[Funland] bác Tuân bắn rơi phi công Mỹ nào!?

xuanphuongccs

Xe điện
Biển số
OF-536803
Ngày cấp bằng
12/10/17
Số km
2,754
Động cơ
186,667 Mã lực
Cảm ơn cụ nhưng em vẫn không thể hình dung được là lắp quả tên lửa ấy kiểu gì để nó có thể hỗ trợ lực đấy thay vì làm nổ luôn máy bay. Vì theo em hiểu thì vỏ tên lửa cũng như máy bay dân dụng, khả năng chịu áp suất tốt chứ không chịu được lực và nếu gắn trực tiếp, cố định vào máy bay sẽ làm thay đổi thiết kế, trọng lượng...mà không thì sau khi dùng xong phi công có thể nhả nó ra bằng 1công tắc? Cuối cùng, như các cụ biết, việc tăng tốc và tăng độ cao với tốc độ cao thì sẽ dẫn tới áp suất thay đổi gấp sẽ khiến người lái ngất ngay lập tức nên việc ngồi trên tốc độ tên có yêu cầu về sức khoẻ như phi hành gia tầu con thoi và cả buồng lái kiểu tầu con thoi. Có thể hồi ý MiG21BIS Fishbed Liên Xô cho ta đã hiện đại đến mức ý?

Xin lỗi nếu em hỏi ngờ-u và cụ có thể không cần trả lời em ạ :-*
Xin lỗi em ngoại đạo nên không thể trả lời, thấy người trong cuộc viết thì biết vậy chứ không thông thái như một số cụ trên này.
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Em khỏi vòng vèo, nói về Phạm Tuân, ông cụ nhà em đã kể với em từ cách đây 30 năm rồi và bây giờ vẫn nói lại y như vậy, đó là "Cả trung đoàn đều biết là Phạm Tuân không bắn rơi B52, và cũng không thể bắn rơi được B52. Chiếc B52 bị bắn rơi thời điểm đó là do Bộ đội tên lửa bắn bằng SAM 2 nhưng gạt thành tích sang cho bên không quân và để tuyên truyền rằng tất cả các lực lượng đều có thể bắn rơi B52, và để động viên, giữ vững tginh thần của nhân dân.

Em không có điều kiện để kiểm chứng thông tin này nên chỉ nhắc lại lời ông cụ nhà em mà thôi.
Ông cụ cụ nói cũng có lý, nhưng Em đọc wiki thì thế này và cũng thấy có lý:

Một số nguồn tài liệu Hoa Kỳ cho rằng tên lửa của ông đã bắn trượt, chiếc B-52 đã trúng tên lửa SA-2 rồi nổ trên không trung, khiến Phạm Tuân nghĩ rằng tên lửa của ông đã phá hủy mục tiêu.[3] Nhưng nếu phân tích, điều này là rất khó xảy ra. Thời gian từ khi phóng tên lửa tới khi thoát ly của Phạm Tuân chỉ kéo dài 4-5 giây. Trong khoảng thời gian chỉ tích tắc đó, rất khó có chuyện trùng hợp tới mức chiếc B-52 vừa thoát khỏi tên lửa từ MiG lại bị trúng ngay SA-2 từ mặt đất phóng lên.

Do thành tích này, ngay sáng hôm sau (tức sáng 28/12) ông đã được đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi điện khen. Ông được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam ngày 3 tháng 9 (1973), khi đó ông đang là thượng úy biên đội trưởng thuộc Đại đội 5, trung đoàn 921, Sư đoàn Không quân 371. Phạm Tuân chia sẻ, chiến công của ông có "80% là may mắn", nhưng may mắn ở đây là có thời cơ, và phải biết chớp được thời cơ đó thì mới làm nên chuyện. Ông cho biết: "Trận ấy không thực sự phức tạp. Nhưng thành quả đó có được là do chúng ta đã từng đổ xương máu, đổ mồ hôi cho những trận chiến đấu trước"


Nên em nghĩ khả năng bác Tuân có bắn rơi máy bay là thật. Có điều do không thấy xác may bay nên mới lắm nghi vấn.
Chứ nếu chỉ để lấy thành tích thì bác Tuân sẽ không được phong tặng danh hiệu Anh Hùng sau đó đâu
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
7,311
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Em nghĩ là rất có thể cụ Phạm Tuân bắn rơi máy bay thật. Nhiều cụ cho rằng vì Phạm Tuân không bắn cháy nhiều tiêm kích Mỹ bằng cụ Bảy cụ Cốc mà không bắn rơi được B52 là chưa chính xác. Dựa vào thống kê của Mỹ cũng khó, vì bản thân cách đánh của Mig21 trên trời của ta nhưng vẫn là cách đánh trộm. Bên Mỹ khó xác định được máy bay rơi do nguyên nhân nào.

Về phía Mỹ cũng tương tự như vậy, họ luôn bác bỏ thiệt hại của mình nếu như không có chứng cứ không thể chối cãi. Nếu không có những chiếc B52 rơi tại chỗ thì họ chẳng bao giờ công nhận B52 rơi chiếc nào. Nếu công nhận B52 bị mig21 đánh rơi thì động đến uy tín của không quân Mỹ nên họ chẳng bao giờ công nhận.
 

thanks69

Xe tăng
Biển số
OF-486096
Ngày cấp bằng
2/2/17
Số km
1,057
Động cơ
200,652 Mã lực
Hồi nhỏ đọc truyện về các phi công VN oánh nhau với Mỹ, có đoạn dư lày (đại ý):
Anh Phạm Tuân tăng tốc hết cỡ, trong đêm vệt lửa của MIG đang tăng tốc giống tên lửa làm bọn máy bay hộ vệ dạt hết ra vì nghĩ là SAM.
Anh ấy lên cao hơn tầm bay B52 rồi nhào xuống thì nhìn thấy lưng một chú B52. anh PT xả hết tên lửa và đạn vào nó rồi té.
Về đến nhà thì thấy mọi người bảo là đã bắn được con B52. Sau đó thì .... =D>
 

kimma

Xe điện
Biển số
OF-303895
Ngày cấp bằng
5/1/14
Số km
3,477
Động cơ
331,179 Mã lực
Em thì em tin chắc chắn nó là sự thật. Nó không thể chối cãi. Nếu nhận xằng . Mẽo nó không cười thối mũi cho. Với độ cao và tốc độ mà dính 2 phát vào thân thì nó ko xé toạc ra mới lạ. Họ là những anh hùng. Mưu trí dũng cảm tuyệt vời
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,196
Động cơ
328,298 Mã lực
Có địa danh (thôn) Kính Nỗ thuộc xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh cụ ạ. Uy Nỗ có nhiều kho tàng, ngã ba đường sắt đi Thái Nguyên, Lào Cai nên là túi bom thời chiến tranh phá hoại. Kim Nỗ là xã ở phía Tây huyện Đông Anh, chỗ đường sắt từ cầu Thăng Long đi xuống, theo em thời chống Mỹ không có mục tiêu nào đáng giá để Mỹ thả bom.
Bản đồ tác chiến của SAC nó còn ghi là "Kinh No Copmlex" kia, chả hiểu tụi thamm mưu tác chiến vẽ bản đồ kiểu gì mà có cái địa danh đó.
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
https://news.zing.vn/uan-khuc-quanh-duyen-no-voi-b-52-cua-3-phi-cong-viet-post323938.html

Uẩn khúc quanh 'duyên nợ' với B-52 của 3 phi công Việt

Phạm Tuân, Vũ Xuân Thiều, Vũ Đình Rạng, 3 phi công ưu tú của quân đội Việt Nam, đã ghi dấu ấn lịch sử với những chiến công oai hùng với B-52.

Họ là những người đồng trang lứa, có nhiều điểm chung. Phi công Vũ Xuân Thiều, Vũ Đình Rạng sinh năm 1945 còn Phạm Tuân sinh năm 1947. Họ là những phi công đánh đêm – lực lượng ưu tú nhất - của Không quân nhân dân Việt Nam thời đó. Họ đều có duyên nợ với B-52 vào cuối thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ. Và rồi, cả ba đều trở thành những nhân vật của lịch sử theo con đường của riêng mình.

Theo Thiếu tướng Phạm Ngọc Lan, nguyên chủ nhiệm bay Quân chủng PKKQ, trong chiến dịch 12 ngày đêm năm 1972, khi chọn thời điểm ban đêm để triển khai đội hình B-52 ném bom miền Bắc, người Mỹ tính toán “sẽ loại khỏi vòng chiến ¾ phi công Bắc Việt”. Bởi những phi công đạt đẳng cấp “đánh đêm” của Việt Nam “chỉ được đếm trên đầu ngón tay”. Không những vậy, các phi công này phải rải ra khắp các sân bay dã chiến trên miền Bắc và mỗi lần cất cánh làm nhiệm vụ là mỗi lần “một mình một ngựa” đối đầu với lực lượng hùng hậu các phi công “sừng sỏ” các loại của Không quân Mỹ.

Lúc đó, Không quân nhân dân Việt Nam có hai nhiệm vụ chính: Nhiệm vụ cơ bản là phá đội hình chế áp điện tử của B-52 để bộ đội tên lửa SAM-2 “vạch nhiễu diệt thù”. Nhiệm vụ còn lại, quan trọng không kém là trực tiếp tiêu diệt B-52, làm điều mà người Mỹ cho rằng “bất khả thi”. Vì lẽ đó, nhiệm vụ thứ 2 không chỉ là nhiệm vụ quân sự mà còn là một mệnh lệnh chính trị.

Về trang bị, MiG-21 có hai vũ khí để bắn hạ B-52, đó là tên lửa tầm nhiệt K-13 và tên lửa trang bị đầu tự dẫn radar K-5. Tuy nhiên, xét trên thực tế chiến trường, do địch gây nhiễu điện tử mạnh, tên lửa K-5 không có “cửa” để đánh B-52. Xác suất tới 99,99% là tất cả K-5 phóng ra đều bị lái chệch mục tiêu do sự chế áp của các máy gây nhiễu trong đội hình B-52. Tất cả đều trông chờ vào tên lửa tầm nhiệt K-13, loại có đầu tự dẫn hồng ngoại, sẽ bắt theo tín hiệu nhiệt (chủ yếu phát ra từ động cơ B-52). K-13 có tầm bắn 8 km, hoạt động theo cơ chế tầm nhiệt. Bằng loại vũ khí này, các phi công Vũ Đình Rạng, Phạm Tuân, Vũ Xuân Thiều đã anh dũng tiến công B-52 của Mỹ.

Anh hùng Vũ Đình Rạng – “Đi trước về sau”

Trong ba phi công kể trên, Vũ Đình Rạng là người đầu tiên chạm trán với B-52, trước thời điểm diễn ra chiến dịch 12 ngày đêm hơn 1 năm.

Theo lời kể của ông, trong trận đánh tối 20/11/1971, ông đã phóng 2 quả đạn nhắm vào 2 B-52 khác nhau (chứ không phải bắn 2 quả đạn vào cùng một chiếc). Theo câu chuyện giữa sĩ quan dẫn đường Lê Thành Chơn và thiếu tá phi công Mỹ F. Wantterhahn, sau đòn đánh của phi công Vũ Đình Rạng, một chiếc B-52 tuy lết về đến Thái Lan nhưng sau đó không thể sử dụng được nữa (chiếc còn lại có không rõ số phận). Chiến công của ông khiến đối phương “á khẩu”, đài BBC im bặt, dù trước đó thường xuyên đưa tin những lần đụng độ giữa máy bay Mỹ và máy bay Bắc Việt, còn Không quân Mỹ buộc phải xuống thang, chỉ dám đánh phá từ Đường 9 trở vào.

Tuy nhiên, chính sự im lặng của BBC góp phần vào những rắc rối mà phi công Vũ Đình Rạng gặp phải. Bắn hai quả đạn, trong khi cấp trên chỉ cho phép bắn một quả (quả còn lại để phòng thân trên đường trở về sân bay). Đã vậy, không kiểm chứng được hiệu quả của trận đánh. Không ai chắc chắn được sự can đảm trong chiến đấu của phi công Vũ Đình Rạng. Thậm chí, trường hợp của phi công Vũ Đình Rạng bị xem xét “nhụt ý chí, không hoàn thành nhiệm vụ, không đủ tiêu chuẩn đảng viên”.

Về việc này, Trung tướng Trần Hanh, nguyên Phó tư lệnh Không quân đã phải lên tiếng. Trong một hội thảo khoa học lịch sử về chiến thắng Điện Biên Phủ trên không. Tướng Trần Hanh khi đang đọc tham luận, đến đoạn nhắc tới trận đánh của phi công Vũ Đình Rạng, ông dừng hẳn tham luận và dùng toàn bộ thời gian trình bày của mình để nói rõ thêm về trường hợp của phi công Vũ Đình Rạng. Khi đó, Tướng Trần Hanh nói: “Khuyết điểm này là của sở chỉ huy không phải của anh Rạng”. Khuyết điểm ở đây là “không bắn rơi tại chỗ B-52”, bắt nguồn từ lệnh cho phi công chỉ được bắn B-52 bằng 1 quả đạn tên lửa.

Năm 2010, phi công Vũ Đình Rạng đã được xét phong anh hùng. Tuy nhiên, ông đã từ chối danh hiệu này vì cho rằng thêm một danh hiệu cũng chỉ là việc “thêu hoa trên gấm”.
Chiến công bắn hạ B-52 của phi công Vũ Đình Rạng được lập sớm hơn cả nhưng lại được công nhận sau cùng.

Anh hùng Vũ Xuân Thiều – “Quả đạn thứ 3”


Trong trận đánh đêm 28/12/1972, sau khi bắn hai quả đạn tên lửa mà không hạ được B-52, phi công Vũ Xuân Thiều lái chiếc MiG-21 đâm vào B-52 để ngăn chặn siêu pháo đài bay này gây tội ác. Chiếc B-52 bị hạ gục trên bầu trời Sơn La, chưa kịp cắt bom ở Hà Nội.

Sau trận đánh, Quân chủng đã cử một đoàn công tác lên ngay Sơn La tìm kiếm và xác minh. Kết quả, theo Thiếu tướng Phạm Ngọc Lan, đã tìm thấy xác chiếc MiG-21 dính với B-52. Xác chiếc MiG-21 và B-52 đã được đưa về Hà Nội. Xác B-52 được trưng bày ở bảo tàng. (Hiện có Bảo tàng Lịch sử quân sự, Bảo tàng PKKQ hoặc Bảo tàng Chiến thắng B-52 trưng bày xác B-52). Còn mảnh xác còn lại của chiếc MiG-21 của phi công Vũ Xuân Thiều được giữ lại và gìn giữ tại nhà riêng của ông trên phố Đặng Dung.

Sau này, nhiều tờ báo khi kể chuyện chiến đấu của phi công Vũ Xuân Thiều thường ví ông như “quả đạn thứ 3”, tuy nhiên họ không biết rằng, đó là một khái niệm vi phạm kỷ luật quân đội. Theo quan điểm chính thống, Đại tá Nguyễn Phương Diện, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị cho biết, trong những ngày tháng đối đầu nghẹt thở với B-52, nhiều phi công Việt Nam thậm chí, viết đơn xin được đánh cảm tử miễn đạt mục tiêu bắt B-52 đền tội.

Theo Đại tá Diện, tinh thần sẵn sàng biến mình thành “quả đạn thứ 3” của phi công là đáng ghi nhận nhưng hành động này bị cấm tuyệt đối. Trước hết, Việt Nam không có nhiều phi công và máy bay để chơi trò cảm tử Kamikaze của người Nhật và hơn nữa “tinh thần cảm tử” bị xếp vào quan điểm nóng vội, yêng hùng.

Vì lẽ đó, “sự hy sinh của phi công Vũ Xuân Thiều có vi phạm kỷ luật quân đội hay không?” là câu hỏi không phải bây giờ mới có. Tại Hội thảo khoa học lịch sử Chiến thắng Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không diễn ra hồi tháng 11/2012, với danh nghĩa người trực tiếp tham gia xác minh quá trình chiến đấu và sự hy sinh của phi công Vũ Xuân Thiều, Thiếu tướng Phạm Ngọc Lan phát biểu: “Tôi không dám kết luận đồng chí Vũ Xuân Thiều là ý chí ra sao, khuyết điểm ra làm sao, tôi chỉ báo cáo đồng chí Thiều đã bắn hạ B-52 ở rất gần…”. Đó cũng là nhận định thống nhất trong chính sử về sự hy sinh của phi công Vũ Xuân Thiều, trong đó, các yếu tố có thể bị quy kết vi phạm kỷ luật quân đội đã được loại bỏ. Mãi tới năm 1994, phi công Vũ Xuân Thiều mới được truy tặng danh hiệu anh hùng.

Anh hùng Phạm Tuân – “Nhiều lần anh hùng”

Khác với Vũ Xuân Thiều, Vũ Đình Rạng, chiến công của phi công Phạm Tuân được ghi nhận rất kịp thời.

Theo lời kể của các nhân chứng lịch sử, phi công Phạm Tuân đã thực hiện một cách hoàn hảo phương án tác chiến, đã thực hiện được điều mà cả hai phi công Vũ Xuân Thiều và Vũ Đình Rạng chưa làm được: Thứ nhất, được tính là bắn rơi B-52 tại chỗ; Thứ hai, sống sót trở về. Một chiến công không tì vết, và chính vì vậy đôi lúc chiến công của ông cũng gây tranh cãi.

Thế nhưng, rõ ràng là hai quả tên lửa K-13 đủ sức hạ đo ván B-52 nhưng để phóng được hai quả đạn đó phải có sự hội tụ khá nhiều yếu tố may mắn đến khó tin. Trong điều kiện B-52 phóng mồi bẫy nhiệt, K-13 cũng có thể bị vô hiệu hóa, tuy nhiên, nếu đảm bảo yếu tố bất ngờ, một quả đạn K-13 hoàn toàn có thể phá hủy một cặp động cơ của B-52 nhờ khối chiến đấu 11,3 kg (gồm thuốc nổ và mảnh văng).

Trong chiến dịch 12 ngày đêm, rút kinh nghiệm từ lần phi công Vũ Đình Rạng bắn rơi hụt một B-52 ở khu IV, Quân chủng Không quân lệnh cho các phi công MiG-21, khi gặp B-52 phải bắn hết cơ số đạn (hai quả, với mật lệnh là “uống hai chai”). Tất nhiên, khi bắn quả đạn thứ 2 được “Lock 2”, tức là nhắm vào một cặp động cơ khác với quả đạn thứ nhất. Điều đó có nghĩa là, khi cả hai quả đạn trúng đích, chiếc B-52 sẽ không chỉ bị “loại khỏi vòng chiến” mà còn có thể rơi ngay tại chỗ.

Làm thế nào phi công Phạm Tuân vượt qua hàng rào F-4 dày đặc hộ tống B-52 để khai hỏa và làm sao để thoát ly trở về an toàn là cả một kỳ tích. Nếu sống sót đã là chiến thắng thì chiến công của phi công Phạm Tuân hết sức vẻ vang.


Đến nay, Trung tướng Phạm Tuân đã được 3 lần trao tặng danh hiệu anh hùng: Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, Anh hùng Liên Xô, với một cá nhân danh hiệu anh hùng như vậy có lẽ đã quá nhiều).

Nếu so sánh với những lực lượng khác, phi công chịu những kỷ luật khắt khe đặc biệt nhưng không phải ngoại lệ. Những người lính tên lửa được lệnh chỉ dành đạn đánh B-52, thậm chí, họ không có quyền tự vệ trước bọn chiến thuật F-4, F-105 đang bắn Shrike như mưa vào chỗ họ đang ngồi, dù hoàn toàn có khả năng đánh trả. Không đánh trả là chấp nhận hy sinh, nhưng đánh trả là vi phạm kỷ luật chiến đấu - Kỷ luật là sức mạnh của quân đội. Những phi công sẵn sàng nhận nhiệm vụ chiến đấu đã có thể coi là những anh hùng.

An Dương

Theo Infonet
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/nguoi-anh-hung-bien-mig-21-thanh-qua-ten-lua-thu-3-132431.html

Người anh hùng biến Mig-21 thành 'quả tên lửa thứ 3'
27/07/2013 00:05 GMT+7

- Trước khi ra trận, thượng úy, phi công Vũ Xuân Thiều xin lệnh cấp trên nếu bắn B-52 không rơi tại chỗ, anh xin lao thẳng vào nó.


LTS: Như chúng tôi từng thông tin đến bạn đọc, Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng) và Bộ Thông tin - Truyền thông phối hợp chỉ đạo thực hiện công trình sách "Ký ức người lính" để ghi lại những ký ức chân thật, sống động của những người lính trong giải phóng dân tộc, chiến tranh bảo vệ đất nước, trong nhiệm vụ quốc tế, ký ức của người ở hậu phương...

Đến nay, Ban tổ chức thực hiện công trình sách đã nhận được đông đảo sự hợp tác của các cựu chiến binh khắp mọi miền, gia đình, thân nhân của các anh hùng, liệt sĩ, chiến sĩ từng tham gia chiến tranh, kể cả những người lính Mỹ một thời ở phía bên kia chiến tuyến. Trước khi tập 1 sắp đến tay bạn đọc cả nước, VietNamNet giới thiệu một số bài viết.

Hội đồng môn niên khoá 1959-1962 của trường phổ thông trung học Chu Văn An, Hà Nội mỗi khi họp mặt thường nhắc đến người bạn học cũ, người phi công đã đi vào huyền thoại như một con đại bàng phát sáng trong đêm, người đã biến Mig-21 thành “quả tên lửa thứ 3” diệt B-52 của Mỹ: liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân Vũ Xuân Thiều.

Vũ Xuân Thiều sinh tháng 2/1945, là con thứ 7 trong một gia đình có 10 người con, quê gốc ở Hải Hậu, Nam Định. Ông Vũ Xuân Sắc, bố của Thiều là một chí sĩ yêu nước, sớm giác ngộ và có nhiều đóng góp cho cách mạng.

Phát huy truyền thống của gia đình, khi đang là sinh viên khoá 7, ngành Vô tuyến điện, Trường Đại học Bách khoa, Thiều đã cùng 10 người bạn cùng trường làm đơn tình nguyện và được tuyển chọn vào Quân chủng Phòng không - Không quân. Một tháng sau khi có quyết định, ngày 22/6/1965, các anh theo đoàn tàu lửa từ ga Hàng Cỏ hành trình qua Liên Xô đi học lái máy bay tiêm kích phản lực Mig-21.

Từ nước bạn, Thiều và các bạn mình được tin: Giặc Mỹ đã dùng máy bay B-52 đánh bom miền Bắc Việt Nam ở đèo Mụ Giạ, Quảng Bình. Các phi công Việt Nam cùng khoá học với Thiều, ai nấy đều thể hiện quyết tâm, ngày đêm luyện tập để nhanh chóng về nước, tiêu diệt nhiều máy bay địch, tìm cách bắn rơi B-52.

Cảm tử lập chiến công lớn

Với thành tích học tập xuất sắc, năm 1968, Vũ Xuân Thiều về nước, nhận nhiệm vụ chiến đấu tại Trung đoàn 921. Sau đó, anh được điều về phi đội 5. Đây là đơn vị chuyên bay và chiến đấu ban đêm, gồm những phi công có trình độ kỹ thuật, chiến thuật cao, có lòng dũng cảm, mưu trí..

Thời gian này, máy bay B-52 Mỹ liên tục ném bom rải thảm trên đường mòn Hồ Chí Minh, nhằm ngăn chặn những hoạt động chi viện cho chiến trường miền Nam. Cuối năm 1971, một số sĩ quan không quân được cử đến Quảng Bình, Vĩnh Linh nghiên cứu hoạt động chiến đấu của máy bay B.52. Một số đơn vị rađa cũng được điều đến đây nhằm bảo đảm cho các đơn vị Phòng không - Không quân đánh thắng B-52 Mỹ.

Đêm 20/11/1971, được thông báo có B-52, Vũ Đình Rạng nhận lệnh xuất kích từ sân bay Anh Sơn (Nghệ An), phóng tên lửa trúng chiếc B-52 Mỹ, do phi công Kalp Wetter Haln điều khiển. Chiếc B-52 không rơi tại chỗ nhưng bị hỏng, phải hạ cánh xuống sân bay Nakhon Phanomb ở Thái Lan, sau đó phải tháo rời đưa về Utapao. Cuối tháng 12/1972, Kalp Wetter Haln bay trên một chiếc B-52 khác, bị tên lửa ta bắn rơi tại Hà Nội, bị bắt làm tù binh, đã khai với ta, trường hợp máy bay B-52 của Kalp bị Mig-21 của Vũ Đình Rạng bắn rơi.

Ngày 14/12/1972, Tổng thống Mỹ Nich-xơn thông qua kế hoạch dùng máy bay B-52 đánh Hà Nội và Hải Phòng. Tối 27/12, được Sở chỉ huy thông báo có B-52 từ phía Mộc Châu đến, lúc 22 giờ 30, phi công Phạm Tuân nhận lệnh cất cánh từ sân bay Yên Bái, phát hiện mục tiêu, đã tăng tốc độ, đạt 1200km/h, bay lên độ cao 10.000m, phóng hai tên lửa ở cự ly 2.000m, tiêu diệt chiếc B-52 số 2 rồi vòng gấp sang trái, hạ cánh an toàn xuống sân bay Yên Bái.

Rút kinh nghiệm đánh B-52 của phi công Vũ Đình Rạng và Phạm Tuân, thực hiện quyết tâm: “Bắn rơi B-52, bắt sống phi công B-52 Mỹ”, thượng úy, phi công Vũ Xuân Thiều báo cáo với trung đoàn trưởng: “Lần sau khi phát hiện B-52, xin phép cho tôi được xuất kích tiêu diệt. Bắn mà B-52 không rơi tại chỗ, tôi sẽ xin lao thẳng vào nó”.

Không thể tiếp tục trực đánh B-52 ở các sân bay phía Bắc, Bộ Tư lệnh quyết định sử dụng sân bay Cẩm Thủy, Thanh Hóa, cho MIG trực chiến để tạo sự bất ngờ. Ngày 28/12/1972, phi công Vũ Xuân Thiều được lệnh đưa máy bay bí mật cơ động vào sân bay Cẩm Thủy để sẵn sàng đánh địch.

Đến 21 giờ 41 phút, Sở chỉ huy lệnh cho phi công 26 tuổi, Vũ Xuân Thiều cất cánh, với tên mật: XB-90, lên đánh vào một tốp B-52 bay vào đánh Hà Nội. Chiếc Mig-21 gầm lên, chạy đà rồi nhanh chóng vút lên không trung... 15 phút sau, Vũ Xuân Thiều được dẫn bay hướng về vùng trời Yên Châu (Sơn La). Nhưng Thiều phát hiện thấy B-52, khi đang ở độ cao 10km, góc vào 90 độ, cự ly chỉ 4km, anh phải nhìn bằng đèn, vì không dám bật rađa, để tránh các máy bay F4, F111 bảo vệ B-52.

Không thể bay vượt qua rồi mới vòng lại công kích, bởi như vậy đối phương sẽ phát hiện ra có Mig và kịp thời đối phó. Mặc dù ở cự ly gần, Thiều vẫn xin lệnh công kích. Quả tên lửa thứ nhất rồi quả thứ hai phóng về hướng chiếc B-52. B-52 bị trúng đòn, nhưng vẫn ngoan cố lao về phía trước, nhằm thực hiện ý đồ trút bom xuống Hà Nội. Không để những trái bom tội ác địch ném xuống Hà Nội, nhưng đạn đã hết, vũ khí duy nhất của Thiều lúc này là tinh thần cảm tử.

Thiều xin lệnh tấn công tiếp. Các sĩ quan ở Sở chỉ huy chưa kịp đưa ra chỉ thị gì, thì trên bầu trời Sơn La, một tiếng nổ long trời lở đất, liền đó một quầng lửa bùng lên sáng rực giữa đêm đen. Tại Sở chỉ huy, các sĩ quan điều khiển cũng nhận thấy tín hiệu của Thiều trên bản đồ bay đã hoàn toàn biến mất.

Ngày 29/12/1972, tỉnh đội Sơn La báo cáo: “Đêm qua, trên cánh đồng xã Tạ Khoa, Yên Châu, Sơn La, có một máy bay B.52 bị cháy rơi, một Mig-21 cũng rơi gần đó”. Một số phi công trong phi đội bay đêm nhận lệnh đến ngay Tạ Khoa, tìm đến khu vực B.52 của Mỹ bị cháy rơi. Chiếc Mig-21 của Vũ Xuân Thiều nằm cách đấy không xa.

Vũ Xuân Thiều đã thực hiện ý chí tiêu diệt địch khi cùng với chiếc Mig-21 biến thành quả tên lửa thứ 3 lao vào kẻ thù, như lời anh từng nói. Thêm một chiếc B-52 bị không quân Việt Nam bắn rơi, chiến công của phi công Vũ Xuân Thiều được ghi nhận. Sau này, vào năm 1994, anh được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Vũ Xuân Thiều trong hồi ức

Đại tá Vũ Xuân Thăng, anh trai Thiều kể: “Năm Thiều lên hai tuổi bị một mụn nhọt rất to ở sau lưng, dân gian vẫn gọi là “hậu bối”, tức ở vị trí rất nguy hiểm, hành hạ. Thiều sốt liên tục mấy ngày liền, tôi phải bế em ấp vào người cho khỏi đau nhưng tuyệt nhiên em không kêu khóc.

Sau này, khi đang học năm thứ 3 khoa Vô tuyến điện, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Thiều trốn gia đình đi khám nghĩa vụ quân sự. Đến khi trúng tuyển đợt đào tạo phi công của Quân chủng Phòng không - Không quân, em mới báo tin cho gia đình, mọi người đều bất ngờ và vui mừng.

Sau khi chú ấy đi học được chừng một năm, một hôm bố tôi qua trụ sở Đại sứ quán Liên Xô, ở Hà Nội, thấy ở bảng tin của Sứ quán có treo một dãy những bức ảnh của các sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được đào tạo ở Liên Xô. Trong số đó có ảnh chú Thiều và dòng chú thích: “Người phi công này đạt thành tích xuất sắc trong quá trình học tập”. Bố tôi rất phấn khởi, về thông báo tin đó với gia đình. Anh chị em chúng tôi rất tự hào”.

Bà Vũ Thị Kim Bình, em gái người anh hùng, cho biết thêm: “Từ khi còn bé, anh Thiều rất thích chơi đá bóng và mô hình máy bay. Anh đã mơ ước trở thành phi công từ những ngày đó. Có lẽ vì thế, khi đang học lớp 10, anh đi khám tuyển quân sự, bị trượt ở vòng quay thử. Sau lần ấy, sáng sáng anh đều lên sân thượng tập thể dục. Anh nói rằng anh phải tập quay đầu để không bị chóng mặt trong lần khám tuyển sau. Anh nhất định thực hiện bằng được ước mơ của mình”.

Đại tá Vũ Đình Rạng, nguyên Đại đội phó bay đêm của Thiều kể: “Vũ Xuân Thiều là người điềm đạm và quyết đoán. Tôi nhớ có lần sau khi giảng bình bay về cậu ấy còn nói, nếu gặp B-52 mà bắn không rơi, tôi sẽ liều mình làm quả tên lửa thứ 3, nhất định tiêu diệt nó”.

Còn trong tâm thức của Trung tướng Nguyễn Đức Soát, người đồng đội, người bạn thân cùng phi đội bay đêm với Thiều, và vợ ông, bà Lê Hoàng Hoa, thì Thiều mãi sống trong lòng họ. Bà Hoa chính là cô nữ sinh Hà Nội xinh đẹp, khi đó đang du học tại Liên Xô, đã có mối tình đầy lãng mạn với anh phi công hào hoa Vũ Xuân Thiều, qua những bức thư tình tràn đầy niềm tin yêu, hy vọng, đặt trong chiếc phong bì màu xanh. Chuyện tình của họ, cả phi đội bay và nhiều người thân quen đều biết.

Trước "đêm định mệnh", Thiều đã gửi gắm cho Nguyễn Đức Soát hai phong thư, dặn rằng: “Mình không về, Soát đưa cái này cho mẹ mình, còn cái này tìm đưa cho Hoa”. Rồi anh cất cánh cùng chiếc Mig-21 thân yêu của mình... và mãi mãi không bao giờ hạ cánh. Người bạn, người đồng chí, phi công Nguyễn Đức Soát đã truyền lại những kỷ vật của Thiều cho người thân, sau đó thay anh làm người con hiếu thảo và nối tiếp mối lương duyên bạn mình để lại.

Thu Vân - Đỗ Sâm



 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Với em thì nếu chọn phải tin giữ bọn bọn nó và bọn Đông Lào thì em tin nó hơn hêhe. Cụ có quyền tin và em tôn trọng quyền đó của cụ ạ :)
ờ thế cụ có lục trong danh sách trục trặc kỹ thuật chưa, copy lên đây xem nào? Và đã tìm ra chiếc Mig nào bị thằng bắn súng máy ở B52 bắn hạ như Mỹ nói chưa?
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/nguoi-anh-hung-bien-mig-21-thanh-qua-ten-lua-thu-3-132431.html

Người anh hùng biến Mig-21 thành 'quả tên lửa thứ 3'
27/07/2013 00:05 GMT+7

- Trước khi ra trận, thượng úy, phi công Vũ Xuân Thiều xin lệnh cấp trên nếu bắn B-52 không rơi tại chỗ, anh xin lao thẳng vào nó.


LTS: Như chúng tôi từng thông tin đến bạn đọc, Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng) và Bộ Thông tin - Truyền thông phối hợp chỉ đạo thực hiện công trình sách "Ký ức người lính" để ghi lại những ký ức chân thật, sống động của những người lính trong giải phóng dân tộc, chiến tranh bảo vệ đất nước, trong nhiệm vụ quốc tế, ký ức của người ở hậu phương...

Đến nay, Ban tổ chức thực hiện công trình sách đã nhận được đông đảo sự hợp tác của các cựu chiến binh khắp mọi miền, gia đình, thân nhân của các anh hùng, liệt sĩ, chiến sĩ từng tham gia chiến tranh, kể cả những người lính Mỹ một thời ở phía bên kia chiến tuyến. Trước khi tập 1 sắp đến tay bạn đọc cả nước, VietNamNet giới thiệu một số bài viết.

Hội đồng môn niên khoá 1959-1962 của trường phổ thông trung học Chu Văn An, Hà Nội mỗi khi họp mặt thường nhắc đến người bạn học cũ, người phi công đã đi vào huyền thoại như một con đại bàng phát sáng trong đêm, người đã biến Mig-21 thành “quả tên lửa thứ 3” diệt B-52 của Mỹ: liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân Vũ Xuân Thiều.

Vũ Xuân Thiều sinh tháng 2/1945, là con thứ 7 trong một gia đình có 10 người con, quê gốc ở Hải Hậu, Nam Định. Ông Vũ Xuân Sắc, bố của Thiều là một chí sĩ yêu nước, sớm giác ngộ và có nhiều đóng góp cho cách mạng.

Phát huy truyền thống của gia đình, khi đang là sinh viên khoá 7, ngành Vô tuyến điện, Trường Đại học Bách khoa, Thiều đã cùng 10 người bạn cùng trường làm đơn tình nguyện và được tuyển chọn vào Quân chủng Phòng không - Không quân. Một tháng sau khi có quyết định, ngày 22/6/1965, các anh theo đoàn tàu lửa từ ga Hàng Cỏ hành trình qua Liên Xô đi học lái máy bay tiêm kích phản lực Mig-21.

Từ nước bạn, Thiều và các bạn mình được tin: Giặc Mỹ đã dùng máy bay B-52 đánh bom miền Bắc Việt Nam ở đèo Mụ Giạ, Quảng Bình. Các phi công Việt Nam cùng khoá học với Thiều, ai nấy đều thể hiện quyết tâm, ngày đêm luyện tập để nhanh chóng về nước, tiêu diệt nhiều máy bay địch, tìm cách bắn rơi B-52.

Cảm tử lập chiến công lớn

Với thành tích học tập xuất sắc, năm 1968, Vũ Xuân Thiều về nước, nhận nhiệm vụ chiến đấu tại Trung đoàn 921. Sau đó, anh được điều về phi đội 5. Đây là đơn vị chuyên bay và chiến đấu ban đêm, gồm những phi công có trình độ kỹ thuật, chiến thuật cao, có lòng dũng cảm, mưu trí..

Thời gian này, máy bay B-52 Mỹ liên tục ném bom rải thảm trên đường mòn Hồ Chí Minh, nhằm ngăn chặn những hoạt động chi viện cho chiến trường miền Nam. Cuối năm 1971, một số sĩ quan không quân được cử đến Quảng Bình, Vĩnh Linh nghiên cứu hoạt động chiến đấu của máy bay B.52. Một số đơn vị rađa cũng được điều đến đây nhằm bảo đảm cho các đơn vị Phòng không - Không quân đánh thắng B-52 Mỹ.

Đêm 20/11/1971, được thông báo có B-52, Vũ Đình Rạng nhận lệnh xuất kích từ sân bay Anh Sơn (Nghệ An), phóng tên lửa trúng chiếc B-52 Mỹ, do phi công Kalp Wetter Haln điều khiển. Chiếc B-52 không rơi tại chỗ nhưng bị hỏng, phải hạ cánh xuống sân bay Nakhon Phanomb ở Thái Lan, sau đó phải tháo rời đưa về Utapao. Cuối tháng 12/1972, Kalp Wetter Haln bay trên một chiếc B-52 khác, bị tên lửa ta bắn rơi tại Hà Nội, bị bắt làm tù binh, đã khai với ta, trường hợp máy bay B-52 của Kalp bị Mig-21 của Vũ Đình Rạng bắn rơi.

Ngày 14/12/1972, Tổng thống Mỹ Nich-xơn thông qua kế hoạch dùng máy bay B-52 đánh Hà Nội và Hải Phòng. Tối 27/12, được Sở chỉ huy thông báo có B-52 từ phía Mộc Châu đến, lúc 22 giờ 30, phi công Phạm Tuân nhận lệnh cất cánh từ sân bay Yên Bái, phát hiện mục tiêu, đã tăng tốc độ, đạt 1200km/h, bay lên độ cao 10.000m, phóng hai tên lửa ở cự ly 2.000m, tiêu diệt chiếc B-52 số 2 rồi vòng gấp sang trái, hạ cánh an toàn xuống sân bay Yên Bái.

Rút kinh nghiệm đánh B-52 của phi công Vũ Đình Rạng và Phạm Tuân, thực hiện quyết tâm: “Bắn rơi B-52, bắt sống phi công B-52 Mỹ”, thượng úy, phi công Vũ Xuân Thiều báo cáo với trung đoàn trưởng: “Lần sau khi phát hiện B-52, xin phép cho tôi được xuất kích tiêu diệt. Bắn mà B-52 không rơi tại chỗ, tôi sẽ xin lao thẳng vào nó”.

Không thể tiếp tục trực đánh B-52 ở các sân bay phía Bắc, Bộ Tư lệnh quyết định sử dụng sân bay Cẩm Thủy, Thanh Hóa, cho MIG trực chiến để tạo sự bất ngờ. Ngày 28/12/1972, phi công Vũ Xuân Thiều được lệnh đưa máy bay bí mật cơ động vào sân bay Cẩm Thủy để sẵn sàng đánh địch.

Đến 21 giờ 41 phút, Sở chỉ huy lệnh cho phi công 26 tuổi, Vũ Xuân Thiều cất cánh, với tên mật: XB-90, lên đánh vào một tốp B-52 bay vào đánh Hà Nội. Chiếc Mig-21 gầm lên, chạy đà rồi nhanh chóng vút lên không trung... 15 phút sau, Vũ Xuân Thiều được dẫn bay hướng về vùng trời Yên Châu (Sơn La). Nhưng Thiều phát hiện thấy B-52, khi đang ở độ cao 10km, góc vào 90 độ, cự ly chỉ 4km, anh phải nhìn bằng đèn, vì không dám bật rađa, để tránh các máy bay F4, F111 bảo vệ B-52.

Không thể bay vượt qua rồi mới vòng lại công kích, bởi như vậy đối phương sẽ phát hiện ra có Mig và kịp thời đối phó. Mặc dù ở cự ly gần, Thiều vẫn xin lệnh công kích. Quả tên lửa thứ nhất rồi quả thứ hai phóng về hướng chiếc B-52. B-52 bị trúng đòn, nhưng vẫn ngoan cố lao về phía trước, nhằm thực hiện ý đồ trút bom xuống Hà Nội. Không để những trái bom tội ác địch ném xuống Hà Nội, nhưng đạn đã hết, vũ khí duy nhất của Thiều lúc này là tinh thần cảm tử.

Thiều xin lệnh tấn công tiếp. Các sĩ quan ở Sở chỉ huy chưa kịp đưa ra chỉ thị gì, thì trên bầu trời Sơn La, một tiếng nổ long trời lở đất, liền đó một quầng lửa bùng lên sáng rực giữa đêm đen. Tại Sở chỉ huy, các sĩ quan điều khiển cũng nhận thấy tín hiệu của Thiều trên bản đồ bay đã hoàn toàn biến mất.

Ngày 29/12/1972, tỉnh đội Sơn La báo cáo: “Đêm qua, trên cánh đồng xã Tạ Khoa, Yên Châu, Sơn La, có một máy bay B.52 bị cháy rơi, một Mig-21 cũng rơi gần đó”. Một số phi công trong phi đội bay đêm nhận lệnh đến ngay Tạ Khoa, tìm đến khu vực B.52 của Mỹ bị cháy rơi. Chiếc Mig-21 của Vũ Xuân Thiều nằm cách đấy không xa.

Vũ Xuân Thiều đã thực hiện ý chí tiêu diệt địch khi cùng với chiếc Mig-21 biến thành quả tên lửa thứ 3 lao vào kẻ thù, như lời anh từng nói. Thêm một chiếc B-52 bị không quân Việt Nam bắn rơi, chiến công của phi công Vũ Xuân Thiều được ghi nhận. Sau này, vào năm 1994, anh được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Vũ Xuân Thiều trong hồi ức

Đại tá Vũ Xuân Thăng, anh trai Thiều kể: “Năm Thiều lên hai tuổi bị một mụn nhọt rất to ở sau lưng, dân gian vẫn gọi là “hậu bối”, tức ở vị trí rất nguy hiểm, hành hạ. Thiều sốt liên tục mấy ngày liền, tôi phải bế em ấp vào người cho khỏi đau nhưng tuyệt nhiên em không kêu khóc.

Sau này, khi đang học năm thứ 3 khoa Vô tuyến điện, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Thiều trốn gia đình đi khám nghĩa vụ quân sự. Đến khi trúng tuyển đợt đào tạo phi công của Quân chủng Phòng không - Không quân, em mới báo tin cho gia đình, mọi người đều bất ngờ và vui mừng.

Sau khi chú ấy đi học được chừng một năm, một hôm bố tôi qua trụ sở Đại sứ quán Liên Xô, ở Hà Nội, thấy ở bảng tin của Sứ quán có treo một dãy những bức ảnh của các sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được đào tạo ở Liên Xô. Trong số đó có ảnh chú Thiều và dòng chú thích: “Người phi công này đạt thành tích xuất sắc trong quá trình học tập”. Bố tôi rất phấn khởi, về thông báo tin đó với gia đình. Anh chị em chúng tôi rất tự hào”.

Bà Vũ Thị Kim Bình, em gái người anh hùng, cho biết thêm: “Từ khi còn bé, anh Thiều rất thích chơi đá bóng và mô hình máy bay. Anh đã mơ ước trở thành phi công từ những ngày đó. Có lẽ vì thế, khi đang học lớp 10, anh đi khám tuyển quân sự, bị trượt ở vòng quay thử. Sau lần ấy, sáng sáng anh đều lên sân thượng tập thể dục. Anh nói rằng anh phải tập quay đầu để không bị chóng mặt trong lần khám tuyển sau. Anh nhất định thực hiện bằng được ước mơ của mình”.

Đại tá Vũ Đình Rạng, nguyên Đại đội phó bay đêm của Thiều kể: “Vũ Xuân Thiều là người điềm đạm và quyết đoán. Tôi nhớ có lần sau khi giảng bình bay về cậu ấy còn nói, nếu gặp B-52 mà bắn không rơi, tôi sẽ liều mình làm quả tên lửa thứ 3, nhất định tiêu diệt nó”.

Còn trong tâm thức của Trung tướng Nguyễn Đức Soát, người đồng đội, người bạn thân cùng phi đội bay đêm với Thiều, và vợ ông, bà Lê Hoàng Hoa, thì Thiều mãi sống trong lòng họ. Bà Hoa chính là cô nữ sinh Hà Nội xinh đẹp, khi đó đang du học tại Liên Xô, đã có mối tình đầy lãng mạn với anh phi công hào hoa Vũ Xuân Thiều, qua những bức thư tình tràn đầy niềm tin yêu, hy vọng, đặt trong chiếc phong bì màu xanh. Chuyện tình của họ, cả phi đội bay và nhiều người thân quen đều biết.

Trước "đêm định mệnh", Thiều đã gửi gắm cho Nguyễn Đức Soát hai phong thư, dặn rằng: “Mình không về, Soát đưa cái này cho mẹ mình, còn cái này tìm đưa cho Hoa”. Rồi anh cất cánh cùng chiếc Mig-21 thân yêu của mình... và mãi mãi không bao giờ hạ cánh. Người bạn, người đồng chí, phi công Nguyễn Đức Soát đã truyền lại những kỷ vật của Thiều cho người thân, sau đó thay anh làm người con hiếu thảo và nối tiếp mối lương duyên bạn mình để lại.

Thu Vân - Đỗ Sâm
Một đường phố ở Hà Nội cũng đã được đặt theo tên anh: Phố Vũ Xuân Thiều.
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Nguyễn Văn Kế · 21:26 ngày 18/12 Nghe bác Phạm Tuân kể, nhớ lại hồi đó...11 tuổi, đang tuổi ăn tuổi ngủ, nửa đêm mẹ lôi tuột khỏi giường cùng anh và mấy đứa em (Bố đi bộ đội). Chưa hiểu việc gì, vừa chạy, vừa dụi mắt, nhìn lên trời thấy cả bầu trời sáng rực. Cả nhà nhảy vội vào hầm,dù trong hầm nhớp nháp nước và có khi còn cả rắn rết , chuột...,tiếng bom, đạn , máy bay gầm rú inh tai. Khi yên tĩnh trở lại hoặc tiếng súng ít hơn, xa hơn lại quay vào nhà ngủ.Sáng sớm dậy anh trai bật cái đài ga-len thấy nói B52 cháy...thật vui sướng và tự hào.Hồi đấy ăn khoai ,sắn không đủ no, đời sống vô cùng thiếu thốn mà cả dân tộc đã làm lên lịch sử oai hùng, thật đáng khâm phục.
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Em nhớ có một danh hiệu gọi là "ÁCH" gì đó, dành cho phi công tiêm kích. Tiêu diệt từ 5 máy bay đối phương trở lên. Hình như ở VN có nhiều cụ đạt đẳng cấp này. Ví du: cụ Văn Cốc, Đình Rạng, cụ nào bị đối phương bắn cháy xong hạ cánh bằng bụng ở cánh đồng thuộc huyện Kỳ Sơn Nghệ An nữa...
Nhưng cụ Tuân Phạm không đạt đẳng cấp này.
Nhìn chung thời chiến tranh phá hoại, danh tiếng cụ Tuân ko lấy gì làm nổi bật lắm
Thời Phạm Tuân (12/1972) thì mấy ông kia chắc lên sếp hết rồi, không còn trực tiếp lái nữa. Ông Tuân là 1 trong 12 phi công được chọn để đào tạo bay đêm đánh B52, không phải dạng vừa đâu. Cái vụ phi công này lạ lắm chức cao tuổi nhiều chưa chắc đã hay. Bọn phi công Israel đánh nhau với Ả rập cũng vậy, chỉ 18-19 tuổi nhưng ghê gớm lắm!
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Đinh Việt Thắng · 17:14 ngày 18/12
Tôi đã chứng kiến những trận B52 gieo tội ác. Tôi cũng từng được nghe tướng Phạm Tuân nói chuyện. Những mẩu chuyện đánh B52 kia là sự thật và ông còn khiêm tốn hơn rất nhiều. Cảm ơn ông - Con người của những Chiến công đã trở thành huyền thoại !
 

shares

Xe điện
Biển số
OF-33170
Ngày cấp bằng
8/4/09
Số km
3,626
Động cơ
506,112 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang
Website
www.facebook.com
Ông cụ cụ nói cũng có lý, nhưng Em đọc wiki thì thế này và cũng thấy có lý:

Một số nguồn tài liệu Hoa Kỳ cho rằng tên lửa của ông đã bắn trượt, chiếc B-52 đã trúng tên lửa SA-2 rồi nổ trên không trung, khiến Phạm Tuân nghĩ rằng tên lửa của ông đã phá hủy mục tiêu.[3] Nhưng nếu phân tích, điều này là rất khó xảy ra. Thời gian từ khi phóng tên lửa tới khi thoát ly của Phạm Tuân chỉ kéo dài 4-5 giây. Trong khoảng thời gian chỉ tích tắc đó, rất khó có chuyện trùng hợp tới mức chiếc B-52 vừa thoát khỏi tên lửa từ MiG lại bị trúng ngay SA-2 từ mặt đất phóng lên.

Do thành tích này, ngay sáng hôm sau (tức sáng 28/12) ông đã được đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi điện khen. Ông được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam ngày 3 tháng 9 (1973), khi đó ông đang là thượng úy biên đội trưởng thuộc Đại đội 5, trung đoàn 921, Sư đoàn Không quân 371. Phạm Tuân chia sẻ, chiến công của ông có "80% là may mắn", nhưng may mắn ở đây là có thời cơ, và phải biết chớp được thời cơ đó thì mới làm nên chuyện. Ông cho biết: "Trận ấy không thực sự phức tạp. Nhưng thành quả đó có được là do chúng ta đã từng đổ xương máu, đổ mồ hôi cho những trận chiến đấu trước"


Nên em nghĩ khả năng bác Tuân có bắn rơi máy bay là thật. Có điều do không thấy xác may bay nên mới lắm nghi vấn.
Chứ nếu chỉ để lấy thành tích thì bác Tuân sẽ không được phong tặng danh hiệu Anh Hùng sau đó đâu

Cụ ơi, các phi công thời đó đều nói rằng MIC21 không bắn rơi được B52 chủ yếu là do MIC21 không thể vượt qua được các vòng bảo vệ của 1 phi đội các máy bay đi hộ tống B52, gần như không thể đến gần B52 ở khoảng cách 20km chứ đừng nói 3km. Các máy bay hộ tống B52 đều có hệ thống rada rất mạnh và MIC 21 không phải là máy bay tàng hình nên sẽ bị chặn đánh từ xa chứ lấy đâu ra cơ hội bay đến gần 3km và nhìn bằng mắt thường được.
 

trikhanh

Xe buýt
Biển số
OF-158153
Ngày cấp bằng
25/9/12
Số km
589
Động cơ
354,527 Mã lực
B Tuân có đứa con làm tiếp viên chức cũng cao nhưng vì vợ ( cũng là tiếp viên) nên cheo củ chít weo. B Tuân khi đó bị shok lặng.
E chậm hiểu nên không biết cái cụm từ " cheo củ chít weo " là gì, cụ nào khai sáng hộ e với.
 

Chepomdua

Xe tăng
Biển số
OF-421128
Ngày cấp bằng
7/5/16
Số km
1,179
Động cơ
221,294 Mã lực
Cảm ơn cụ nhưng em vẫn không thể hình dung được là lắp quả tên lửa ấy kiểu gì để nó có thể hỗ trợ lực đấy thay vì làm nổ luôn máy bay. Vì theo em hiểu thì vỏ tên lửa cũng như máy bay dân dụng, khả năng chịu áp suất tốt chứ không chịu được lực và nếu gắn trực tiếp, cố định vào máy bay sẽ làm thay đổi thiết kế, trọng lượng...mà không thì sau khi dùng xong phi công có thể nhả nó ra bằng 1công tắc? Cuối cùng, như các cụ biết, việc tăng tốc và tăng độ cao với tốc độ cao thì sẽ dẫn tới áp suất thay đổi gấp sẽ khiến người lái ngất ngay lập tức nên việc ngồi trên tốc độ tên có yêu cầu về sức khoẻ như phi hành gia tầu con thoi và cả buồng lái kiểu tầu con thoi. Có thể hồi ý MiG21BIS Fishbed Liên Xô cho ta đã hiện đại đến mức ý?

Xin lỗi nếu em hỏi ngờ-u và cụ có thể không cần trả lời em ạ :-*
Đương nhiên việc gắn ''đạn tăng lực cất cánh'' sẽ làm thay đổi khả năng khí đông học, nhưng không vấn đề vì thời gian dùng nó là rất ngắn và ở trong giai đoạn cất cánh.

Qủa đạn ấy được lắp ở thân sau mb, phía dưới bụng. Luồng phụt của nó và đông cơ cùng hướng nên véc tơ lực đẩy cùng chiều, nổ mb là không thể.

Còn khả năng chịu quá tải thì cụ khỏi lo, họ là phi công tiêm kích mà.
 

avico

Xe điện
Biển số
OF-5391
Ngày cấp bằng
13/6/07
Số km
3,466
Động cơ
-328,980 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Website
www.avico.com.vn
Toàn các cụ trẻ chưa qua chiến trường bao giờ mà chém cứ y như đã từng cầm súng lao vào trận chiến ấy :))
 

fishbed4

Xe tăng
Biển số
OF-58364
Ngày cấp bằng
5/3/10
Số km
1,689
Động cơ
458,205 Mã lực
Nơi ở
HN
Cảm ơn cụ nhưng em vẫn không thể hình dung được là lắp quả tên lửa ấy kiểu gì để nó có thể hỗ trợ lực đấy thay vì làm nổ luôn máy bay. Vì theo em hiểu thì vỏ tên lửa cũng như máy bay dân dụng, khả năng chịu áp suất tốt chứ không chịu được lực và nếu gắn trực tiếp, cố định vào máy bay sẽ làm thay đổi thiết kế, trọng lượng...mà không thì sau khi dùng xong phi công có thể nhả nó ra bằng 1công tắc? Cuối cùng, như các cụ biết, việc tăng tốc và tăng độ cao với tốc độ cao thì sẽ dẫn tới áp suất thay đổi gấp sẽ khiến người lái ngất ngay lập tức nên việc ngồi trên tốc độ tên có yêu cầu về sức khoẻ như phi hành gia tầu con thoi và cả buồng lái kiểu tầu con thoi. Có thể hồi ý MiG21BIS Fishbed Liên Xô cho ta đã hiện đại đến mức ý?

Xin lỗi nếu em hỏi ngờ-u và cụ có thể không cần trả lời em ạ :-*
Cụ Chim lên gúc đầy. Ko riêng gì bọn tiêm kích, mà bọn vận tải như C130 cũng gắn món JATO này đấy ạ..
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top