Đường Cổ Ngư (sau là đường Thanh Niên) đầu thế kỷ 20
Theo Sách “Long thành dật sử” thì Cổ Ngư là hai tiếng Cố Ngự (nghĩa là giữ vững) mà ra. Đường bắt đầu từ đầu ô Yên Hoa (nay là đầu phố Yên Phụ) kéo xuống đến đền Quán Thánh. Về sự hình thành Cổ Ngư, “Đại Việt sử ký” chép: “Năm 1427, Bình Định Vương Lê Lợi sai đắp đường từ Yên Hoa xuống Cửa Bắc thành Đông Quan để tấn công quân Minh bị vây trong thành”.
Năm 1514, Vua Lê Tương Dực sai mở rộng thành Thăng Long trong đó đắp tường bao quanh cả quán Trấn Vũ và đường Cổ Ngư. Sử cũ cũng chép năm 1640, dân mấy làng ven hồ cùng nhau đắp thêm, tạo ra một cái đập để ngăn hồ bắt cá ở hồ Tây và hồ Trúc Bạch. Nhà Nguyễn chuyển kinh đô vào Huế, Cổ Ngư trở thành đường liên vùng.
Năm 1805, Vua Gia Long sai phá thành cũ xây thành mới đã cho mở rộng Cổ Ngư để chở vật liệu từ sông Hồng vào. Không chỉ là đường giao thông, Cổ Ngư còn là con đường kết nối tình yêu.
Ca dao Hà Nội xưa có câu:
“Trên đê Cố Ngự, nhớ chữ đồng tâm
Hỡi cô đội nón ba tầm
Có về Yên Phụ hôm rằm lại sang
Phiên rằm chợ chính Yên Quang (Theo Sách “Long thành dật sử” thì Cổ Ngư là hai tiếng Cố Ngự (nghĩa là giữ vững) mà ra. Đường bắt đầu từ đầu ô Yên Hoa (nay là đầu phố Yên Phụ) kéo xuống đến đền Quán Thánh. Về sự hình thành Cổ Ngư, “Đại Việt sử ký” chép: “Năm 1427, Bình Định Vương Lê Lợi sai đắp đường từ Yên Hoa xuống Cửa Bắc thành Đông Quan để tấn công quân Minh bị vây trong thành”.