[Funland] Ảnh xưa nhất về VIỆT NAM ( TỪ 1858 đến trước 1910)

Mr.giangnd

Xe buýt
Biển số
OF-340276
Ngày cấp bằng
27/10/14
Số km
597
Động cơ
280,746 Mã lực
Trả lời mấy cái chỗ in đậm cho cụ thông: lúc họ Trịnh đánh chiếm Phú Xuân, vua Gia Long mới 12 tuổi đã phải bỏ chạy theo quân chúa Nguyễn, lúc 15 tuổi thì chú, anh bị Tây Sơn giết, gia tộc chúa Nguyễn bị tận diệt hết, mỗi mình vua Gia Long lúc đó 15 tuổi trốn thoát. 16 tuổi ông thu thập tàn quân để chống nhau với quân Tây Sơn, đó là năm 1778, thời điểm Tây Sơn đang hưng thịnh. Sao cụ không trách nhà Tây Sơn tận diệt họ Nguyễn mấy trăm người, truy sát một cậu bé mười mấy tuổi, tàn sát mười mấy ngàn dân Minh Hương chỉ vì giúp Nguyễn Ánh năm 1782? 16 tuổi cầm quân chống nhau với địch, 24 năm sau lên ngôi vua, ở nước Nam này được mấy ai như Nguyễn Ánh?

Vụ trả thù Tây Sơn thì cũng là có vay có trả thôi, Tây Sơn còn đào mồ quật mả các chúa Nguyễn ném xuống sông mà.

Vua Quang Trung không đại diện cho tầng lớp bần cùng vùng lên đòi quyền sống đâu cụ nhé, lực lượng Tây Sơn có sự góp mặt của cướp biển Tàu ô đấy.
Nhưng chúa Nguyễn hùng tàn cái chính là nhà Nguyễn gieo nhân nào gặp nhân đấy thôi, sao trách Tấy Sơn Nguyễn Huệ ( đến sau thì người ta gọi là oán báo oán bao giờ ngưng đó)
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,231 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tiếp trận thành Mỹ Tho


Sau khi phá được các đập nước, liên quân bắt đầu tiến quân tấn- công đồn Mỹ Tho, là đồn chính bảo- vệ thành, đồn nằm ngay vào 1 khúc -quanh bên kênh Trạm,l chính vì vị trí này đã khuất tầm nhìn liên-quân và cả toán lính Philipin đi trước do thám.

Trước đó, vì muốn kết -thúc trận chiến thành Mỹ Tho cực -kỳ khốn- khổ này, Charner đã điều thêm 300 lính Pháp và 50 lính TBN tăng -viện, rồi sai người đi thăm- dò đường- biển, cốt mở thêm một mũi tiến- công nữa. Ngày 10 tháng 4, ba pháo hạm là Fusées, Lily và Sham Rock do Chuẩn đề đốc Page chỉ huy, đã rời Biên Hòa men theo đường biển, tiến vào cửa Tiểu (sông Tiền), với chỉ- thị là để góp phần cho Mỹ Tho mau sụp- đổ và làm cho triều đình Huế phải sớm điều- đình.

Chiều ngày 10 tháng 4.

Trung tá Hải quân Bourdais dẫn đầu liên quân đi trên pháo hạm 18, vừa qua khúc- quanh thì đồn Mỹ Tho chợt hiện- ra, làm Bourdais giật- mình, vội ra -lệnh nã pháo, nhưng vừa mới bắn được phát đầu tiên thì quân ta hình như đã đợi sẵn, nã liền 3 trái pháo vào pháo- hạm chỉ- huy này, Trung tá Hải quân Bourdais bị trúng cả 1 viên đạn pháo, bay đầu, 5 lính Pháp vừa xông đến định lôi xác đi cũng chết ngay.

Quân Pháp -Tây sau phút bối rối vì bị tấn- công bất- ngờ và chỉ- huy Trung tá Hải quân Bourdais vừa chết, liền xốc lại đội hình, chỉ ít phút sau thì các khẩu pháo bắt đầu nã dồn- dập, chính- xác, quân ta không thể địch được, phải lui.

Pháp cử Trung tá hải quân Desvaux nhận quyền điều -khiển các pháo hạm thay Bourdais. Liên quân nghỉ 1 ngày để truy -điệu trung tá Bourdais.

Ngày 12 tháng 4 năm 1861.

Toán quân tăng- viện do Chuẩn đề đốc Page chỉ huy cũng đã tới nơi, toán quân này nhanh -chóng phá đập chắn sông tại vàm cửa Tiểu, vàm Kỳ Hôn và phá -tan hai đồn bảo- vệ đập.

Đúng 11h trưa, 2 cánh quân của liên quân đã gặp nhau dưới chân thành Mỹ Tho, nổi kèn chuẩn bị tiến- công, dưới ánh nắng, súng- ống, lưới- lê sáng -lóa, các khẩu pháo từ các tàu chiến đã thò ra sẵn- sàng, tiếng trống của liên-quân dồn- dập..

Đứng trên thành quan- sát, các quan ta run quá, Tổng đốc Nguyễn Công Nhàn liền chạy về Kiến Đăng (thuộc phủ Kiến An, Định Tường), Án sát Huỳnh Mẫn Đạt cũng bỏ trốn mất dạng, còn Tuần phủ Nguyễn Hữu Thành và Phó đề đốc Đặng Đức ra lệnh thiêu- hủy toàn bộ kho- tàng, dinh- thự rồi cùng với Đặng Đức thu gom vũ- khí, tài- liệu rút rồi rút- quân về Vĩnh Long.

Tổng đốc Long Tường là Trương Văn Uyển phái Án sát Nguyễn Duy Quang và Lãnh binh Tôn Thất Tuấn đem khoảng 1000 quân Vĩnh Long qua cứu -viện Định Tường. Đội quân này đóng bên phải, ngoài thành, thấy tình thế như vậy cũng bỏ chạy hết.

1 giờ 30 phút trưa ngày 12 tháng 4 năm 1861, đoàn tàu chiến của tướng Page đã chiếm lĩnh thành Mỹ Tho mà không hề tốn một viên đạn.

Ngày 14 tháng 4, đoàn quân thủy bộ của Trung tá Desvaux mới vào bên trong thành. Cũng ngày này, quân Pháp tiến chiếm luôn Tân Hòa (Gò Công)
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,231 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tuy chiếm được Định Tường, nhưng liên-quân liên tục bị các toán nghĩa quân của ta đánh phục -kích, gây thiệt -hại còn nhiều hơn so với các trận -đánh với quân triều-đình, nóng- bức, bệnh- tật khiến Đề đốc Charner nản- quá, nên có ý định muốn thương-thuyêt nhằm rút êm, bèn bí -mật cử 2 viên sỹ quan tham -mưu cho mình là Léopold Pallu và 1 sỹ quan TBN nữa ra gặp trực- tiếp vua Tự Đức để thương- thuyết, chủ ý của Charner lần này gồm 12 điều, vẫn là thông- thương, tự- do giảng đạo, yêu cầu nhượng lại Sài -gòn, Mỹ tho, và yêu cầu bồi- thường chiến- phí, hoặc là cho chuộc lại các thành đã chiếm, đồng thời xin được đóng- quân ở cảng Đà -nẵng để " duy trì tin tưởng", ân -xá các tội phạm chiến tranh...

Nói chung những điều khoản này so với hiệp ước Nhâm Tuất 1862 sau đây có lẽ còn nhẹ hơn nhiều, và triều đình, nếu khôn-ngoan, nắm đúng thời- cơ này thì có lẽ sẽ may -mắn hơn cho nước ta?

Ra Huế, 2 viên sỹ- quan này gặp trực- tiếp vua Tự Dức, họ có miêu tả vua:

" Có vóc người khá cao- lớn, hơn tầm trung -bình của người An nam. Dáng hơi khòm. Hai vai xệ xuống,.... Nước da của ông mét và đều: nét mặt trầm- lặng, không tỏ- lộ, không xao -động lo- âu như cái nhìn giống như mắt -mèo của người An nam. Tuy nhiên ông vẫn mang tất cả những cá -tính của giống dân An nam...
Răng của ông nhuộm- đen; tóc cột lại thành một búi tó- có kim bằng vàng xuyên- ngang.

Người Pháp ta xem ông và vẫn còn coi ông như một con- thú -dữ thô- bạo và khát -máu: nhưng đây chỉ là phương -pháp của những kẻ tầm- thường khinh -miệt kẻ thù của mình rồi những kẻ xua- nịnh bắt -chước theo. Ðối với người An nam ông là một hoàng thân cứng -rắn nhưng vô cùng nhân- đạo. Sự thật thì ông tỏ ra có bản tính rất ôn- hòa và thái độ thật hòa- nhã."



2 viên sỹ-quan Pháp-Tây này được triều đình tiếp, dùng tiếng La-tin để giao tiếp qua 1 phiên -dịch của triều- đình ( hồi ấy tiếng La-tin được dùng phổ -biến trong giáo dân ở nước ta hơn)

NHưng thương- thuyết thất- bại, vua Tự Dức kiên- quyết không đáp- ứng các yêu- cầu của liên-quân, cho dù đã có những tiếng nói đề -nghị thương- thuyết của 1 vài quan đại -thần, vua nói:


‘’Các ông ( ngươi) nên chuẩn bị chiến đấu hơn là lo thương thuyết; ta thà chịu rút vào núi non với người Mọi, người Chàm còn hơn là chịu nhượng bộ.’’
 

Newnick

Xe buýt
Biển số
OF-357657
Ngày cấp bằng
11/3/15
Số km
886
Động cơ
269,869 Mã lực
Sách của cụ cũ rồi , nó không còn được sử dụng tại VNCH từ năm 1964 rồi cụ
Cám ơn cụ cho biết thông tin. Dù sao cũng là một tư liệu quý để so sánh và xem biết cách dạy sử và quan điểm của chính quyền Sài gòn lúc đó về lịch sử Việt Nam cận đại cũng như thế giới xung quanh. Cụ có quyển sử nào post lên nhé
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,231 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thấy thương-thuyết thất -bại, lại bị nghĩa quân oánh du-kích nhiều, gây thiệt- hại, đề đốc Charner chán- nản, xin từ-chức.

Tháng 10 năm 1861, Đô đốc L. Bonard được cử sang thay. Bonard biết rõ Charner kém, toàn cho quân oánh vào các làng xã, các khu vực rậm -rạp, hoang -vắng nên bị quân ta phục- kích đánh cho thiệt-hại, nên ông ta thay -đổi chiến- thuật,chỉ đánh chiếm những tỉnh thành lớn, mục- tiêu quan- trọng mà thôi. Và lần này là Biên Hòa và Vĩnh Long, theo Bonard, vì có các sông Đồng Nai đến sông Tiền, sông Hậu rộng, dễ cơ -động tàu -chiến, không phải phá các đập- chắn gây tổn- hại lính.

Triều đình thấy quân xâm -lược tấn -công như vậy, nhưng cứ lề -mề,bàn ngược bàn xuôi, lại cử cụ Nguyễn Tri Phương và tăng- viện tiếp, tổ chức lễ xuất quân rầm -rộ, mất hết thì giờ cho việc ban kiếm, ban nhung- y, ban thắt- lưng cho các tướng Nguyễn Tri Phương, Tôn Thất Cáp & Nguyễn Công Nhàn. Rồi còn phải đợi Khâm thiên giám coi "bản mệnh của đại -tướng, tốt- hay- xấu"; đợi ngày- tốt để "khởi mã" thật chả ra làm sao.

Ngày 16 tháng 12 năm 1861.

Liên quân gồm khoảng 1000 lính, chia làm 4 đạo quân tiến đánh thành Biên Hòa.

Pháo bắt đầu nã dồn- dập, khoảng 2 tiếng nã pháo áp -đảo, Trung tá Tây ban Nha Domenech Diégo được lệnh đem 1 đại đội lính TBN xung- phong cho quân ào ạt tấn công, quân ta chống cự quyết- liệt, đẩy lui đợt tiến công đầu- tiên, Domenech Diégo gọi pháo, pháo binh nã liên tục 400 quả yểm trợ, Domenech Diégo ra lệnh cho công binh áp sát chân thành, dùng thuốc nổ phá tan các đoạn thành, rồi cho quân xông vào.

Đến tối, quân ta không cự nổi nên đã bỏ chạy.

Ngày hôm sau, liên quân kéo vào, thành đã trống trơn, chỉ còn lại xác chết.

Trong thành có 48 khẩu đại bác, dưới sông quân ta có 15 tàu chiến gỗ, nhưng chưa kịp tham chiến đã bị các tàu chiến bọc sắt của Pháp-Tây nã đạn bắn chìm gần hết.

Đội quân tăng viện của cụ Phương đến nơi, nhưng chả làm gì được nữa, đành đóng quân chờ lệnh.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,231 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Triều đình vẫn chưa thấy thương -thuyết, Pháp liền tung quân bài đặc- biệt Tạ Văn Phụng vào cuộc -chơi,đây quả thực là một ván bài đẫm máu và bi-thảm cho dân ta.

Ông Tạ Văn Phụng hoặc Lê Văn Phụng ( hoặc là Bảo Phụng, Lê Duy Phụng (黎維奉), Lê Duy Minh (黎維明) có thể là dòng dõi nhà Lê, ông này là 1 giáo dân, được đi học ở Bồ Đào Nha, sau đó theo liên quân đi đánh ngay từ năm 1858, đã hiến kế đánh vào Nam Kỳ.

Thấy đánh mãi mà khônng có thương-thuyết, ông Tạ VĂn Phụng bèn đề nghị ra BẮc-kỳ, lấy danh nghĩa " phù Lê" vì ông biết nhân dân miền Bắc vẫn tưởng nhớ nhà Lê và không ưa triều Nguyễn, có lẽ vì vậy mà từ thời Minh Mạng, đã không trọng dụng các quan người Bắc.
 

4weelbike

Xe tăng
Biển số
OF-11938
Ngày cấp bằng
7/12/07
Số km
1,005
Động cơ
535,770 Mã lực
Nơi ở
Lơ lửng
Trích dẫn T90i nói:
Trả lời mấy cái chỗ in đậm cho cụ thông: lúc họ Trịnh đánh chiếm Phú Xuân, vua Gia Long mới 12 tuổi đã phải bỏ chạy theo quân chúa Nguyễn, lúc 15 tuổi thì chú, anh bị Tây Sơn giết, gia tộc chúa Nguyễn bị tận diệt hết, mỗi mình vua Gia Long lúc đó 15 tuổi trốn thoát. 16 tuổi ông thu thập tàn quân để chống nhau với quân Tây Sơn, đó là năm 1778, thời điểm Tây Sơn đang hưng thịnh. Sao cụ không trách nhà Tây Sơn tận diệt họ Nguyễn mấy trăm người, truy sát một cậu bé mười mấy tuổi, tàn sát mười mấy ngàn dân Minh Hương chỉ vì giúp Nguyễn Ánh năm 1782? 16 tuổi cầm quân chống nhau với địch, 24 năm sau lên ngôi vua, ở nước Nam này được mấy ai như Nguyễn Ánh?

Vụ trả thù Tây Sơn thì cũng là có vay có trả thôi, Tây Sơn còn đào mồ quật mả các chúa Nguyễn ném xuống sông mà.

Vua Quang Trung không đại diện cho tầng lớp bần cùng vùng lên đòi quyền sống đâu cụ nhé, lực lượng Tây Sơn có sự góp mặt của cướp biển Tàu ô đấy.
Để đạt được mục đích có thể người ta cần sử dụng các nguồn lực.
Em đánh giá việc sau khi đạt được mục đích rồi thì làm gì cho phát triển đất nước, trong chuyện này nếu thông tin là chính xác thì triều đại Quang Trung là triều đại muốn thoát ảnh hưởng của Trung Hoa rõ rệt. Điều mà không nhiều triều đại Việt Nam làm.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,231 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trở ra Bắc, ông Phụng lấy danh nghĩa " phò Lê" phất cờ khởi nghĩa, nhân dân miền BẮc theo ông rất- đông, ngoài những giáo- dân, còn lại là đa số nhân dân nghèo, ước tính có khoảng 20.000 quân. Ông Phụng liên- kết với nhiều thủ- lĩnh khởi -nghĩa ở các nơi, như Hải Dương, Bắc Ninh, Sơn Tây, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, ông lại thu nạp cả người Hoa không theo nhà Thanh. Ông còn liên- kết với cả ông Nguyễn Văn Thịnh ( tức Cai Tổng Vàng), mọi người tôn ông là Minh-chúa, cùng với 1 người hậu- duệ nhà Lê là Lê Duy Uẩn.


Từ đất Quảng Yên ( Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình), quân khởi nghĩa oánh quân nhà Nguyễn tan- tành. Được tin này, ngay tháng 1 năm 1862, Pháp cử ngay trung úy Charles Duval bí- mật đến Bắc Kỳ, Duval đã đi Macao của Bồ Đào Nha mua vũ- khí và giúp ông Phụng tổ chức,huấn luyện quân đội.

Vua Tự Đức rụng- rời, còn sợ quân ông Phụng hơn sợ Pháp -Tây trong Nam kỳ bội- phần,vua nói đất trong Nam -kỳ giặc chiếm còn có thể chuộc lại, chứ ngoài BẮc mà mất là hết, có lẽ vua thừa- biết lòng dân BẮc -kỳ vẫn 1 lòng nhớ nhà Lê.

Nhà Nguyễn điều gần như các tướng giỏi -nhất ra BẮc, đặc biệt năm 1863 phải cử cụ Nguyễn Tri Phương đích- thân cầm- quân ra đánh.

Ông Phụng đúng là không thiên- thời, lòng- trời không giúp ông, dù ông tính như thần: quân- lực của triều- đình đã chuyển hết ra Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Ở đấy quân đơn tướng ít mà bị đánh- úp dễ bị mất như chơi,

Ý ông Phụng tính là oánh thẳng và Huế, tiêu- diệt hết triều đình nhà NGuyễn.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,231 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ông Phụng tập hợp tất cả quân lại, có khoảng 25.000 quân, 500 chiến thuyền, vũ- khí đầy- đủ do Pháp mua cho từ Bồ Đào Nha, tập trung ở Cát BÀ và Đồ Sơn, chuẩn -bị nhằm hướng Huế thẳng tiến. Bất- ngờ trời nổi- bão, thế là thuyền- chiến đắm hơn 1 nửa, quân- thủy tan- tác, rất- nhiều khí giới, lương- thực chìm mât.

Nếu trời không nổi bão, có lẽ số phận nhà NGuyễn cũng chả kém gì Tây Sơn.


Đề đốc Lê Quang Tiến và Tuần phủ Bùi Huy Phan bắt được tin ấy vội đem 2000 quân ra định tiê diệt nốt, không ngờ quân của Tạ Văn Phụng tuy không còn khả năng tấn- công Huế, nhưng vẫn còn đủ sức đánh tập -hậu, khiến quân triều bị thua- đậm, quân lính bị chết gần hết. Thất- bại, cả hai võ quan trên đều nhảy xuống biển tự tận.

Sau trận này, ông Phụng rút quân về La Khê ( Bắc Ninh, Bắc Giang bây giờ chứ không phải Hà Đông)

Các tướng nhà Nguyễn là Hiệp thống Trương Quốc Dụng, Tán lý Phạm Văn Khuê, Tán tương Trần Huy Sách và Chưởng vệ Hồ Thiện đem 20.000 quân đến đánh, quân triều Nguyễn đóng- quân ở bên ngoài, bị quân ông Phụng chia 2 đường ập vào đánh, quân nhà Nguyễn chết như ngả- rạ, tất cả các tướng chỉ huy kể trên đều bị bắn chết tại trận, ông Hồ Thiện bị bắt sống, rồi cũng bị giết.

Tin đại bại bay về triều, và vua Tự Đức đã có 1 quyết định đáng chê trách là đi cầu viện nhà Thanh, cụ thể là hải quân nhà Thanh đánh quân ông Phụng.

Quân Thanh đã giúp làm thay- đổi cục- diện chiến -trường, quân ông Phụng bắt đầu thua.

Ông Phụng đã vào Nam Kỳ xin Đô đốc Louis Adolphe Bonard cứu, ông Phụng hứa sẽ biến miền BẮc thành 1 quốc- gia Công giáo dưới sự bảo- hộ của Pháp, Bonard lúc này có lẽ cũng đang vướng ở đây, hơn nữa mục- tiêu gây áp- lực với nhà Nguyễn đã sắp đạt, bảo Tây Ban Nha ra Bắc cứu ông Phụng rồi nhường đất BẮc cho, nhưng TBN có lẽ đất -đai nhiều, nên cũng chối.

Vậy là ván- bài đã xong, không còn được Pháp hỗ -trợ, bị bỏ- rơi, bị quân Thanh oánh, ông Phụng đã bị bắt- sống và bị lăng- trì, gần 20.000 nghĩa -quân cũng chịu chung số- phận.

Một ván bài quá đau và dầy máu cho nhân dân ta, và quân Pháp quả là bạc ác. Đến nỗi các giáo -sỹ đã lên tiếng trách cứ Pháp rất nhiều, tuy -nhiên, họ nói:

Nếu các nhóm phản loạn đoàn kết, chúng có hy vọng thành công. Với ông vua mới này, con cái của chúng ta chắc chắn sẽ có được sự hòa bình tôn giáo, và dân chúng sẽ theo vua chúng mà theo đạo. Nhưng y chỉ là một tên giả mạo
 

Hiep_anycar

Xe máy
Biển số
OF-363375
Ngày cấp bằng
17/4/15
Số km
88
Động cơ
258,480 Mã lực
hay quá, cám ơn cụ chủ!
 

biahoihanoi

Xe lăn
Biển số
OF-14970
Ngày cấp bằng
21/4/08
Số km
11,360
Động cơ
633,601 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Tiếp đi cụ chủ ơi.
Có mấy đoạn quân ta đánh quân nó ác liệt giáp lá cà mà sao ta chết cả trăm, nó chết và ba mống là sao?
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,231 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tiếp đi cụ chủ ơi.
Có mấy đoạn quân ta đánh quân nó ác liệt giáp lá cà mà sao ta chết cả trăm, nó chết và ba mống là sao?
Nó to cao, thể lực tốt, súng ta nòng trơn, đạn tròn, bắn nó chủ yếu bị thương thôi cụ à
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,231 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bác Doctor gom các post về lịch sử của bác lại lên trang Đầu tiên được thì quý hóa quá, chứ đọc quá 130 trang khó theo dõi quá bác
ơi!!!
Cái này do em viết trực tiếp nên khó quá cụ ơi
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,231 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cuộc khởi-nghĩa của Tạ Văn Phụng đã làm nhà Nguyễn kinh-hồn bạt-vía, nguy cơ mất toàn -bộ miền Bắc đã rõ, vua Tự Đức đành phải cầu- cứu nhà Thanh, dùng Hải quân nhà Thanh đánh -dẹp quân của ông Phụng, tất nhiên, nhà Thanh đời nào chịu giúp không- công, nhà Nguyễn chịu bao nhiêu nhượng- bộ.

Tuy nhiên, vua vẫn quá ngây thơ khi cho rằng các tỉnh miền Nam mất vào tay liên-quân vẫn chuộc được? hơn nữa, để tập trung toàn bộ binh-lực đánh quân ông Phụng, nên đã bất-ngờ xin cầu- hòa với liên quân. Điều này cho thấy triều đình nắm tình-hình rất kém, hiểu đối phương càng kém hơn, do bế -quan tỏa -cảng nên chả biết gì về tình- cảnh Pháp lúc ấy.


Liên quân, nhất là Pháp lúc này đang sa- lầy vào cuộc chiến ở Mê-hi-cô, thất- bại tại Syria, ở trong nước, người dân Pháp cũng không đồng- tình với việc bảo vệ tôn giáo để đem quân đi oánh linh- tinh.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,231 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lúc này, ở Hồng Kông, có 1 số thương -nhân người Hoa thấy mối- lợi ở Nam-kỳ, đã xúi- giục quân Anh oánh quân Pháp, quân Anh lưỡng-lự, chả biết may hay không may cho nước ta nếu Anh chiếm.

Lúc triều đình Huế còn đang bàn- bạc, đầu tháng 4 năm 1862, Pháp phái thiếu tá Simon ra Bắc tiếp- tục giúp ông Tạ VĂn Phụng oánh nhà Nguyễn, sau khi chuyển cho quân khởi-nghĩa vũ- khí, trên đường quay về thì bất -ngờ quan nhà Nguyễn xin gặp và nói muốn điều- đình, Simon liền điện ngay cho Bonard, như chết- đuối vớ được cọc, liên quân cực-kỳ bất- ngờ và vui- mừng.


Cần phải nói thêm là lúc này, phe chủ- hòa trong triều -đình bắt đầu đông hơn, đặc biệt là ông Trương Đăng Quế, một nhân-vật cực- kỳ có ảnh hưởng. Ngoài ra còn có cụ Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành..cũng ủng hộ thương thuyết.


Ngày 21 tháng 5 năm 1862.

Đô đốc Bonard liền phái Simon mang chiến -hạm Forbin có bố -trí đại bác, ba chiếc thuyền gỗ cùng 200 lính đến cửa Thuận An. Lúc đầu triều đình tưởng liên quân cho người đến xin- nghị hòa ở Huế như những lần- trước, nhưng không, Simon đe dọa là sẽ nã pháo ngay nếu triều đình đổi-ý.


Vua Tự Đức bất- đắc- dĩ phải giao việc cho 2 cụ đại -thần là cụ Phan Thanh Giản và cụ Lâm Duy Hiệp vào Sài Gòn thương thuyết với liên-quân, xin nhắc lại là vua không hề có chủ- trương giao bất cứ tỉnh thành nào cho liên quân, đến lúc ấy vua chỉ dặn 2 lão thần sao cho thương thuyết khéo, đỡ thiệt cho mình mà thôi.
 

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,171
Động cơ
330,875 Mã lực
Cụ chủ thớt từng viết đại ý là " không có cuộc khởi nghĩa nào của dân công giáo nhằm lật đổ triều đình nhằm lập nên một chính quyền theo công giáo", riêng trường hợp cụ Phụng công giáo, làm loạn, bắt tay với Pháp-Tây Ban Nha đã phủ nhận nhận xét trên rồi.
Loạn Hồng Bảo được cho là (?) cũng có sự hỗ trợ của dân công giáo.
Cụ Phan Thanh Giản, cụ Lâm Duy Hiệp từng bị bêu tên trong mấy câu của dân gian hay của phong trào của cụTrương Định chống Pháp: "Phan Lâm mãi quốc - Triều đình khí dân" (Phan, Lâm bán nước - Triều đình bỏ dân") nhưng cụ Phan (sau tự tử) lại được cụ đồ Chiểu cảm thương khen ngợi.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top