[TT Hữu ích] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
4,091
Động cơ
352,694 Mã lực
Vầng, em không nghiên cứu sâu về HN nên không nhớ. Suốt ngày đi qua đây nhưng cũng không để ý cụ ợ.


Em dùng mấy cái liền. Cứ hết hạn phờ-ri thì em lại chuyển qua dùng cái khác. Hehehehe. Hơi khôn vặt tí. Không có gan chơi lớn mua bản quyền pờ rồ như cụ chủ thớt.
Cụ cứ gõ trên gúc-gồ là: colorize photo free nó sẽ gợi ý mấy trang đấy.
Em dạo qua hàng Gúc gồ để minh họa cổng vào cầu con tôm cho cụ.
Em dốt tiếng Trung nhưng mấy chữ hai bên cổng ngày xưa viết có vẻ chuẩn hơn giờ đúng không cụ doctor76 ? Chữ ngày nay có vẻ sao sao ấy :))
dn2(1).jpg

Den-Ngoc-Son-07.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em kiếm được ít ảnh về quá trình xây dựng tuyến đường sắt Bắc Giang-Lạng Sơn từ album gia đình bà Julia Vola. Ảnh của cụ cố bà này. Nội dung bài viết em cũng múa từ bà ấy. Có nhồi thêm 1 tí em múa từ nguồn lang thang trên mạng.

Vào ngày 18/3/1887, một ủy ban kỹ thuật do Thống sứ Bắc kỳ và Trung kỳ Paul Bert đề cử đã phê duyệt việc xây dựng tuyến đường sắt quân sự dài 98km dẫn từ Phủ Lạng Thương (Bắc Giang) đến thị trấn biên giới chiến lược Lạng Sơn. Tuyến cửa ngõ Trung Quốc (Ligne de la porte de Chine) này được hình thành chủ yếu nhằm cải thiện đường liên lạc giữa khu vực biên giới và đồng bằng sông Hồng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển quân và tiếp tế đến và đi từ pháo đài Lạng Sơn trong chiến dịch Bắc Kỳ.
Sở Công chính giao việc xây dựng tuyến đường này cho Entreprise des chemins de fer du Tonkin, ligne de Phu Lang Thượng – Lạng Sơn, sau đó thuê hai nhà thầu phụ là Entreprise Vézin và Entreprise Daniel.
Tuy nhiên, dự án đã thất bại ngay từ đầu do quản lý kém, chi phí vượt mức và các cuộc tấn công thường xuyên của các băng cướp.
Khi những nỗ lực tuyển dụng tự nguyện ban đầu không cung cấp đủ lao động, hàng nghìn người đã bị buộc phải trưng dụng bắt buộc từ các tỉnh lân cận. Bị những người quản đốc đối xử tàn bạo và buộc phải làm việc từ sáng đến tối ở địa hình khó khăn và cái nóng gay gắt của vùng nhiệt đới, nhiều người đã chết vì bệnh kiết lỵ và sốt rét não, trong khi những người khác bỏ trốn hàng loạt.

(P/S: Bản thân Thống sứ Paul Bert cũng chết vì kiết lỵ năm 1886 chỉ sau chưa đầy 1 năm được bổ nhiệm làm thống sứ Bắc-Trung kỳ. Tất nhiên có thể bệnh kiết lỵ của ông này không liên quan đến tuyến đường sắt).

Ảnh khoảng những năm 1880s, Nhóm người đi đo đạc tuyến đường. Có hai ông tây, một người tên là Vézin, là người của nhà thầu; người còn lại là Louis Vola, kỹ sư xây dựng cho chính quyền thuộc địa (là cụ cố của tác giả).
Những nhân công bản địa thấy có trang phục TQ là đông, ngoài ra có 1 cụ thư ký hay thông ngôn gì đó người Việt, và một số người thổ. Một số cụ áo đồng phục chữ tàu, không rõ vai trò là gì.
Máy đo đạc, thước kỹ thuật rất pờ rồ. Trình độ kỹ thuật đo đạc cách nay 1 thế kỷ rưỡi của tây cũng đáng kinh ngạc đấy chứ.
04aadd97-c1fd-41f3-a521-4502a31dde50.jpeg
Tuyến đường này tuyển mộ nhiều phu và nhân công TQ, do người Trung Quốc khỏe mạnh, chịu bệnh tật tốt hơn, chăm chỉ và không bỏ trốn như người Việt.
Bệnh kiết lỵ xưa giết chết rất nhiều người đấy cụ,kể cả quan lẫn dân, do ăn ở vệ sinh kém, không có thuốc.
Trích một đoạn nhật ký của giáo sĩ Parrell:
" người phụ nữ khốn khổ ấy cố chạy xuống ven một mảnh ruộng, bệnh kiết lỵ đã làm chị kiệt sức, chị chưa kịp kéo váy xuống thì đã xỉu đi, rồi tắt thở ngay trên tay tôi mà tôi cũng bất lực, thứ thuốc duy nhất tôi có để chăm sóc người bệnh là những cái búp ổi, lá ổi được đun lên cho người bệnh uống... "
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
131,021 Mã lực
Bắt cóc xảy ra thường xuyên trên các công trường xây dựng tuyến đường sắt Phủ Lạng Thương–Lạng Sơn. Bản thân Monsieur Vézin cũng bị bắt cóc vào tháng 7/1892 bởi một băng nhóm bao gồm nhiều công nhân của ông, những người sau đó đòi tiền để ông trở về an toàn.

Hotpot.png


43d454f8-2c0f-4b13-b458-da856cb9ab03.jpeg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
131,021 Mã lực
Tuyến đường này tuyển mộ nhiều phu và nhân công TQ, do người Trung Quốc khỏe mạnh, chịu bệnh tật tốt hơn, chăm chỉ và không bỏ trốn như người Việt.
Bệnh kiết lỵ xưa giết chết rất nhiều người đấy cụ,kể cả quan lẫn dân, do ăn ở vệ sinh kém, không có thuốc.
Trích một đoạn nhật ký của giáo sĩ Parrell:
" người phụ nữ khốn khổ ấy cố chạy xuống ven một mảnh ruộng, bệnh kiết lỵ đã làm chị kiệt sức, chị chưa kịp kéo váy xuống thì đã xỉu đi, rồi tắt thở ngay trên tay tôi mà tôi cũng bất lực, thứ thuốc duy nhất tôi có để chăm sóc người bệnh là những cái búp ổi, lá ổi được đun lên cho người bệnh uống... "
Không dấu gì cụ môn này em cũng kinh qua đôi ba lần khi còn trẻ con. Đúng là khi đi phản lực, khi về trực thăng. Chỉ còn dựa lưng vào tường mà thở.
Ngày đó có thuôc gì đâu. Phổ biến nhất là Cờ-lo-rô-xít.
Em nhớ tầm năm 8 mấy gì đó, ông cụ nhà em được ai đó mách cho bài thuốc rất đơn giản. Đó là cây này. Rửa sạch, ăn sống cùng chút muối.

1698303033108.png
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
0a0b897a-2943-4aaa-9c61-5d89bf2adc33.jpeg

Chợ Cửa Nam dịp Tết, tháng 2/1929. Chú thích "chợ Đồng Xuân" của bức hình là sai
Hanoi. Fêtes du Têt : (Fév. 1929) : Au Grand Marché : Marchands de poissons
Chợ Cửa Nam (3).jpg

Chợ Cửa Nam (Hà Nội) đầu thế kỷ 20
Chợ Cửa Nam (4).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
131,021 Mã lực
0a0b897a-2943-4aaa-9c61-5d89bf2adc33.jpeg

Chợ Cửa Nam dịp Tết, tháng 2/1929. Chú thích "chợ Đồng Xuân" của bức hình là sai
Hanoi. Fêtes du Têt : (Fév. 1929) : Au Grand Marché : Marchands de poissons
Chợ Cửa Nam (3).jpg

Chợ Cửa Nam (Hà Nội) đầu thế kỷ 20
Chợ Cửa Nam (4).jpg
Vầng cụ. Em cứ gom các ảnh chợ vào 1 chỗ nên nó nhảy vào ô Đồng Xuân.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Trên đường "Giam Lam" Hà Nội 1950. Em không rành về Hà Nội xưa. Không rõ Giam Lam/Giám Lâm gì đó là đường nào bây giờ.
83b65958-e0f5-41a7-a5e4-114595905b08.jpeg


27d324f0-aaa0-44b1-b73d-35e4b0e950c0.jpeg


GIA LÂM cụ ạ. Đây là chợ Ô Cách, theo trí nhớ của em thì nó nằm bên phải đường Ngô Gia Tự bây giờ, nếu đi từ Cầu Chui tới Cầu Đuống. Thời xưa là Quốc lộ 1 đấy, nhưng đường nhỏ, xấu lắm, nhựa đường bay hết, chỉ trơ đá ra thôi
Hơn 56 năm trước, em học Đại học Tổng hợp Hà Nội, năm 1969, lúc đó sơ tán ở làng Mai Lâm, gần cầu Đông Trù ngày nay. Để học thí nghiệm hoá học, mỗi tuần bọn em phải về Hà Nội, 19 Lê Thánh Tông một hoặc 2 lần. Nhà trường thuê xe ca Ba Đình đón từ sáng sớm ở đầu đê, chiều từ cửa trường đưa về chỗ ở. Em thường xuyên đi qua chợ Ô Cách. Đường chật lắm, thỉnh thoảng xe tải cán chết người, có lần em nhìn thấy
Không rõ bây giờ chợ còn tồn tại không?
m.jpeg

1950 – người Mường bán hàng ở chợ Ô Cách (Gia Lâm, Hà Nội). Vị trí ở giữa đường Ngô Gia Tự từ cầu Chui tới cầu Đuống
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Chính xác là Vụ Bản, thủ phủ huyện Lạc Sơn, cái nôi của Mường Vang, Hòa Bình có 4 vùng Mường lớn "Mường Bi (Tân Lạc) ,Mường Vang (Lạc Sơn), Mường Thàng (Cao Phong) và Mường Động (Kim Bôi)”.
Khi Pháp xâm chiếm Việt Nam, họ cũng muốn dựng người Mường thành một phe riêng có vua - Lang cun (giống như vua Mèo).
Vụ Bản (tỉnh Hoà Bình) gần chỗ khu du lịch Kim Bôi bây giờ, cách 5 km là chợ Bo
Gần đó có Chợ Bến, thuộc huyện Lương Sơn. Nơi đây có loại vịt bầu to nổi tiếng, đẻ mắn, gọi là VỊT BẦU BẾN,
Trước đây 70 năm, gia đình em ở Hải Phòng tìm mua vịt Bầu Bến rất khó. Gia đình có một cái ao to sát đường tàu nên nuôi nhiều vịt để.... ăn dần
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
131,021 Mã lực
Em tiếp ảnh quá trình xây dựng tuyến đường sắt Phủ Lạng Thương-Lạng Sơn. Thật ngưỡng mộ khi việc xây dựng hoàn toàn bằng tay của người dân thuộc địa. Tất nhiên dưới kỹ thuật và sự giám sát của tây.

indochine-03h (1).jpg
indochine-04h (1).jpg
indochine-09h (1).jpg


indochine-29h (1).jpg
indochine-32h (1).jpg

indochine-81h (1).jpg

indochine-34h (1).jpg


Nhà ga này có vẻ như ở Đồng M
indochine-64h (1).jpg


Ảnh này nhìn giống địa hình ở Chi Lăng
indochine-82h (1).jpg
indochine-95h (1).jpg
 

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
4,179
Động cơ
548,353 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Em kiếm được ít ảnh về quá trình xây dựng tuyến đường sắt Bắc Giang-Lạng Sơn từ album gia đình bà Julia Vola. Ảnh của cụ cố bà này. Nội dung bài viết em cũng múa từ bà ấy. Có nhồi thêm 1 tí em múa từ nguồn lang thang trên mạng.

Vào ngày 18/3/1887, một ủy ban kỹ thuật do Thống sứ Bắc kỳ và Trung kỳ Paul Bert đề cử đã phê duyệt việc xây dựng tuyến đường sắt quân sự dài 98km dẫn từ Phủ Lạng Thương (Bắc Giang) đến thị trấn biên giới chiến lược Lạng Sơn. Tuyến cửa ngõ Trung Quốc (Ligne de la porte de Chine) này được hình thành chủ yếu nhằm cải thiện đường liên lạc giữa khu vực biên giới và đồng bằng sông Hồng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển quân và tiếp tế đến và đi từ pháo đài Lạng Sơn trong chiến dịch Bắc Kỳ.
Sở Công chính giao việc xây dựng tuyến đường này cho Entreprise des chemins de fer du Tonkin, ligne de Phu Lang Thượng – Lạng Sơn, sau đó thuê hai nhà thầu phụ là Entreprise Vézin và Entreprise Daniel.
Tuy nhiên, dự án đã thất bại ngay từ đầu do quản lý kém, chi phí vượt mức và các cuộc tấn công thường xuyên của các băng cướp.
Khi những nỗ lực tuyển dụng tự nguyện ban đầu không cung cấp đủ lao động, hàng nghìn người đã bị buộc phải trưng dụng bắt buộc từ các tỉnh lân cận. Bị những người quản đốc đối xử tàn bạo và buộc phải làm việc từ sáng đến tối ở địa hình khó khăn và cái nóng gay gắt của vùng nhiệt đới, nhiều người đã chết vì bệnh kiết lỵ và sốt rét não, trong khi những người khác bỏ trốn hàng loạt.

(P/S: Bản thân Thống sứ Paul Bert cũng chết vì kiết lỵ năm 1886 chỉ sau chưa đầy 1 năm được bổ nhiệm làm thống sứ Bắc-Trung kỳ. Tất nhiên có thể bệnh kiết lỵ của ông này không liên quan đến tuyến đường sắt).

Ảnh khoảng những năm 1880s, Nhóm người đi đo đạc tuyến đường. Có hai ông tây, một người tên là Vézin, là người của nhà thầu; người còn lại là Louis Vola, kỹ sư xây dựng cho chính quyền thuộc địa (là cụ cố của tác giả).
Những nhân công bản địa thấy có trang phục TQ là đông, ngoài ra có 1 cụ thư ký hay thông ngôn gì đó người Việt, và một số người thổ. Một số cụ áo đồng phục chữ tàu, không rõ vai trò là gì.
Máy đo đạc, thước kỹ thuật rất pờ rồ. Trình độ kỹ thuật đo đạc cách nay 1 thế kỷ rưỡi của tây cũng đáng kinh ngạc đấy chứ.
04aadd97-c1fd-41f3-a521-4502a31dde50.jpeg
Có 2 chú chó phía trước đội đo đạc trông rất thoải mái và tự nhiên :))

Không dấu gì cụ môn này em cũng kinh qua đôi ba lần khi còn trẻ con. Đúng là khi đi phản lực, khi về trực thăng. Chỉ còn dựa lưng vào tường mà thở.
Ngày đó có thuôc gì đâu. Phổ biến nhất là Cờ-lo-rô-xít.
Em nhớ tầm năm 8 mấy gì đó, ông cụ nhà em được ai đó mách cho bài thuốc rất đơn giản. Đó là cây này. Rửa sạch, ăn sống cùng chút muối.

View attachment 8164487
Chỗ em gọi cây này là cây chó đẻ, hồi nhỏ chạy nhảy nghịch ngợm sây sát chân tay toàn vặt lá, vò nát rồi đắp vào vết thương. Em tra google thì thấy ở mỗi địa phương lại có tên gọi cây này khác nhau, thậm chí còn có cái tên rất nhạy cảm :D
 

Canopus

Xe hơi
Biển số
OF-790838
Ngày cấp bằng
19/9/21
Số km
153
Động cơ
26,343 Mã lực
83b65958-e0f5-41a7-a5e4-114595905b08.jpeg


27d324f0-aaa0-44b1-b73d-35e4b0e950c0.jpeg


GIA LÂM cụ ạ. Đây là chợ Ô Cách, theo trí nhớ của em thì nó nằm bên phải đường Ngô Gia Tự bây giờ, nếu đi từ Cầu Chui tới Cầu Đuống. Thời xưa là Quốc lộ 1 đấy, nhưng đường nhỏ, xấu lắm, nhựa đường bay hết, chỉ trơ đá ra thôi
Hơn 56 năm trước, em học Đại học Tổng hợp Hà Nội, năm 1969, lúc đó sơ tán ở làng Mai Lâm, gần cầu Đông Trù ngày nay. Để học thí nghiệm hoá học, mỗi tuần bọn em phải về Hà Nội, 19 Lê Thánh Tông một hoặc 2 lần. Nhà trường thuê xe ca Ba Đình đón từ sáng sớm ở đầu đê, chiều từ cửa trường đưa về chỗ ở. Em thường xuyên đi qua chợ Ô Cách. Đường chật lắm, thỉnh thoảng xe tải cán chết người, có lần em nhìn thấy
Không rõ bây giờ chợ còn tồn tại không?
m.jpeg

1950 – người Mường bán hàng ở chợ Ô Cách (Gia Lâm, Hà Nội). Vị trí ở giữa đường Ngô Gia Tự từ cầu Chui tới cầu Đuống
Theo em nhớ thì nếu đi hướng cầu Chui - cầu Đuống thì chợ Ô Cách ở bên trái hướng đi. Em nghĩ hiện nay chợ vẫn còn, có thể hình thức, hàng hóa là thay đổi. Những năm 1990 chợ có các sạp hàng là các bệ xi măng, ai có gì bày lên đó bán.
 

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
4,179
Động cơ
548,353 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Vụ Bản (tỉnh Hoà Bình) gần chỗ khu du lịch Kim Bôi bây giờ, cách 5 km là chợ Bo
Gần đó có Chợ Bến, thuộc huyện Lương Sơn. Nơi đây có loại vịt bầu to nổi tiếng, đẻ mắn, gọi là VỊT BẦU BẾN,
Trước đây 70 năm, gia đình em ở Hải Phòng tìm mua vịt Bầu Bến rất khó. Gia đình có một cái ao to sát đường tàu nên nuôi nhiều vịt để.... ăn dần
Cụ có nhầm ko nhỉ? Em thấy thị trấn Vụ Bản thuộc huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình, từ đó sang đến thị trấn Bo thuộc Kim Bôi cũng khá xa, trước em đi công tác cứ qua lại 2 thị trấn này suốt :)
 

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
4,179
Động cơ
548,353 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Em tiếp ảnh quá trình xây dựng tuyến đường sắt Phủ Lạng Thương-Lạng Sơn. Thật ngưỡng mộ khi việc xây dựng hoàn toàn bằng tay của người dân thuộc địa. Tất nhiên dưới kỹ thuật và sự giám sát của tây.

indochine-03h (1).jpg
indochine-04h (1).jpg
indochine-09h (1).jpg


indochine-29h (1).jpg
indochine-32h (1).jpg

indochine-81h (1).jpg

indochine-34h (1).jpg


Nhà ga này có vẻ như ở Đồng M
indochine-64h (1).jpg


Ảnh này nhìn giống địa hình ở Chi Lăng
indochine-82h (1).jpg
indochine-95h (1).jpg
30000394676.jpg


Song Mang phia đông nam Thái Nguyên.jpg



362_001.jpg


Hóng cụ Doun, cụ doctor76 tìm được ảnh về xây dựng công trình thuỷ lợi sông Máng nối từ Thái Nguyên sang Phủ Lạng THương, toàn bộ công trình đào sông bằng sức người. Công trình vừa có là hệ thống thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp, vừa là tuyến vận chuyển đường thuỷ đưa khoáng sản khai thác từ Thái Nguyên về cảng Hải Phòng. Con sông đào này hiện nay vẫn còn và khá thú vị khi áp dụng nguyên lý âu tàu để nâng hạ tàu thuyền như kênh Panama. Tiếc là giờ chì còn phục vụ thuỷ lợi là chính
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
4,091
Động cơ
352,694 Mã lực
83b65958-e0f5-41a7-a5e4-114595905b08.jpeg


27d324f0-aaa0-44b1-b73d-35e4b0e950c0.jpeg


GIA LÂM cụ ạ. Đây là chợ Ô Cách, theo trí nhớ của em thì nó nằm bên phải đường Ngô Gia Tự bây giờ, nếu đi từ Cầu Chui tới Cầu Đuống. Thời xưa là Quốc lộ 1 đấy, nhưng đường nhỏ, xấu lắm, nhựa đường bay hết, chỉ trơ đá ra thôi
Hơn 56 năm trước, em học Đại học Tổng hợp Hà Nội, năm 1969, lúc đó sơ tán ở làng Mai Lâm, gần cầu Đông Trù ngày nay. Để học thí nghiệm hoá học, mỗi tuần bọn em phải về Hà Nội, 19 Lê Thánh Tông một hoặc 2 lần. Nhà trường thuê xe ca Ba Đình đón từ sáng sớm ở đầu đê, chiều từ cửa trường đưa về chỗ ở. Em thường xuyên đi qua chợ Ô Cách. Đường chật lắm, thỉnh thoảng xe tải cán chết người, có lần em nhìn thấy
Không rõ bây giờ chợ còn tồn tại không?
m.jpeg

1950 – người Mường bán hàng ở chợ Ô Cách (Gia Lâm, Hà Nội). Vị trí ở giữa đường Ngô Gia Tự từ cầu Chui tới cầu Đuống
Bé em cũng có dăm ba lần vào chợ Ô Cách. Sau này xây chợ Việt Hưng ngay phía đối diện chợ Ô Cách cũ cụ ạ. Mà cũng phải đến 20 chục năm rồi em không vào chợ Việt Hưng, chẳng biết có còn nữa hay không.
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
4,091
Động cơ
352,694 Mã lực
Theo em nhớ thì nếu đi hướng cầu Chui - cầu Đuống thì chợ Ô Cách ở bên trái hướng đi. Em nghĩ hiện nay chợ vẫn còn, có thể hình thức, hàng hóa là thay đổi. Những năm 1990 chợ có các sạp hàng là các bệ xi măng, ai có gì bày lên đó bán.
Cách đây rất lâu thì đã xây chợ Việt Hưng ở phía đối diện cụ nhé. Giờ không còn chợ Ô Cách nữa đâu ạ.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
131,021 Mã lực
Một nhà ga không thấy chú thích. Địa hình có thể là ga Kép.
Ban đầu tuyến đường sắt có khổ 0.6 mét sau tăng lên khổ 1m. Hiện nay theo em biết thì hình như đây là tuyến duy nhất ở VN chạy khổ chuẩn quốc tế 1.435
Em search được khá nhiều tài liệu chi tiết về tuyến đường sắt này. Kể cả thông số kỹ thuật đường, đầu máy, những sự kiện hoạt động nhưng chỉ đưa lên đây thoáng qua thôi.
Có thể nói tầm nhìn của các quan cai trị của mẫu quốc quá xa. Như tuyến đường sắt này đã có vai trò lớn trong các cuộc oánh nhau với cụ Đề Thám và với TQ.
indochine-33h (1).jpg


indochine-69h (1).jpg
indochine-71h (1).jpg


Một cây cầu bị sập không rõ do lũ hay người phá hủy.
indochine-97h (1).jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
131,021 Mã lực
Một cai đội lính Annam trên 1 toa tàu hạng 3 năm 1889.
LangSon_Page_10-c-Colorized-Enhanced.jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
131,021 Mã lực
30000394676.jpg


Song Mang phia đông nam Thái Nguyên.jpg



362_001.jpg


Hóng cụ Doun, cụ doctor76 tìm được ảnh về xây dựng công trình thuỷ lợi sông Máng nối từ Thái Nguyên sang Phủ Lạng THương, toàn bộ công trình đào sông bằng sức người. Công trình vừa có là hệ thống thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp, vừa là tuyến vận chuyển đường thuỷ đưa khoáng sản khai thác từ Thái Nguyên về cảng Hải Phòng. Con sông đào này hiện nay vẫn còn và khá thú vị khi áp dụng nguyên lý âu tàu để nâng hạ tàu thuyền như kênh Panama. Tiếc là giờ chì còn phục vụ thuỷ lợi là chính
Em tìm được cả cuốn 80 trang, mô tả kèm ảnh chi tiết về kỹ thuật và xây dựng kênh này. Cụ có tham khảo khum em gửi.
 
Chỉnh sửa cuối:

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,675
Động cơ
1,181,307 Mã lực
Mấy cụ bán cá. Cá mè cũng khá to rồi. Loại nhỏ hơn gọi là mè ranh.
Trẻ con ngày xưa cũng hay được gọi là thằng ranh con.
Hôm qua ăn tối em nói chuyện với mụ vợ và bọn trẻ con là dần dần có 1 số từ ngữ cũng biến mất vì hiện nay có rất nhiều từ ngữ cánh thanh niên không hiểu được.
Ông con nói: Bố thử nói xem những từ nào nào. Em kể ra 1 loạt từ và đúng là các ông trẻ không hiểu that.
Đấy, mới có 3-4 chục năm đã thay đổi nhiều. Thế nên giờ có quay lại vài thế kỷ chắc nói chuyện với các cụ tiền nhân cũng chả hiểu được nhau.

0a0b897a-2943-4aaa-9c61-5d89bf2adc33.jpeg


Xưa cá mè là nguồn cung cấp protein quan trọng cho các cụ và ngay cả em vì cá nuôi dễ, đẻ nhiều, lớn nhanh. Giống như cá rô phi.
Nhưng con này tanh ghê gớm nên giờ ít người chuộng. Duy chỉ có làm món cá thính (vùng Lập Thạch-Vĩnh Phúc) là còn dễ ăn. Vùng Thái Bình, Nam Định các cụ hay ăn gỏi cá mè, khen ngon lắm không tanh tí nào nhưng em khuyên các cụ nên trì hoãn cái khoái khẩu này.
Không phải em dở hơi phủ nhận truyền thống dân dã nhưng trong nghề em biết. Nhiều cụ bị sán lá gan từ các thói quen ăn gỏi này lắm. Cứ đặt đầu dò siêu âm thấy hang hốc lỗ chỗ ở gan hỏi ra phần đông là khoái khẩu tiết canh, gỏi gém hoặc rau sống.
Nhà em ngày xưa chuyên gia ăn cá mè ranhđây, vì giá nó rẻ. Cá mè ranh kho với lá mơ. Lúc nào nấu riêu cá thì mua cái đầu cá to to với cái đuôi, cà chua, khế, mẻ, nghệ... làn bát riêu cá ăn với rau sống tuyệt vời.

Đợt vừa rồi em nhớ món riêu cá mà bu em thường nấu, em mua một cái đầu cá mè cực to để nấu riêu. Làm đúng qui trình các cụ dạy, nhưng mà than ôi, cá tanh vãi, cuối cùng mời ông chó xơi hết. Nên giờ nhà em chỉ nấu với đầu cá trắm ,cá chép thôi.

Ngẫm lại mới thấy ngày xưa đói, cái gì ăn cũng ngon.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top