Cụ đốc dạy phải, thời ấy pháo binh thực là vua chiến trường. Pháo ta, như cụ nói, cũng có ti ho he chứ không phải dạng vừa đâu, phỏng cụ? phiền cụ nói thêm hồi ấy mấy ông thần công này có trái - phá chưa hay vẫn bắn ra mấy cục đá xanh hay gang đúc gì đó?
Pháp ắt hẳn cực kỳ tự hào về pháo binh của mình, cho nên năm 54 bị pháo cụ Giáp chơi khó "binh lực phân tán hỏa lực tập trung", anh gì chỉ huy pháo binh ở Điện Biên (Piroth thì phải) ức chế quá tự tìm đường về gặp Nã Phá Luân hichic
Pháo- binh nhà Nguyễn cũng không hẳn là lạc- hậu lắm, vì thời vua Gia Long, có thuê lính Tây, mua vũ khí Tây và thuê cả sỹ quan Pháp kiến -thiết, xây thành- lũy ( kiểu châu Âu) cũng như huấn- luyện quân- đội.
Bỗng nhiên sang thời Minh Mạng, ông cho lại quay về với " Binh Thư Yếu Lược", quay sang mô -hình thiên-triều nhà Thanh lạc hậu. Ông cũng không trọng- dụng hay mặn -mà với kiến thức quân -sự cũng như các sỹ-quan Pháp đang huấn- luyện quân- đội nữa, họ bỏ về hết.
Từ thời Gia Long đến thời Tự Đức, ước tính ( theo con số Pháp) quân ta có khoảng 2000 khẩu thần- công, chia làm 3 loại đại khái là nhỏ, trung và đại và một số khẩu đặc -biệt ( như ở kinh thành Huế).
Súng của ta bắn đạn gang- tròn, về cách bắn thì trước hết phải luồn dây ngòi qua lỗ châm ngòi vào trong khối hậu, rồi dộng thuốc súng thật chặt vào khối -hậu, kế đến cho đạn gang tròn vào nòng. Sau đó đánh- lửa châm- ngòi. Ngòi cháy dẫn lửa vào khối- hậu đốt thuốc -nhồi. Thuốc nhồi cháy phát sinh năng- lượng tống viên đạn ra khỏi nòng súng. Đại bác của ta nòng- trơn nên bắn thường không chính xác.
Việc bắn súng phức tạp như vậy nên cần có một cơ -đội phục- vụ khẩu súng. Đó là những người kéo- súng, mang thuốc, mang đạn, đánh l-ửa, nhồi- thuốc, châm ngòi, chỉ- huy.
Việc tập- luyện cũng kém, nhất là vào thời vua Tự Đức.
Đại bác Pháp lúc ấy đã có đạn trái phá, do Pháp phát minh ra năm 1812, nòng có khương-tuyến (rãnh) cho phép đạn bắn ra được xa hơn, chính- xác hơn, khống chế được khoảng cách, có khóa nòng sử dụng loại đạn có cát -tút và đầu- đạn được kích nổ bằng kim -hỏa khi chạm mục -tiêu.
Người bắn súng lúc này không phải nhồi thuốc đạn nữa mà chỉ cần có nhiều quả -đạn và cứ thế lắp vào theo đường răng ốc rồi canh tọa độ bắn.
Đạn là loại nổ 2 lần, hiệu quả sát -thương và hiệu quả công- phá lớn, có khả -năng phá được những cứ điểm phòng- thủ, hoặc tạo hỏa -lực cho bộ binh- xung trận.