[Funland] Ảnh xưa nhất về VIỆT NAM ( TỪ 1858 đến trước 1910)

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
2,699
Động cơ
422,628 Mã lực
Pháp công thành chết 30 ta chết 400.Nếu ta đánh công kiên với Pháp có lẽ phải đổi 20 lấy 1.Có thể ăn đc nhưng cái giá ko hề rẻ.Đó là chưa kể Pháp nó báo thù oánh thẳng vào Huế thì triều nguyễn đi tong,nhà nước phong kiến sụp đổ.
 

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,171
Động cơ
330,875 Mã lực
Thành Gia-định ( Sài Gòn) này đã cứu Nguyễn Ánh khỏi các cuộc tấn công của Tây Sơn.

Các công trình chợ búa, cảng, cửa hàng. kho hàng, các khối ngành nghề thủ công… xung quanh thành Bát Quái phát triển theo, xoá đi những điểm chợ búa và thương mại cũ. NgUyễn Ánh cũng thực thi chính sách thuế mềm dẻo, khuyến khích nông nghiệp, xây hệ thống đường xá kết nối Gia Định và Chợ Lớn ngày càng gần nhau. Cảng Bến Nghé phát triển mạnh, đi kèm là các hệ thống kho gạo, kho lương thực phát triển nằm dọc từ ngã ba kênh Bến Nghé và sông Sài Gòn, chạy về phía quận 4 hiện giờ. Những kho này tiếp nhận lượng thực từ miền Tây Nam Bộ qua hướng kênh Tàu H

Nguyễn Ánh cho phép người Pháp gồm các doanh nhân, giáo sĩ… khai thác tài nguyên thiên nhiên để thưởng công lao.

Sau này, khi lên làm vua, ông còn tạo mọi ưu đãi về chính sách kinh tế, cho phép các thuyền buôn nước ngoài sử dụng cảng Bến Nghé, và làm nơi sửa chữa tàu.


Tình hình chiến sự, cướp bóc ác liệt giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh khiến dân chúng chạy về Sài Gòn ngày càng nhiều, rồi có thêm người TQ không chịu ở với nhà Thanh.


Số dân hồi đó có lẽ khoảng 190.000 người bản xứ và 12.000 người Hoa ( gọi là người Minh Hương)
Hồi vào bảo tàng Tây Sơn ở Quy Nhơn, em chú ý một cái bảng trong đó có giới thiệu vùng đất miền trung thời Tây Sơn, dân số trên cả miền trung (hình như là từ Quảng Nam trở vào) được cho là khoảng 300.000 người.
Vùng Sài Gòn-Gia Định được tiếng sầm uất mà cũng chỉ 190.000 người...thế mới biết là VN (tạm gọi thế chứ lúc đó chưa có nước VN) lúc ấy dân cư thưa thớt biết bao.
Chỉ từ việc đặt vấn đề dân số, có thể suy ra tương đối nhiều vấn đề khác như giao thông, liên lạc, bộ máy hành chính quản lý, thu thuế, phổ biến thông tin...có thể suy đoán là cũng manh mún, thưa thớt hơn ta vẫn nghĩ về một "quốc gia ngàn tuổi" nhiều.
Việt Nam thực ra là một nước rất non trẻ, hay nói cách khác là có nhiều "nước ta" khác nhau trong chiều dài lịch sử.
Một vấn đề khác là lãnh thổ: ngày nay ta quen nghĩ về lãnh thổ với các ranh giới rõ ràng kiểu "một tấc không đi một li không rời", thực tế mấy trăm năm trước, với dân số thưa thớt, với bộ máy quản lý thiếu phương tiện, không có kỹ thuật đo đạc trắc địa và lập bản đồ...có thể hình dung là không có khái niệm lãnh thổ một cách rõ ràng mà là khái niệm 'vùng ảnh hưởng" thì đúng hơn.
Ví dụ: về lý thuyết thì miền nam VN thời chúa Nguyễn vẫn thần phục vua Lê, nhưng các chúa Nguyễn đã lập ra bộ máy nhà nước riêng, ảnh hưởng của nhà Lê có thể coi chỉ là hình thức, ngược lại ảnh hưởng của nhà Nguyễn lại mở ra sang tận Chân Lạp (Campuchia), nhưng cũng chỉ là ảnh hưởng, chứ không phải là "sở hữu" hay "trực tiếp quản lý", và ngay cả trên đất miền nam thì nhà NGuyễn lại từng mất kiểm soát nhiều vùng trong nhiều thời gian.
Dân cư, các thế lực địa phương có thể lúc này thì theo phe này, lúc khác lại theo phe khác, nhiều lúc phải thần phục hay hợp tác với cả nhiều phe...mọi ranh giới đều bị chồng chéo lên nhau tùy theo thời cuộc.
Lại nói về giáo dân thời đó, đọc Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của cụ Nguyễn Đình Chiểu năm 1862, có thể cũng cảm thấy sự xung đột văn hóa giữa giáo dân với truyền thống dân ta lúc đó:

"Hỡi ơi !
Súng giặc đất rền,
Lòng dân trời tỏ.
Mười năm công vỡ ruộng, xưa ắt còn danh nổi như phao,
Một trận nghĩa đánh Tây, thân tuy mất tiếng vang như mõ.

Nhớ linh xưa
Côi cút làm ăn,
Riêng lo nghèo khổ,
Chưa quen cung ngựa đưa tới trường nhung
Chỉ biết ruộng trâu ở theo làng hộ;

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn làm quen;
Tập khiên, tập mác, tập giáo, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như nắng hạn trông mưa.
Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.

Đêm thấy bòng bong che trắng lớp, những muốn ăn gan;
Ngày xem ống khói chạy đen xì, toan ra cắn cổ.

Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hưu;
Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó.

Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình.
Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.

Khá thương thay

Vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ, theo giòng ở lính diễn binh;
Chẳng qua là dân ấp, dân làng, mến nghĩa làm quân chiêu mộ

Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn;
Chín chục trận binh thư, không chờ bài bố.

Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bao ngòi,
Trong tay dùng một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gỗ.

Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia;
Gươm đeo dùng một ngọn dao phay, cũng chém đặng đầu quan hai nọ

Chi nhọc quan Quản gióng trống kỳ trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không.
Mặc kệ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.

Kẻ đâm ngang, người chém dọc, làm cho mả tà, mả ái hồn kinh.
Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ.

Những lăm lòng nghĩa sau dùng, đâu biết xác phàm vội bỏ.
Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây;

Trăm năm âm phủ ấy chữ quy, xá đợi gươm hùm treo mộ
Đoái sông Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng;

Chẳng phải án cướp, án gian đày tới, mà vi binh đánh giặc cho cam tâm.
Vốn không giữ thành, giữ lũy bỏ đi, mà hiệu lực theo quân cho đáng số.

Nhưng nghĩ rằng
Tấc đấc ngọn rau ơn chúa, tài bồi cho nước nhà ta
Bát cơm manh áo ở đời, mắc mớ chi ông cha nó?

Vì ai khiến quan quân khó nhọc, ăn tuyết nằm sương?
Vì ai xui hào lũy tan hoang, xiêu mưa ngà gió?

Sống làm chi theo quân tả đạo, quẳng vùa hương, xô bàn độc nghĩ lại thêm buồn;
Sống làm chi ở lính mả tà, chia rượu ngọt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.
Thà thác mà đặng câu dịch khái, về sau tổ phụ cũng vinh,
Hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.

Ôi thôi thôi
Chùa Lão Ngộ năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm;
Đồn Tây Dương một khắc đặng rửa hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.
Đau đớn mấy, mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều,
Não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chồng, con bóng xế vật vờ trước ngõ.

Ôi!
Một trận khói tan,
Nghìn năm tiết rỡ.

Binh tướng nó hày đóng sông Bến Nghé, còn làm cho bốn phía mây đen.
Ông cha ta còn ở đất Đồng Nai, ai cứu đặng một phường con đỏ.
Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh cũng đều khen;
Thác mà ưng đền miếu để thờ, tiếng hay trải muôn đời ai cũng mộ
Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh muôn kiếp nguyện được trả thù kia
Sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành một chữ ấm đủ đền công đó.
Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo,thương vì hai chữ thiên dân.
Cây nhang nghĩa khí thắp nên thơm, cám bởi một câu vương thổ.

Hỡi ơi!
Có linh xin hưởng. "

"Quẳng vùa hương, xô bàn độc" nghĩa là bỏ bàn thờ tổ tiên, là những điều mà người công giáo phải làm khi theo đạo, đến bây giờ vẫn vậy, trong con mắt nhiều người Việt, ắt hẳn khá là khó chấp nhận.
Tại sao các tôn giáo khác vào VN không bị đàn áp, từ đạo Phật, đạo Lão, đạo NHo, đạo Hồi....riêng đạo Thiên Chúa vào xứ ta lại làm phát sinh mâu thuẫn gay gắt, trả giá bằng máu cả 2 bên như thế?
 
Chỉnh sửa cuối:

khoathaihoa

Xe hơi
Biển số
OF-352385
Ngày cấp bằng
26/1/15
Số km
107
Động cơ
266,670 Mã lực
Nơi ở
259 Phố Huế - HBT - HN
Website
www.khoathaihoa.com
Em xin phép tag các cụ Min Mod vào để xin giữ thớt lại ạ: Cụ [@Monitor;47274], Cụ [@DiCham;40] , cụ [@chauchau;1134] , cụ [@UAZ;544] , cụ [@polar bear;49]
Cảm ơn các cụ ạ !

ps: Trong khi chờ Mod chấp thuận, em xin phép xoá bớt còm để giảm số trang xuống ạ.
Đề nghị cụ Mod ẩn bớt các bài mấy cụ hiềm khích đi, đọc cho liên mạch. Rồi ẩn nốt cái đề nghị của em
 

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,171
Động cơ
330,875 Mã lực
Sa lầy ở Đà -nẵng vì quân ta và vì thời -tiết, bệnh dịch, tướng Charles Rigault de Genouilly chỉ huy liên quân Pháp-Tây chán quá, có đề nghị triều đình nghị- hòa với những điều kiện đơn -giản để rút quân cho đỡ xấu- hổ.
Nhưng triều đình mới nghe thấy thông-thương, tự -do giảng đạo đã kinh-hồn, bác đi hết. Thương -thuyết thất- bại. Thật là đáng tiếc.
Chả biết làm gì, ông giáo sĩ Pellerin khuyên nên đem quân ra chiếm Bắc Kỳ, vì ở đó có giáo sĩ và giáo dân, và những người tôn- phù nhà Lê nổi lên góp sức, nhưng Genouilly mắng cho một trận ra trò vì ông này trước đó bảo cứ oánh Đà-nẵng đi là giáo-dân sẽ nổi lên, mà chả có cuộc nổi dậy nào. giáo sĩ Pellerin vừa xấu-hổ vừa tức, bỏ đi.
Bất ngờ Tạ Văn Phụng khuyên vào oánh Sài-gòn, theo đó, đây là một địa bàn thuận lợi hơn Hà Nội, bởi ở đây có một hệ thống sông- rạch chằng -chịt, nhiều sản -vật, nhiều của- cải và nhiều lúa- gạo nhất Đại Nam, có thể "vừa lập nghiệp, vừa phòng thủ", "vừa hành binh, vừa lưu thông thương mại dễ dàng". Ngoài việc cắt đứt con đường tiếp tế lương thực cho Huế sẽ có thêm điều kiện thuận lợi để thực hiện ý đồ làm chủ lưu vực sông Mê Kông, và xa hơn nữa là phía Bắc.
Ngày 2 tháng 2 năm 1859, tướng De Genouilly đem khoảng 2000 lính Pháp và Tây Ban Nha cùng tàu- chiến, tiến vào Nam.
Đọạn này là cụ tự viết hay copy ở nguồn nào?
Em thấy tự dưng có dấu gạch nối giữa từ hơi lạ (tự-do, kinh-hồn, thương-thuyết-thất-bại...)?
Ông Tạ Văn Phụng này xuất xứ ở đâu ra hả cụ?
 
Chỉnh sửa cuối:

T90i

Xe buýt
Biển số
OF-50667
Ngày cấp bằng
11/11/09
Số km
869
Động cơ
464,480 Mã lực
Em cũng chỉ là đưa ra ý kiến chủ quan mà nhiều cụ trên này em thấy mới đang chứng tỏ mình là nhà sử học :)) Yêu ai ghét ai là quyền của mỗi người còn lịch sử chỉ có một. Riêng cá nhân em dù Nguyễn Ánh có thâm thù với nhà Tây Sơn sâu đến thế nào thì việc năm lần bảy lượt cầu viện Thái Lan lẫn Trung Quốc qua đánh Việt Nam thì thực sự ích kỉ, chỉ nghĩ đến việc trả thù cho gia đình mà không quan tâm đến đất nước. Chẳng phải tự dưng câu "Cõng rắn cắn gà nhà" nghe thôi cũng biết là nhắc về Gia Long. Sao các cụ không nói luôn cái nguồn gốc tên nước Việt Nam bây giờ là sau khi giành được vương quyền Gia Long cho người đi sứ sang Trung Quốc xin thần phục và vua nhà Thanh bấy giờ là Càn Long đòi đổi tên nước thành Việt Nam? Thời Quang Trung thì bị đánh cho như chó chạy về nước đến đời nhà Nguyễn thì lại quay sang thần phục chúng nó. Chưa kể đến việc trước khi giết vua Cảnh Thịnh con Nguyễn Huệ thì bắt ông phải nhìn binh lính giã xương cốt cha và bác mình (Nguyễn Nhạc) sau đó *** lên, cuối cùng mới xử lăng trì. Thật sự là quá man rợ.
Cụ chê vua Gia Long ích kỉ, chỉ nghĩ đến trả thù cho gia đình, thế cụ tưởng nhà Tây Sơn không ích kỷ à? khởi nghĩa để làm gì? chả phải để cướp ngôi hay sao? Nếu 3 anh em Tây Sơn cũng biết nghĩ cho đất nước, chỉ dừng lại ở việc giết Trương Phúc Loan, vẫn để chúa Nguyễn ngồi ghế cao nhất mà ăn oản như họ Trịnh thì đâu đến nỗi bị quả báo vì giết hết cả họ Nguyễn Phúc, dòng họ có công lớn trong việc khai phá phương nam, lại còn đào mồ quật mả các chúa Nguyễn ném xuống sông.

Quân Tây Sơn đi đến đâu đốt phá giết chóc đến đấy: Quy Nhơn, Hội An, Cù Lao Phố ... giết dân Cù Lao Phố hàng mấy vạn người đến nỗi xác nổi kín một vùng sông mấy tháng sau không ai dám ăn cá ở vùng đấy. Thế mà không bị quả báo mới gọi là lạ.
 

Gạo Séng Kù

Xe máy
Biển số
OF-358602
Ngày cấp bằng
17/3/15
Số km
89
Động cơ
261,590 Mã lực
Em vào học lịch sử.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đọạn này là cụ tự viết hay copy ở nguồn nào?
Em thấy tự dưng có dấu gạch nối giữa từ hơi lạ (tự-do, kinh-hồn, thương-thuyết-thất-bại...)?
Ông Tạ Văn Phụng này xuất xứ ở đâu ra hả cụ?
Cách- viết có dấu gạch nối em bị ảnh -hưởng từ bà nội, lúc bé bà chê chữ cải -cách xấu, dạy em học, bà bảo khi muốn viết 1 danh từ ghép, hoặc muốn nhấn-mạnh 2 danh từ, thì dùng dấu gạch nối.
Tất nhiên là bây giờ người ta bỏ rồi, nên cách-viết này có xa- lạ với các cụ.

Còn TẠ Văn Phụng, cụ nên đọc lại thớt này, em đã nói rồi ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

duccong799

Xe buýt
Biển số
OF-348273
Ngày cấp bằng
26/12/14
Số km
556
Động cơ
274,358 Mã lực
Tự cho mình biết về lịch sử, nhưng cái lịch sử tự cho mình biết đấy cũng chỉ là ếch ngồi đáy giếng mà thôi. Lịch sử chẳng có chữ nếu nhá.


Nói chung mấy chú cuốc hận nên lượn đi trong nước nó trong trả lại thớt về đúng mục đích của nó, sắp đến ngày lên cơn nên các chú cứ đi sủa ông ổng khắp nơi.
Hay thế thì mình thua vậy cám ơn bạn.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
1 phiên chợ ở Hà-nội





Hà nội, những học trò




Các cha tuyên- úy Tây Ban Nha trên tàu





Vườn Bách-thảo Hà Nội, khu nuôi Hổ


 

fordeverest2012

Xe tăng
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
1,899
Động cơ
387,370 Mã lực
Cụ Đốc hôm nay bận hay sao í. Từ sáng đến giờ chưa thấy cụ bốt bài.
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,834
Động cơ
582,403 Mã lực
Cụ chê vua Gia Long ích kỉ, chỉ nghĩ đến trả thù cho gia đình, thế cụ tưởng nhà Tây Sơn không ích kỷ à? khởi nghĩa để làm gì? chả phải để cướp ngôi hay sao? Nếu 3 anh em Tây Sơn cũng biết nghĩ cho đất nước, chỉ dừng lại ở việc giết Trương Phúc Loan, vẫn để chúa Nguyễn ngồi ghế cao nhất mà ăn oản như họ Trịnh thì đâu đến nỗi bị quả báo vì giết hết cả họ Nguyễn Phúc, dòng họ có công lớn trong việc khai phá phương nam, lại còn đào mồ quật mả các chúa Nguyễn ném xuống sông.

Quân Tây Sơn đi đến đâu đốt phá giết chóc đến đấy: Quy Nhơn, Hội An, Cù Lao Phố ... giết dân Cù Lao Phố hàng mấy vạn người đến nỗi xác nổi kín một vùng sông mấy tháng sau không ai dám ăn cá ở vùng đấy. Thế mà không bị quả báo mới gọi là lạ.
Một link về nhà Tây Sơn để các cụ tham khảo
http://lichsuvn.net/forum/showthread.php?t=28900

Trích:
Một Nguyễn Huệ giỏi đánh ,chỉ đánh mà không lo phát triển kinh tế ,một Nguyễn Huệ anh hùng chống Thanh nhưng bỏ quên mất vựa thóc gạo Miền Nam ,một triều đình chỉ biết lấy chiến tranh làm phương tiện trong khi bỏ quên kinh tế thì trước sau cũng sụp đổ mà thôi . Nguyễn Huệ dù giỏi nhưng T Sơn tồn tại 14 năm cũng đã là dài .
 

Tiền xu

Xe buýt
Biển số
OF-330303
Ngày cấp bằng
7/8/14
Số km
895
Động cơ
291,817 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thời phong kiến quyết định chiến tranh nằm trong tay một cá nhân là Vua, nhiều khi một quốc gia tấn công các quốc gia khác chỉ vì những lý do cá nhân của Vua. Việc triều cống nhằm thể hiện sự "tôn trọng" Vua nước lớn để giảm thiểu những lý do bị tấn công đôi khi chỉ vì sỹ diện hay do cảm tính thất thường của Vua nước lớn.
Cụ chủ có ảnh Hoàng Sa, Trường Sa thời Pháp thuộc up lên để anh em chiêm ngưỡng.
Em hỏi khí không phải cụ năm nay bao nhiêu tuổi và đang làm gì ạ??
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sài-gòn Gia-định từ sau 1835, khi vua Minh Mạng san bằng thành Bát-quái, trở thành 1 vùng hoang- vu, buồn tẻ không sầm-uất như thời vua Gia-Long.

400 lính Pháp và Tây Ban Nha đóng ở đó đã miêu tả: Phong -cảnh bát -ngát, buồn- tẻ, rậm rạp các loại cây leo, cóc-kèn. Các khu mồ-mả là sạch-sẽ nhất? Dân Hoa- kiều nắm kinh -tế. Cây cối rậm, ken vào nhau làm lính Âu không đi nổi, những chỗ này thỉnh thoảng lại bị dân NAm thình- lình phục- kích.











 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phong -cảnh Sài- Gòn những năm 1859 đến 1868, trước khi Pháp bắt đầu quy hoạch và xây dựng thành-phố.










 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khu Lăng Cha-cả ( mộ giáo -sỹ Bá Đa Lộc)










Quang cảnh lúc ấy thật chả có nét gì Sài-gòn



 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Quang cảnh bên sông Sài-gòn, chỗ này bây giờ có lẽ là bến Nhà Rồng









Không thể nhận ra chỗ này sau là nhà hàng Mỹ-cảnh nổi tiếng




 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngay sau khi chiếm được thành Gia Định vào năm 1859, Pháp gấp rút quy- hoạch lại Sài Gòn thành một đô- thị lớn.

Đồ- án thiết- kế được Phó Đô đốc Pháp là Page (về sau là Charner) cử trung tá công- binh Pháp là Paul Florent Lucien Coffyn ( ông này vốn là kiến trúc sư cực- tài, nguyên là Lãnh sự Pháp ở Hoa Kỳ).

Ngày 21 tháng 5 năm 1860, ông Coffyn cùng toàn bộ các sỹ-quan công binh Pháp dưới sự hướng dẫn của người dân bản- xứ bắt đầu đi thực- địa để đo- đạc và vẽ quy- hoạch.

Bản đồ quy- hoạch ban đầu của Coffyn được công- bố vào ngày 13/5/1862. Lúc đầu, Sài Gòn bao gồm cả khu -vực Chợ Lớn.

Năm 1864, nhận thấy diện- tích dự kiến của thành- phố quá rộng, khó bảo- đảm về an -ninh, Soái phủ Pháp ở Nam Kỳ (Gouverneur Amiral de la Cochinchine) lúc đó là Roze quyết định tách Chợ Lớn khỏi Sài Gòn.

Kiến trúc sư, trung tá Coffyn đã đệ trình bản quy hoạch đầu tiên sau khi tham khảo dạng quy hoạch Paris của thị trưởng Haussmann, theo đó ông đã thiết kế:

1. đường sá và nhà cửa chia lô ngay ngắn, vuông vức.

2. Phố xa theo dạng ô vuông bàn cờ và có đại lộ, quảng trường, theo kiểu ở châu Âu cuối thế kỷ 19 ( lúc ấy)

Năm 1865, đô đốc Rose ra sắc lệnh hủy bỏ hết nhà- gỗ lá bản- địa để xây nhà cửa kiểu Châu Âu ở khu trung -tâm và phố chợ Sài Gòn.

Nhà mới sử dụng gạch, sắt với hàng hiên bao quanh, cửa cuốn, sàn dầm thép trên cuốn gạch kiểu “hourdis”, mái lợp ngói máy hoặc thạch bản “Ardoise”, phổ biến là mái gảy “Mansart” cho hầu hết các công trình lớn.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Năm 1861, địa -phận Sài Gòn được giới -hạn bởi một bên là rạch Thị Nghè và rạch Bến Nghé với một bên là sông Sài Gòn cùng con đường nối liền chùa Cây Mai với những phòng- tuyến cũ của đồn Kỳ Hòa.

Đến năm 1867, việc quản- lý Sài Gòn được giao cho Ủy ban gồm 1 ủy- viên và 12 hội- viên; đừng đầu là Thị- trưởng Charles Marie Louis Turc.

Cho tới nửa đầu thập- niên 1870, thành phố Sài Gòn vẫn nằm trong địa- hạt hành- chính tỉnh Gia Định.

Các công-trình được thiết -kế và thi -công chủ yếu do lực lượng- công binh Pháp, họ nạo vét kênh mương, mở -đường, phát cây cối, khơi- thông các rãnh, kênh rạch...

Các công trình đầu tiên gồm:

- Dinh Thống soái Nam Kỳ
- Cảng SÀi-gòn
- Nhà thờ lớn mô phỏng nhà thờ Đức-bà Paris.

- Bưu điện Sài Gòn

- Dinh Norodom

- Nhà hát thành-phố

-Chợ Bến -Thành ( quy -hoạch lại và xây mới)


Kiến trúc sư Coffyn đã trình ý -tưởng thiết- kế lên chính phủ Pháp và được chấp thuận, theo đó:

- Phong cách kiến trúc là kiểu tân-cổ điển pha chế kiểu Baroque, Rococo thời Đế chế Napoleon III và Cộng hòa Pháp cuối thế kỷ 19.

- Sử dụng các hàng cột kiểu LA Mã ( không sử dụng kiểu Hy Lạp vì quá cầu kỳ).

- Các phù điêu trang trí sử dụng hình tượng thần thoại La Mã.

- Chạm trổ hoa lá Rococo trên các mặt tiền, các tháp- chuông, những vị trí cần mang tính phô trương bên ngoài.

- Tòa án thì xây dựng theo kiểu cổ -điển, đặt thêm tượng thần Công- lý, mang phong -cách pháp- đình châu Âu. ( các nước sử dụng hệ Luật Civil Law, tức là hệ thống luật thành văn, khác với hệ luật Anh-Mỹ là Common Law).
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bản-đồ Sài-gòn năm 1795, do vua Gia-Long nhờ Pháp vẽ








Bản-đồ Sài-gòn năm 1815, do vua Gia-Long nhờ Pháp vẽ





Bản quy-hoạch năm 1860.


 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bản đồ quy hoạch 1867







Chú-thích các ký-hiệu bản- đồ và tiếng Pháp để các cụ dễ- hiểu hơn


A. Dinh Thống đốc (Palais du Gouvernement)

B. Bộ Tổng tham mưu (E'tat Major Général )

C. Nha Giám đốc nội vụ (Direction de l'Intérieur)

D. Toà Giám mục (Évêché)

E. Nhà thờ lớn (Cathédrale)


F. Tòa án Đại-hình (Tribunaux)


G. Tòa Đốc Lý (Municipalité)


H. Ngân khố và Bưu chính (Tre1sor et Postes)

I. Điện tín (Télégraphe)

J. Sở Công chính (Ponts et Chaussées)


K. Trại lính bản xứ (Camp des Indigènes)


K' Trại lính Trường Thi (Camp des Lattrés)


L. pháo binh (Artillerie)

M. Công binh (Ge1nie)

N. Bệnh viện (Hopital)

O. Sở Hiến-binh hoặc Sen Đầm ( cảnh sát có vũ -trang) (Gendarmerie)

P. Văn phòng Giám thành (Bureau de la Place)


Q. Sở Cảnh- sát (Commissariat the police)


R. Chỉ -huy Bộ binh (Commandant des Troupes)


S. Ụ chữa tàu (Dock flottant)

T . Nhà in Hoàng gia (Imprimerie impériale)


U. Nhà -tù (Prisons)

V. Bãi chứa than (Parc aux charbons)


X. Nha Giám- đốc Thương- cảng (Direction du Port de commerce)


Y. Nha Giám- đốc Quân- cảng (Direction de Port de guerre)


Z. Kho quân- nhu (Subsistance)

1. Kho tổng- hợp (Magasin général)

2. Nha Hải- đô (Hydrographie) ( vẽ bản đồ quy hoạch nước, sông, biển)

3. Tòa án quân sự (Conseil de Guerre)

4. Chợ Bến Thành (Marché)

5. Sở thanh- tra Nội vụ (Inspecteur des affaires indigènes)

6. Trại kỵ -binh (Caserne de Cavalerie)

7. Khu đóng- tàu (Caserne de Construction navales)

8. Công- trường l'Horloge.

9. Cột báo- hiệu (Sémaphore) ( Cột cờ thủ -ngữ)

10. Nghĩa trang cũ (Ancien cimetière)

11. Chủng- viện (Séminaire)

12. Trường Sư- huynh - Adran (Ecole des frères - Adran)

13. Dòng Chúa Hài Đồng (Sainte Enfance)

14. Nơi giặt- giũ của nhà- thương (Buanderie)

15. Nhà dòng Đa-minh (Carmelites)
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top