "vỏ thép" dày đặc của lũ F-4, làm sao tìm được B52, tiếp cận được nó để nổ súng chính xác?"

Câu trả lời là: bằng những cố gắng phi thường, không quân ta đã vượt qua tất cả, để cuối cùng MiG vẫn tồn tại, vẫn cất cánh chiến đấu và lập công xuất sắc.

Đầu tiên phải nói về cách đánh: trước kia, do chưa có điều kiện "tiếp xúc" với B-52, chưa hiểu được thủ đoạn chiến thuật của chúng, cho nên không quân ta chưa có được cách đánh phù hợp.

Khoảng đầu năm 1971, theo chỉ thị của Phó tư lệnh Quân chủng phụ trách Không quân Nguyễn Văn Tiên, Tư lệnh Binh chủng Không quân Đào Đình Luyện và Phó tư lệnh Binh chủng Trần Mạnh*, một đoàn nghiên cứu cách đánh B52 gồm các sĩ quan tham mưu tác chiến, quân báo, dẫn đường và một số phi công có kinh nghiệm, do Phó trung đoàn trường Trung đoàn 921 Nguyễn Nhật Chiêu** chỉ huy lên đường vào Quảng Bình.

Từ các điểm cao trên đỉnh Trường Sơn, các anh quan sát bằng mắt, lắng nghe bằng tai, mọi hoạt động của lũ pháo đài bay B-52 và của những chiếc F-105 hộ tống. Các anh tìm hiểu quy luật hoạt động của địch, nghiên cứu khả năng khống chế của radar và tên lửa của Mỹ từ trên các chiến hạm lởn vởn ngoài biển Đông.

... và phóng tên lửa diệt B-52

Một phương án dùng MiG-21 đánh B-52 được vạch ra và được Quân chủng chấp thuận, với yêu cầu về giữ bí mật hết sức nghiêm ngặt. Sau khi cất cánh phải bay thật thấp để tránh radar từ các tàu chiến phát hiện. Các trạm radar của ta phải thực hiện những quy ước về mật hiệu cất cánh và dẫn đường thật chặt chẽ, phải tổ chức nghi binh cho khôn khéo...

Trong lần xuất kích đêm 4 tháng 10 năm 1971, phi công Đinh Tôn*** đã phát hiện được B52, nhưng do ở thế bất lợi nên được lệnh phải quay về. Đến đêm 20/11/1971, phi công Vũ Đình Rạng lại được giao nhiệm vụ tìm đánh B-52. Anh cất cánh từ một sân bay ở Nghệ An.

Được sự dẫn đường của radar và Sở chỉ huy mặt đất, anh bay thấp dọc Trường Sơn vào khu vực B-52 đang hoạt động. Còn cách dịch 50 km, anh vút lên cao tiếp cận mục tiêu. Rạng đã nhìn thấy 3 chiếc B-52 với những hàng đèn trên lưng, bên cánh, trên đuôi. Vào đến khoảng cách 2.000 mét, anh chọn chiếc đi đấu và ấn nút phóng tên lửa.

Chiếc B-52 bốc cháy, bay về hướng tây và đáp khẩn cấp xuống một sân bay ở Thái Lan. Gần đây theo tiết lộ của một cựu thiếu tá phi công Mỹ, Ralp Welterhalm, thì chiếc B52 này hôm ấy không thể về được căn cứ U-ta-pao, mà phải hạ cánh bắt buộc xuống sân bay chiến thuật Na-khon Pha-nom. Nó đã bị phế bỏ ngay sau đó vì bị thương quá nặng.

Khiếp sợ trước sự tấn công uy hiếp của MiG-21, suốt một tuần lễ sau đó, không một chiếc B-52 nào dám bén mảng đến vùng trời "cửa khẩu" Trường Sơn gồm các con đường 12, 20, 10, 16 xuất phát từ Quảng Bình, vắt qua đỉnh Trường Sơn đi sang phía tây và đường 18 bắt đầu từ ki-lô-mét 43 đường 10.

Hàng ngàn xe vận chuyển của ta tranh thủ vượt cung, tăng chuyến, đưa hàng vào mặt trận phía Nam ngoài mức kế hoạch.

Song, điều quan trọng hơn là qua trận đánh của Vũ Đình Rạng, không quân ta đã xác định được cách đánh B-52 và khẳng định: MiG-21 của ta có thể bắn được B-52 Mỹ.


"Phương án năm cánh sao", tức là kế hoạch đánh địch trên 5 hướng để bảo vệ Hà Nội của Binh chủng Không quân được hình thành và đã sớm được hoàn chỉnh trước khi bước vào trận đánh lớn nhiều ngày.

KQVN khắc phục khó khăn diệt B-52, lập công lớn

Địch nhiều ta ít thì ta đánh lối du kích, dùng tốp nhỏ chiếc lẻ quần nhau với địch, với khẩu hiệu "một người, một máy bay vẫn tiến công", cực kỳ dũng mãnh, "tả xung hữu đột" giống như hành động "nắm thắt lưng địch mà đánh" của Quân giải phóng miền Nam.

Địch đánh hỏng đường băng chính, ta dùng đường băng phụ. Đường băng phụ hỏng, ta dùng đường lăn. Đường lăn hỏng, thì ta cất cánh từ các sân bay dã chiến, vòng ngoài. Mặt khác, tuy không có khẩu hiệu "địch đánh, ta sửa ta đi" như trên đường Trường Sơn, nhưng ở những sân bay miền Bắc lúc ấy cũng có một quyết tâm tương tự: "Địch phá, ta sửa ta bay".

Bộ đội công binh của Quân chủng, được sự trợ giúp của đông đảo nhân dân các địa phương lân cận, mỗi lần đường băng bị bom phá nát, lập tức tổ chức ngay việc san lấp các hố bom, dọn sạch đất đá trên đường băng cho máy bay ta cất cánh.

Có khi máy phát điện sân bay bị đánh hỏng, hệ thống đèn đường băng tắt. Ngay lập tức, anh chị em dân quân cùng bộ đội trực chiến cầm đuốc lao ra, bất chấp hiểm nguy, đứng thay vị trí những ngọn đèn để làm chuẩn cho máy bay ta thấy đường hạ cánh.

Máy bay trinh sát của địch "chà đi xát lại" dò tìm vị trí máy bay ta, thì ta tổ chức ngụy trang MiG thật kín đáo. Có lúc chúng ta còn dùng máy bay lên thẳng loại lớn, ban ngày "cẩu" MiG đi giấu nơi xa, tối đến trả MiG về lại sân bay để sẵn sàng chiến đấu.

Máy bay tiêm kích F-4 bảo vệ B-52 rất đông, tầng tầng lớp lớp, thì các phi công ta đột nhập từ phía sau hoặc từ bên sườn rồi bất ngờ tăng tốc thọc sâu, vượt qua đầu bọn F4, đuổi kịp B-52 mà tấn công.

Bị địch phóng tên lửa thì bằng những động tác khôn khéo điêu luyện, các anh kịp thời lần lượt né tránh
. Cuối cùng bằng tinh thần quả cảm và tài trí tuyệt vời các phi công ta đã bắn rơi được B-52 Mỹ, như Phạm Tuân đêm 27 và Vũ Xuân Thiều đêm 28/12/1972.

Riêng trường hợp Vũ Xuân Thiều, cất cánh từ một sân bay dã chiến ở Thanh Hóa, đến vùng trời Sơn La, khó khăn lắm anh mới lọt qua được hàng rào máy bay tiêm kích F-4 để đến gần một tốp B-52, từ phía sau. Chiếc đi đầu đã lọt vào đường ngắm.

Căn cứ những chiếc đèn trên thân B52, anh đã xác định được cự ly bắn, nhưng để chắc ăn, Thiều quyết định phóng tên lửa K13 ở khoảng cách thật gần. Câu nói cuối cùng của Thiều gọi về Sở chỉ huy: "Thăng Long! Thăng Long! Tôi đã bắn cả 2 quả tên lửa. B-52 chỉ bị thương nhẹ. Xin phép được tiêu diệt".

Rồi cùng với chiếc MIG thân yêu mang số hiệu 5124, Vũ Xuân Thiều lao thẳng vào chiếc pháo dài bay Mỹ... và anh đã hy sinh.

Trong 12 ngày đêm với 24 lần xuất kích, các chiến sĩ lái MiG đã diệt 7 máy bay địch, trong đó có 2 pháo đài bay B-52. Thật là kỳ diệu!

Ngoài ra, phi công ta còn có thành tích đáng khâm phục nữa là bằng những cánh bay MiG ít ỏi, các anh đã dũng mãnh lao vào đêm tối, xông thẳng vào đội hình dày đặc của máy bay tiêm kích Mỹ.

Qua đó, MiG đã buộc chúng phải quay ra đối phó, đội hình bay rối loạn, khiến cho cường độ nhiễu của chúng giảm đi, để lộ ra hình thù B-52 trên màn hiện sóng, tạo điều kiện cho các trắc thủ tên lửa ta nhìn thấy đối tượng chính mà tiêu diệt. Trong 12 ngày đêm, phi công ta với nhiều lần xuất kích, đã 8 lần phá vỡ, làm rối loạn đội hình của máy bay tiêm kích địch.

Bộ Tổng Tham mưu đánh giá trong chiến dịch này, bộ đội không quân ta rất tài giỏi, đã góp phần rất tích cực vào chiến thắng rực rỡ "Điện Biên Phủ trên không".
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Nói chung là cụ Tuân được tung hô hơi nhiều, mà đáng ra cụ Bảy, cụ Thiều đứng về khía cạnh nào đó nên được tung hô hơn.
Tất cả các cụ đấy đều được tung hô và xứng đáng được tung hô. Đều là những phi công anh hùng, xuất sắc. Nói đền Hà Nội Điện Biên Phủ trên không thì nhắc đến cụ Tuân, cụ Thiều nhièu hơn. Phi công Mig bay đêm, bắn rơi B52 trên bầu trời Hà Nội. Cụ Tuân bay vào vũ trụ .Có tên đường và 1 trường học mang tên Vũ Xuân Thiều.
Còn đến toàn cuộc chiến, chiến công của binh chủng PKKQ VN thì cụ Bảy được nhắc đến nhiều hơn. Cụ Bảy, một trong mười sáu phi công Việt Nam đạt cấp "Ách", bắn rơi 7 máy bay Mỹ!
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Biết là chiến trận thì nghe kể lại cũng nhiều.

Nhưng thật là em hơi lạ khi sáng nay (20.12.17) xem phim tài liệu ở VTV1 nói về trận ĐBP trên không này
lại có đoạn anh trai Bác Thiều kể về trận chiến cuối cùng (lúc xuất kích và đánh nhau) của bác Thiều.
Anh trai bác Thiều có thể nắm rõ về cuộc sống đời thường, về những kỷ vật của Bác Thiều để lại nên kể về đoạn này là tốt nhất.

Nhưng anh trai bác Thiều thì sao biết trận chiến ấy sảy ra lúc nào, cất cánh trên đường băng ra sao dẫn đường làm sao, bắn lúc nào, đâm vào mai bai địch thế nào..... Nhưng như trên TV thì bác ấy kể.... như bác ấy ở đấy luôn.

Không còn nhân chứng nào để kể về những giây phút ấy nữa sao ?
Thời điểm đó ất nhiều nhân chứng, đồng đội của bác Thiều có thể thuật lại từng chi tiết sự chiến công anh dũng của bác Thiều cụ nhé. Là anh trai bác Thiều thì đương nhiên bác anh đã tìm hiểu và nhớ nằm lòng thậm chí có thể hình dung ra em trai mình đã lập chiến công và đã hy sinh oanh liệt như thế nào. Nên bác ấy biết thậm chí biết rất rõ trận chiến ấy sảy ra lúc nào, cất cánh trên đường băng ra sao dẫn đường làm sao, bắn lúc nào, đâm vào mai bai địch thế nào đến mức có thể kể lại như chính mình chứng kiến em thấy chả có gì khó hiểu cả.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,088
Động cơ
548,658 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Ý em là khó có thể sai vì nó đắt. Mà nó đắt thì với nền tài chính quốc phòng rất minh bạch của nó thì chả có cửa gì để khai rút đi hay khai man được ạ :P
Em lại tưởng nó thông đồng mí thằng tư bản đóng tàu bay, rơi một nó báo thành ba, hai chiếc kia đem bán cho Liên Xô chứ. Giặc lái nhảy dù khuyến mãi một ông một triệu Tơn, hai tuần nghỉ mát Bà Là rồi về Hỏa Lò chờ xuất cảnh. :)):)):)):))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top