[Funland] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
5,024
Động cơ
22,680 Mã lực
Đồng Mồ Mả, 1867.
Đồng Mồ Mả hay còn gọi là Mả Ngụy, tên khác là Mả Biền Tru, là cái tên, dấu vết khó xóa nhòa đã tồn tại rất nhiều năm qua ở Sài Gòn. Cho đến nay, vị trí cụ thể ở đâu vẫn còn là tranh cãi.
Gọi là "Mô súng" vì nơi đây có các mô đất cao đặt các khẩu súng đại bác để phục vụ cho công tác huấn luyện của quân đội nhà Nguyễn, [ có thông tin cho rằng] vị trí các "mô súng ở gần Mả ngụy", tức ở khu vực Ngã Sáu [Công trường Dân Chủ] ngày nay.
Gọi là "Mả Ngụy" [hay:Mả Biền Tru] vì nơi đây có một ngôi mộ chung chứa 1.831 xác người gồm già trẻ trai gái ngay sau khi cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi bị quân đội nhà Nguyễn đánh dẹp vào tháng 7 năm Ất Mùi [1835]
Trong các bản đồ Pháp vẽ thời cuối thế kỷ 19, có thể thấy cái tên “plaine des tombeaux”, nghĩa là “cánh đồng mồ mả” nằm ở hướng Tây Nam của Sài Gòn, nơi từng là Đồng Tập Trận của nhà Nguyễn.
Mả Ngụy năm xưa nằm tập trung trong các tổng Bình Trị Thượng và Bình Trị Trung thời Minh Mạng, vốn là một vùng đất hoang. Vùng đất này từng được Tổng Trấn Gia Định Thành là Lê Văn Duyệt cho duyệt binh trong những ngày lễ Tết, nên người dân gọi là Đồng Tập Trận.
Học giả Trương Vĩnh Ký trong bài "Ký ức lịch sử về Sài Gòn và vùng phụ cận", kể:

"Hàng năm, sau Tết ít lâu, ông [chỉ Lê Văn Duyệt] tổ chức diễn tập quân đội của lục tỉnh nơi đồng Tập trận [trong cánh đồng Mồ mả nay có các cột dây thép gió. Cuộc thao diễn ấy được quan niệm dưới hai khía cạnh vừa chính trị vừa tôn giáo, đúng hơn là mê tín. Cuộc thao diễn có mục đích khoa trương lực lượng sẵn sàng đàn áp mọi cuộc gây rối, đồng thời để xua đuổi ma quỷ xấu xa. Lễ ra quân đó tiến hành như sau:
"Trước ngày 16 tháng giêng năm mới, sau khi giữ chay tịnh, quan Tổng trấn vận phẩm phục đại trào vào hoàng cung bái vọng đức vua, rồi ba phát pháo lệnh thần công, ông lên cáng giữa đoàn quân tiền hô hậu ủng. Ông đi rước như vậy, hoặc qua cửa Gia Định môn hoặc qua cửa Phiên An môn, rẽ hướng Chợ Vải và đi thẳng lên đường Mac Mahon để tới Mô Súng. Tại đây, người ta bắn súng đại pháo, duyệt binh, con voi tập trận. Sau đó ông Tổng trấn đi vòng ra phía sau thành tới Xưởng thủy để xem một trận chiến giả, rồi trở về thành. Trong suốt cuộc rước binh đó, dân chúng gây tiếng động trong nhà, như đốt pháo xua đuổi tà thần có thể ếm hại gia đình...
Sau khi Lê Văn Duyệt chết, Minh Mạng vốn căm ghét ông từ trước, liền cho bãi chức tổng trấn thành Gia Định, chia vùng đất miền Nam do ông cai quản ra làm 6 tỉnh (Nam Kỳ lục tỉnh), cắt đặt quan lại vào thay và dựng lên vụ án Lê Văn Duyệt...
Nguyên là, khi Nguyễn Ánh hỏi Lê Văn Duyệt về chuyện nối nghiệp, tỏ ý muốn đưa thái tử Đảm [ tức Minh Mạng] lên ngôi, Duyệt nói:
- Thế tử nhìn không lương [ thiện], bài bác người Tây Dương, bàn chuyện quốc sự thì phi Nghiêu Thuấn lại Hạ Thương Chu, chuyện mấy nghìn năm nay cứ áp cho đời nay...
Nguyễn Ánh bèn đem những lời Duyệt nói nói lại cho Minh Mạng, Minh Mạng tím mặt căm thù.
Duyệt được Gia Long ban cho lệ Nhập Triều Bất Bái, nghĩa là không phải quỳ lạy, Minh Mạng căm lắm, ngày đêm cùng các quan bàn mưu sâu kế hiểm để khử Duyệt, nhưng uy quyền Duyệt còn lớn, nên các quan chưa dám ra tay, lại nghe nói Duyệt có nhiều của cải, một số quan thèm ....
Trong những quan lại ấy có Nguyễn Văn Quế làm Tổng đốc, Bạch Xuân Nguyên làm Bố chính, Nguyễn Chương Đạt làm Án sát. Và, vốn là người tham lam, tàn ác; nên khi đến làm bố chính ở Phiên An, Bạch Xuân Nguyên nói rằng phụng mật chỉ truy xét việc riêng của Lê Văn Duyệt, rồi đòi hỏi chứng cớ, trị tội bọn tôi tớ của ông Duyệt ngày trước [trong số đó có Lê Văn Khôi bị cầm tù]
Minh Mạng cho truy xét và lệnh chu di Cửu Tộc nhà Duyệt, nhưng Duyệt là hoạn quan, không có con cái, chỉ có một người con nuôi là Bế Văn Khôi, quê gốc Lạng Sơn hoặc Cao Bằng, Duyệt nhận nuôi vì quý mến khi quân Nguyễn bắt được Khôi, định chém thì Duyệt xin tha.
Minh Mạng cũng lại ghét dân Bắc Kỳ, lính Bắc Kỳ bị phân biệt, thường dưới lính Nam Kỳ một bậc, ăn uống cũng khẩu phần khác,hết hạn lính, còn bị bắt ở lại Nam Kỳ xung làm không công ở các vùng đất mới khai khẩn, lại bị gọi là lính Hồi Lương [ về với lương thiện]. Lê Văn Khôi bèn liên kết với lính Bắc Kỳ.
Đến đêm ngày 18 tháng 5 năm Quý Tỵ [tức 5 tháng 7 năm 1833], Lê Văn Khôi cùng với 27 người lính hồi lương [ lính người Bắc] vào dinh quan bố, giết cả nhà Bạch Xuân Nguyên, người trực tiếp lo vụ án Lê Văn Duyệt. Nguyễn Văn Quế đem người đến cứu, cũng bị giết nốt. Còn quan án Đạt thì chạy thoát được. Phó lãnh binh Phiên An là Giả Tiến Chiêm đem hơn 400 lính chống lại nhưng bị thua phải bỏ chạy. Sau đó, Lê Văn Khôi cho mở cửa tù, thả hết phạm nhân và phát khí giới cho họ. Ông tự xưng là Đại nguyên soái, phong quan tước cho thuộc hạ, rồi cùng lập một triều đình riêng.
Chiếm được thành Phiên An, Lê Văn Khôi sai Thái Công Triều đem quân đi lấy các tỉnh thành. Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, sáu tỉnh Nam Kỳ đều thuộc về quân nổi dậy.
Hay tin, vua Minh Mạng liền cử Tống Phúc Lương, Nguyễn Xuân, Phan Văn Thúy, Trương Minh Giảng và Trần Văn Năng đem thủy bộ binh tượng vào đánh Lê Văn Khôi.
Địa chủ, phú hào các nơi dao động, không dám ủng hộ ông nữa. Tiếp đó, một tướng giỏi của ông là Thái Công Triều [quê Thừa Thiên, nguyên là vệ úy coi vệ biền binh ở Phiên An và là người được Khôi giao quản lĩnh phân nửa Nam Kỳ] cũng bất ngờ đầu hàng triều đình, khiến lực lượng nổi dậy suy yếu nhanh chóng. Nhân cơ hội này, các tướng nhà Nguyễn nhanh chóng thu phục lại các tỉnh đã mất. Lê Văn Khôi phải rút vào thành Phiên An cố thủ, rồi nhờ các giáo sĩ phương Tây sang Xiêm cầu viện. Vua Xiêm nhân muốn lấn đất Đại Nam nên điều quân sang giúp.
Đầu năm 1834, Lê Văn Khôi bị bệnh phù thũng, chết ở trong thành, không rõ bao nhiêu tuổi. Con trai ông là Lê Văn Cù mới 8 tuổi được cử lên thay. Tiền quân Nguyễn Văn Trắm được lĩnh nhiệm vụ chỉ huy quân lính trong thành.
Thành Phiên An cố thủ được tới ngày 16 tháng 7 năm Ất Mùi [tức 8 tháng 9 năm 1835], thì bị quân triều đình chia làm 8 mũi, tấn công ồ ạt vào thành. Quân nổi dậy chống cự không nổi, thành thất thủ.
Ngay sau khi đánh hạ được thành Phiên An [tháng 7 năm Ất Mùi, 1835], Minh Mạng đã ra lệnh hạ sát "già trẻ trai gái, cộng chung là 1.831 người" có liên quan đến cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, rồi vùi thây trên cánh đồng này.
[ theo Đại Nam chính biên liệt truyện]:

Tra xét nơi chôn thây tên nghịch Khôi, đào lấy xương đâm nát chia ném vào hố xí ở 6 tỉnh [Nam Kỳ] và cắt chia từng miếng thịt cho chó, đầu lâu thì đóng hòm đưa về kinh rồi cùng đầu lâu những tên phạm khác bêu treo khắp chợ búa nam bắc, xong vất xuống sông. Còn bè đảng a dua không cứ già trẻ trai gái đều ở vài dặm ngoài thành chém ngay, rồi đào một hố to vất thây lấp đất, chồng đá làm gò dựng bia khắc: nơi bọn nghịch tặc bị giết, để tỏ quốc pháp..

..Bè đảng a dua, không cứ già trẻ trai gái, ở trong và ở vài dặm ngoài thành (đều) chém ngay, rồi đào một hố to vất thây lấp đất, chồng đá làm gò dựng bia khắc đây là "nơi bọn nghịch tặc bị giết, để tỏ quốc pháp"

Vị trí nấm mộ đó, tuy ý kiến của các nghiên cứu vẫn còn có chút khác biệt, nhưng tựu trung cũng chỉ quanh quẩn ở khu vực Ngã Sáu Công trường Dân Chủ.

200 năm sau cụ Duyệt có tên đường ở SG, chỉ 1 đoạn 947m thôi :) nhưng gần lăng cụ. Cụ Lê Văn Duyệt giỏi đấy

 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,581
Động cơ
130,125 Mã lực
Em tình cờ đọc được mẩu tin này trên phây búc.
BA NGƯỜI CON GÁI CỦA TỔNG ĐỐC HÀ ĐÔNG - HOÀNG TRỌNG PHU (1872 - 1946) ẢNH CHỤP NĂM 1920

Hoàng Trọng Phu (1872 – 1946) là quan nhà Nguyễn đầu thế kỷ XX, từng giữ chức vụ Tổng đốc Hà Đông, Võ Hiển điện Đại học sĩ, hàm Thái tử Thiếu bảo, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn bản xứ Bắc kỳ. Ông là con trai thứ của Khâm sai Kinh lược Bắc kỳ Hoàng Cao Khải, đại thần nhà Nguyễn thân Pháp.

Ba cô con gái này là con ông với bà vợ hai, cũng là tiểu thư của Tổng đốc Đỗ Hữu Phương giàu nhất nhì xứ Nam Kỳ. Một trong ba bà là Hoàng Thị Lý, về sau sẽ lấy ông Hồ Đắc Điềm, là Chánh án Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hồ Đắc Điềm có em trai là Hồ Đắc Di – hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội, còn chị gái là bà Hồ Thị Chỉ – vợ vua Khải Định.

Phải nói 3 cụ bà xinh quá.
FB_IMG_1696512024358.jpg
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
5,024
Động cơ
22,680 Mã lực
Em tình cờ đọc được mẩu tin này trên phây búc.
BA NGƯỜI CON GÁI CỦA TỔNG ĐỐC HÀ ĐÔNG - HOÀNG TRỌNG PHU (1872 - 1946) ẢNH CHỤP NĂM 1920

Hoàng Trọng Phu (1872 – 1946) là quan nhà Nguyễn đầu thế kỷ XX, từng giữ chức vụ Tổng đốc Hà Đông, Võ Hiển điện Đại học sĩ, hàm Thái tử Thiếu bảo, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn bản xứ Bắc kỳ. Ông là con trai thứ của Khâm sai Kinh lược Bắc kỳ Hoàng Cao Khải, đại thần nhà Nguyễn thân Pháp.

Ba cô con gái này là con ông với bà vợ hai, cũng là tiểu thư của Tổng đốc Đỗ Hữu Phương giàu nhất nhì xứ Nam Kỳ. Một trong ba bà là Hoàng Thị Lý, về sau sẽ lấy ông Hồ Đắc Điềm, là Chánh án Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hồ Đắc Điềm có em trai là Hồ Đắc Di – hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội, còn chị gái là bà Hồ Thị Chỉ – vợ vua Khải Định.

Phải nói 3 cụ bà xinh quá.
FB_IMG_1696512024358.jpg
Ba cụ bà này giống mẹ nhỉ? không đẹp lắm nhưng có thần thái giá đình truyền thống

IMG_0343.jpeg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,581
Động cơ
130,125 Mã lực
Ba cụ bà này giống mẹ nhỉ? không đẹp lắm nhưng có thần thái giá đình truyền thống

IMG_0343.jpeg
Cụ bà có tuổi nên da dẻ không còn căng chứ khi còn thiếu nữ cũng xinh đấy cụ. Con dâu Khâm sai kinh lược cơ mà cụ.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
5,024
Động cơ
22,680 Mã lực
Cụ bà có tuổi nên da dẻ không còn căng chứ khi còn thiếu nữ cũng xinh đấy cụ. Con dâu Khâm sai kinh lược cơ mà cụ.
Nếu thông tin cụ đúng cụ bà này là con gái cụ Đỗ Hữu Phương thì cũng chưa biết nhà trai hay nhà gái oách hơn

SG xưa có câu: Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Hoả. Bây giờ ở SG còn dấu ấn cụ Hoả đậm nét nhất nhưng cũng chỉ mới "tứ" thôi
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
5,024
Động cơ
22,680 Mã lực
Cụ Đỗ Hữu Vị, con trai của cụ Đỗ Hữu Phương cũng là phi công đầu tiên của Việt Nam, tham gia binh đoàn lê dương đánh nhau ở Algeria, Maroc, Thế chiến 1
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,581
Động cơ
130,125 Mã lực
Nếu thông tin cụ đúng cụ bà này là con gái cụ Đỗ Hữu Phương thì cũng chưa biết nhà trai hay nhà gái oách hơn

SG xưa có câu: Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Hoả. Bây giờ ở SG còn dấu ấn cụ Hoả đậm nét nhất nhưng cũng chỉ mới "tứ" thôi
Đúng đó cụ. Vợ 2 của Tổng đốc Hà Đông Hoàng Đắc Phu là Đỗ Thị Nhàn, bà là con gái của Tổng đốc Nam Kỳ Đỗ Hữu Phương.
Còn vợ cả Phu Tổng đốc là cháu gọi cụ Phan Đình Phùng bằng bác ruột.
Đúng như các cụ xưa đúc kết: lấy vợ xem tông. Thông gia 2 bên đều môn đăng hậu đối cả.
Trong bài này cụ Doc cũng đưa nhiều tư liệu về Tổng đốc Phương.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phong cảnh Vĩnh Long, 1895.

 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một số các cụ trong đoàn sứ thần An Nam đến Pháp để thương thuyết chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, người mặc áo đen đứng góc trái ảnh là cụ Trương Vĩnh Ký, một trong những phiên dịch cho sứ đoàn,người đội mũ mặc quan phục là ông Tôn Thọ Tường.
Ảnh chụp ngày 21 tháng 9 năm 1863 phía trước công quán nơi sứ bộ Phan Thanh Giản trú ngụ khi đến Paris, số 17 rue Lord Byron, Paris.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bà Marie Varnier con của ông Philippe Varnier đại quan triều Gia Long, và bà Nguyễn Thị Sen (Liên).
Phillippe Varnier có tên Việt là Nguyễn Văn Chấn, là một sĩ quan hải quân Pháp phục vụ trong quân đội Nguyễn Ánh.
Sau khi thành công, Nguyễn Ánh trả công hậu hĩnh và Varnier ở lại Việt Nam,lấy vợ Việt, sinh ra các con lai, trong đó có con trai tên là Michel Đức và con gái Marie Varnier .
Pháp bèn đến hỏi, thế bây giờ ông phục vụ cho Nguyễn Ánh với tư cách gì? Cá nhân hay là lính đánh thuê, hay vẫn là sĩ quan Pháp? Varnier trả lời là mình vẫn là sĩ quan Pháp.
Pháp bảo vậy ông làm đại sứ Pháp tại An Nam nhé, nhưng Nguyễn Ánh rất tinh ranh, đã từ chối, bảo tao chỉ thuê mày với tư cách cá nhân thôi, không dính dáng gì đến quân đội Pháp.
Sang thời Minh Mạng, muốn đuổi hết sĩ quan Tây đi, bèn ban cho 1 thanh kiếm và một mô hình con thuyền, Varnier hiểu ý, là phải lên thuyền về nước nếu không sẽ mất mạng. Thế là cùng các sĩ quan Pháp khác đem gia đình về.
Nhân cụ Phan Thanh Giản sang sứ, bà quả phụ vợ Varnier và con gái, con trai đến thăm, họ ở với phái đoàn cả tháng, bà Nguyễn Thị Sen đã quên gần hết tiếng Việt, may cô con gái vẫn nói được và phiên dịch cho mẹ.
Michel Đức có cuốn hồi ký rất hay, mô tả khi đến chào Gia Long, qua đó ta thấy Gia Long Nguyễn Ánh khá bỗ bã, thậm chí có phần thô tục.
- Hoàng đế vạn tuế, Thiên tử muôn tuổi..
Gia Long bảo:
- Thiên tử cái gì, ta cũng là cha mẹ sinh ra, họ làm thế này, thế này [ dùng 2 ngón tay đâm vào nhau].
Quay sang bảo Varnier :
- Ông nặn con giống người Việt hơn người Pháp, cái mũi này là của người Việt rồi.
[ thực tế là Michel Đức mũi tẹt, nhìn giống mẹ hơn]
Ảnh của Potteau Philippe Jacques [1807-1876]

 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,581
Động cơ
130,125 Mã lực
Bà Marie Varnier con của ông Philippe Varnier đại quan triều Gia Long, và bà Nguyễn Thị Sen (Liên).
Phillippe Varnier có tên Việt là Nguyễn Văn Chấn, là một sĩ quan hải quân Pháp phục vụ trong quân đội Nguyễn Ánh.
Nhân cụ Phan Thanh Giản sang sứ, bà quả phụ vợ Varnier và con gái, con trai đến thăm, họ ở với phái đoàn cả tháng, bà Nguyễn Thị Sen đã quên gần hết tiếng Việt, may cô con gái vẫn nói được và phiên dịch cho mẹ.
Nghe cái đoạn bôi đỏ này cứ lạ lạ thế nào ấy cụ nhỉ? Y như mấy anh Việt kiều qua bển khi đã thanh niên vài năm sau về nước quên tiếng Việt.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
200 năm sau cụ Duyệt có tên đường ở SG, chỉ 1 đoạn 947m thôi :) nhưng gần lăng cụ. Cụ Lê Văn Duyệt giỏi đấy

Cụ Lê Văn Duyệt là người đóng góp đến 1/3 chiến thắng của quân Nguyễn mà cụ.
Lúc làm quan Tổng trấn Gia Định, cũng là toàn quyền, chỉ báo cáo với vua, nộp thuế là xong, còn thì toàn quyền xử lý mọi việc.
Lê Văn Duyệt cho mở rộng buôn bán, xây dựng phố xá, mời giáo sĩ Tây đến vừa giảng đạo vừa học kỹ thuật, dạy ngoại ngữ.
Lại cũng khá tốt với Chăm Pa, vẫn quản nước Chăm Pa.
Tất cả những việc làm đó khiến Minh Mạng căm thù ác liệt, tuy nhiên, Minh Mạng không dám động đến cụ Duyệt, vì uy quyền quá lớn, cũng giỏi oánh trận.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nghe cái đoạn bôi đỏ này cứ lạ lạ thế nào ấy cụ nhỉ? Y như mấy anh Việt kiều qua bển khi đã thanh niên vài năm sau về nước quên tiếng Việt.
Bà Sen là người Công giáo, sống khu phố Tây khi còn ở Việt Nam, lấy chồng cũng toàn nói tiếng Pháp với nhau, lại về Pháp từ sớm, ở mấy chục năm, chuyện quên tiếng mẹ đẻ cũng bình thường mà cụ.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,581
Động cơ
130,125 Mã lực
Bà Sen là người Công giáo, sống khu phố Tây khi còn ở Việt Nam, lấy chồng cũng toàn nói tiếng Pháp với nhau, lại về Pháp từ sớm, ở mấy chục năm, chuyện quên tiếng mẹ đẻ cũng bình thường mà cụ.
Thời Nguyễn Ánh, Minh Mạng đã nhiều tây ở VN thế hả cụ?
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bà Nguyễn Thị Sen (Liên), 75 tuổi, sinh ở Huế. Vợ [góa] của ông Philippe Vannier [tên Việt là Nguyễn Văn Chấn], tước Chấn Thanh hầu, đại quan triều Gia Long và Minh Mạng.
Ông Philippe Vannier (1762-1842) là một trong số những người Pháp hưởng ứng lời kêu gọi của Giám mục Bá Đa Lộc sang giúp chúa Nguyễn Ánh khôi phục ngai vàng. Ông Vannier làm quan suốt triều Gia Long, sang triều Minh Mạng, sau khi Varnier về Pháp năm 1825, bà Sen ttheo chồng định cư ở Lorient.
Nghe tin có sứ đoàn Đại Nam đến Paris, bà cùng con trai [Michel Vannier] [ Đức] và con gái [Marie Vannier] tới gặp gỡ những người đồng hương.
Bà rất xúc động vì đã lâu mới gặp người Việt, lại cũng quen biết các quan khi còn ở Việt Nam. Cụ Phan Thanh Giản thay mặt sứ đoàn tặng quà và tiền bạc.

 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thời Nguyễn Ánh, Minh Mạng đã nhiều tây ở VN thế hả cụ?
Khá nhiều cụ ạ, các sĩ quan Pháp, Anh ...đều được ban thưởng và ở lại Huế, sau họ hình thành khu nhỏ phố Tây, cùng với đội thương gia.
Lúc này, nhiệm vụ của họ là huấn luyện quân đội và tìm mua vũ khí mới, hoặc đi giao dịch với các nước khác, dịch sách ....
Sang thời Minh Mạng, vua ghét Tây quá, cho đuổi hết, sách vở Tây đem đốt:
- Vua cho đốt hết sách kỹ thuật, bản vẽ, giấy tờ, sách dịch, sách y khoa Tây, cháy mấy ngày không hết, vua hài lòng lắm ...
- Lại cho phá hủy khu phố Tây ở, súng ống Tây cất vào kho, quân sĩ sử dụng gươm giáo để giống ...Thiên Triều...
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,581
Động cơ
130,125 Mã lực
Khá nhiều cụ ạ, các sĩ quan Pháp, Anh ...đều được ban thưởng và ở lại Huế, sau họ hình thành khu nhỏ phố Tây, cùng với đội thương gia.
Lúc này, nhiệm vụ của họ là huấn luyện quân đội và tìm mua vũ khí mới, hoặc đi giao dịch với các nước khác, dịch sách ....
Sang thời Minh Mạng, vua ghét Tây quá, cho đuổi hết, sách vở Tây đem đốt:
- Vua cho đốt hết sách kỹ thuật, bản vẽ, giấy tờ, sách dịch, sách y khoa Tây, cháy mấy ngày không hết, vua hài lòng lắm ...
- Lại cho phá hủy khu phố Tây ở, súng ống Tây cất vào kho, quân sĩ sử dụng gươm giáo để giống ...Thiên Triều...
Nghe giống như trong phim The last samurai ấy cụ nhỉ. Khác ở cái quyết định của Minh Trị và Minh Mạng. Mà ngẫu nhiên 2 ông ấy đều là Minh. Một ông là Trị, một ông là Mạng.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,581
Động cơ
130,125 Mã lực
Em chen ngang phát. Tại thấy các cụ Thái Trắng, Thái Đen xinh một cách quá đáng.
Ảnh chụp tầm 1930
Giá quay lại thời thanh niên chắc em phải xin lên công tác trên mạn Cụ Doc để cưa cẩm 1 cô Thái.

fc299cc0-e248-4c65-a874-c8e86e07e3a3.jpeg
 
  • Vodka
Reactions: edc

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nghe giống như trong phim The last samurai ấy cụ nhỉ. Khác ở cái quyết định của Minh Trị và Minh Mạng. Mà ngẫu nhiên 2 ông ấy đều là Minh. Một ông là Trị, một ông là Mạng.
Thế nên vai trò của người đứng đầu nước là cực kỳ quan trọng cụ ạ, nó định hình phong cách sống, kinh tế, vận mệnh đất nước hàng vài trăm năm.
Nhật Bản trước thời đại Minh Trị chắc cũng ngang Việt Nam, vậy mà vua Nhật Bản cải cách, duy tân triệt để, chấp nhận nhiều cái để phát triển.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,581
Động cơ
130,125 Mã lực
Thế nên vai trò của người đứng đầu nước là cực kỳ quan trọng cụ ạ, nó định hình phong cách sống, kinh tế, vận mệnh đất nước hàng vài trăm năm.
Nhật Bản trước thời đại Minh Trị chắc cũng ngang Việt Nam, vậy mà vua Nhật Bản cải cách, duy tân triệt để, chấp nhận nhiều cái để phát triển.
Em vừa đọc lại danh sách 13 đời vua Nhà Nguyễn. Từ thời MM trở đi chỉ biết thở dài.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top