VỤ nổi dậy của Giặc Chày-vôi ( cuộc đảo-chính lần thứ 3, 1866).
Sau khi 2 vụ nổi dạy trên đã bị dập- tắt, lòng dân vẫn chưa yên, có thể nói vua Tự Đức sau hiệp -ước Nhâm Tuất uy-tín bị giảm đi cực-kỳ trong mắt dân chúng và những người chủ -chiến.
Sau vụ chính-biến lần 1 của ông Hồng Bảo, ông tự -tử đầy nghi -vấn, thì vua cũng sợ đêm-dài lắm- mộng, bèn cho quản- thúc ( giam lỏng) các con của ông, gồm:
Đinh Đạo (Ưng Đạo), Đinh Tự, Đinh Chuyên, Đinh Tương (đều là con Hồng Bảo), Thị Thụy (vợ Hồng Bảo, mẹ Đinh Đạo) và hai đứa con Đinh Đạo (một trai, một gái)
Ông Đinh Đạo ( vì phải đổi sang họ mẹ) có tư -chất, thông- minh, học giỏi, vua Tự Đức và Trương Đăng Quế cũng hãi, sợ sau này có thể lôi-thôi, bèn nhân vụ án ông Hồng Tập, định giết, nhưng vua chưa nỡ, nên có giam riêng ông Đinh Đạo.
Lúc này vua cho xây VẠn Niên Cơ, tức là lăng -mộ cho mình, công việc vô-cùng nặng nhọc, huy động nhiều lính, dân. Nhiều người oán- thán.
Vì Lăng mộ thời - xưa hay dùng ô- dước (hay còn gọi là hợp chất) để xây- dựng. Ô -dước gồm ba thành phần chính: cát, vôi, chất kết- dính. Trong đó, cát là loại cát sông mịn; vôi là vôi- sống, vô-i tôi, vỏ nghêu -sò, san -hô nghiền vụn; chất kết- dính là nhựa cây ô -dước, mật -mía, mật- ong, nhựa dây tơ- hồng hoặc bời- lời. Ngoài ra, còn có chất phụ gia như: than hoạt tính, đá ong nghiền- vụn, giấy- dó...Mỗi chất trên lại phải chế- biến theo yêu- cầu riêng.
Đặc biệt vôi phải là loại chưa nung, tức vớt lấy vỏ sò, hoặc san hô ở biển về để "tươi" như thế, bỏ vào cối bằng đá, dùng chày -đẽo bằng gỗ lim là loại gỗ cứng như sắt (thiết mộc) để giã thật nát, thành bột gọi là "vôi sống" ("vôi chết" đã nung sẽ không dùng được vì thiếu độ quyện- chặt với các chất khác). Việc sản- xuất "vôi sống" quả là rất cực- nhọc. Do lăng Tự Đức đồ -sộ nên cần nguyên -liệu này rất nhiều.
Những người phải giã vôi có lẽ phải lao- động cực- nhọc, nên sau khi nổi -dậy, dùng chày-vôi làm vũ -khí, sử cũ mới gọi là Giặc Chày- Vôi