[Funland] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

Atlas99

Xe tải
Biển số
OF-742659
Ngày cấp bằng
11/9/20
Số km
276
Động cơ
93,205 Mã lực
Em có 2 cái ảnh 2 cụ đại tướng ta và tướng tàu. Các cụ oánh giá xem tướng nào nhìn oách hơn.
Tướng ta
99289329439b43f36dc87a95ecc4cdda_auto_x2_colored_toned_light_ai (1)_auto_x2_colored_toned_ligh...jpg


Tướng tàu
anh-2-6761-1696321183 (1) (1)_auto_x2.jpg
Ông tướng ta là ông nào, ông tướng Tầu là ông nào vậy, cụ?
 

Tommytep

Xe tăng
Biển số
OF-429917
Ngày cấp bằng
14/6/16
Số km
1,270
Động cơ
225,642 Mã lực
Em thấy ngoài Bắc đa phần gọi là tát gầu sòng và tát gầu dai.
Câu đố về tát gầu dai là: "Một cái l... có 4 cái lông, hai người đàn ông kéo nhễ kéo nhại"
Còn câu cụ nhớ mang máng: "Chấm chấm mút mút, đút vào lỗ trôn, hai cái lông l..., cái dài cái ngắn" là về việc xâu kim.
:))
ngày xưa các cụ hay đố bậy, nói bậy kinh người. E nhớ quê e các bà mẹ chồng chửi con dâu thì thôi rồi, văng đủ các kểu mà toàn l*, máu l*, húp l*... đến giờ vẫn nhớ. câu đố xưa cũng bậy, e nhớ có câu đố con đường: có mặt mà ko có mồm, ở 2 bên mép lồm xồm những lông :))
 

Atlas99

Xe tải
Biển số
OF-742659
Ngày cấp bằng
11/9/20
Số km
276
Động cơ
93,205 Mã lực
Em chú thích ở trước mỗi ảnh đấy. Ông đầu là ta, ông sau là tàu.
Em hỏi danh tính các ông ấy cơ.

Em thấy ông tướng ta ăn mặc nhìn lòe loẹt hơn, ông tướng Tầu ăn mặc nhìn đơn giản hơn. Nhìn cốt cách, tướng mạo, thần thái thì ông tướng Tàu hơn.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em hỏi danh tính các ông ấy cơ.

Em thấy ông tướng ta ăn mặc nhìn lòe loẹt hơn, ông tướng Tầu ăn mặc nhìn đơn giản hơn. Nhìn cốt cách, tướng mạo, thần thái thì ông tướng Tàu hơn.
Ông Việt Nam là cụ tổng đốc Thái Bình Nguyễn Năng Quốc.
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,856
Động cơ
247,945 Mã lực
Em có 2 cái ảnh 2 cụ đại tướng ta và tướng tàu. Các cụ oánh giá xem tướng nào nhìn oách hơn.
Tướng ta
99289329439b43f36dc87a95ecc4cdda_auto_x2_colored_toned_light_ai (1)_auto_x2_colored_toned_ligh...jpg


Tướng tàu
anh-2-6761-1696321183 (1) (1)_auto_x2.jpg
Ta kia không cùng thời! Lính mặc xấu. Anh trên em thấy lính mặc văn minh đi giày cơ
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,329
Động cơ
294,655 Mã lực
Em có 2 cái ảnh 2 cụ đại tướng ta và tướng tàu. Các cụ oánh giá xem tướng nào nhìn oách hơn.
Tướng ta
99289329439b43f36dc87a95ecc4cdda_auto_x2_colored_toned_light_ai (1)_auto_x2_colored_toned_ligh...jpg


Tướng tàu
anh-2-6761-1696321183 (1) (1)_auto_x2.jpg
Em thấy cụ tướng ta nhìn mắt mũi thần thái mưu lược hơn, lì lợm hơn , già hơn và gầy hơn.
Cụ Tướng của tàu nhìn bệ vệ hơn, to trẻ khỏe hơn..oai phong hơn.
Nhìn đã biết đánh nhau quy ước chắc Tàu thắng, đánh nhau phi quy ước cụ ta thịt cụ Tàu he he..
-Sử đại đao cưõi ngựa béo , thúc đại quân chắc Tướng tàu ăn.
- cưỡi ngựa bé, cắp gươm ngắn, Luồn rừng , phá đường , đánh tiêu hao , tập kích , phục kích xé đội hình địch em e cụ già áo đẹp kia phải thâm lắm 🤣🤣
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Những đứa con của ông Chủ tịch Hội đồng Hoàng tộc [Tôn Nhân Phủ].
Lúc này, những người họ Nguyễn bỗng nhiên có vai vế, nhiều người mạo nhận là có gốc ...hoàng tộc, đặc biệt người Thanh Hóa, gốc tích nhà Nguyễn, rồi dân gian thi nhau đổi sang họ Nguyễn, tình thế rất tệ.
Lúc đầu, triều đình đành cử các quan có liên hệ đến hoàng tộc ra cai quản, nhưng tình trạng đổi họ sang Nguyễn ác liệt quá, nên mới lập ra Tôn Nhân Phủ.
Minh Mạng rất hãi hùng việc bị các chi khác trong họ cướp ngôi, ngoài bài Đế Hệ thi, Phiên Hệ thi, những ai không phải dòng chính nhà Nguyễn Ánh đều phải đổi sang họ Tôn Thất hết...
Tôn Nhân phủ là cơ quan quản lý nội bộ hoàng tộc thời phong kiến Việt Nam. Nhiệm vụ của phủ này là trông nom sổ sách, ngọc phả, đền miếu trong hoàng tộc; giải quyết các vấn đề có liên quan đến các thân vương, công tử, công tôn...
Tôn Nhân phủ bắt đầu có từ thời Trần, với tên gọi là Tôn Chính phủ, do Đại Tôn Chính đứng đầu, giữ việc soạn gia phả hoàng tộc.
Từ thời Lê trung hưng, cơ quan này được gọi là Tôn Nhân phủ, trực tiếp điều hành là Tôn nhân lệnh - một người trong hoàng tộc có cấp bậc cao được vua cử.
Đời nhà Nguyễn, Tôn Nhân phủ chuyên trách các công việc của hoàng tộc, từ việc chọn người kế vị đến việc cắt cử người hầu, do vua trực tiếp điều hành, bên dưới là hội đồng Tôn Nhân phủ do một đại thần có uy tín, cùng tả tôn khanh và hữu tôn khanh (người hoàng tộc) phụ trách.
Thời Pháp thuộc, từ năm 1897, Hội đồng Tôn Nhân phủ đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Toà Khâm sứ Trung Kỳ.

1696430060402_vp20dy_2_0.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Những trẻ em làm nghề bốc vác thuê, Sài Gòn, 1897.

1000005878-colorized.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tàu chiến Pháp và Tây Ban Nha trên sông Sài Gòn, 1866.
Tình hình Sài Gòn của Pháp thời điểm 1861 cũng rất căng, quân ít, bị quân khởi nghĩa quấy phá. Chỉ còn 2 đại đội lính Pháp và 1 đại đội lính Tây Ban Nha đóng,triều đình chỉ cho quân aloxo tấn công thì quân Pháp tan tành.
Nhưng Pháp cũng rất quỷ quyệt, bèn hỗ trợ cuộc nổi dậy của Tạ Văn Phụng, một người Công giáo, tự nhận là con cháu nhà Lê, phất cờ nổi dậy : Phò Lê Diệt Nguyễn. Đưa đất nước tiến theo phương Tây. Tạ Văn Phụng có một quyết định táo bạo, là tập hợp toàn bộ thủy quân kéo thẳng vào Huế đánh vào kinh thành khi quân Nguyễn kéo vào Nam đánh Pháp.
Phụng tập trung được hơn 300 chiến thuyền tinh nhuệ, vũ khí đầy đủ, ai mua sắm cho thì chưa biết. Nhà Nguyễn nghe tin kinh hoàng, cho mấy tướng ra đánh đều bị quân Phụng đánh tan và giết chết.
Triều đình Huế chỉ còn 2 sự lựa chọn, hoặc ra Bắc đánh Phụng để bảo vệ ngai vàng, hoặc đánh Pháp để giữ nước. Và họ đã chọn cách bảo vệ ngai vàng, bằng cách nhờ quân Trung Quốc, hy sinh lợi ích và nhường hẳn Bắc Kỳ cho Tàu muốn làm gì thì làm.
Tàu đồng ý ngay .
Giữa lúc quân Pháp không ngờ nhất, thì thiếu tá Simon đang công tác ở ngoài khơi Trung Kỳ trở về Sài Gòn báo tin là vua Tự Đức vừa đề nghị mở cuộc giảng hòa.
Tháng 4 năm Nhâm Tuất, đô đốc Bonard liền phái Simon mang chiến hạm Forbin có bố trí đại bác, ba chiếc thuyền gỗ cùng 200 lính đến cửa Thuận An để đưa ra ba yêu sách là:
1. Gửi sứ thần có thẩm quyền quyết định vào Gia Định
2. Bồi thường chiến phí và phải cọc trước 100.000 Franc để đảm bảo thiện chí cầu hòa.
3. Dừng mọi cuộc tấn công nhau để thương thuyết.
Triều đình Huế đồng ý. Pháp lấy tàu Forbin đưa sứ bộ rời Huế vào ngày 28 tháng 5 năm 1862, đến Sài Gòn vào ngày 3 tháng 6 năm 1862, qua ngày 5 tháng 6 năm 1862 [9 tháng 5 âm lịch năm Nhâm Tuất] thì hai bên ký bản hòa ước trên tàu chiến Duperré của Pháp đậu ở bến Sài Gòn.
Ký hòa ước xong, triều đình phái Phan Thanh Giản làm tổng đốc Vĩnh Long, Lâm Duy Hiệp làm tuần phủ Khánh Thuận, để giao thiệp với các quan nước Pháp ở Gia Định.
Tháng 2 năm Quý Hợi (1863), thiếu tướng Bonard và đại tá Palanca ra Huế gặp vua Tự Đức để công nhận sự giảng hòa của ba nước. Xong rồi thiếu tướng Bonard về Pháp nghỉ, Chuẩn đô đốc La Grandière sang thay.
Pháp hỏi Tây Ban Nha có lấy đất không? Lấy thì ra Bắc mà oánh, hay oánh lấy 3 tỉnh miền Tây, Tây Ban Nha bảo bọn tao đất Nam Mỹ vô biên, lấy làm gì, nhường quyền lấy đất làm thuộc địa cho nước Pháp, chỉ nhận tiền bồi thường và quyền được cho giáo sĩ đi giảng đạo mà thôi.
Lúc này, Pháp đã lấy được 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, sau khi triều đình Huế phải ký hiệp ước Nhâm Tuất [1862].
Hiệp ước được ký ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn giữa đại diện triều Nguyễn là chánh sứ Phan Thanh Giản và phó sứ Lâm Duy Hiệp với đại diện của Pháp là thiếu tướng Bonard và đại diện của Tây Ban Nha là đại tá Don Carlos.
Hiệp ước Nhâm Tuất gồm 12 điều, hai nội dung quan trọng và nặng nề nhất là triều đình Huế phải nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam kỳ và Côn Đảo với tất cả chủ quyền (điều 3), và bồi thường chiến phí với số tiền lên đến 4 triệu franc Pháp [tương đương 2.880.000 lạng bạc] trong vòng 10 năm (điều 8).
Vua Tự Đức tiếc lắm, muốn chuộc lại đất đai bằng được, lên phái cụ Phan Thanh Giản đi sang Pháp chuộc đất.
Nhưng tiền đâu?
Ngân khố hoàng gia kiệt quệ khiến Tự Đức gặp khó khăn trong việc thanh toán việc bồi thường chiến phí đã quy định trong Hiệp ước 1862, nhà vua phải dùng mọi biện pháp xoay xở tài chính. Năm 1861, nhà vua cho phép các phạm nhân được trả tiền mặt để chuộc lấy tự do.
Năm 1864, nhà vua lại cho phép bỏ tiền ra mua chức tước và phẩm hàm: 1.000 quan chức cửu phẩm, 10.000 quan cho chức lục phẩm [ tỷ giá 1 quan lúc đó tương đương 1 francs].
Năm 1864-1865, nhà vua sai các quan lại đi tìm và khai thác mỏ khoáng sản.
Năm 1865, nhà vua ra lệnh cho Thượng thư Bộ Lại và Bộ Lễ thu hồi vàng bạc ở các đồ thờ trong cung điện: 72.000 lượng bạc góp được qua việc thu hồi này, trị giá 100.000 đồng (450.000 francs) vẫn chưa đủ để trả nợ. Tự Đức phái Trương Văn Uyển vào Nam kỳ, nhằm thu góp tất cả các bạc vàng, các ngân khố ba tỉnh miền Tây: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên được 720 lượng vàng, 2.200 lượng bạc và 10.000 đồng. Cũng chưa thấm vào đâu.
Năm 1869, nhà vua thiết lập khoản “thuế người Minh hương”. Nhà vua cho người Tàu đóng 302.000 quan để làm đại lý thuốc phiện ở các tỉnh phía Bắc Quảng Bình, trong khi dưới các triều vua trước có lệnh cấm tuyệt đối không được mang thuốc phiện vào Việt Nam, ai vi phạm lệnh cấm sẽ bị tử hình.
Với số tiền thu nhập bằng cách đó, Tự Đức chẳng làm gì để khôi phục nền kinh tế nước nhà cả, nhà vua không đưa hết cho quân Pháp - Tây Ban Nha mà giữ lại một phần lớn để xây lăng Vạn Niên; điều đó càng làm tăng nổi bất bình của quần chúng và đưa đến hậu quả là những cuộc nổi loạn ngay trong cung điện nhà vua do Đoàn Hữu Trưng và Hồng Tập cầm đầu.
Chờ mãi chả thấy tiền đâu, vì trong lúc cụ Phan Thanh Giản sang Pháp, Pháp cũng đặt vấn đề là trả lại 3 tỉnh, nhưng cả 6 tỉnh Nam Kỳ phải đặt dưới sự bảo hộ của Pháp. Cụ Phan Thanh Giản đồng ý. Hoàng đế Pháp cũng đồng ý thay thế Hoà ước 1862 bằng một hoà ước mới và cử Aubaret, Lãnh sự Pháp ở Bangkok đến Huế để đàm phán vào giữa năm 1864.
Dự thảo Hòa ước Aubaret đã được ký kết giữa Aubaret và Phan Thanh Giản. Theo bản dự thảo này, Pháp trả lại cho Đại Nam 3 tỉnh đã cắt nhượng trước đó là Biên Hoà, Gia Định và Định Tường, bù lại, Nhà Nguyễn để Pháp bảo hộ 6 tỉnh Nam Kỳ, bồi thường chiến phí 80 triệu franc... Nhưng Pháp- Tây Ban Nha chờ mãi mà tiền không nhận được nên sau khi dự thảo của hoà ước được ký 5 ngày thì Aubaret nhận được thư từ Paris, yêu cầu ông huỷ bản hoà ước mới ký.
1696411613130_kla2qn_2_0.jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,581
Động cơ
130,125 Mã lực
Em hỏi danh tính các ông ấy cơ.

Em thấy ông tướng ta ăn mặc nhìn lòe loẹt hơn, ông tướng Tầu ăn mặc nhìn đơn giản hơn. Nhìn cốt cách, tướng mạo, thần thái thì ông tướng Tàu hơn.

Cụ ta là Tổng đốc Thái Bình Nguyễn Năng Quốc cụ ạ. Trong thớt cụ Doc có nhiều lần biên tin bài và ảnh về cụ Quốc. Ảnh này tây nó chụp cụ năm 1928.

Còn ông tàu là Mao Sưởng Hy (1817 - 1882), Công Bộ Thượng Thư cuối nhà Thanh. Ảnh này có thể chụp trước ảnh cụ Nguyễn Năng Quốc nhà mình nửa thể kỷ.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,581
Động cơ
130,125 Mã lực
Ta kia không cùng thời! Lính mặc xấu. Anh trên em thấy lính mặc văn minh đi giày cơ
Ảnh chụp lính tháp tùng cụ Nguyễn Năng Quốc là chụp năm 1928 trong dịp tới Vọng Cung ở Thái Bình đề bái vọng về Vua ở kinh thành đó cụ.
Có 1 ảnh khác chụp cùng sự kiện. Lính chiến thì cũng mang giày tây oách xà lách, còn mấy anh đi chân đất là mấy anh hầu vác lọng.
91268272-6a13-4b3e-abe2-7bca8dd92972.jpeg
 

phucnhan21

Xe tải
Biển số
OF-838138
Ngày cấp bằng
3/8/23
Số km
370
Động cơ
3,287 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Yên Mỹ - Hưng Yên
Tàu chiến Pháp và Tây Ban Nha trên sông Sài Gòn, 1866.
Tình hình Sài Gòn của Pháp thời điểm 1861 cũng rất căng, quân ít, bị quân khởi nghĩa quấy phá. Chỉ còn 2 đại đội lính Pháp và 1 đại đội lính Tây Ban Nha đóng,triều đình chỉ cho quân aloxo tấn công thì quân Pháp tan tành.
Nhưng Pháp cũng rất quỷ quyệt, bèn hỗ trợ cuộc nổi dậy của Tạ Văn Phụng, một người Công giáo, tự nhận là con cháu nhà Lê, phất cờ nổi dậy : Phò Lê Diệt Nguyễn. Đưa đất nước tiến theo phương Tây. Tạ Văn Phụng có một quyết định táo bạo, là tập hợp toàn bộ thủy quân kéo thẳng vào Huế đánh vào kinh thành khi quân Nguyễn kéo vào Nam đánh Pháp.
Phụng tập trung được hơn 300 chiến thuyền tinh nhuệ, vũ khí đầy đủ, ai mua sắm cho thì chưa biết. Nhà Nguyễn nghe tin kinh hoàng, cho mấy tướng ra đánh đều bị quân Phụng đánh tan và giết chết.
Triều đình Huế chỉ còn 2 sự lựa chọn, hoặc ra Bắc đánh Phụng để bảo vệ ngai vàng, hoặc đánh Pháp để giữ nước. Và họ đã chọn cách bảo vệ ngai vàng, bằng cách nhờ quân Trung Quốc, hy sinh lợi ích và nhường hẳn Bắc Kỳ cho Tàu muốn làm gì thì làm.
Tàu đồng ý ngay .
Giữa lúc quân Pháp không ngờ nhất, thì thiếu tá Simon đang công tác ở ngoài khơi Trung Kỳ trở về Sài Gòn báo tin là vua Tự Đức vừa đề nghị mở cuộc giảng hòa.
Tháng 4 năm Nhâm Tuất, đô đốc Bonard liền phái Simon mang chiến hạm Forbin có bố trí đại bác, ba chiếc thuyền gỗ cùng 200 lính đến cửa Thuận An để đưa ra ba yêu sách là:
1. Gửi sứ thần có thẩm quyền quyết định vào Gia Định
2. Bồi thường chiến phí và phải cọc trước 100.000 Franc để đảm bảo thiện chí cầu hòa.
3. Dừng mọi cuộc tấn công nhau để thương thuyết.
Triều đình Huế đồng ý. Pháp lấy tàu Forbin đưa sứ bộ rời Huế vào ngày 28 tháng 5 năm 1862, đến Sài Gòn vào ngày 3 tháng 6 năm 1862, qua ngày 5 tháng 6 năm 1862 [9 tháng 5 âm lịch năm Nhâm Tuất] thì hai bên ký bản hòa ước trên tàu chiến Duperré của Pháp đậu ở bến Sài Gòn.
Ký hòa ước xong, triều đình phái Phan Thanh Giản làm tổng đốc Vĩnh Long, Lâm Duy Hiệp làm tuần phủ Khánh Thuận, để giao thiệp với các quan nước Pháp ở Gia Định.
Tháng 2 năm Quý Hợi (1863), thiếu tướng Bonard và đại tá Palanca ra Huế gặp vua Tự Đức để công nhận sự giảng hòa của ba nước. Xong rồi thiếu tướng Bonard về Pháp nghỉ, Chuẩn đô đốc La Grandière sang thay.
Pháp hỏi Tây Ban Nha có lấy đất không? Lấy thì ra Bắc mà oánh, hay oánh lấy 3 tỉnh miền Tây, Tây Ban Nha bảo bọn tao đất Nam Mỹ vô biên, lấy làm gì, nhường quyền lấy đất làm thuộc địa cho nước Pháp, chỉ nhận tiền bồi thường và quyền được cho giáo sĩ đi giảng đạo mà thôi.
Lúc này, Pháp đã lấy được 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, sau khi triều đình Huế phải ký hiệp ước Nhâm Tuất [1862].
Hiệp ước được ký ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn giữa đại diện triều Nguyễn là chánh sứ Phan Thanh Giản và phó sứ Lâm Duy Hiệp với đại diện của Pháp là thiếu tướng Bonard và đại diện của Tây Ban Nha là đại tá Don Carlos.
Hiệp ước Nhâm Tuất gồm 12 điều, hai nội dung quan trọng và nặng nề nhất là triều đình Huế phải nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam kỳ và Côn Đảo với tất cả chủ quyền (điều 3), và bồi thường chiến phí với số tiền lên đến 4 triệu franc Pháp [tương đương 2.880.000 lạng bạc] trong vòng 10 năm (điều 8).
Vua Tự Đức tiếc lắm, muốn chuộc lại đất đai bằng được, lên phái cụ Phan Thanh Giản đi sang Pháp chuộc đất.
Nhưng tiền đâu?
Ngân khố hoàng gia kiệt quệ khiến Tự Đức gặp khó khăn trong việc thanh toán việc bồi thường chiến phí đã quy định trong Hiệp ước 1862, nhà vua phải dùng mọi biện pháp xoay xở tài chính. Năm 1861, nhà vua cho phép các phạm nhân được trả tiền mặt để chuộc lấy tự do.
Năm 1864, nhà vua lại cho phép bỏ tiền ra mua chức tước và phẩm hàm: 1.000 quan chức cửu phẩm, 10.000 quan cho chức lục phẩm [ tỷ giá 1 quan lúc đó tương đương 1 francs].
Năm 1864-1865, nhà vua sai các quan lại đi tìm và khai thác mỏ khoáng sản.
Năm 1865, nhà vua ra lệnh cho Thượng thư Bộ Lại và Bộ Lễ thu hồi vàng bạc ở các đồ thờ trong cung điện: 72.000 lượng bạc góp được qua việc thu hồi này, trị giá 100.000 đồng (450.000 francs) vẫn chưa đủ để trả nợ. Tự Đức phái Trương Văn Uyển vào Nam kỳ, nhằm thu góp tất cả các bạc vàng, các ngân khố ba tỉnh miền Tây: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên được 720 lượng vàng, 2.200 lượng bạc và 10.000 đồng. Cũng chưa thấm vào đâu.
Năm 1869, nhà vua thiết lập khoản “thuế người Minh hương”. Nhà vua cho người Tàu đóng 302.000 quan để làm đại lý thuốc phiện ở các tỉnh phía Bắc Quảng Bình, trong khi dưới các triều vua trước có lệnh cấm tuyệt đối không được mang thuốc phiện vào Việt Nam, ai vi phạm lệnh cấm sẽ bị tử hình.
Với số tiền thu nhập bằng cách đó, Tự Đức chẳng làm gì để khôi phục nền kinh tế nước nhà cả, nhà vua không đưa hết cho quân Pháp - Tây Ban Nha mà giữ lại một phần lớn để xây lăng Vạn Niên; điều đó càng làm tăng nổi bất bình của quần chúng và đưa đến hậu quả là những cuộc nổi loạn ngay trong cung điện nhà vua do Đoàn Hữu Trưng và Hồng Tập cầm đầu.
Chờ mãi chả thấy tiền đâu, vì trong lúc cụ Phan Thanh Giản sang Pháp, Pháp cũng đặt vấn đề là trả lại 3 tỉnh, nhưng cả 6 tỉnh Nam Kỳ phải đặt dưới sự bảo hộ của Pháp. Cụ Phan Thanh Giản đồng ý. Hoàng đế Pháp cũng đồng ý thay thế Hoà ước 1862 bằng một hoà ước mới và cử Aubaret, Lãnh sự Pháp ở Bangkok đến Huế để đàm phán vào giữa năm 1864.
Dự thảo Hòa ước Aubaret đã được ký kết giữa Aubaret và Phan Thanh Giản. Theo bản dự thảo này, Pháp trả lại cho Đại Nam 3 tỉnh đã cắt nhượng trước đó là Biên Hoà, Gia Định và Định Tường, bù lại, Nhà Nguyễn để Pháp bảo hộ 6 tỉnh Nam Kỳ, bồi thường chiến phí 80 triệu franc... Nhưng Pháp- Tây Ban Nha chờ mãi mà tiền không nhận được nên sau khi dự thảo của hoà ước được ký 5 ngày thì Aubaret nhận được thư từ Paris, yêu cầu ông huỷ bản hoà ước mới ký.
1696411613130_kla2qn_2_0.jpg
Nhục nhã cho Triều ta quá cụ nhỉ, ko đc lòng dân thì chỉ có mất nước. Có nhúm lính Tây, xa xôi kéo đến mà ko dẹp đc
Nhân dân đồng lòng chiến tranh du kích thì Tây chỉ có chạy sớm

Tay Tự Đức là tay ăn hại, mất đất quy trách nhiệm cho cụ Giản, cụ Giản xưa là trung thần, em ko hiểu sao lại quy kết cho cụ vì để mất đất, Triều đình ko muốn đánh, cụ cũng lực bất tòng tâm
 

Viossss

Xe tải
Biển số
OF-832066
Ngày cấp bằng
9/4/23
Số km
330
Động cơ
3,913 Mã lực
Nhục nhã cho Triều ta quá cụ nhỉ, ko đc lòng dân thì chỉ có mất nước. Có nhúm lính Tây, xa xôi kéo đến mà ko dẹp đc
Nhân dân đồng lòng chiến tranh du kích thì Tây chỉ có chạy sớm

Tay Tự Đức là tay ăn hại, mất đất quy trách nhiệm cho cụ Giản, cụ Giản xưa là trung thần, em ko hiểu sao lại quy kết cho cụ vì để mất đất, Triều đình ko muốn đánh, cụ cũng lực bất tòng tâm
chế độ pk đến hồi mạt vận rồi mà vẫn cố giữ cái ngai gỗ nạm vàng nên mới phải đánh đổi bằng mọi giá. Tiếc rằng xứ An Nam có Minh Mạng mà không có Minh Trị. nếu không lịch sử đã rẽ sang hướng khác các cụ nhỉ?
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nhục nhã cho Triều ta quá cụ nhỉ, ko đc lòng dân thì chỉ có mất nước. Có nhúm lính Tây, xa xôi kéo đến mà ko dẹp đc
Nhân dân đồng lòng chiến tranh du kích thì Tây chỉ có chạy sớm

Tay Tự Đức là tay ăn hại, mất đất quy trách nhiệm cho cụ Giản, cụ Giản xưa là trung thần, em ko hiểu sao lại quy kết cho cụ vì để mất đất, Triều đình ko muốn đánh, cụ cũng lực bất tòng tâm
.
Năm 1861, tình hình nguy quá, triều đình chỉ cần huy động vài ngàn quân ập đến oánh thì 3 đại đội liên quân Pháp-Tây Ban Nha coi như tàn đời, thế mà cụ Nguyễn Tri Phương chỉ cho củng cố hào lũy, đắp thành phòng thủ. Pháp-Tây Ban Nha run quá, bèn bí mật cử viên trung úy Pallu và vài sĩ quan khác ra Huế, bí mật thương thuyết, đại khái Pháp và Tây Ban Nha sẽ rút quân ngay, nếu triều đình mở cửa thông thương, cho tự do truyền Đạo, cho Pháp thuê đất Đà Nẵng, Côn Đảo... bồi thường ít chiến phí.
Vua Tự Đức gạt phắt, bảo tao thà lên núi ở với dân Man Mọi chứ không mở cửa, buôn bán, truyền Đạo gì hết....
Giải quyết xong Trung Quốc, Pháp đưa quân quay lại, lúc này Pháp thắng to bên TQ. Pháp lại ở cửa trên.
Tháng 4 năm 1862, phía Pháp cử thiếu tá Simon đi tàu đến cửa Thuận An đưa thư yêu cầu phía Đại Nam cử một đại diện đứng ra đàm phán. Vua Tự Đức cho nhóm họp các quan đại thần bàn về hòa ước, nhà vua đã nói với quần thần rằng:
- Tạm thời khuất mình, tạm thời chịu phí, mà có thể cứu được quân dân, không bị mất đất đai thì nên lắm.
Hai quan đại thần Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp xin đi Sài Gòn để hội đàm với Pháp, nhà vua đã ưng thuận. Trước khi đoàn sứ lên đường, vua Tự Đức đã rót ngự tửu ban cho và dụ rằng:
- Đất đai quyết không thể nào cho được, tà giáo [ý nói Cơ Đốc giáo] quyết không cho tự do tuyên truyền.
Sứ đoàn đến nơi hội đàm, Pháp-Tây Ban Nha hỏi tiền đâu? Cụ Phan nói sẽ trả dần. Tây Ban Nha bảo thôi được, Pháp không nghe bảo một là chồng đủ tiền bồi thường, hai là cho quân oánh ngay lập tức, Pháp làm thật, cho quân tấn công thành Vĩnh Long, bắt hết quan quân, binh lính, cụ Phan đến bảo Pháp thả người, Pháp nghe, nhưng cụ vừa đi khỏi thì Pháp định đồ sát hết, Tây Ban Nha phản đối, cụ Phan quay lại, bảo Pháp nên tôn trọng, Tây Ban Nha cũng mến cụ Phan, nói thêm, quân Pháp đồng ý.
Cụ Phan có lẽ cho rằng có oánh nữa cũng thua, mà chết thêm, nên ký sơ thảo hòa ước.
Khi biết tin sứ bộ Phan Thanh Giản vượt quyền, đặt bút ký vào bảng sơ thảo hiệp ước, cắt nhượng đất 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ thì vua Tự Đức thất vọng, nổi giận trách cụ Phan Thanh Giản :
-Tội nhân của bản triều và là tội nhân của muôn đời...
 

Atlas99

Xe tải
Biển số
OF-742659
Ngày cấp bằng
11/9/20
Số km
276
Động cơ
93,205 Mã lực
Cụ ta là Tổng đốc Thái Bình Nguyễn Năng Quốc cụ ạ. Trong thớt cụ Doc có nhiều lần biên tin bài và ảnh về cụ Quốc. Ảnh này tây nó chụp cụ năm 1928.

Còn ông tàu là Mao Sưởng Hy (1817 - 1882), Công Bộ Thượng Thư cuối nhà Thanh. Ảnh này có thể chụp trước ảnh cụ Nguyễn Năng Quốc nhà mình nửa thể kỷ.
Em thử Google cái tên Mao Sưởng Hy thì ra cái mô tả trong cái ảnh dưới đây... Nếu đúng vậy thì tầm cỡ và tài trí của ông quan Tầu này chắc hơn ông quan ta kia nhiều lắm....

IMG_20231005_100726.jpg
 

Atlas99

Xe tải
Biển số
OF-742659
Ngày cấp bằng
11/9/20
Số km
276
Động cơ
93,205 Mã lực
Nhục nhã cho Triều ta quá cụ nhỉ, ko đc lòng dân thì chỉ có mất nước. Có nhúm lính Tây, xa xôi kéo đến mà ko dẹp đc
Nhân dân đồng lòng chiến tranh du kích thì Tây chỉ có chạy sớm

Tay Tự Đức là tay ăn hại, mất đất quy trách nhiệm cho cụ Giản, cụ Giản xưa là trung thần, em ko hiểu sao lại quy kết cho cụ vì để mất đất, Triều đình ko muốn đánh, cụ cũng lực bất tòng tâm
Vua Tự Đức đuợc đánh giá là hiền lành, nhu nhược, thiếu quyết đoán... trái ngược hoàn toàn với ông nội Minh Mệnh của mình...
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,581
Động cơ
130,125 Mã lực
Em thử Google cái tên Mao Sưởng Hy thì ra cái mô tả trong cái ảnh dưới đây... Nếu đúng vậy thì tầm cỡ và tài trí của ông quan Tầu này chắc hơn ông quan ta kia nhiều lắm....

IMG_20231005_100726.jpg
Chắc cỡ Tham mưu trưởng liên quân hoặc Chủ tích Hội đồng an ninh quốc gia đấy cụ nhỉ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top