Năm 1920: Công ty Mitsui Busan Kaisha (Nhật) xin phép Pháp khai thác quần đảo Hoàng Sa. Pháp từ chối.
Bắt đầu năm 1920: Pháp kiểm soát quan thuế và tuần tiễu trên đảo.
8 tháng 3 năm 1921: Toàn quyền Đông Dương tuyên bố hai quần đảo: Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Pháp.
30 tháng 3 năm 1921: Thống đốc quân sự Quảng Đông cho biết là Chính phủ quân sự miền Nam Trung Quốc ra quyết định sáp nhập về mặt hành chính quần đảo Hoàng Sa (TQ gọi là Tây Sa) vào đảo Hải Nam. Pháp bảo chính phủ Quảng Đông không được chính quyền trung ương Trung Quốc và các cường quốc công nhận Từ đó bắt đầu có sự tranh chấp giữa Trung Quốc và Pháp về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, và từ thập niên 1930 trên quần đảo Trường Sa.
Bắt đầu từ năm 1925: Tiến hành những thí nghiệm khoa học trên đảo do Tiến sĩ A.Krempf, Giám đốc Viện Hải dương học Nha Trang tổ chức thực hiện trên tàu lưới kéo De Lanessan. Sau đó, tàu hải dương học này lại thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu lần nữa vào tháng 7 năm 1927.
Năm 1929: Phái đoàn Perrier Rouville đề nghị xây 4 hải đăng tại 4 góc quần đảo. Từ đó, nhiều chiến hạm Pháp đã tiến hành khảo sát Hoàng Sa: Pháo hạm "La Milicieuse" (1930), "L’Incosntant" (tháng 3 năm 1931), pháo hạm "Aviso" (tháng 5 năm 1932)
Năm 1930: Ba tàu Pháp, La Malicieuse, L’Alerte và L’Astrobale, tới quần đảo Trường Sa và cắm cờ Pháp trên quần đảo này.
Năm 1931: Trung Hoa định dựa hơi Anh, cho đấu thầu việc khai thác phân chim tại quần đảo Hoàng Sa, bán quyền khai thác cho Công ty Anglo-Chinese Development. Ngày 4 tháng 12, chính phủ Pháp đã gửi một thông điệp cho công sứ quán Trung Quốc tại Paris về yêu sách các đảo. TQ sợ nên thôi.
Năm 1932: Pháp chính thức tuyên bố An Nam có chủ quyền lịch sử trên quần đảo Hoàng Sa. Pháp sáp nhập quần đảo Hoàng Sa với tỉnh Thừa Thiên.
Năm 1932, Đông Dương thuộc Pháp (Indochine française) sáp nhập quần đảo vào lãnh thổ của mình. Pháp lần lượt đặt một trạm khí tượng trên đảo Phú Lâm (tiếng Pháp: île Boisée) mang số hiệu 48859 và một trạm khí tượng trên đảo Hoàng Sa (tiếng Pháp: île de Pattle) mang số hiệu 48860.
Năm 1933: Quần đảo Trường Sa được sáp nhập với tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng đề nghị với Trung Quốc đưa vấn đề ra Toà án Quốc tế nhưng Trung Quốc từ chối vì biết kiểu gì chả thua, hơn nữa thua là mất hết.
Năm 1938: Pháp cho đặt bia đá, xây hải đăng, đài khí tượng và đưa đội biên phòng người Việt ra để bảo vệ đảo Hoàng Sa của quần đảo Hoàng Sa. Bia khắc dòng chữ: "République française- Royaume d’Annam- Archipels des Paracels 1816-Île de Pattle 1938". tái khẳng định chủ quyền Việt Nam từ thời Gia Long ( 1816).
Ngày 30 tháng 3 năm 1938: Vua Bảo Đại ra đạo dụ tách quần đảo Hoàng Sa khỏi địa hạt tỉnh Nam Ngãi nhập vào tỉnh Thừa Thiên. Đạo dụ ghi rõ: "Các cù lao Hoàng Sa thuộc về chủ quyền nước Nam đã lâu đời và dưới các tiền triều, các cù lao ấy thuộc về địa hạt tỉnh Nam - Ngãi. Nay nhập các cù lao Hoàng Sa vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên".
Ngày 15 tháng 6, Toàn quyền Đông Dương Jules Brévié đưa ra Nghị- định thành -lập một đạ-i lý hành- chính trên quần- đảo Hoàng- Sa.
Năm 1939: Ngày 5 tháng 5, Jules Brévié đã sửa đổi Nghị -định trước và thành- lập hai đại- lý trên quần- đảo Hoàng Sa.
NĂm 1939, Hải -quân Nhật Bản oánh chiếm HS, Pháp chống cự ác liệt, Nhật thấy không ổn, rút lui. NHưng có chiếm được 1 số đảo.
Ngày 9 tháng 3 năm 1944, lúc này PHáp đã yếu, Nhật lại oánh, đơn vị Đông Dương trên quần đảo Hoàng Sa bị Hải quân Nhật bắt làm tù binh.